4. Phần Chú Thích

20/05/201012:00 SA(Xem: 9728)
4. Phần Chú Thích

KINH THẮNG MAN
Dịch giải: HT. Thích Đức Niệm
Nhà Xuất bản Tôn giáo, Hà Nội 2003

PHẦN CHÚ THÍCH

1.

[1] Năm trụ phiền não: Còn gọi là năm trụ địa phiền não. Trụ là gốc rễ. Địa là bền chắc sây dày. Nghĩa là năm thứ phiền não gốc rễ sâu dày này hay sanh ra những phiền não ngọn ngành nhánh lá. Những gì là năm?

1.Kiến nhứt xứ trụ địa: Kiến hoặc phiền não của thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủgiới cấm thủ trong tam giới. Hành giả khi thể nhập kiến đạo thì đoạn kiến nhứt xứ phiền não, nên gọi là kiến nhứt xứ trụ địa.

2. Dục ái trụ địa: Trong các phiền não cõi Dục giới trừ kiến hoặcvô minh hoặc ra, trong đó lỗi lầm nặng nề nhất là ái trước, nên gọi là Dục ái trụ địa.

3. Sắc ái trụ địa: Các phiền não cõi Sắc giới, trừ kiến hoặcvô minh hoặc ra, trong đó lỗi lầm nặng nề nhất là ái trước, nên gọi là Sắc ái trụ địa.

4.Hữu ái trụ địa: Trong các phiền não của cõi Vô sắc giới, trừ kiến hoặcvô minh hoặc ra, trong đó lỗi lầm nặng nề nhất là ái trước, thế nên ái tiêu biểu cho danh xưng. Hữu ái là còn có ái nhiễm thì còn sanh tử. Ái trong cõi Vô sắc giới đối với quả báo sanh tử, ái là phiền não rốt cùng, nên gọi là Hữu ái trụ địa.

5 Vô minh trụ địa: Tức chỉ cho tất cả vô minh trong ba cõi. Vô minh làm si ám tâm thể. Bởi không có trí huệ sáng soi, nên là căn bản của tất cả phiền não. Ngũ trụ địa hay năm thứ phiền não căn bản này, nó đeo đẳng chúng sanh khắp ba cõi Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Kiến nhứt xứ trụ địa thuộc về kiến hoặc, nó đeo đẳng khắp ba cõi. Còn Dục ái trụ địa thuộc cõi Dục giới. Sắc ái trụ địa thuộc cõi Sắc giớiVô minh trụ địa thuộc cõi Vô sắc. Ba thứ trụ địa này thuộc về tư hoặc. Cả kiến hoặctư hoặc đều thuộc về chi mạt phiền não. Còn vô minh trụ địa mới là căn bản phiền não cho cả tam giới.

[2] Hai thứ khổ: 1/ Chết đúng tuổi thọ mạng gọi là mạng chung. 2/ Tự sát hay bị người sát hại gọi là ngoại duyên tử. Đức Phật không bị ràng buộc hai thứ chết đau khổ này.

[3] Phần đoạn sanh tử: Một trong hai thứ sanh tử, tức là phần đoạn sanh tửbiến dịch sanh tử. Phần đoạn sanh tử là các nghiệp hữu lậu thiện và ác do phiền não chướng trợ duyên cảm thọ quả báo, luân lưu trong tam giới lục đạo luân hồi, mang thân quả báo sai khác, sống chết theo kỳ hạn. Người tu đoạn trừ phiền não nghiệp chướng từng phần, nên gọi là phần đoạn sanh tử.

[4] Đệ nhất nghĩa trí: Nghĩa là đọan sạch tất cả phiền não, đạt đến cứu cánh Phật trí. gọi là đệ nhất nghĩa trí.

[5] Sơ thánh đế trí: Trí huệ của tứ quả Thanh văn do quán Tứ đế, tu trải bốn cõi thiền, tám cõi định mà chứng đuợc đế trí này.

[6] Bốn trí Bồ đềtrí huệ giác ngộ. Những gì bốn?

1) Đại viên cảnh trí: Do công năng tu tập chuyển đệ bát thức, tức tàng thức phàm phu, chứa chủng tử hữu lậu thành Nhất thiết chủng trí, tức tổng thể tất cả Như Lai công đức. trí này như gương lớn sáng sạch chiếu soi tất cả sắc tướng trang nghiêm, duyên cảnh thanh tịnh, gồm thâu chiếu soi sự lý pháp giới viên dung, nên gọi là Đại viên cảnh trí.

2) Bình đẳng tánh trí: Chuyển thức thứ bảy Mạt na chấp ngã đạt thành lý vô ngã. Đối tất cả chúng sanh khởi tâm vô duyên trí đại từ bi, không còn nhiễm chấp, nên gọi là Bình đẳng tánh trí.

3) Diệu quan sát trí: Chuyển ý thức thứ sáu la thức bén nhạy quán sát lanh lợi tướng của các pháp, đạt thành trí quán sát diệu dụng thuyết pháp đoạn nghi, gọi là Diệu quan sát trí.

4) Thành sở tác trí: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Do tu hành chuyển năm thức này thành thanh tịnh trí, thành trí biến hóa phương tiện quyền xảo làm lợi ích cho tất cả hàng phàm phu Nhị thừa. Như Đức Như Lai hiện thân độ, quốc độ và các thần thông độ đều do sở tác diệu dụng của Thành sở tác trí. Tóm lại, tám thức của phàm phu do chuyên cần công phu tu tập mà chuyển tám phàm thức thành bốn thánh trí Bồ đề.

[7] Ngũ pháp

1. Tướng pháp: Tất cả các pháp hữu vi sum la vạn tượng đều do nhơn duyênsanh khởi hình thành các tướng trạng.

2. Danh pháp: Danh xưng, là tên gọi của các pháp. Tướng của các pháp được đặt tên. Danh xưng là minh định chỉ rõ đặc tánh tướng trạng của các pháp, nên gọi là danh pháp. 

3. Phân biệt: Do vọng tưởng phân biệt mà hình thành hai tướng là, các pháp sở biến và tâm năng biến. Ba pháp vừa kể trên đều do tâm hữu lậu mà hình thành các pháp hữu lậu.

4. Chánh trí: Tất cả vọng tưởng xen tạp vào vô lậu tâm, nên bốn pháp trên hợp chung đều gọi là hữu vi pháp, do đó mà có phân biệt các pháp hữu lậuvô lậu.

5. Như như: Do chánh tríchứng đắc được chơn như. Nghĩa là do như trí mà chứng đắc chơn như, nên gọi là như như, là vô vi pháp. Năm pháp trên đây gồm thâu tất cả pháp hữu vi vô vi, không một pháp nào ngoài năm pháp này.

[8] Tứ vô sở úy: Gọi tắt là tứ vô úy:

1.Nhứt thiết trí vô sở úy: Nghĩa là Đức Thế Tôn ở trong đại chúng thuyết pháp uy phong tự tại pháp âm vang dội như tiếng sư tử rống. Bởi do đầy đủ chánh trí uy đức nên không có tâm sợ sệt.

2. Lậu tận vô sở úy: Nghĩa là Đức Thế Tôn ở trong đại chúng thuyết pháp như tiếng sư tử rống, tự tại vô ngại không có tâm e dè sợ sệt. Bởi do đoạn hết tất cả phiền não.

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Nghĩa là Đức Thế Tôn ở trong đại chúng nói pháp như tiếng sư tử rống khiến cho những pháp chướng ngại đạo tiêu tan mà không có tâm sợ sệt.

4.Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Nghĩa là Đức Thế Tôn ở trong đại chúng nói pháp như tiếng sư tử rống, không có tâm sợ sệt. Bởi do dứt sạch tất cả các đường khổ. Do công đức tu hành Đại thừa pháp viên mãn, nên Thế Tôn thành tựu được bốn đức vô sở úy này.

2

[1] Hoàng môn: Những kẻ mang tính vừa nam vừa nữ. Hạng người này thấy người nam thì họ liền sanh tâm ái nhiễm của nữ, thấy người nữ thì họ liền sanh tâm ái nhiễm của nam. Tâm tánh của kẻ hoàng môn bán nam bán nữ bất thường, không có ý chí trượng phu. Luật Phật cấm thu nhận kẻ hoàng môn xuất gia thọ giới Sa di hoặc Tỳ kheo. Vì lòng từ bi độ sanh, Phật phương tiện chỉ cho kẻ hoàng môn thọ Bồ tát giới tại gia hay Bồ tát giới xuất gia mà thôi. Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 14 Phật dạy người tu hành trì Kinh Pháp Hoa không nên thân gần kẻ hoàng môn, không nên một mình vào nhà kẻ hoàng môn. Vì kẻ hoàng môn tâm địa bất chánh. Nhưng ngoại trừ quan nội giám của triều đình bộ phận sinh dục bị cắt để nhà vua an tâm về đường tà dâm với hoàng hậu và cung nhơn thì không kể. 

[2] Đa la thọ: Là loại cây Đa la giống như cây Thốt nốt. Loại cây này rất nhiều ở miền Đông Ấn Độ.Thân cây Đa la rất cứng thường dùng khắc bản in, lá dài dày đặc như mái nhà, trái đỏ như trái lựu. Một khi thân cây Đa la bị chặt ngang thì không nẩy chồi, cây phải chết. Kinh Niết Bàn Đức Phật nói, kẻ tu hành phá giới,nếu phạm tội Ba la di như cây Đa la bị chặt ngang.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58789)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :