1. Lời Nói Đầu

21/05/201012:00 SA(Xem: 31068)
1. Lời Nói Đầu

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA) 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương Xuất Bản - 2006

LỜI NÓI ĐẦU

 Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức PhậtĐức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”

 Các kinh điển ghi lại lời dạy của Đức Phật thời rất nhiều, giáo lý của Đức Phật mênh mông bát ngát như biển cả, nhưng nói chung không có tính cách độc đoánbí hiểm như những tín điều trong một số đạo khác. Kinh điển của Đạo Phật chỉ là những lời giảng dạy của một người như chúng ta, nhưng vị đó đã giác ngộ hoàn toàn. Vị đó đem những sự hiểu biết và kết quả tu tập được của chính bản thân mà diễn giảng cho chúng ta nghe để chúng ta tự suy nghĩ. Khi đã suy nghĩ kỹ rồi thời chúng ta thử áp dụng. Nếu nhận thấy đó là chân lý lúc đó chúng ta sẽ tin. Lòng tin bấy giờ mới thật là sáng suốt, chân chính và sẽ bền vững.

 Kinh Pháp Cú thường được coi là cuốn kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, khi thì dưới hình thức những câu “kệ”, khi thì thành “thơ”, khi thì thành “văn xuôi” v.v… Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này, để cho giản tiện, soạn giả đã chỉ trích dẫn những câu “Pháp Cú” trong cuốn Kinh Pháp Cú được chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” do soạn giả hoàn tất và được xuất bản vào năm 2003. 

 Khi soạn thảo cuốn Kinh Pháp Cú chuyển dịch thành thể thơ “lục bát” nói trên soạn giả đã tham khảo một số tài liệu quý báu về Kinh Pháp Cú viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh đa số được dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Pali. Các tác phẩm tiếng Việt thì được dịch từ nguyên bản Pali hay được dịch theo bản chữ Hán hoặc tiếng Anh. Muốn cho đại đa số quần chúng khi đọc Kinh Pháp Cú cảm thấy dễ hiểu, soạn giả khi chuyển dịch thơ đã cố gắng xử dụng chữ Việt với những ngôn từ bình dị, tránh dùng nhiều chữ Hán và những danh từ triết học hoặc đạo học cao siêu. Đôi khi một vài lời giải thích cũng đã được chuyển thành thơ và thêm vào trong bài. Để hoàn thành tác phẩm người dịch trong khi sắp xếp ngôn từ và tứ thơ đôi khi đã phải thêm bớt một vài chữ, hoán chuyển một vài câu trong cùng một bài, nhưng vẫn cố gắng chuyên chở đầy đủ ý nghĩa trong các lời dạy của Đức Phật.

 Soạn giả khi chuyển dịch thơ đã ước mong rằng những vần thơ “lục bát”, một thể loại thơ đầy tình tự dân tộc, sẽ để lại trong tâm tư người đọc cũng như người nghe những tình cảm nhẹ nhàng thanh thoát vì thơ đầy nhạc tính và vang lên những âm điệu thân thương như những lời ru nơi quê mẹ. Ngôn ngữbình dị mới dễ hiểu. Thêm vần thêm điệu mới dễ đọc, dễ nghe. Từ đó mới dễ nhớ, dễ thuộc. Có nhớ, có thuộc mới dễ áp dụng những lời vàng ngọc Đức Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày.

 Trong cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” này có phần “tích truyện” được thuật lại một cách ngắn gọn và thêm vào câu Pháp Cú trích dẫn nhắm mục đích để cho người đọc rõ là trong trường hợp nào Đức Phật đã tuyên dạy câu Pháp Cú đó và cũng để người đọc dựa vào tích truyện mà hiểu thêm được ý nghĩa lời của Đức Phật

 Soạn giả cũng dựa vào một số bài giảng, bài viết và tài liệu về Kinh Pháp Cú cùng Phật Học Phổ Thông đã từng được phổ biến từ lâu nay để tóm lược và ghi lại trong sách một số khái niệm căn bản về Phật Giáo hầu giúp cho người đọc biết rõ con đường đạo mà mình đang dấn bước.

 Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫmthường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy tự thanh lọc thân tâm. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người đọc sẽ thấy Kinh Pháp Cú luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trìcải thiện tâm linh của mình trên những bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu, giúp cho người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát.

 Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuởĐức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện. Trong công việc tu học để đạt đến chân lý, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể “cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Công trình tu tập và kết quả đạt được hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Chư Phật là ánh sáng. Chúng ta là con mắt. Nhờ ánh sáng mà mắt mới nhìn thấy được vũ trụ, vạn vật. Nhưng có ánh sáng mà không chịu mở mắt để nhìn thì cũng chẳng trông thấy gì. Ánh sáng của Phật bao giờ cũng chiếu đồng đều khắp mọi nơi cho tất cả mọi người. Ý chí muốn mở mắt ra để nhìn là việc của chúng ta. Không một vị Phật, một vị Bồ Tát hay một người nào khác làm hộ chúng ta chuyện đó được. 

 Ước mong sao những lời dạy của Đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạchạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau. Niết Bàn yên vui tươi sáng đang chờ chúng ta. Chúng ta mỗi ngày cố gắng đi một chút chắc chắn thế nào cũng sẽ tới đích, cũng sẽ thành công.

 Xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả cuốn “TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ” của soạn giả là cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao, một cuốn sách vừa hữu ích lại lý thú vì sách đã đề cập được tới khá nhiều tình tiết trong Kinh Pháp Cú. Mong rằng tác phẩm này sẽ góp được một phần nhỏ bé và khiêm tốn trong việc truyền bá Phật Pháp.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Mùa Phật Đản 2006
DIỆU PH ƯƠNG




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58778)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :