- 1. Lời Nói Đầu
- 2. Nguồn Gốc Kinh Pháp Cú
- 3. Vô Thường Và Vô Ngã
- 4. Nhân Quả Và Nghiệp Báo
- 5. Luân Hồi
- 6. Tam Độc: Tham, Sân, Si
- 7. Ái Dục
- 8. Giới, Định, Tuệ
- 9. Người Ngu Và Người Trí
- 10. Tam Quy Và Ngũ Giới
- 11. Thập Thiện
- 12. Lục Độ Ba La Mật
- 13. Tứ Diệu Đế Và Bát Chánh Đạo
- 14. Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả
- 15. Mầu Áo Cà Sa
- 16. Hương Vị Giải Thoát
- 17. Nghệ Thuật Thuyết Pháp
- 18. Đạo Phật Là Đạo Yêu Đời
- 19. Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi
- 20. Tài Liệu Tham Khảo
TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ
(DHAMMAPADA)
Tâm Minh Ngô
Tằng Giao
Diệu Phương Xuất
Bản - 2006
NGƯỜI NGU VÀ NGƯỜI TRÍ
NGƯỜI NGU
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này.
Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục. Khi nghe câu chuyện, Đức Phật giảng dạy về những phiền não mà kẻ ngu có hành động bất thiện phải gặp:
(Pháp Cú 69)
Khi mà nghiệp ác
chưa thành
Chưa gây hậu quả
thật tình thảm thương
Người ngu cảm thấy
bình thường
Tưởng như được nếm
mật đường ngọt thay,
Nhưng khi quả báo
đọa đày
Người ngu chịu
khổ, đắng cay não nề.
Nhiều người tìm đến tịnh thất của một vị Phật Độc Giác để cúng dường. Họ đi qua lại và giẵm lên đám ruộng của một anh nông dân. Anh cản ngăn nhiều lần không được nên tức giận và lén nổi lửa thiêu đốt tịnh thất. Dân chúng đến, không còn thấy vị Phật nữa. Khi hay biết sự thật họ bèn xúm lại đánh anh đến chết. Anh bị đọa vào địa ngục, sau đó tái sinh làm ngạ quỷ có hình tướng giống như con rắn. Đức Phật chỉ cho rõ về những quả xấu của hành động bất thiện của kẻ ngu:
(Pháp Cú
71)
Người ngu nghiệp
ác tạo nên
Nào đâu hậu quả
thấy liền nơi đây
Tựa như sữa chẳng
đông ngay,
Tuy nhiên nghiệp
báo đêm ngày ngầm theo
Giống như
ngọn lửa thầm reo
Trong than hồng ủ
dưới nhiều lớp tro.
Kẻ ngu tham danh nhiều chừng nào càng gặp nhiều nguy hiểm chừng nấy. Một người học trò buông lung hư hỏng theo học nghề bắn đá và sử dụng sai lạc tài nghệ của mình, bắn hòn đá trúng một vị Phật Độc Giác chết ngay tại chỗ. Do nghiệp bất thiện này, anh tái sinh làm ngạ quỷ, bị nhiều búa tạ cháy đỏ vung lên và giáng xuống liên tục trên đỉnh đầu. Nhắc đến tài nghệ trong quá khứ của “quỷ búa tạ” này, Đức Phật ghi nhận rằng chính sự hiểu biết tài giỏi của người học trò buông lung này đã làm hại anh:
(Pháp Cú 72)
Chút tài mọn, chút
hư danh
Dù thêm vào được
cho mình nay mai
Người ngu vẫn tự
hại đời
Tự đưa mình tới
cuối trời diệt vong
Để rồi hạnh phúc chẳng
còn
Tiêu tan đầu não,
héo hon trí người.
Vì là ngu si vô trí, không biết phân biệt chính, tà, chân, ngụy, nên kẻ ngu hay lựa chọn những pháp môn sai lầm để hành trì. Ta không lạ gì nếu thấy kẻ ngu thường chọn cách tu trì theo khổ hạnh. Một đạo sĩ tu khổ hạnh ở gần một ngôi làng và được một gia đình thường cúng dường thức ăn. Gần lều của thầy có một ngọn đồi và một con kỳ đà chúa sống ở đó. Nó thường viếng thầy và rất kính trọng thầy. Nhưng một hôm thầy mưu toan giết con kỳ đà. Thầy bèn giấu một cây gậy trong áo, đến gần đồi cát và giả vờ ngủ. Khi con kỳ đà đến gần thầy định giết nhưng kỳ đà chạy thoát. Đức Phật dạy “Hãy thanh tịnh và trong sạch bên trong. Còn như dung mạo bên ngoài chỉ là trang điểm suông”:
(Pháp Cú
394)
Kẻ ngu bện tóc
trên đầu
Da dê may áo mặc
đâu ích gì,
Lòng đầy tham dục
chưa lìa
Điểm trang ngoài
mặt làm chi cho thừa.
Chính kẻ ngu, vì ngu si khờ dại, vì sai lầm mà miệt thị giáo pháp, khinh miệt chư vị hiền thánh, khinh miệt người hành đạo, và do vậy sẽ tự đưa mình đến chỗ hoại vong. Một bà thí chủ thường giúp đỡ một thầy tu. Sau khi thấy người ta tán tụng Đức Phật bà cũng muốn đến nghe Ngài thuyết Pháp. Thầy tu ganh tị, sợ bà sẽ không giúp ông nữa nên ông thuyết phục bà không nên đi nghe. Không làm theo lời ông, bà tín nữ đến hầu Phật. Thấy vậy, thầy cũng đến bạch với Đức Phật rằng bà này không hiểu nổi chánh pháp. Thầy xin Đức Phật đổi đề tài và chỉ giảng về đức bố thí và trì giới mà thôi. Biết rõ ý định không tốt của thầy, Đức Phật dạy “Những người khờ dại, vì sai lầm mà phỉ báng giáo pháp của chư Phật, khinh miệt chư vị hiền thánh, khinh miệt người hành đạo và như thế chỉ tự làm tổn hại mình, tự đưa mình đến chỗ hoại vong mà thôi”:
(Pháp Cú
164)
Đám người khờ dại,
ngu si
Vì nhìn sai lạc,
khinh khi đạo mầu
Khinh khi giáo
pháp thâm sâu
Nhạo người chánh
đạo từ lâu tu hành,
Đám này rước khổ
vào mình
Giống cây lau nọ
khi sinh quả rồi
Sẽ liền tự diệt mà
thôi.
Và cũng vì ngu si, kẻ vô trí làm hại các người hiền thiện. Nhưng hại người không đến đâu, trở lại mình bị hại. Truyện tích kể rằng người thợ săn kia vào rừng với bầy chó. Trên đường đi, anh gặp một tăng sĩ. Trọn suốt buổi anh không săn được gì. Lúc trở về, anh gặp lại thầy. Nghĩ rằng vì gặp thầy nên không săn được thịt, anh nổi giận xua chó vồ cắn thầy. Thầy hoảng sợ, trèo lên cây thoát thân. Tên thợ săn chưa đã nư giận, bắn một mũi tên trúng vào gót chân thầy. Thầy bị quá đau, loay hoay làm rơi cái y xuống. Cái y trùm lên mình tên thợ săn. Đoàn chó dữ thấy có người lúng túng trong cái y, ngỡ rằng vị tăng sĩ từ trên cây đã rơi xuống đây nên áp lại cắn tên thợ săn đến chết. Thầy thoát nạn trở về hầu Phật và thắc mắc không biết hành động như vậy thầy có tạo ác nghiệp hay không. Đức Phật rọi sáng cho biết là thầy “vô tội” và mô tả hậu quả xấu càng tăng trưởng thêm của kẻ nhẫn tâm gây tổn hại cho người khác. “Làm hại người hiền lương vô tội thời quả dữ của việc ấy sẽ quay lại với người làm ác”:
(Pháp Cú
125)
Khi mà kẻ ác hại
người
Tâm tư trong sạch,
cuộc đời hiền lương,
Ác kia trở lại
thảm thương
Gây cho kẻ ác trăm
đường khổ thay
Tựa như ngược gió
vung tay
Tung ra bụi bẩn,
bụi bay lại mình.
Người ngu si, vì thiếu hiểu biết, nên đã biến “tự ngã”, biến sự ngu dốt của mình thành ra kẻ thù gây đau khổ cho chính mình. Ngày kia, có một người mang bệnh cùi, người đó đến nghe Pháp và đắc quả Dự Lưu. Bất hạnh thay, lúc trở về, người ấy bị một con bò cái hung hăng húc vào người và ngã ra chết. Đức Phật giải thích rằng vị ấy phải mang bệnh cùi vì trong một tiền kiếp đã có lần nhổ nước miếng vào một vị Phật Độc Giác. Và vị ấy bị bò húc chết vì trong một tiền kiếp khác đã giết một cô gái giang hồ, nay cô đầu thai thành con bò này húc vị đó để trả thù:
(Pháp Cú
66)
Những người ngu
dại, u mê
Thiếu phần trí
tuệ, thiếu bề tinh anh
Tự mình lại biến
chính mình
Thành ra thù địch
quẩn quanh theo hoài
Tạo muôn nghiệp ác
nào hay
Chuốc vào hậu quả
đắng cay sau này.
Hai người bạn chuyên làm nghề móc túi, một hôm cùng đi nghe thuyết Pháp. Sau khi chăm chú nghe, một người đắc quả Dự Lưu. Trong lúc ấy người kia chỉ lo ăn cắp tiền của các Phật tử. Khi về nhà, vợ chồng người ăn cắp thời có đồ ăn ngon lành và chê người bạn kia không khôn ngoan, không biết lợi dụng thời cơ để kiếm chút gì nuôi thân. Khi hay được câu chuyện, Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa người cuồng dại với người trí và dạy rằng thật không gì nguy hiểm bằng, khi người ngu tưởng rằng mình có trí:
(Pháp Cú
63)
Người ngu tự biết
mình ngu
Thế là có trí,
người xưa dạy rồi,
Ngu mà cứ tưởng
khôn thôi
Mới là một kẻ muôn
đời thật ngu.
Một Đại đức có tính hay khoe khoang, muốn được mọi người khen tặng mình là người thông hiểu rành rẽ về chánh pháp nên thường hay leo ngồi trên Pháp tọa. Các vị Tỳ kheo khác một hôm đến viếng chùa thấy vậy lầm tưởng rằng thầy thông suốt giáo pháp, đến nhờ thầy giảng, mới biết thầy không thông. Câu chuyện được bạch với Đức Phật, Đức Phật giảng về thái độ của người cuồng dại, dầu suốt đời sống chung với người trí, vẫn không thông hiểu giáo pháp, cũng như cái muỗng, dầu nằm trọn vẹn trong nồi canh, vẫn không thưởng thức được hương vị của canh:
(Pháp Cú
64)
Người ngu suốt cả
một đời
Gần bên người trí
cũng hoài công thôi
Hiểu đâu chánh
pháp cao vời,
Như thìa, như
muỗng múc nồi canh kia
Múc hoài từ sáng
tới khuya
Vị canh ngon ngọt
hưởng gì được đâu.
Đức Phật khuyên chúng ta nên sống một mình cô độc, còn hơn là bạn với kẻ ngu. Có lần các Tỳ kheo chia làm hai nhóm tranh cãi ồn ào mãi. Đức Phật ngăn cản chẳng được. Ngài bỏ đi sống một mình giữa rừng, có con voi chúa phục vụ. Khi có người thắc mắc cho rằng chắc Ngài bị vất vả nhiều, Đức Phật dạy “Thà ở riêng một mình còn hơn kết bạn cùng người ngu đần. Ở một mình rảnh rang, khỏi phiền não”:
(Pháp Cú 330)
Thà ta cứ ở một
mình
Còn hơn có bạn
đồng hành ngu si,
Mình ta rong ruổi
bước đi
Tránh làm điều ác
có chi phiền lòng,
Như voi kia sống
thong dong
Một mình thanh
thản ở trong rừng già.
Tôn giả Đại Ca Diếp có hai người học trò. Một người kính cẩn, lễ độ. Người kia không nghe lời răn dạy, lại hay tỏ ra bất mãn. Người học trò xấu một hôm đến nhà một tín nữ nói dối là thầy bị bệnh. Tín nữ dâng cúng thực phẩm ngon nhờ mang về cho thầy. Dọc đường trò ăn hết cả. Khi bị thầy quở rầy thời trò không vui, nổi lửa đốt tịnh thất của thầy và bỏ trốn. Đức Phật nghe thuật lại chuyện, dạy rằng nên sống đơn độc còn hơn kết hợp với người điên khùng, cuồng dại. Vì lòng từ bi, vì thương họ, ta có thể đến gần người cuồng dại để hỗ trợ, nâng đỡ, giúp cho họ sáng suốt hơn, nhưng không nên để cái cuồng dại của họ nhiễm ta:
(Pháp Cú 61)
Khi cùng sánh bước
đường đời
Nếu không tìm được
một người so ra
Hơn ta hay chỉ
bằng ta
Một mình rong ruổi
thế mà lại hay,
Gặp người ngu muội
phiền thay
Chớ nên kết bạn có
ngày khổ đau.
NGƯỜI TRÍ
Đối diện với kẻ ngu là bậc trí và cả một phẩm để dành nói đến bậc trí trong bộ Kinh Pháp Cú. Người trí ưa thích im lặng như biển lớn, như cái gì đầy tràn, như ao đầy nước, còn kẻ ngu thì ồn ào như khe núi, như cái gì trống rỗng, như ghè vơi nước. Chúng ta sẽ thấy thật không dễ gì được gặp bậc hiền trí, và chỗ nào bậc hiền trí sinh, chỗ ấy được an lạc. Đại đức A Nan bạch hỏi Đức Phật những nhân vật cao quý, vĩ đại như thánh nhân đản sinh ở nơi nào. Để giải đáp, Đức Phật dạy “Rất khó gặp được bậc thánh nhân trí tuệ cao siêu vì người như thế rất ít. Nơi nào có người trí tuệ cao siêu ra đời thì gia tộc đó được phúc báu và hạnh phúc”:
(Pháp Cú 193)
Khó mà gặp được
thánh nhân
Là người trí tuệ
muôn phần cao siêu
Người như vậy
chẳng có nhiều,
Chỗ nào kẻ trí sớm
chiều sinh ra
Gia đình hạnh phúc
chan hòa.
Người trí được ví như con ngựa phi nước đại, bỏ lại sau con ngựa yếu đuối hèn
kém để nêu rõ hạnh tinh cần và sự tỉnh thức của người trí giữa các người phóng
dật, u mê. Hai Tỳ kheo rút vào rừng hành thiền. Một vị kiên trì chuyên chú nên
chẳng bao lâu chứng đắc được quả La Hán. Vị kia thì phóng dật, chỉ ngồi sưởi,
tán chuyện rồi lăn ra ngủ. Đức Phật ca ngợi vị sống tinh cần chánh niệm:
(Pháp Cú 29)
Giữ cho tinh tấn
trong lòng
Giữa bao nhiêu kẻ
buông lung tràn trề
Giữ cho tỉnh táo
mọi bề
Giữa bao nhiêu kẻ
ngủ mê li bì
Kìa trông kẻ trí
khác gì
Như con tuấn mã
phóng đi hào hùng
Phía sau bỏ lại
trên đường
Ngựa gầy hèn yếu
não nùng lết theo.
Kẻ trí thấy rõ cần phải nhiếp phục tự thân. Một cậu bé bảy tuổi xuất gia làm Sa di. Ngày kia, khi đi theo thầy cậu để ý thấy những người nông dân dẫn thủy nhập điền, những người thợ chuốt tên, những người thợ mộc đang đẽo gỗ làm bánh xe. Cậu tự nghĩ: “Những vật vô tri vô giác như nước, như gỗ còn có thể uốn nắn và kiểm soát được, tại sao ta lại không thể thuần hóa được cái thân của ta?”. Nghĩ vậy, cậu rút vào tịnh thất, chuyên chú hành thiền và đắc quả A La Hán trong lúc chỉ có bảy tuổi. Đức Phật nhân đó dạy:
(Pháp Cú
80)
Những người tưới
nước chăm lo
Đào mương dẫn nước
vào cho khắp miền,
Những người thợ
vót cung tên
Cung tên lo uốn
triền miên tháng ngày,
Những người thợ
mộc khéo tay
Xẻ cây, uốn ván
thẳng ngay tài tình,
Còn như người trí
tinh anh
Chăm lo thuần hóa
thân mình cho nhanh.
Nói cho rõ hơn, người trí có một lựa chọn dứt khoát giữa thiện và bất thiện, giữa trạng thái sáng sủa và trạng thái tối tăm. Đứng trước lạc khổ ở đời, người hiền trí đã vượt lên trên mọi xúc động nên không cảm thấy vui buồn.
Người trí chỉ giáo hoá người khác khi tự mình đã có một vị trí thích đáng. Một Tỳ kheo vốn có tài hùng biện nhưng tham lam. Thầy đi từ chùa này sang chùa khác thuyết Pháp và tham lam thâu góp tất cả những vật cúng dường. Ngày kia có hai vị sư trẻ tuổi không thể thỏa thuận với nhau để chia hai bộ y và một cái mền gấm. Thầy tham lam giảng hòa hai đàng bằng cách chia cho mỗi vị một bộ y, còn cái mền thì về phần thầy. Câu chuyện đến tai Đức Phật. Nhân cơ hội, Đức Phật giảng về bổn phận của ông thầy trước hết là phải làm gương và người trí như thế thời sẽ không bị kẻ khác khiển trách. “Trước hết phải tự đặt mình vào con đường Chánh Đạo rồi sau mới chỉ bảo dạy dỗ người khác”:
(Pháp Cú
158)
Đầu tiên hãy tự
đặt mình
Vào đường chân
chính quang minh rạng ngời
Về sau mới giáo
hóa người,
Kẻ hiền, kẻ trí
luôn noi gương này
Nào ai chê trách
nữa đây.
Thần thông là năng lực tinh thần. Do nhờ sự phát triển tinh thần đầy đủ, hành giả có thể bay trên không trung, đi trên mặt nước, chui xuống lòng đất v.v... Những loại năng lực ấy thuộc về tâm linh và phi thường nhưng không phải là phép lạ. Còn bay khỏi thế gian là các vị A La Hán, nhập Đại Niết Bàn, không còn tái sinh trở lại trên thế gian này.
Đại đức Xa Nặc, trước kia là người đánh xe cho thái tử Tất Đạt Đa, thầy tỏ ra thật kỳ khôi, khó dạy. Thầy thường tự hào rằng mình là người duy nhất thân cận bên Phật ngay từ buổi đầu khi Phật còn là thái tử nên thầy hay ganh tị với địa vị ngày nay của hai vị đại đệ tử của Đức Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thầy thường lên tiếng chê bai hai vị này. Ba lần Đức Phật khuyên dạy thầy về sự lợi ích có bạn tốt và lưu ý rằng hai vị đại đệ tử là bạn tốt nhất của thầy. Thầy không nghe lời. Đến khi Đức Phật nhập diệt, thầy hối hận quá mới đến sám hối với hai vị đại đệ tử trên. Sau này thầy tinh tấn tu hành và đắc quả A La Hán. Người trí thường sáng suốt và có hạnh tuyệt diệu, nên Đức Phật khuyên chúng ta nên thân cận kẻ trí hơn kết bạn với kẻ ngu :
(Pháp Cú
78)
Người gian ác, kẻ
tiểu nhân
Chớ nên làm bạn,
kết thân với mình
Chỉ nên kết bạn
người lành
Tác phong quân tử,
tính tình thanh cao.
Có lần chư Tăng chia làm hai nhóm tranh cãi nhau náo động. Đức Phật khuyên giải không được. Ngài vào sống một mình ở giữa rừng để nhập hạ. Trong đấy có một con voi chúa tới hầu hạ Ngài chu đáo. Sau mùa an cư tôn giả A Nan dắt năm trăm Tỳ kheo vào rừng thỉnh Đức Phật trở về tịnh xá. Luận về đời sống cô đơn của Ngài trong thời gian qua Đức Phật dạy:
(Pháp Cú
329)
Nếu không gặp bạn
đồng hành
Hiền lương, trí
tuệ cùng mình đi xa
Ta nên sống một
mình ta
Như vua lánh khỏi
nước nhà bại vong,
Như voi kia sống
thong dong
Một mình thanh thản
ở trong rừng già.
Chung sống với người ngu, chung sống với người trí là cả một sự mâu thuẫn thái cực. Một lần nọ Đức Phật lâm bệnh, vua Trời Đế Thích biến ra hình người đến hầu và săn sóc Ngài. Các vị Tỳ kheo lấy làm ngạc nhiên trước cử chỉ gương mẫu của vua Trời Đế Thích. Lúc ấy Đức Phật dạy nên gần bên người trí vì chẳng khác nào gặp được bà con thân thuộc:
(Pháp Cú 207)
Sống chung, thân
cận người ngu
Lúc nào cũng thấy
buồn lo phập phồng,
Khổ thay gần kẻ
ngu đần
Khác nào sống cạnh
địch quân hiểm nghèo,
Sống cùng người
trí lành nhiều
Vui như bên kẻ
thân yêu, họ hàng.
Cho nên khi gặp được người hiền trí hoặc người thông minh, kiên nhẫn, giới hạnh
trang nghiêm và các bậc thánh nhân, ta nên kết hợp với họ:
(Pháp Cú 208)
Đúng như vậy! Thật
rõ ràng:
Nếu gần gũi được
những hàng thánh nhân,
Người hiền trí,
người đa văn
Những người trì
giới thành tâm, kiên trì
Nên theo gót họ
mọi bề
Như trăng theo mãi
đường đi sao trời.
Người trí biết nhận chân giá trị của giáo pháp. Ba mươi thanh niên được nghe giáo pháp liền đắc quả A La Hán. Từ cuộc sống trụy lạc chỉ theo đuổi các thú vui nhục dục họ đã đổi thành đức hạnh. Đức Phật đề cập đến sự chứng ngộ mau lẹ ấy và giải thích rằng các vị này vốn đã là những người thông minh xuất chúng, dù chỉ sống chung với bậc trí tuệ trong chốc lát cũng hiểu ngay được chánh pháp:
(Pháp Cú
65)
Người thông minh
dễ dàng thay
Gần người trí tuệ
hiểu ngay đạo mầu
Hiểu ngay chánh
pháp thâm sâu
Khác chi cái lưỡi
nếm vào canh kia
Biết ngay hương vị
khó chi.
Vua Ba Tư Nặc tiêu xài tiền của thật nhiều để cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Trong triều đình có một vị đại thần không vui vì cho như thế là hoang phí, nhưng một vị khác lại lấy làm hoan hỉ. Xét về hai thái độ khác nhau ấy Đức Phật giảng cho vua nghe rằng:
(Pháp Cú
177)
Những người keo
kiết ở đời
Sinh đâu vào được
cõi trời mai sau
Những người ngu
muội dài lâu
Ghét lời bố thí,
ghét câu cúng dường,
Chỉ riêng người
trí tìm đường
Mở tâm quảng đại
cúng dường lòng vui
Đời sau an lạc mãi
thôi.
Kẻ trí và người ngu nhìn đời có khác nhau. Người thiện trí không luyến ái trần thế tức là cái thể xác ngũ uẩn này, cái thân tâm này. Một hoàng tử lấy làm sầu muộn khi hay tin người vũ nữ thường ca múa giúp vui cho ông vừa chết. Hoàng tử đến hầu Phật để tìm nguồn an ủi. Đức Phật khuyên giải ông và dạy rằng chỉ người cuồng dại mới say đắm mà lặn ngụp trong thế gian:
(Pháp Cú 171)
Dù nhìn trần thế
của ta
Xa hoa lộng lẫy
như là xe vua
Kẻ cuồng dại mới
thích ưa
Mới mong tham đắm
mê mờ ngu si
Còn như người trí
thiết chi
Có đâu luyến ái,
dễ gì bận tâm.