5. Luân Hồi

21/05/201012:00 SA(Xem: 26453)
5. Luân Hồi

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA) 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương Xuất Bản - 2006

LUÂN HỒI

 Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất. Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Một thuyết cho rằng loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, được lên thiên đàng hay bị xuống địa ngục

 Cả hai thuyết trên đều không đúng với sự thật. Chết rồi, không thể là hoàn toàn mất hẳn được, vì ở đời này, không có vật gì là mất hẳn. Cho đến một hạt cát, một mảy lông cũng không thể mất hẳn, huống là cái thân con người. Nhưng bảo rằng linh hồn thường còn, ở mãi trên thiên đàng hay dưới địa ngục cũng không đúng. Trong vũ trụ không có một cái gì có thể vĩnh viễn ở yên một chỗ, mà trái lại, luôn luôn biến đổixê dịch. Vả lại, có gì bất công hơn là chỉ vì những cái nhân đã gieo trong một đời hiện tại ngắn ngủi, mà phải chịu cái quả vĩnh viễn tốt hay xấu trong tương lai? Hai thuyết trên này đều bị Đạo Phật bác bỏ

 Theo giáo lý Đạo Phật thì chúng sinh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn, mà quay lộn trong cảnh sinh tử “luân hồi”. Luân hồi theo chữ Hán thì “luân” là bánh xe, “hồi” là trở lại. Hình ảnh bánh xe quay tròn trở lại dùng để hình dung sự xoay chuyển của mỗi chúng sinh trong sáu cõi. Khi đầu thai ở cõi này, khi ở cõi khác. Tử sinh, sinh tử tiếp nối không ngừng, như bánh xe quay lăn. Khi đã công nhận luật nhân quả, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận sự luân hồi, vì luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục. Bánh xe luân hồi quay tròn. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc. Bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sinh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tậpđạt đến sự giải thoát tối thượng

 Vua Ba Tư Nặc một hôm ra khỏi thành bất ngờ thấy một thiếu phụ rất xinh đẹp. Bà này đã có chồng. Muốn chiếm đoạt bà nên vua tìm cách hãm hại người chồng, sai người chồng đi làm một công chuyện khó khăn ở nơi thật xa, nếu không thành công sẽ bị trừng phạt. Suốt đêm hôm đó vua không ngủ được, bên tai cứ nghe văng vẳng tiếng kêu than của người từ dưới địa ngục. Vua đến hầu Phật và bạch rằng vua cảm thấy đêm dài vô tận. Người chồng cũng trình với Đức Phật rằng một dặm đường thật quá dài. Đức Phật đúc kết hai câu chuyện và thêm rằng đối với người không biết giáo pháp, vòng luân hồi mới quả thật là xa xôi diệu vợi:

 (Pháp Cú 60)
Người mất ngủ thấy đêm dài
Bộ hành mỏi mệt than hoài đường xa
Luân hồi cũng vậy thôi mà
Chập chùng tiếp nối thật là tái tê
Với người ngu dại, u mê
Biết gì chánh pháp, hiểu chi đạo mầu.

 Con người nào hay ngoài nỗi cơ cực của kiếp người, còn có đời sống siêu thoát, đời sống an lành. Đó là đời sống của người hiểu “chân diệu pháp”. Không hiểu “chân diệu pháp” con người sẽ khổ đau mãi mãi trong kiếp luân hồi. Chân diệu pháp chínhPhật pháp. Trong vũ trụ tất cả sự vật, từ vật nhỏ như hạt bụi, đến lớn như quả địa cầu, không vật nào chẳng luân hồi:

 1. Đất luân hồi: Đất làm thành bình hoa. Một thời gian bình bị bể và lại thành đất. Đất này lại làm thức ăn cho cây cỏ. Cây cỏ tàn rụi trở thành phân bón cho cây khác, hoặc làm thực phẩm cho động vật. Động vật ăn cây cỏ này vào, hoặc bài tiết ngay ra ngoài để thành phân, thành đất, hoặc biến thành máu huyết, da thịt để một ngày kia thân thể động vật già yếu, sẽ tan rã thành đất lại. Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng đất lại trở thành đất sau một vòng luân chuyển

 2. Nước luân hồi: Nước bị sức nóng mặt trời bốc thành hơi. Hơi bay lên không gặp lạnh biến thành mây. Mây tụ lại rơi xuống thành mưa. Mưa chảy xuống ao hồ thành nước lại. Hoặc nước mưa gặp hơi lạnh quá, đọng lại thành băng giá. Băng giá gặp hơi nóng mặt trời tan ra lại thành nước. 

 3. Gió luân hồi: Gió là sự luân chuyển của không khí. Không khí bị sức nóng mặt trời bốc cháy, giãn ra, bốc lên cao làm thành những khoảng trống. Để bù vào những khoảng trống ấy, không khí ở các nơi khác bay tới điền vào, gây thành luồng gió. Không khí xê dịch chậm thì gió nhỏ, xê dịch nhanh thì gió lớn, xê dịch nhanh nữa thì thành bão, nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là không khí. 

 4. Lửa luân hồi: Lửa là một sức nóng làm cháy được vật. Khi đủ nhân duyên thì sức nóng phát ra lửa. Chẳng hạn hai thanh củi trong trạng thái bình thường thì chúng ta chẳng thấy sức nóng ở đâu cả, nhưng khi chà xát vào nhau một hồi, thì lửa liền bật lên. Ngọn lửa này có thể đốt hai thanh củi kia, và hai thanh củi này một phần hóa thành tro than, một phần biến thành thán khí. Những cây khác dùng rễ mình để thu hút thán khí, chất chứa lại sức nóng để một ngày kia, gặp đủ nhân duyên lại bừng cháy lên. Như thế, sức nóng bao giờ cũng có sẵn, nhưng khi thì nó ở trạng thái tiềm phục, khi thì ở trạng thái phát hiện. Mắt chúng ta chỉ thấy khi nó phát hiện, và chỉ khi ấy mới cho là nó có, còn khi nó ở trạng thái tiềm phục thì ta bảo là nó không có. Thật ra thì nó chỉ luân hồi qua những trạng thái khác nhau, chứ không phải dứt đoạn hay mất hẳn. 

 5. Cảnh giới luân hồi: Kinh Phật thường nói: “Thế giới nhiều như cát sông Hằng”. Thật thế, ban đêm chúng ta nhìn lên trời, thấy hằng hà sa số tinh tú. Mỗi tinh túmột thế giới và mỗi thế giới ấy đều không thoát ra ngoài định luật chung là “thành, trụ, hoại, không”. Mỗi phút giây nào cũng có sự sinh diệt của thế giới. Thế giới này tan đi, thì thế giới khác nhóm lên, như một làn sóng này mất đi thì một làn sóng khác nổi lên, làm nhân làm quả, tiếp nối cho nhau, luân hồi không bao giờ dứt. 

 6. Thân người luân hồi: Thân người, hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do bốn chất lớn (“tứ đại”) là “đất, nước, gió, lửa” mà có. Như trên chúng ta đã thấy, tứ đại đều luân hồi, thì thân người cũng phải luân hồi theo. Khi thân nầy chết và tan rã, thì chất cứng dẻo trả về cho Đất; chất đượm ướt trả về cho Nước; hơi nóng trả về cho Lửa; hơi thở và sự cử động trả về cho Gió. Rồi bốn chất này tùy theo duyên chung hợp lại, làm thành cây cỏ hay thân người khác. Người khác đến khi chết rồi, bốn chất đó trở về bản thể cũ của chúng. Khi thành thân người, lúc làm thân súc vật, năm nay tụ hợp ở đây, sang năm đã rời đi nơi khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn, mà là luân hồi

 7. Tinh thần Luân hồi: Con người không phải chỉ gồm có tứ đại. Ngoài tứ đại, còn có phần tâm lý nữa, hay nói một cách tổng quát hơn, còn có tinh thần. Phần thể xác đã không tiêu diệt mà chỉ biến hóa luân hồi, thì tâm hay tinh thần, cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần mà thôi. Như đã nói, tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho chúng ta một cái nghiệp. Cái nghiệp ấy biến dịch, xoay vần mãi theo một định luật chung, đó là luật nhân quả. Đến đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhân quảluân hồi. Đã có nhân quả, tức phải có luân hồi (trừ trường hợp tu nhân giải thoát); đã có luân hồi phải tuân theo luật nhân quả

 Truyện tích kể rằng một thầy Sa di trẻ tuổi không biết giữ gìn các giác quan, nhìn gái đẹp mà mỉm cười, lòng khởi lên dục vọng. Cô gái bực bội gọi thầy là “ông trọc đầu”. Thầy nổi sân, không ai làm dịu được thầy. Đức Phật dùng phương pháp hòa giảithuyết phục. Ngài dạy hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn, chớ buông lung chạy theo cảnh vật bên ngoài, phải biết thanh lọc tâm ý thời sẽ tránh khỏi bị trôi lăn mãi trong cảnh sinh tử, tử sinh của vòng luân hồi:

(Pháp Cú 167)
Đừng theo dục vọng thấp hèn
Sống đừng buông thả đắm chìm bản thân
Đừng mang thành kiến sai lầm
Đừng tăng thêm mãi dương gian não phiền
Luân hồi sinh tử triền miên.

 Có thể nói một cách chắc chắn rằng, chúng ta lúc sinh tiền tạo nhân gì, thì khi chết rồi, nghiệp lực dẫn dắt tinh thần đến chỗ nó thọ báo không sai. Nếu tạo nhân tốt, thì luân hồi đến cảnh giới giàu sang, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân ác, thì luân hồi đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn tật. Tùy theo nghiệp nhân mình tạo mà một chúng sinhthể nhập vào một trong những cảnh giới sau đây: 

 - Địa ngục: nếu tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người. 

 - Ngạ quỷ (quỷ đói khát): nếu tạo nhân tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ tiền của đến giáo pháp, trái lại, còn mưa sâu, kế độc, để cướp đoạt của người. 

 - Động vật (súc sinh): nếu tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dở, tốt xấu. 

 - A Tu La (một loại thần nóng nảy giữ tợn): nếu tạo nhân trong trường hợp gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh, vừa cương trực, mà cũng vừa độc ác. Tạo nhân như vậy, kết quả sẽ gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều. 

 - Người (nhân): Tu theo “ngũ giới” thì đời sau trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật. 

 - Trời (thiên): Bỏ “mười điều ác” tu theo “thập thiện” thì sau khi chết, được sinh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời nầy cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sinh tử, luân hồi

 - Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sinh tử luân hồi, và đến bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát và Phật, thì phải tu nhân giải thoát

 Ngày kia Đại đức Xá Lợi Phất vô tình chạm nhằm vành tai của một tăng sĩ vốn đã có lòng ganh tị với thầy. Tăng sĩ này đem câu chuyện bạch lại với Đức Phật. Khi được hỏi đến, thầy Xá Lợi Phất không tự bào chữa mà chỉ mô tả lại đời sống khiêm tốn của thầy từ lúc xuất gia. Tăng sĩ kia nghe xong lấy làm ăn năn hối hận, xin sám hối với thầy và thầy cũng vậy, xin sám hối trở lại, nếu thầy có làm điều chi lỗi lầm, phạm đến tăng sĩ. Nhân đó Đức Phật ca ngợi Đại đức Xá Lợi Phất, ví thầy như đất, im lìm, trầm lặng không hề xao xuyến:

(Pháp Cú 95)
Bao sân hận chẳng vương mang
Tâm như một cõi đất bằng phẳng kia


Và như trụ đá kiên trì
Như hồ trong lắng không hề bùn nhơ
Người như vậy chẳng bao giờ
Luân hồi sinh tử diễn ra được nào.

 Một ông cha vợ đã đến tuổi già mà chưa làm được việc thiện nào. Chú rể thỉnh Đức Phậtchúng Tăng về nhà để cúng dường thay cha vợ. Đức Phật dạy cụ già:

 (Pháp Cú 238)
Hãy lo tự tạo cho mình
Một hòn đảo để tu hành bình an
Tinh cần, trí tuệ, khôn ngoan
Gột đi dục vọng, phá tan não phiền
Sẽ không quay trở về miền
Quẩn quanh sinh lão, triền miên luân hồi.

 La Hầu La là một Sa di trẻ tuổi, đã đắc quả A La Hán, nằm ngủ trước hương thất của Đức Phật. Ma vương đến, cố ý làm cho thầy sợ hãi. Đức Phật nhận thấytuyên bố rằng người này đã đạt đến mức toàn thiện, không còn lo sợ, không còn ô nhiễm, xa lìa ái dục, tiêu trừ hết mọi gai chướng của đời sống trần tục, thì chỉ còn thân này là cuối cùng, không bị tiếp tục sinh diệt trong vòng luân hồi nữa:

(Pháp Cú 351)
Mục tiêu ai đạt tới nơi
Không còn sợ hãi. Xa rời nhiễm ô
Xa lìa ái dục êm ru
Cắt đi gai chướng nhỏ to trong đời
Mũi tên sinh tử nhổ rồi
Thân này là cuối, luân hồi còn đâu.

 Đức Phật dạy thêm rằng người không còn ái dục, không còn luyến tiếc, bỏ hết mọi ham muốn các thú vui vật chất thấp hèn, dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi tà kiến, thông suốt ý nghĩa trong kinh điển giáo lý, là bậc trí tuệ uyên thâm, là bậc vĩ nhân. Họ là người mang thể xác cuối cùng và không còn tiếp tục sinh diệt trong vòng luân hồi nữa:

(Pháp Cú 352)
Xa lìa ái dục tầm thường
Không còn luyến tiếc vấn vương bận lòng
Bao nhiêu giáo pháp tinh thông
Lời văn, ý nghĩa vô cùng hiểu sâu
Là người trí tuệ hàng đầu
Vĩ nhân đáng kính, còn đâu luân hồi,
Thân này là cuối cùng rồi.

 Thầy Xá Lợi Phất một hôm dẫn năm trăm vị Tỳ kheo đi khất thực và đến trước nhà mẹ thầy. Bà mẹ mời mọi người vào nhà và dọn thức ăn. Nhân dịp này bà mẹ già nặng lời quở mắng thầy vì thầy bỏ nhà đi tu, nhưng thầy nhẫn nại chịu đựng. Khi nghe thuật lại hạnh nhẫn nhục này, Đức Phật ngợi khen vị đệ tử mình là đã làm tròn nhiệm vụ, thận trọng tự khép mình vào khuôn khổ khắt khe của đời sống đạo hạnh, sẽ mang xác thân này lần cuối cùng bởi vì đã tận diệt mọi dục vọng, sẽ không còn tái sinh nữa:

(Pháp Cú 400)
Ai không nóng giận với người
Chu toàn bổn phận, sống đời trang nghiêm
Không tham ái, biết tự kiềm
Xác thân hiện tại trở nên cuối cùng
Luân hồi sinh tử chẳng còn
Bà La Môn gọi tên không sai gì.

 Người nọ có biệt tài biết được một người chết rồi sẽ tái sinh đi đâu khi gõ nhẹ vào cái sọ của người chết. Ngày kia ông đến nơi Phật ngự. Đức Phật đưa ra năm cái sọ. Ông nói đúng tất cả mọi trường hợp, ngoại trừ trường hợp cái sọ của một vị A La Hán đã viên tịch. Ông không thể biết được vị ấy đi về đâu. Ông bạch hỏi Đức Phật ông phải làm thế nào để biết. Đức Phật nói nếu ông xuất gia Ngài sẽ chỉ dạy. Vì muốn biết, ông nọ xin thọ lễ xuất gia và sớm đắc quả A La Hán. Đức Phật dạy rằng dù biết được nơi thác sinh của kẻ khác cũng chưa đủ, phải tu tập thêm để chứng quả A La Hán, chứng được vô sinh thời mới hết bị vướng vào vòng luẩn quẩn khổ đau của luân hồi. Khi đó thời không còn ai hay biết được nơi thọ sinh của mình nữa vì mình đâu còn tái sinh

(Pháp Cú 420)
Ai mà sau lúc qua đời
chư thiên hoặc loài người khắp nơi
Hay chúng sinhcõi trời
Không hay biết họ về nơi chốn nào,
Họ là bậc đáng tự hào
Nhiễm ô, dục vọng diệt bao lâu rồi
Chẳng còn sinh tử luân hồi
Bà La Môn xứng tên người biết bao!

 Cần lưu ý là khi chết rồi, một chúng sinhcảnh giới này, có thể đầu thai qua cảnh giới khác, chứ không phải chỉ có người mới đầu thai làm người mà thôi. Những loài thú có tâm trạng gần giống người, có thể đầu thai làm người được, cũng như những người, có tâm trạng lang sói, sẽ trở thành lang sói. Người ta thường có quan niệm sai lầm rằng, người có linh hồn người, thú vậtlinh hồn thú vậtlinh hồn người hay linh hồn thú vật đều bất biến, dù chết hay sống. Vì suy nghĩ như thế, nên người ta không thể công nhận rằng: chết rồi, linh hồn người trở lại chui vào thân hình chó, mèo chẳng hạn, và hồn chó mèo lại có thể vào nằm trong lốt thân hình con người

 Thật ra, nghiệp không phải là linh hồn, mà là một năng lực có nhuốm tính chất những hành động của mỗi chúng sinh. Vì tính chất riêng biệt ấy, mà “nghiệp lực” nhập vào một hình thức này hay một hình thức khác, do cái luật hấp dẫn (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Thay vì nói người trở thành thú, hay trái lại, thú kia trở thành người, đúng hơn, nên nói “nghiệp lực phát hiện dưới hình thể người hay dưới hình thể thú”.

 Với giáo lý luân hồi, chúng ta phấn khởi mà tin rằng chết rồi không thể mất hẳn. Nhưng nếu chúng ta không biết vun trồng cội phúc, không cố gắng sống một đời sống có đạo đức, thì đời sau, chúng ta sẽ sinh vào cảnh giới xấu xa đen tối. Giáo lý luân hồi làm cho chúng ta thêm lòng tự tín, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình chịu nghiệp quả ấy, chứ không ai cầm cân thưởng phạt, ban phước, giáng họa cho mình cả. 

 Nay chúng ta đã hiểu ý nghĩa và giá trị của giáo lý luân hồi, chúng ta nên cố gắng cải tạo tư tưởng, lời nóihành vi của chúng ta, để tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ. Một khi các nhân ác đã được rửa sạch, những quả lành đầy đủ, các nghiệp hữu lậu không còn, lúc bấy giờ chúng ta có thể thoát ra khỏi luân hồi sinh tửđạt đến cảnh giới tốt đẹp, bất sinh bất diệt của các vị A La Hán, Bồ Tát hay Phật.

 Sống và chết cũng như thức và ngủ, vậy thôi. Chúng ta không nên quan tâm quá đáng về cái chết, vì ai cũng chết. Điều đáng quan tâm hơn là sống và sống như thế nào để lúc chết được bình an. Vì lẽ đó, đối với Phật tử chúng ta cần phải sống giữ tâm linh trong sạch, đừng làm điều gì gây khổ đau cho chính mình và cho kẻ khác, nhất là phải luôn luôn ý thức rằng cuộc đờivô thường. Nên quan niệm rằng “trần gian này là chiếc cầu, hãy đi qua nó chứ đừng xây nhà trên nó”. Cho đến khi nào tâm được trong sạch, thanh bình, không còn luyến tiếc, không còn bám víu vào bất cứ một điều gì, thì khi đó sự chết của chúng ta như “lên thuyền sang sông”, giải thoát mọi khổ đau và thanh thản lìa đời trong sự bình an phúc lạc

 Một chàng thanh niên con nhà giàu có đem lòng thương một cô gái làm nghề diễn viên nhào lộn khi thấy cô này biểu diễn rất khéo léo và duyên dáng. Muốn cưới nàng làm vợ chàng phải rời nhà ra đi theo đoàn hát xiếc. Về sau này chính chàng cũng luyện tập để trở thành một nhà leo dây nhào lộn. Một hôm chàng đang biểu diễn tài nghệ của mình và đang được dân chúng tán thưởng thời đoàn khất sĩ của Đức Phật đi đến. Mọi người tranh nhau tới đảnh lễ Đức Phật, chẳng ai màng nhìn tiếp trò nhào lộn. 

 Chàng nghe Đức Phật dạy bên dưới “Chớ tham luyến vào thân tâm năm uẩn, hãy mau mau tìm lối thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, đừng luyến ái dĩ vãng, hiện tại, hay tương lai. Hãy vượt qua bờ bên kia của kiếp nhân sinh trần tục với tâm giải thoát, để khỏi chịu cảnh tử sinh luân hồi trở lại với mình”. Chàng chợt thức tỉnh. Sau khi rời đoàn hát chàng xin thọ giới Tỳ kheo, chẳng bao lâu chứng được quả vị A La Hán. Chàng vẫn không quên lời Phật dạy:
(Pháp Cú 348)
Mặc cho quá khứ trôi đi
Níu chi hiện tại, chờ gì tương lai
Rời mau bến thảm cuộc đời
Vượt qua bờ nọ là nơi tuyệt vời
Khi tâm đã giải thoát rồi
Đâu còn sinh lão nổi trôi xoay vần.

 Liền sau khi thành đạo tại cội bồ đề, một trong những tuyên ngôn đầu tiên của Đức Phật đã được cất lên giữa dòng đời với nội dung giải thoát vòng luân hồi trầm luân. Khải hoàn ca đó đã được ghi lại trong kinh tạng như sau:

 (Pháp Cú 153 - 154)
Lang thang khắp nẻo luân hồi
Qua bao tiền kiếp nổi trôi ta bà
Tìm không gặp kẻ làm nhà
Chuyên gây cuộc sống diễn ra rối bời,
Nay ta bắt gặp ngươi rồi
Kẻ làm nhà hỡi, ngừng thôi đừng làm!
Rui mè ngươi đã gãy ngang
Rui mè dục vọng tan hoang đã đành,
Cột kèo ngươi cũng tan tành
Cột kèo tăm tối vô minh hại người!
Niết Bàn ta chứng đắc rồi
Bao nhiêu tham ái dứt nơi tâm này.

 Ở đây, Đức Phật xác nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy đau khổ, một sự kiện hiển nhiên chứng minh có nhiều kiếp tái sinh. Ngài phải đi bất định, và do đó, phải chịu khổ đau, phải lang thang mãi cho đến ngày tìm ra được “kiến trúc sư” đã xây dựng cái nhà này, tức thể xác này. Trong kiếp cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình thiền định mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra kẻ làm nhà hằng mong mỏi muốn biết. 

 Kẻ làm nhà này là nguyên nhân luân hồi. Kẻ làm nhà này không ở ngoài, mà ở sâu kín bên trong Ngài, khiến Ngài bị tái sinh mãi để mang cái thân xác này. Đó là dục vọng, ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Dục vọng xuất phát bằng cách nào thì không thể biết. Cái gì ta tạo ra, ta có thể tiêu diệt. Tìm ra kẻ làm nhà tức tận diệt dục vọng, trong lúc đắc quả A La Hán, mà trong bài kệ này, ý nghĩa bao hàm trong thành ngữ chấm dứt dục vọng.

 Rui mè, hay cái sườn nhà, của căn nhà tự tạo này là những ô nhiễm như tham, sân, si, tự phụ, tà kiến, hoài nghi, mê muội, phóng dật, biếng nhác. Cột kèo hay cây đòn dông chịu đựng cái sườn nhà là vô minh tăm tối, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá vỡ cột kèo vô minh bằng trí tuệ tức là làm sập căn nhà. Rui mè và cột kèo là vật liệu mà kẻ làm nhà dùng để cất nhà, cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Vậy, khi hết vật liệu xây cất, tức nhiên anh thợ không còn dựng nhà được nữa. Khi cái nhà đã bị phá tan tành thì cái tâm đã thành đạt trạng thái vô lậu, vô sinh, bất diệt, là Niết Bàn. Tất cả cái gì còn tại thế đều phải bị bỏ lại phía sau và chỉ có trạng thái siêu thế, Niết Bàn, sẽ tồn tại.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58745)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.