Chương 03. Thầy Thông Lạc Sai Lầm Khi Phản Đối Xá Lợi.

07/06/201112:00 SA(Xem: 15033)
Chương 03. Thầy Thông Lạc Sai Lầm Khi Phản Đối Xá Lợi.
doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG III:

THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI PHẢN ĐỐI XÁ LỢI.

 

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[1]:Để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác, khiến cho tín đồ mê tín hiếu kỳ cúng dường nhiều tiền bạc để thụ hưởng ngồi trong mát ăn bát vàng và xây cất chùa to Phật lớn làm nơi du lịch tham quan để thu lợi nhiều hơn nữa… Để lại nhục thân và xá lợihình thức của ngoại đạo, là trò lừa đảo…

2. NHẬN XÉT:

Người Phật Giáo rất tôn kính xá lợi của Đức Thế Tônxá lợi của các bậc Thánh Tăng, Thánh Ni... TTL phản đối xá lợi, tức là phản đối tập thể chư Thánh Tăng, Thánh Ni… từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Bởi, các bậc Thánh Tăng, Thánh Ni, như các Tôn Giả Mahā-Kassapa, Ānanda..., và các vua chúa, cư sĩ, v.v… đã hỏa thiêu Đức Thế Tôn, lấy xá lợi để xây tháp tôn thờ. Tạng Kinh Nikāya đã viết, những người tôn thờ xá lợi của Đức Thế Tôn, sau khi chết được tái sanh về cõi Trời, ngược lại những người khác khinh khi xá lợi bị tái sanh làm loài quỷ đói (ngạ quỷ), thân thể hôi hám, sống rất khổ sở.

Ngoài ra, TTL viết: “để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác” là lý luận không hợp lý. Thử hỏi, các vị Tổ sau khi viên tịch (chết) để lại nhục thân và xá lợi, thì làm sao còn sống để lừa đảo người khác được? Quý Ngài để lại nhục thân là quý Ngài đã tu hành rất cao siêu, quý Ngài còn không có ý nghĩ xấu, huống hồ là lừa đảo. Giả sử các đệ tử của quý Ngài ướp xác thì làm sao ướp được? Cho đến nay văn minh khoa học hiện tại ở thế kỷ 21, cũng chưa có bất kỳ quốc gia nào, tổ chức nào, hay bất kỳ ai trên thế giới ướp xác, nhưng còn để nguyên nội tạng ruột, gan, phổi v.v…trong thời gian dài, ở khí hậu nhiệt đới, ôn đới và ẩm thấp, mà không hư thối. Người ta đã chụp quang tuyến nhục thân của quý Ngài và thấy tất cả nội tạng còn y nguyên như người mới chết và không hề có dấu vết cắt hay sữa chữa bất kỳ bộ phận nào, chỉ có nước trong người khô đi mà thôi. Thế nên, chỉ có những bậc tu hành cao siêu mới để lại được toàn thân xá lợi, hay sau khi hỏa thiêu để lại xá lợi quả tim, xá lợi lưỡi, các xá lợi khác, giống như những viên kim cương chiếu sáng, hay ngọc trai lóng lánh, nhiều khi có những màu sắc đẹp khác nhau, v.v…

3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

a. Kinh Trường Bộ,  tập 1, Kinh Đại Bát Niết Bàn (P: Mahaparinibbanasutta),  viết[2]:

Vua nước Magadha tên là Ajātasattu Vedehiputta nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā. Vua liền gởi một sứ giả đến các người Mālla ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ[3], ta cũng là người Sát-đế-lỵ. Ta cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn, ta cũng dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Những người Licchavī ở Vesāli nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Những người Sakyā ở Kapilavatthu nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Những người Bulli ở Allakappa nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Những người Koli ở Rãmagãma nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Bà-la-môn Vethadīpaka nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, tôi là người Bà-la-môn. Tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Các người Mallā ở Pāvā nghe tin Thế Tôn đã diệt độ ở Kusinārā, liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

 Khi được nói vậy, các người Mallā ở Kusinārā liền tuyên bố giữa đại chúng:

- Thế Tôn đã diệt độ tại làng vườn của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho phần xá-lợi nào của Thế Tôn.

 Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Dona nói với Đại chúng:

Tôn giả hãy nghe lời tôi nói!
Phật dạy chúng ta phải kham nhẫn.
Thật không tốt nếu có tranh giành.
Khi chia xá-lợi bậc Thượng nhân.
Chúng ta hãy đoàn kết nhất tâm,
Hoan hỷ chia xá-lợi tám phần
Chúng ta hăy dựng tháp mọi phương,
Đại chúng mười phương tin Pháp nhãn…

- Này Tôn giả Bà-la-môn, Ngài hãy phân chia xá-lợi ra thành tám phần đồng đều.

- Xin vâng, các Tôn giả.

 Bà-la-môn Dona vâng lời hội chúng ấy, phân chia xá-lợi Thế Tôn thành tám phần đồng đều rồi thưa hội chúng:

- Các Tôn giả, hãy cho tôi cái bình dùng để đong chia xá-lợi này. Tôi sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ cho cái bình.

 Và chúng hội ấy tặng Bà-la-môn Dona cái bình.

 Và người Moriyā ở Pipphalivana nghe tin Thế Tôn đã diệt độ liền gởi một sứ giả đến các người Mallā ở Kusinārā: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

- “Nay không còn phần xá-lợi Thế Tôn nào. Xá-lợi Thế Tôn đã được phân chia, hãy lấy tro còn lại.

 Và vua nước Magadha tên là Ajātasattu con bà Videhi xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vương Xá và tổ chức lễ cúng dường

 Những người Licchavi ở Vesāli cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vesāli và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Sakya ở Kapilavatthu cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Kapilavatthu và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Buli ở Allakappa cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Allakappa và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Koli ở Rāmagāma cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Ràmagàma và tổ chức lễ cúng dường

 Bà-la-môn Vethadīpaka cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vethadīpa và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Malla ở Pāvā cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Pāvā và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Mallā ở Kusinārā cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Kusinàrà và tổ chức lễ cúng dường.

 Bà-la-môn Dona cũng xây dựng tháp trên bình (dùng để đong chia xá-lợi) và tổ chức lễ cúng dường.

 Những người Moriyā ở Pipphalivana cũng xây dựng tháp trên những than tro và tổ chức lễ cúng dường.

 Như vậy có tám tháp xá-lợi, tháp thứ chín trên bình (dùng để đong chia xá-lợi) và tháp thứ mười trên tro (xá-lợi).

 Đó là truyền thống thời xưa như vậy.

Đấng Pháp Nhãn Vô Thượng
Xá-lợi phân tám phần.
Bảy phần được cúng dường.
Tại Jambudīpa.
Một phần Long vương cúng.
Tại Ràmagāma.
Một răng Phật được cúng,
Tại cõi Tam Thiên giới,
Một tại Gandhāra,
Một tại Kalinga.
Một răng, vua Long vương.
Tự mình riêng cúng dường.
Quả đất được chói sáng,
Với hào quang xá-lợi,
Với lễ vật cúng dường.
Hạng thượng phẩm, thượng đẳng.
Xá-lợi đấng Pháp Nhãn.
Như vậy được cúng dường,
Bởi những bậc tôn trọng
Cúng kính lễ cúng dường,
Bởi những bậc tôn trọng
Cúng kính lễ cúng dường.
Bởi Thiên, Long, Nhơn chủ,
Bởi bậc Tối thượng nhơn.
Các người hãy chắp tay,
Cung kính lễ cúng dường.
Khó thay sự chiêm ngưỡng.
Tôn nhan bậc Như Lai.
Trải nhiều nhiều trăm kiếp,
May lắm được một phần”.
 

b. Chuyện khinh khi Xá Lợi (P: Dhātuvinanna), Kinh Tiểu Bộ, Khuddaka Nikāya, tập 2, viết[4]:

 “Khi Đức Thế Tôn diệt độ tại Kusinara (Câu-thi-na), ở Lâm Viên Upavattana trong rừng Sāla song thọ, và sau khi việc phân chia xá lợi đã hoàn thành, vua Ajātasattu (A-Xà-Thế) nhận phần của mình xong, liền làm lễ cúng dường suốt bảy năm, bảy tháng, bảy ngày.

 Nhưng có tám vạn sáu ngàn người, vì không có lòng tin và đầy tà kiến từ lâu, đã mê lầm và có nhiều vọng tưởng điên đảo, cho nên dù đã sống trong một hoàn cảnh an lành, cũng tái sanh vào loài ngạ quỷ.

 Chính trong thành Vương Xá này, có bà vợ, con gái, con dâu của một phú gia kia với tâm thành tín đem hương liệu, vòng hoa và nhiều lễ vật khác khởi hành đi đến bảo Tháp xá lợi, bảo nhau:

- Chúng ta muốn đi cúng dường xá-lợi.

 Người gia chủ phỉ báng việc cúng dường này với những lời mạ lỵ:

- Cúng dường đống xương thì có ý nghĩa gì chứ?

 Song họ không quan tâm đến lời nói của kẻ ấy và ra đi. Khi từ trần họ tái sanh vào Thiên giới (cõi Trời), còn kẻ ấy tái sanh làm ngạ quỷ.

 Thế rồi một hôm Tôn giả Mahā-Kassapa vì lòng bi mẫn đứng tại khuôn viên bảo Tháp, ngâm ba vần kệ hỏi ngạ quỷ đã khinh thường xá lợi:

1. Ngươi đang lơ lững giữa hư không
Ngươi thở mùi hôi thối nặc nồng
Sâu bọ đang đua nhau cắn xé
Mặt người rách nát thối vô cùng
2. Ngày xưa ngươi phạm ác hành nào,
Nay chúng cầm gươm mãi chém vào,
Chúng rảy cường toan khắp cả mặt,
Thân ngươi, rồi cắt mãi, vì sao?
3. Ngươi đã làm nên ác nghiệp
Do từ thân, khẩu, ý tư duy?
Hành vi nào kiếp xưa gây tạo,
Nay phải chịu đau khổ cực kỳ?
Ngạ quỷ đáp lại như sau:
4. Trong thành Vương Xá thật xinh tươi,
Cổ lũy Đa Sơn, cảnh tuyệt vời,
Tôn giả, tôi là người đại phú
Bạc vàng thóc lúa khắp nơi nơi
5. Vợ tôi, con gái, vợ con trai
Đem đủ sen xanh, các đoá lài,
Cùng với dầu thơm dâng bảo Tháp
Tôi ngăn cản họ mãi không thôi.
Đó là ác nghiệp ngày xưa ấy
Đã được tạo ra bởi chính tôi.
6. Tám vạn sáu ngàn bọn chúng tôi
Chịu bao đau khổ chẳng riêng ai
Vì tôi khinh việc người dâng cúng
Bảo Tháp, nay tôi chịu khổ hoài.
7. Vậy người nào lộ vẻ hung tàn,
Khi Thánh lễ đang được cúng dường
Lên bảo Tháp tôn vinh Xá-lợi,
Xin Tôn giả cất tiếng khuyên can.
8. Tôn giả nhìn kìa đám mỹ nương
Đeo vòng hoa đẹp khéo trang hoàng
Hưởng nhiều phước báo vì dâng lễ,
Phú quý vinh hoa thật rỡ ràng.
9. Khi các trí nhân thấy việc này
Gây niềm cảm xúc, diệu kỳ thay,
Họ liền sùng báitôn kính
Bậc đại hiền nhân ấy chính Ngài.
10. Khi tôi rời cảnh ngộ thương đau,
Và được làm người ở kiếp sau,
Tôi sẽ tinh cần dâng lễ bái
Cúng dường Tháp Xá-lợi dài lâu”.

4. ĐỌC THÊM:

* XÁ LỢI

Xá lợi hay xá lỵ, (S: Śarīra, P: Sarīra) cũng gọi là Thực lợi, Thiết lợi la, Thất lợi la, là tro tàn, thân cốt của Đức Thế Tôn sau khi nhập Đại Niết Bàn. Người ta cũng dùng tiếng xá lợi để gọi tro, xác thân của các vị Cao Tăng đã quá vãng sau khi hỏa thiêu.

Khi Đức Thế Tôn được 80 tuổi, Ngài nhập Đại Niết Bàn gần thành Câu Thi Na (S: Kusinara). Chư Thánh Tăng, Thánh Ni, cư sĩ, và vua chúa các nước gởi sứ giả đến tham dự, đem thân Ngài đi hỏa thiêu. Tro tàn của Đức Thế Tôn hiện thành nhiều viên đẹp đẽ, chiếu sáng như ngọc, gọi là xá lợi. Họ phân chia xá lợi đem về các nước xây tháp phụng thờ.

Có hai thứ xá lợi:

1. Toàn thân xá lợi: Như Phật Đa Bảo đã nhập Niết Bàn, nhưng xá lợi của Ngài là toàn thể thân thể của Ngài vẫn ngồi kiết già trong bảo tháp. Trong các đời sau, hễ có vị Phật nào giảng Kinh Pháp Hoa, thì toàn thân xá lợi của Ngài lại hiện ra mà nghe kinh.

2. Toái thân xá lợi (xá lợi nát ra): Như xá lợi của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, thờ trong các Chùa Tháp.

Phẩm Xả Thân trong Kinh Kim Quang Minh, quyển 4 (Đại 16, 354 thượng) viết: “Xá lợi là thứ được hun đúc bằng sự tu hành Giới, Định,Tuệ, là vật rất khó được, là ruộng phước trên hết”.

Kinh Dục Phật Công Đức chia xá lợi làm hai loại:

1. Sanh thân xá lợi: Tức là toàn thân xá lợi hoặc toái thân xá lợi. Chính Đức Thế Tôn dùng cái sanh thân tu hành Giới Định Huệ, thành Phật rồi nhập Đại Niết Bàn, để lại xá lợi. Chư Thiênloài người, những ai cúng dường xá lợi, thì được phước rất lớn.

2. Pháp thân xá lợi: Cũng gọi là Pháp Tạng xá lợi. Tức là Kinh ĐiểnGiới Luật do Đức Thế Tôn thuyết giảng.

Pháp Uyển Châu Lâm chia xá lợi làm ba loại:

1. Cốt xá lợi: Xá lợi xương, màu trắng.

2. Phát xá lợi: Xá lợi tóc, màu đen.

3. Nhục xá lợi: Xá lợi thịt, màu đỏ.

Thông thường xá lợi được nói đến là những mẫu xương, lớn nhỏ khác nhau, cứng và mịn. Theo truyền thuyết, xá lợi của Đức Thế Tôn được chia làm 3 phần cho Chư Thiên, Long Vươngnhân loại. Như vua Trời Đế Thích nhận được những xá lợi răng của Đức Thế Tôn, mang về cõi Trời cúng dường, bị quỷ Tiệp Tật cướp mất một chiếc.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập Đại Niết Bàn, xá lợi của Ngài được chia làm 8 phần cho 8 nước và mỗi nước đều xây tháp cúng dường, tháp thứ chín là bình dùng để đong chia xá lợi và tháp thứ mười là tro xá lợi. Hiện nay, trên cửa Đại Tháp Sơn Kỳ (S: Sānchi) còn bức tranh khắc nổi miêu tả quang cảnh phân chia xá lợi của Đức Thế Tôn và một chiếc bình đựng xá lợi đào được ở Nepal.

Ngoài việc lễ bái xá lợi của Đức Thế Tôn còn lễ bái xá lợi của các bậc Thánh Tăng như các Tôn Giả Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, A Nan, v.v… Ý nghĩa sự lễ bái xá lợi, cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Thế Tôn thành Đạo, tòa báu kim cương, nốt chân Đức Thế Tôn, v.v… đều hàm ý kết duyên, “gặp Phật nghe Pháp” và chóng thành quả vị Phật.

Toái thân xá lợi để chỉ các phần như móng tay, tóc, xương răng, ngọc xá lợi của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Trên một nghĩa rộng, tất cả những gì liên quan đến đồ dùng của Đức Thế Tôn, như y phục, bình bát v.v…đều được gọi là xá lợi. Có trường hợp xá lợi tóc, móng tay được sử sách ghi lại và được tôn thờ khi Đức Thế Tôn còn tại thế, như hai người thương gia Miến Điện nghe Phápquy y theo Đức Thế Tôn làm hai đệ tử tại gia. Khi từ giả về nước hai vị này xin Đức Thế Tôn quà lưu niệm duyên kỳ ngộ được gặp Đức Thế Tôn, nghe lời dạy của Ngài và làm đệ tử bậc Đại Giác Ngộ. Phật cắt tóc và móng tay tặng hai đệ tử làm vật lưu niệm. Về lại Miến Điện, hai đệ tử trân quý tóc và móng tay Đức Thế Tôn như là chân thân của Đức Thế Tôn. Về sau, khi Phật giáo truyền bá tại Miến Điện, một ngôi bảo tháp lớn, tháp Shivé Dagon, cao 122 mét được xây dựng rất nguy nga, tráng lệ để thờ xá lợi tám sợi tóc và móng tay của Phật. Đây là ngôi bảo tháp danh tiếng hiện nay tại thủ đô Rangoon, Miến Điện. Trường hợp khác, y bát của Đức Thế Tôn do Ngài Bồ Đề Đạt Ma mang từ Ấn Độ sang Trung Quốc cũng được xem là xá lợi của Đức Thế Tôn. Khi truyền đến Lục Tổ Huệ Năng, sau khi Ngài Huệ Năng đắc Pháp nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trên đường đi về Nam, Ngài để y bát trên tảng đá, nhưng Huệ Minh, trước khi đi tu là một vị tướng quân, cũng không nhấc nổi. Sau này, khi vào núi tránh những kẻ hãm hại, họ đã đốt núi, núi xung quanh cháy, nhưng chỗ ở của Ngài Huệ Năng trong núi và y bát vẫn nguyên vẹn, không cháy. Sau đó y của Lục Tổ Huệ Năng được gởi lên Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên. Còn chiếc bình bát khác của Đức Thế Tôn được thờ tại Tích Lan Sri Lanka. Theo sử Tích Lan Dipavamsa và Mahavamsa viết bằng tiếng Pāli có tường thuật, khoảng thế kỷ thứ ba trước Dương Lịch, hoàng tử Mahinda theo lệnh vua cha là vua A Dục (S: Aśoka, P: Asoka) đem đạo Phật truyền bá đến Tích Lan, hoàng tử Mahinda xin cha cho người cho người em gái là công chúa Sanghamitta đem một nhánh cây Bồ Đề tặng dân Tích Lan vào bảo người cháu là tỳ kheo Sumana đem một chiếc bình bát của Đức Thế Tôn sang cho vua Tích Lan Devanmpiyatissa xây tháp thờ phụng. Vua Asoka cũng thâu góp các xá lợi của Phật để xây dựng 8400 tháp thờ xá lợi tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, A Phú Hãn, Trung Quốc, v.v…Tại Trung Hoa, hiện còn ba tháp thờ xá lợi của Đức Thế Tôn do vua A Dục gởi đi. Đó là Bạch Tháp ở Ngũ Đài Sơn tỉnh Sơn Tây, tháp khác thờ tại chùa Lục Dung ở Quảng Châu và một tháp thờ tại chùa A Dục ở Ninh Ba, tỉnh Triết Giang.

Ngoài ra, Bồ Tát Thích Quảng Đức, mọi người đều biết, sau khi hỏa thiêu còn lại quả tim, Thượng Tọa Thích Minh Phát chùa Ấn Quang, sau khi hỏa thiêu cũng còn lại quả tim. Thái Hư Đại Sư tại Trung Hoa, sau khi hỏa thiêu cũng để lại trái tim. Thầy Quả Thuấn ở Trung Hoa, đệ tử của Hòa Thượng Tuyên Hóa, sau khi hỏa thiêu cũng để lại quả tim. Tại chùa Đức Viên, San Jose, California, Hoa Kỳ, Sư Bà Đàm Lựu viên tịch năm 1999, sau khi hỏa thiêu cũng còn lại quả tim và nhiều xá lợi[5].

Riêng Thượng Tọa Thích Minh Phát, xin trích thơ của liên hữu Tâm Minh đăng trong sách Niệm Phật cách nào chắc được vãng sanh[6]:

 “Kính thưa đạo hữu,

 Tâm Minh xin ghi lại những điều được nghe Thầy Minh Phát nói ra. Năm đó Thầy khoảng 25, 26 tuổi, rất trẻ, mập, khỏe mạnh và hồng hào, và đặc biệt tướng hảo Thầy rất đẹp và hoan hỉ. Ai nhìn thấy đều kính mến và khó quên. Lúc ấy Tâm Minh và ông bạn là Chơn Quả cũng thường lui tới thăm và hầu chuyện.

 Vì cả gia đình Tâm Minh đều quy y với Thầy, có lúc hầu chuyện thì Thầy nói: “Tôi ở trên xuống chơi, ngang Ấn Quang ghé, đến 40 tôi về…” Tâm Minh bạch Thầy về đâu? Thầy dạy: “Còn hỏi…Về Phật!!! Lúc bấy giờ Tâm Minh chỉ nghĩ là Thầy nói cho vui đó mà. Rồi thời gian đi qua…Không ngờ là đúng 40 tuổi, Thầy về Phật như Thầy cho biết trước trên 10 năm (Thầy sinh 1956 và tịch 1996).

Sau đây không chỉ một mình Tâm Minh biết mà là quý Thầy và quý đệ tử của Thầy cũng được biết. Chỉ có một vị Bồ Tát thị hiện mới tiên đoán được có phải không thưa đạo hữu?

Câu chuyện thứ hai là khi Tâm Minh hay tin Sư Phụ tịch liền gọi điện thoại về chùa Viên Giác hỏi Thầy Lệ Trang để biết rõ ràng hơn. Được Thầy Lệ Trang cho hay, tại chùa có một hồ sen nhỏ ngay trước tôn tượng Phật Di Lặc. Nguyên hồ sen này là màu hồng, nhưng bỗng nhiên lại mọc lên một cành sen màu trắng, ngay giữa hồ. Và lại nở lớn ra đúng lúc trên chùa Ấn Quang tin cho hay là Thầy Minh Phát tịch. Đó là điềm lành, và Thầy Lệ Trang rất hoan hỉ, rồi làm một chiếc xe hoa một sen trắng lớn đề “Hoa Khai Kiến Phật” trong ngày đưa nhục thân Tỳ Kheo Bồ Tát Minh Phát đi trà tỳ.

 Đến một năm sau, đúng ngày giỗ tiểu tường, lại nở một lần hoa sen trắng (khoa học làm sao giải thích được?). Hai bạn Tâm Minh có chụp hình đem qua cho Tâm Minh. Xin kể ra hai điều này vì còn rất nhiều điều mà bản thân gia đình Tâm Minh đã nghe và nhìn thấy qua việc của Sư Phụ làm thì nhiều mà không tiện nói ra, xin thông cảm cho. Thật không thể nghĩ bàn. Cũng tự vui mừng cho Tâm Minh có được nhân duyênmãi mãi ghi nhớ trong lòng được ân lành Sư Phụ ban cho.

 Vài hàng tạm dừng nơi đây.

 Kính

 Tâm Minh”.

Có những bậc còn để lại toàn thân xá lợi như Thiền Sư Đạo Chân Vũ Khắc Minh, Thiền Sư Đạo Tâm Vũ Khắc Trường tại chùa Thành Đạo tức chùa Đậu, huyện Thường Tính, Hà Tây, Việt Nam. Ngài Chuyết Công (1590 – 1644), người Trung Hoa, là vị Tổ truyền thừa phái Lâm Tế cũng để lại toàn thân xá lợi thờ tại chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Không những tại Việt Nam mà các nước khác cũng có nhiều bậc Cao Tăng để lại toàn thân xá lợi, như tại Trung Hoa có toàn thân xá lợi của Đức Lục Tổ Huệ Năngtoàn thân xá lợi của Đại Sư Hám Sơn (Đại Sư Hám Sơn tu Thiền kiêm Tịnh Độ), hai Ngài đều được thờ tại chùa Nam Hoa, huyện Khúc Giang, tỉnh Quảng Đông. Toàn thân xá lợi của Tổ Vân Môn Văn Yến Thiền Sư được thờ ở chùa Vân Môn, tỉnh Thiên Chân, Trung Quốc. Toàn thân xá lợi của Ngài Từ Hàng Pháp Sư được thờ tại Đài Loan. Trung QuốcĐài Loan hiện có hơn mười vị Thánh Tăng để lại xá lợi toàn thân bất hoại. Tại Nga có Ngài Itigelov để lại xá lợi toàn thân[7]. Tại Thái Lan có Hòa Thượng Hổ Phách cũng để lại xá lợi toàn thân[8]. Ở Tây Tạng có rất nhiều toàn thân xá lợi của các bậc Tổ Sư, như Tổ Sư Liên Hoa Sanh (S: Padmasambhva), v.v…

 Sách Rừng Thiền Vườn Ngọc (Thiền Uyển Đạo Lâm), viết[9]:

(Tắc) “693. Vĩnh An thấy trong định.

 Thiền sư Vĩnh An ở chùa Báo Ân Quang Hiếu, Hàng Châu, gặp Quốc Sư Đức Thiều khai thị liền đốn ngộ bản tâm.

 Nhân Thiên bảo giám ghi: “Trung Ý Vương nghe đạo phong của Thiền Sư Quang Hiếu An vang xa, liền mời Sư trụ chùa Thanh Thái ở đất Việt (vùng phía Đông tỉnh Chiết Giang). An chẳng vui khi lãnh chùa này, Sư chỉ ngồi yên trong trượng nhất như nhập đại định. Một hôm trong định Sư thấy hai vị Tăng đứng tựa vách điện nói chuyện, có Thiên Thần bảo vệ và lắng nghe. Một lúc sau, có ác quỷ đến chửi mắng rồi xóa hết dấu chân của hai vị này. Sư hỏi ra mới biết lý do như sau: Ban đầu hai vị Tăng đứng tựa vách, bàn luận Phật pháp; sau đó bàn về thế đế. An nói:

- Nói chuyện phiếm còn như thế, huống là làm trụ trì, đánh trống, thăng tòa nói những việc vô ích ư?

 Từ đó suốt đời, Sư chưa có lần nào nói chuyện thế gian. Lúc An mất, người ta hỏa táng nhục thân. Cuối cùng chỉ còn cái lưỡi của Sư là chẳng cháy, mềm mại như cánh sen hồng.

(Theo: Truyền Đăng Lục)”.

 Sách Niệm Phật cách nào chắc được vãng sanh, viết[10]:

 “Tám nhà Vua Tàu thường cung nghinh vào cung chiêm bái LÓNG TAY ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ MỘT VIÊN XÁ LỢI MẦU NHIỆM.

 * 1988 bỗng nhiên phát ra hàng vạn tia sáng và trên không trung phát hiện thêm 3 hình ảnh Xá Lợi tương tợ.

 Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài đã để lại Xá Lợi của lóng tay Ngài và được tôn thờ tại điện dưới đất trong tháp chùa Pháp Môn. Đời nhà Đường vua Cao Tông, Vũ Hậu, Túc Tông, Đức Tông v.v…, tám vị Hoàng Đế đã nhiều lần cung nghinh Xá Lợi vào cung để chiêm bái, Xá Lợi thường hiện đoan tướng. Đến năm 1988, sau khi chính sách đối ngoại của Trung Quốc mở cửa, Xá Lợi thường phát ra ánh sáng, và đã được chụp hình để lưu niệm.

 Xá Lợi Ánh Sáng Phản Chiếu 3 Hình Xá Lợi

 Vào ngày 8 tháng 4, mùa Phật Đản, viên Xá Lợi thờ tại bảo tháp chùa Pháp Môn chính là viên Xá Lợi của lóng tay Đức Phật, được tôn trí trong một cái hộp có mái và bốn cửa bằng vàng ròng để chính giữa tầng 8 của bảo tháp. Năm 1988 vào ngày 1 tháng 10 lịch xưa vào giờ ngọ, Xá Lợi lóng tay của Phật phát ra ánh sáng. Có hàng trăm Cao Tăng, hàng vạn Cư sĩ đến lễ bái. Bỗng nhiên thấy Xá Lợi đốt thứ nhất của ngón tay Phật, bốn mặt đều phát ra hàng vạn tia sáng màu vàng. Trong giờ phút này lóng tay hiển linh, nên trên không xuất hiện thêm 3 hình ảnh của Xá Lợi nữa. Tất cả chúng Tăng vừa thương xót vừa vui mừng và đã thốt lên “Thật là hiếm có”. Trong lúc đó tại chỗ có một ký giả người Ấn Độ tên là Tân Đắc Lý, nên vị này đã loan tin cho toàn thể thế giới biết việc này.

 Một vị Pháp Sư Đang Chiêm Bái Thấy Ánh Sáng Huyền Diệu Phát Ra.

Vào ngày 19 tháng 3 năm 1990, một vị Pháp Sư tại Hương Cảng cùng với một hàng 49 người khác đến chùa Pháp Môn để chiêm lễ Xá Lợi Phật có Ngài phương trượng Trừng Quan giám viện. Cùng đi với Ngài có khoảng 100 vị Tăng chúng đang đi ở ngoài điện để nối gót nhau vào chiêm bái. Trong lúc Ngài Pháp Sư đảnh lễ Xá Lợi Phật, Cư sĩ Bổn Hoa có nhiệm vụ chụp ảnh, thấy xuất hiện một hình ảnh khác phía sau rất lạ lùng, đang hướng lên trên không trung những tia sáng kết thành những đường cong uốn khúc đủ màu hồng, trắng, vàng như hình con rắn đang uốn mình tạo thành một vừng lượn sóng vừa hồng vừa trắng như một cái ráng đỏ sáng chói, lộ rõ hình chữ “Nhập” (tiếng Trung Hoa). Tất cả các vị Tăng, tục đều lấy làm lạ. Trên đầu Ngài Phương Trượng xuất hiện ánh sáng, thân thể của cả hai Ngài đều trở thành trong suốt, phía sau lưng là nền gạch đều thấy rõ. Suốt qua đầu, thân thể và y của Ngài Pháp sư đều ở trong tình trạng trong suốt. Cả ba yếu tố đó hiệp lại với nhau thành một thân hình trong suốt. Thật là vi diệu lạ lùng. Tất cả đều do thành tâmtinh chuyên tu hành cọng với sự giao cảm mà có được. Thật là một sự hiển linh huyền diệu. Xá Lợi lóng tay Phật được giữ bí mật từ xưa cho đến khi thế giới biết được vừa đúng 1113 năm. (Cư sĩ Chương Nguyễn dịch từ Hán văn).” 


[1] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản năm 2005, trang 301 và 302.

[2] Kinh Đại Bát Niết Bàn (P: Mahaparinibbanasutta, Kinh Trường Bộ, tập 1, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2535 – 1991, từ trang 680 trở đi.

[3] Sát-đế-lỵ là giai cấp vua chúa.

[4] Chuyện khinh khi Xá Lợi (P: Dhātuvinanna), Kinh Tiểu Bộ, Khuddaka Nikāya, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, từ trang 595 trở đi.

[5] Theo Kỷ Yếu chùa Đức Viên.

[6] Cư sĩ Tịnh Hải biên soạn, Niệm Phật cách nào chắc được vãng sanh, 5 Star Printing xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2002, trang 476.

[7] Nguồn: http://www. bumninom.ru, Feb 25, 2007, Dead Buddhist Monk Is Alive, và http://www.buddhistchannel.tv ngày 25 tháng 2 năm 2007.

[8] Nguồn: http://www.daophatngaynay.com, tháng 1, năm 2007 và http://www.quangduc.com

[9] Thiền sư Chí Minh & Tuyết Đường soạn, Rừng Thiền Vườn Ngọc (Thiền Uyển Đạo Lâm), Thông Thiền dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 2001, trang 500.

[10]Cư sĩ Tịnh Hải biên soạn, Niệm Phật cách nào chắc được vãng sanh, 5 Star Printing xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2002, trang 398.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.