Chương 4 Nhiếp Thọ

20/05/201012:00 SA(Xem: 11527)
Chương 4 Nhiếp Thọ

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

 

CHƯƠNG BỐN:
NHIẾP THỌ
[363]

Lúc bấy giờ, Thắng Man phu nhân bạch Phật

«Nay con nhờ oai thần của Phật[364] để nói về điều phục đại nguyện,[365] chân thật, không đổi khác.» 

Phật bảo Thắng Man phu nhân

«Con hãy tùy ý nói.» 

Thắng Man phu nhân bạch Phật

«Hằng sa các nguyện mà Bồ tát có, thảy đều thâu nhập vào trong một đại nguyện; đó là nhiếp thọ Chánh pháp.[366] Nhiếp thọ Chánh pháp thật sự là đại nguyện.»[367]

Phật tán thán Thắng Man phu nhân

«Lành thay! Lành thay! Trí tuệ phương tiện[368] rất sâu xa, rất mầu nhiệm, do con đã gieo trồng lâu dài các gốc rễ thiện. Chúng sanh trong đời vị lai, những ai đã gieo trồng thiện căn lâu dài mới có thể thấu hiểu những điều con nói. Sự nhiếp thọ Chánh pháp mà con đã nói, đó cũng là những gì mà chư Phật trong quá khứ, trong vị lai, trong hiện tại, đã nói, sẽ nói và đang nói. Nay, Ta đã thành tựu vô lượng Bồ-đề cũng thường nói sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy. Như vậy, công đức của sự nhiếp thọ Chánh pháp mà Ta đã nói thật không biết được biên tế. Trí tuệ biện tài của Như Lai cũng không có biên tế. Vì sao? Vì sự nhiếp thọ chánh pháp ấy có đại công đức, đại lợi ích.» 

Thắng Man bạch Phật

«Con sẽ nương nhờ thần lực của Phật để diễn thuyết thêm ý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp

Phật nói: «Con hãy nói đi.» 

Thắng Man bạch Phật

«Ý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy là, vốn thật là vô lượng, thành đạt hết thảy Phật pháp, thâu tóm tám muôn bốn ngàn pháp môn. Cũng như vào thời kiếp mới sáng thành[369] khắp nơi giăng bủa mây lớn, mưa xuống các loại mưa màu sắc và đủ các thứ trân bảo; cũng vậy, sự nhiếp thọ Chánh pháp mưa xuống những cơn mưa vô lượng phước báovô lượng thiện căn

«Bạch Thế Tôn, lại nữa, cũng như vào thời kiếp vừa mới sáng thành, có khối nước lớn[370] nảy sanh ba nghìn đại thiên giới tạng,[371] và bốn trăm ức đủ các loại lục địa; cũng vậy, sự nhiếp thọ chánh pháp xuất sanh vô lượng giới tạng của Đại thừa, oai lực thần thông của hết thảy Bồ tát, sự an ổn khoái lạc của tất cả chúng sanh, sự như ý tự tại của hết thảy chúng sanh, sự an lạc của xuất thế gian, và những gì chư thiên cùng nhân loại vốn chưa từng có được kể từ kiếp vừa sáng thành; thảy đều xuất hiện từ trong đó.»[372]

«Lại nữa, cũng như cõi đất lớn duy trì bốn loại gánh nặng.[373] Những gì là bốn? Một là biển cả; hai là núi non; ba là thảo mộc; bốn là chúng sinh. Cũng vậy, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác bốn trách nhiệm trọng đại cũng giống như cõi đất ấy.[374] Những gì là bốn? Đó là, bằng thiện căn của nhân loạichư thiênthành thục các chúng sinh nào vốn xa lìa thiện tri thức, không học hỏi, không đạo đức;[375] với những ai mong cầu Thanh văn thì trao cho Thanh văn thừa;[376] những ai mong cầu Duyên giác thì trao cho Duyên giác thừa;[377] những ai mong cầu Đại thừa thì trao cho Đại thừa. Đó gọi là thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác trách nhiệm trọng đại

«Bạch Thế Tôn, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp như vậy, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác trách nhiệm trọng đại, làm người bạn không cần mời gọi[378] cho tất cả chúng sinh, với tâm đại bi, an ủi, thương xót chúng sinh, làm người mẹ đạo pháp[379] cho đời.»

«Lại nữa, như cõi đất lớn có bốn loại bảo tạng.[380] Những gì là bốn? Một là vô giá, hai là thượng giá, ba là trung giá, bốn là hạ giá. Đó là bốn bảo tạng của cõi đất lớn. Cũng vậy, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp, thiết lập cõi đất lớn, thành đạt bốn loại đại bảo vô thượng của chúng sinh.[381] Những gì là bốn? Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, đối với chúng sinh không học hỏi, không đạo đức, thì đem thiện căn công đức của nhân thiên mà trao cho; với những ai mong cầu Thanh văn thì trao Thanh văn thừa; những ai mong cầu Duyên giác thì trao Duyên giác thừa; những ai mong cầu Đại thừa thì trao cho Đại thừa. Chúng sinh có được đại bảo cũng vậy; đều do bởi thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp mà có được công đức kỳ diệu, hiếm có này.»

«Bạch Thế Tôn, đại bảo tạng tức là nhiếp thọ Chánh pháp.[382] Bạch Thế Tôn nói rằng nhiếp thọ Chánh pháp; ấy là, nhiếp thọ Chánh pháp không khác biệt Chánh pháp; Chánh pháp tức là nhiếp thọ Chánh pháp.»[383]

«Bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp; nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật. Vì sao? Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, với những ai cần bố thí để thuần thục; thì con sẽ thuần thục bằng bố thí, cho đến xả bỏ thân mạng, chi thể, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy để làm cho thuần thục,[384] khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong chánh pháp.[385] Đó gọi là đàn-ba-la-mật.»[386]

«Đối với những ai cần được thuần thục bằng sự trì giới, bằng sự thủ hộ sáu căn,[387] thanh tịnh thân, khẩu ý nghiệp, cho đến làm ngay thẳng bốn oai nghi,[388] tùy theo tâm ý của những kẻ ấy để làm cho thuần thục, khiến cho những chúng sinh được thuần thục ấy đđứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là thi ba-la-mật.»[389]

«Đối với những ai cần được thuần thục bằng nhẫn nhục; nếu bị những chúng sinh ấy mạ lỵ, hủy nhục, phỉ báng, khủng bố, thì con sẽ bằng tâm không oán hận, tâm lợi ích, năng lực nhẫn đệ nhất, cho đến nhan sắc không thay đổi, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là sằn-đề ba-la-mật.»[390]

«Đối với những ai cần được thành tựu bằng tinh tấn, thì đối với chúng sanh ấy con sẽ không khởi tâm giải đãi, phát sinh tâm đại dục,[391] tinh tấn đệ nhất, cho đến cả trong bốn oai nghi, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là tỳ-lê ba-la-mật.»[392]

«Đối với chúng sinh cần được thành tựu bằng thiền định, đối với chúng sinh ấy bằng tâm không loạn động, tâm không hướng ngoại, đệ nhất chánh niệm, cho đến trong một thời gian lâu dài mà vẫn hoàn toàn không quên mất những gì đã được nói, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là thiền ba-la-mật.»[393]

«Đối với chúng sinh cần được thuần thục bằng trí tuệ; khi con được các chúng sinh ấy hỏi tất cả nghĩa, thì bằng tâm vô úy,[394] con sẽ diễn nói tất cả các luận,[395] tất cả các công xảo cứu cánh minh xứ,[396] cho đến đủ loại các công xảo khác nhau,[397] tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là bát-nhã ba-la-mật.»[398]

«Vì vậy, bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác nhiếp thọ Chánh pháp; Chánh pháp không khác ba-la-mật. Nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật.»

«Bạch Thế Tôn, con nay nương thần lực của Phật để nói thêm đại nghĩa.»[399]

Phật nói: «Con hãy cứ nói.»[400] 

Thắng Man bạch Phật

«Được nói là nhiếp thọ Chánh pháp; nhiếp thọ Chánh pháp là không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp,[401] không khác biệt nhiếp thọ Chánh phápnhiếp thọ Chánh pháp. Thiện nam tử, thiện nữ nhân tức là nhiếp thọ Chánh pháp. Vì sao? Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, vì nhiếp thọ Chánh pháp mà xả bỏ ba phần. Những gì là ba phần? Tức là thân, mạng và tài sản.[402] Thiện nam tử, thiện nữ nhân do xả bỏ thân mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử[403] sẽ xa lìa các sự già, bịnh, chết,[404] thành tựu Pháp thân của Như Lai với phẩm tính không hủy hoại, thường trụ, không biến dịch, bất khả tư nghì.[405] Do xả bỏ mạng mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử sẽ rốt ráo xa lìa sự chết, thành tựu công đức[406] vô biên, thường trụ, bất khả tư nghị, thông ñaït tất cả Phật pháp sâu xa.[407] Do xả bỏ tài sảncho đến biên tế đời sau của sinh tử sẽ thành tựu các công đức tròn đầy không cùng tận, không giảm thiểu, cứu cánh thường trụ, bất khả tư nghì, mà không một chúng sinh nào có được,[408] được sự cúng dường thù thắng của tất cả chúng sinh.

«Bạch Thế Tôn, thiện nam tử, thiện nữ nhân xả bỏ ba phần để nhiếp thọ Chánh pháp như vậy, thường được hết thảy chư Phật thọ ký, được hết thảy chúng sanh chiêm ngưỡng

«Bạch Thế Tôn, lại nữa, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, khi Chánh pháp gần tiêu diệt, bấy giờ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di kết thành bè đảng, tranh tụng, phá hoại, ly tán, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy bằng sự không siểm khúc, không dối trá, không hư ngụy,[409] mến mộ chánh pháp,[410] nhiếp thọ chánh pháp, tham dự trong những bằng hữu của chánh pháp.[411] Những ai tham dự trong những bằng hữu của chánh pháp sẽ được các đức Phật thọ ký

«Bạch Thế Tôn, con thấy sự nhiếp thọ Chánh phápsức mạnh lớn như vậy. Phật là con mắt chân thật, là trí chân thật, là gốc rễ của pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[412] tất nhiên cũng biết và thấy như vậy.»

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đối với năng lực tinh tấn to lớn của nhiếp thọ Chánh phápThắng Man phu nhân đã nói, Ngài khởi tâm tùy hỷ nói rằng: 

«Thật như vậy, Thắng Man, thật như những điều con đã nói về năng lực tinh tấn to lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp. Cũng như một bộ phận thân thể[413] bị đại lực sĩ vừa mới đụng chạm đến chút xíu[414] đã cảm thấy đau đớn nhiều. Cũng vậy Thắng Man, một phần nhỏ của nhiếp thọ chánh pháp khiến cho Ma[415] khổ não. Ta không thấy một pháp nào khác mà khiến cho Ma khổ não như một phần nhỏ của sự nhiếp thọ Chánh pháp

«Lại nữa, như con trâu chúa,[416] có hình sắc không thể sánh, hơn hẳn các trâu khác. Cũng vậy, một phần nhỏ nhiếp thọ Chánh pháp của Đại thừa hơn hẳn hết thảy thiện căn của Nhị thừa, vì là rộng và lớn vậy.»

«Lại nữa, như núi chúa Tu-di,[417] tráng lệ khác thường hơn hẳn các núi. Cũng vậy, Đại thừa xả bỏ thân mạng, tài sản bằng tâm nhiếp thủ[418] mà nhiếp thọ Chánh pháp hơn hẳn tất cả thiện căn của những vị mới an trụ Đại thừa[419] mà không xả bỏ thân mạngtài sản, huống nữa là Nhị thừa, vì là rộng và lớn vậy.»

«Cho nên, này Thắng Man, nên bằng sự nhiếp thọ Chánh pháp mà khai thị chúng sinh, giáo hoá chúng sinh, kiến lập chúng sinh.»[420]

«Như vậy, này ThắngMan, sự nhiếp thọ Chánh pháp có một lợi ích lớn như vậy, có phước báo lớn như vậy, có kết quả lớn như vậy. Này Thắng Man, Ta trải qua a-tăng-kỳ a-tăng-kỳ kiếp[421] nói về công đức nghĩa lợi[422] của nhiếp thọ Chánh pháp mà không hết được biên tế. Cho nên nhiếp thọ Chánh phápvô lượng vô biên công đức
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58722)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.