- 1. Lời Nói Đầu
- 2. Nguồn Gốc Kinh Pháp Cú
- 3. Vô Thường Và Vô Ngã
- 4. Nhân Quả Và Nghiệp Báo
- 5. Luân Hồi
- 6. Tam Độc: Tham, Sân, Si
- 7. Ái Dục
- 8. Giới, Định, Tuệ
- 9. Người Ngu Và Người Trí
- 10. Tam Quy Và Ngũ Giới
- 11. Thập Thiện
- 12. Lục Độ Ba La Mật
- 13. Tứ Diệu Đế Và Bát Chánh Đạo
- 14. Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả
- 15. Mầu Áo Cà Sa
- 16. Hương Vị Giải Thoát
- 17. Nghệ Thuật Thuyết Pháp
- 18. Đạo Phật Là Đạo Yêu Đời
- 19. Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi
- 20. Tài Liệu Tham Khảo
TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ
(DHAMMAPADA)
Tâm Minh Ngô
Tằng Giao
Diệu Phương Xuất
Bản - 2006
NGHỆ THUẬT THUYẾT PHÁP
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
Đức Phật dùng một phương pháp rất biệt tài trong tập Kinh Pháp Cú là sử dụng
các ví dụ rất linh động và chính xác để gợi cảm cho người nghe mà xác chứng và
nhiều khi lại giải thích thêm cho cặn kẽ hơn những điều Ngài nói. Các ví dụ
ngài dùng thật vô cùng phong phú và khác biệt, lại giản dị, trong sáng, hướng
thượng, hiền thiện và giải thoát.
Truyện tích kể rằng vua Lưu Ly chỉ vì nghe thuật lại một lời nói có tính cách
khinh khi đến nguồn gốc, dòng dõi mẹ và bà ngoại của mình nên xúc động và sinh
lòng thù oán sâu đậm dòng dõi Thích Ca của Đức Phật. Vua mang quân sang tiêu
diệt toàn thể những người cùng họ này. Trên đường trở về, quân đội của vua đóng
dinh trại bên một bờ sông để nghỉ. Giữa đêm khuya, một trận lụt to lôi cuốn tất
cả vua và binh lính theo dòng nước. Mọi người đều bị chết hết. Nghe câu chuyện
thương tâm ấy Đức Phật dùng hình ảnh nước lũ cuốn trôi xóm làng để ghi nhận
rằng nhiều người đi đến sự sụp đổ của chính mình trong khi thực hành mưu đồ để
thành đạt mục tiêu, miệt mài trong dục vọng, tâm phóng túng, không biết rằng
“Diêm vương đang cắt ngắn mạng sống của họ”:
(Pháp Cú 47)
Tựa như nước lũ
cuốn đi
Xóm làng say ngủ
li bì nửa khuya
Tử thần cũng sẽ
rước về
Những người phóng
túng, đam mê tối ngày
Chỉ chuyên thu
nhặt luôn tay
Cánh hoa dục lạc
chất đầy trong tâm.
Cũng nhân truyện tích trên chúng ta nhận thấy vua Lưu Ly vì tàn sát quá nhiều người trong dòng họ Thích Ca mà phải chịu quả báo “hiện tiền” là bị nước lụt cuốn trôi ngay. Còn khi thấy quá nhiều người trong dòng họ Thích Ca bị giết chết, Thầy A Nan khóc lóc xin nhờ Đức Phật cứu cho, nhưng Đức Phật bảo đó là quả báo của dòng họ Thích Ca phải gánh chịu, vì trong một tiền kiếp, họ đã bỏ thuốc độc vào một hồ nước, giết hết loài cá trong hồ, nay cá ấy tái sinh ở nước của vua Lưu Ly và đến báo oán.
Đức Phật dạy nên chấm dứt tham luyến. Người còn đang say đắm, mê luyến về tài sản, về đàn gia súc, về con cháu, sẽ bị thần chết đến dẫn đi một cách bất ngờ, cũng như dân chúng trong làng đang say ngủ bị cơn lụt to nửa đêm thình lình lôi cuốn trôi ra biển:
(Pháp Cú 287)
Người mà tâm mãi
hằng ngày
Cháu con, gia sản
đắm say chẳng ngừng
Khó mà thoát khỏi
tử thần
Giống như thảm họa
xóm làng ngủ say
Bị cơn nước lũ
cuốn ngay.
Từ hình ảnh lũ lụt Đức Phật đưa ra hình ảnh ao hồ. Ngài dạy sau khi nghe Pháp thời tâm của người hiền trí an tịnh như nước trong hồ sâu yên lặng. Lần khác Ngài dạy rằng tâm của bậc thánh nhân không dao động thời an tịnh như cõi đất bằng, kiên cố như trụ đồng và cũng phẳng lặng và trong suốt như ao sâu không bị bùn đất làm nhơ bẩn.
Hình ảnh từng giọt nước nhỏ rơi xuống lâu ngày cũng làm đầy được một cái bình, từ đó Đức Phật dạy là đừng nên xem thường điều ác dù nhỏ hay điều thiện dù nhỏ. Hình ảnh gần gũi khác là mưa trên mái nhà. Ngài dạy tâm không tu sẽ bị tham dục xâm nhập như mái nhà mà lợp không kín sẽ bị mưa dột vào. Trái lại nhà lợp kín sẽ không bị mưa dột như kẻ khéo tu.
Kế đến là hình ảnh cát bụi và cây cối. Ngài dạy là kẻ ác hại người thời ác kia trở lại gây khổ cho mình như tung cát bụi ngược chiều gió, cát bụi sẽ bay ngược trở lại vào mắt người tung. Lần khác Ngài dạy là kẻ xuất gia mà chẳng giữ mình, hành vi phóng đãng, tu hành buông lơi thời chỉ gieo cát bụi cho đời. Ngài cũng dạy rằng người không tự kiềm chế dễ bị dục vọng lôi cuốn như cây yếu trước cơn gió lốc. Lòng ái dục tiềm ẩn chưa bị tận diệt thời khổ não vẫn phát sinh trở lại như đốn cây mà không đào hết rễ thì nó vẫm đâm chồi sống lại mãi. Đức Phật diễn tả người phá giới tự hại mình như cây leo chùm gửi leo quanh rồi siết chết cây vườn:
(Pháp Cú 162)
Người phá giới tự
hại mình,
Như dây chùm gửi
leo quanh cây vườn
Dần dần siết chết
cây luôn,
Người này gieo hại
bản thân vô bờ,
Gieo điều xấu, ác
mong chờ
Mà quân thù địch
ước mơ hại mình.
Hình ảnh cỏ lau mọc dại cũng đuợc nhắc tới. Đức Phật dạy “Người nào nuôi dưỡng ái dục thời sầu muộn sẽ gia tăng như cỏ dại mọc lên nhanh sau những cơn mưa”. Lần khác Ngài khuyên “Đừng để cho lũ Ma quân dục tình phá hoại cái Tâm của mình như cơn lũ lụt làm hại đám cỏ lau”. Có khi Ngài nhấn mạnh “Tham, sân, si, ái là bốn khuyết điểm của loài người như cỏ hoang làm hại ruộng vườn”.
Đức Phật cũng dùng hình ảnh những súc vật mà chúng ta thường trông thấy trong cuộc sống hàng ngày để làm ví dụ khi thuyết pháp cho mọi người dễ hiểu. Ngài dạy “Ai học mà không hành thời vô ích, như kẻ chăn bò chỉ đếm bò cho chủ”. Hoặc “Già nua, chết chóc lùa con người đến với tử thần như người chăn bò lùa bò ra cánh đồng”. Hoặc “Bà La Môn là người đã giác ngộ như trâu dũng mãnh đầu đàn”.
Đối với chuyện ái dục thời Đức Phật đưa ra hình ảnh “Ngày nào còn một bụi cây nhỏ dục vọng giữa nam và nữ mà chưa bị chặt ngã, thời ngày ấy tâm hãy còn bị trói buộc, giống như con bê đeo dính bò mẹ”:
(Pháp Cú 284)
Dây tình nam nữ,
gái trai
Nếu mà chưa dứt,
còn hoài vương mang
Thì tâm, ý vẫn
buộc ràng
Như bê bú mẹ luôn
ham, chẳng rời.
Để thuyết pháp Đức Phật đưa ra nhiều hình ảnh của các sinh vật để người nghe dễ
cảm nhận. “Ái dục của người sống dễ duôi tăng trưởng như dây leo. Nó nhảy từ
kiếp sống này chuyển sang kiếp khác như loài khỉ, vượn thích trái cây trong
rừng”. Hoặc “Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong bẫy”.
Hoặc “Những ai đắm say trong tham ái sẽ rơi trở vào dòng, như nhện sa vào lưới
của chính nó”.
Đức Phật cũng dạy “Những người trí tuệ thô thiển, khi hôn mê, tham ăn, thích ngủ, ngã lăn, nằm dài như con heo to mà người ta nuôi bằng thức ăn thừa.” Trong một dịp khác, vì ăn uống quá độ mà vua Ba Tư Nặc thường thấy mệt mỏi và khó chịu, nhờ Đức Phật khuyên dạy, vua ăn uống có độ lượng và do đó cải tiến tình trạng sức khỏe. Nhân dịp này để diễn tả kẻ ưa ngủ, ăn uống không chừng mực, nằm lăn lóc qua lại, Ngài dùng hình ảnh con heo ham ăn cho no bụng:
(Pháp Cú 325)
Người phàm, ngu
muội, tham ăn
Lại thêm ưa ngủ,
nằm lăn lóc hoài
Như heo ăn bụng no
rồi
Tái sinh chịu mãi,
luân hồi tránh đâu.
Có một Tỳ kheo ít thông minh lại hay lơ đãng, vụng về. Ít khi biết nói những
lời cho hợp thời, hợp cảnh. Trí tuệ không được mở mang. Ngài đưa ra hình ảnh bò
với trâu để so sánh:
(Pháp Cú
152)
Người không chịu
học, chịu nghe
Giống như bò với
trâu kia vô ngần,
Trâu bò lớn mạnh
thịt gân
Nhưng mà trí tuệ
trăm phần y nguyên
Nào đâu phát triển
được thêm.
Kế đến Đức Phật đưa ra hàng loạt hình ảnh súc vật khác. Ngài dạy: Người trí như tuấn mã chạy nhanh bỏ lại phía sau những con ngựa gầy, lười biếng và hèn kém; Hãy nhiệt tâm chuyên cần như ngựa giỏi chạy hăng lại thêm roi thúc giục; Luyện được lòng ẩn nhẫn mới là khó, khó hơn luyện được voi; Kẻ có tài tự chế ngự được mình là điều rất quý, quý hơn cả tài huấn luyện la, lừa, ngựa và voi; Người phóng túng, không biết tự kiềm chế giống như con voi hung hăng khó trị.
Nhân có một thầy Sa di trẻ tuổi có giới hạnh rất trang nghiêm nhưng về sau muốn hoàn tục. Bà mẹ thầy thuyết phục thầy không nên làm vậy. Cuối cùng thầy nhận định được sự ích lợi dồi dào phong phú của đời sống thiêng liêng đạo hạnh. Đức Phật khuyên thầy “Hãy khéo điều khiển tâm mình như tay quản tượng giỏi điều phục voi”:
(Pháp Cú 326)
Như Lai thuở trước
buông lung
Bao nhiêu tham dục
cứ thường chạy theo,
Tâm ta nay đã xoay
chiều
Nhờ vào chánh niệm
ta điều phục tâm
Như voi hung dữ vô
ngần
Nhờ tay quản tượng
sẽ thuần tính ngay
Đức Phật dạy “Người không tiến bộ về vật chất và tinh thần sẽ ăn năn hối hận như con cò già bên cái ao không cá”. Trong một dịp khác tâm của một Tỳ kheo bị những tư tưởng xấu chế ngự, Ngài khuyên thầy nên giữ vững tâm, khắc phục tư tưởng xấu vì “Cá mắc câu và bị kéo lên khỏi nước, vứt trên đất khô, vùng vẫy như thế nào thì tâm của người trí cũng vùng vẫy và phấn đấu để tránh xa dục vọng như thế ấy”:
(Pháp Cú 34)
Tựa như cá ở hồ ao
Bị đưa khỏi nước
quăng vào bờ kia
Vẫy vùng, sợ sệt
kể chi,
Tâm người nên vậy
khác gì cá đâu
Phải vùng vẫy,
phải lo âu
Cố mà phấn đấu
thoát mau tâm mình
Khỏi tay Ma giới
dục tình.
Hình ảnh loài quạ, diều hâu cũng được nhắc tới “Sống không hổ thẹn, lại lỗ mãng trơ trẽn như loài này thời dễ”:
(Pháp Cú 244)
Sống không xấu hổ
bao giờ
Lại thêm lỗ mãng
giống như quạ diều
Chê bai, khoác lác
đủ điều
Khoa trương, ngạo
mạn, tự kiêu tháng ngày
Sống như vậy thật
dễ thay!
Hình ảnh những cánh thiên nga, những cánh chim tung bay tự do trên bầu trời
cũng được mang ra để làm ví dụ thuyết pháp. Đức Phật dạy “
Đức Phật dạy “Thấy lỗi người thì dễ, nhưng lỗi mình thời quả là khó thấy”. Một ông trưởng giả nọ muốn đến yết kiến Đức Phật nhưng có mấy vị đạo sĩ nói xấu Ngài để thuyết phục ông ấy đừng đi. Nghe câu chuyện, Đức Phật lưu ý các đệ tử rằng có người chỉ thấy lỗi kẻ khác, lắm khi là những lỗi không bao giờ có, nhưng lại không thấy lỗi của chính mình:
(Pháp Cú 252)
Lỗi người dễ thấy
biết bao
Lỗi ta khó thấy ai
nào muốn khui,
Lỗi người cứ cố
phanh phui
Như tìm trấu lẫn
trong nồi gạo kia
Lỗi ta lại giấu
giếm đi
Tựa người săn bắn
muốn che dấu mình
Hay như con bạc cố
tình
Cờ gian bạc lận
lưu manh dấu bài.
Hình ảnh thợ săn ẩn núp giấu mình và kẻ cờ gian bạc lận trong đời sống hàng ngày được đưa ra thật sinh động.
Hình ảnh hoa sen cũng được nhắc tới nhiều lần. Một Tỳ kheo đang hành thiền về tính cách ô trược của thể xác nhưng không hiệu quả. Đức Phật thấy vậy trao cho thầy một cành sen và dạy thầy an trụ tâm vào đây. Vị Tỳ kheo thành công, đắc những từng Thiền và phát triển tâm lực. Theo lời khuyên của Đức Phật về sau thầy đắc quả A La Hán. Đức Phật dạy “Hãy cắt đứt dây tình cảm như ngắt cành sen mùa thu”:
(Pháp Cú 285)
Dây tình ái hãy
dứt liền
Như tay ngắt bỏ
cành sen thu tàn
Siêng tu an tịnh
đạo vàng
Là đường Phật dạy
tìm sang Niết Bàn.
Trong đám người mê muội vẫn có những người giữ mình cao thượng như “hoa sen thanh khiết mọc lên giữa đám bùn nhơ, rác rưởi”. Người đã dập tắt ái dục không còn sầu muộn như “giọt nước rời lá sen”, như “mưa trơn tuột khỏi hàng lá sen”. Bà La Môn không luyến ái dục lạc như “giọt nước trôi mau trên lá sen”, như “hột cải trên đầu mũi kim” không thể dính lại được.
Kế đến là mặt trăng với mặt trời. Người trong sạch, không bợn nhơ như “mặt trăng sáng ngời giữa bầu trời không mây”:
(Pháp Cú 413)
Người nhơ bẩn phủi
sạch rồi
Như trăng vằng vặc
sáng ngời trong đêm
Rất thanh tịnh,
rất lặng yên
Diệt trừ ái dục
quẩn bên hại mình
Bà Là Môn thật
xứng danh.
Dầu trẻ tuổi nếu nhiệt thành với giáo pháp, thầy Tỳ kheo có thể rọi sáng toàn thể thế gian này như “mặt trăng ra khỏi vừng mây”. Hào quang Đức Phật rạng tỏ ngày như đêm;
(Pháp Cú 387)
Mặt trời chiếu
sáng ban ngày
Mặt trăng đêm
xuống tỏa đầy ánh quang
Gươm đao, nhung
giáp huy hoàng
Trận tiền chiếu
sáng rỡ ràng cho Vua
Bà La Môn vốn từ
xưa
Hào quang chiếu
sáng khi tu hành thiền,
Nhưng hào quang
Phật vô biên
Ngày đêm chiếu
sáng khắp miền nhân gian.
Trong Kinh Pháp Cú có nhiều ví dụ cho thấy rằng không phải Đức Phật chỉ thuyết pháp cho hàng trí thức mà Ngài cũng giảng dạy giáo lý cho cả các trẻ em nữa. Ngài dùng những chuyện ngụ ngôn rất giản dị để cho mọi người đều hiểu được lời Ngài muốn giảng dạy. Như thí dụ cái bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe, bóng theo người, mái nhà khéo lợp, một làng đang say ngủ, ao hồ sâu thẳm và trong veo, hoa có hương thơm, ong hút mật v.v… Trí tuệ của Đức Phật đã tỏ rạng trong cách trình bày chân lý cao thâm với những danh từ thông thường, dễ hiểu, không rườm rà phiền phức.
Trong nhiều ví dụ, chúng ta nhận thấy Đức Phật cũng có cái nhìn của một nhà nghệ sĩ tài ba. Hình ảnh vị Tỳ kheo chèo thuyền lướt tới, thuyền được tát cho nhẹ nước, và nhờ vậy thuyền lướt tới mau chóng và nhẹ nhàng. Hình ảnh này nói lên đặc tính vừa hướng thượng vừa siêu thoát, diễn tả vị Tỳ kheo đoạn trừ được lòng tham và sân hận và đang mau chóng tiến dần đến mục đích Niết Bàn an lạc. Chiếc thuyền trống rỗng. Chiếc thuyền ví như thể xác này và nước trong thuyền là những tư tưởng xấu.
Truyện tích kể rằng vài vị tu sĩ hiểu lầm phẩm hạnh của Đại đức Ca Diếp và bàn
tán với nhau rằng ngài còn luyến ái những thí chủ và họ hàng thân thuộc. Nghe
vậy, Đức Phật giải thích rằng Đại đức Ca Diếp đã cắt dứt mọi luyến ái. Ngài đưa
ra hình ảnh một vị tu sĩ không có nhà cửa chùa chiền, cư xá riêng tư, như con
ngỗng trời, rời bỏ hồ ao, bay liệng giữa hư không. Thầy tu đi lang thang rày
đây mai đó không luyến ái một nơi ở nhất định nào, bởi vì thầy đã hoàn toàn tự
do, đã thoát ra khỏi mọi quan niệm về “ta” và “của
ta”:
(Pháp Cú 91)
Những người cố
gắng tu thân
Luôn luôn hăng
hái, tinh thần thật cao
Đâu còn lưu luyến
là bao
Nơi ăn chốn ở thuở
nào tại gia
Ví như những cánh
thiên nga
Rời ao hồ cũ bay
xa tít mù
Đâu còn nhớ tiếc
nơi xưa.
Khi Đạo Phật ra đời và khi đức Phật bắt đầu thuyết pháp hành đạo, Ngài đã gặp phải một số rất đông các bậc Đạo sư của nhiều giáo phái khác. Họ có giáo lý và phương pháp tu hành riêng biệt, nên một mặt Đức Phật dùng những định nghĩa thật chính xác và rõ rệt để nói lên phần giáo lý pháp môn của mình, sai khác với họ như thế nào; mặt khác Ngài phải tìm hiểu thật chính xác giáo lý và phương pháp tu hành của các giáo phái đó. Với những danh từ họ thường dùng, Ngài đưa ra những định nghĩa thật mới mẻ, thật chính xác, phù hợp với lập trường giáo lý và pháp môn của Ngài. Thí dụ như đối với danh từ “Muni”, ẩn sĩ, mà chúng ta thường dùng để gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài định nghĩa rằng “Muni” hay Mâu Ni có nghĩa là im lặng, nhưng im lặng như ngu si đâu được gọi là ẩn sĩ. Mâu Ni phải là người có trí, biết đo lường cân nhắc phải trái:
(Pháp Cú 268)
Kẻ ngu đần dù lặng
yên
Đâu thành một vị
thánh hiền ẩn danh,
Nhưng người trí
tuệ tinh anh
Cầm cân nảy mực
phân ranh tỏ tường
Chọn lành, bỏ dữ
chẳng màng
Mới là ẩn sĩ thuộc
hàng xứng danh.
Có một vị Bà La Môn sống cuộc đời ẩn dật, tu theo lối khổ hạnh. Một hôm ông ta nghĩ Đức Phật gọi các đệ tử của Ngài là bậc xuất gia, ông sống ẩn cư, tu khổ hạnh thời cũng đáng được gọi là người xuất gia. Ông ta đến gặp Đức Phật và nói lên ý nghĩ ấy. Đức Phật đọc lên bài kệ sau đây để cùng một lúc định nghĩa Bà La Môn, Sa Môn và người xuất gia:
(Pháp Cú 388)
Người mà nghiệp ác
dứt xa
Xứng danh tên gọi
là Bà La Môn
Người mà an tịnh
luôn luôn
Xứng danh tên gọi
Sa Môn tu hành,
Người mà ô nhiễm
diệt nhanh
Mới là một bậc
thuần thành xuất gia.
Một nhóm sáu vị Tỳ kheo đi đó đi đây rêu rao rằng mình là người học rộng. Đức Phật dạy “Không phải vì nói nhiều mà người ta cho rằng là bậc học rộng. Bậc có trí tuệ phải là người an tịnh, không sân hận oán thù và không sợ sệt”:
(Pháp Cú 258)
Nào đâu cứ phải
nhiều lời
Mới là kẻ trí,
chuyện đời tinh thông
Ai mà an tịnh thân
tâm
Oán thù, hãi sợ
trăm phần dẹp nhanh
Mới là người trí
xứng danh.
Trong một số trường hợp, Đức Phật cũng dùng những “ẩn dụ” để thuyết pháp. Một ngày nọ có một nhóm các thầy Tỳ kheo từ phương xa đến đảnh lễ Phật. Lúc bấy giờ có một trưởng lão dáng người thấp lùn đang đứng ở cuối phòng. Đức Phật hướng về phía trưởng lão và nói với các vị Tỳ kheo rằng: “Này chư Tỳ kheo, các ông có trông thấy vị Tăng đứng ở phía kia không?”.
Đức Phật nói: “Đó là người đã giết mẹ, cha và hai nhà vua hiếu chiến, và đã tiêu diệt một quốc gia cùng với vị đại thần phụ trách quốc khố, vị A La Hán ra đi, không sầu muộn” (câu 294).
Rồi Ngài nói tiếp: “Đó là người đã giết mẹ, cha và hai ông vua của giai cấp Bà la môn và tiêu diệt con đường nguy hiểm, vị A La Hán ra đi, không sầu muộn” (câu 295).
Các vị Tỳ kheo nghe xong đều rất ngạc nhiên, chẳng hiểu được thâm ý của Đức Phật, mới xin Đức Phật giải thích thêm. Sau khi lãnh hội và quán triệt được ý nghĩa thâm sâu của hai câu kệ trên, các vị Tỳ kheo đó đắc quả A La Hán.
Hai câu Pháp Cú 294 và 295 này thật khó mà hiểu rõ được ý nghĩa nếu ta không xem các bản “chú giải” ghi chép lại trong kinh tạng. Các câu kệ đó mang ý nghĩa của lời ẩn dụ như sau: “Giết mẹ, giết cha, không phải là trừ diệt Cha Mẹ thật của mình. Ý nói đã diệt trừ xong các nguyên nhân khiến con người phải tái sinh trong cõi đời này. Diệt trừ xong ái dục và ngã mạn để thoát khỏi vòng luân hồi. Mẹ là ẩn dụ cho lòng tham ái, và cha là ẩn dụ của ngã mạn. Chính vì tham ái và ngã mạn mà ta phải tái sinh nhiều đời, nhiều kiếp trong cõi ta bà luân hồi này. Hai vị vua chính là hai biên kiến của vô minh: thường kiến và đoạn kiến, thường tạo ra nhiều tranh cãi vô ích, cần phải được phá bỏ. Vương quốc lãnh thổ kia chính là 6 căn và 6 trần: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vị Quốc khố đại thần là để chỉ lòng tham đắm dục lạc phát sinh và chất chứa từ 6 căn đó. Sau cùng, hổ tướng thứ năm chính là con quỷ thứ năm làm cản trở sự định tâm, phát tuệ. Đó là ‘nghi’ của 5 triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và hoài nghi. Sau khi đã đoạn diệt tất cả các chướng ngại này thì hành giả mới thong dong, tự tại, đi đến giải thoát ...”. Hai câu Pháp Cú trên có thể được kèm luôn với lời chú thích và diễn tả lại như sau để cho dễ hiểu hơn :
(Pháp Cú 294)
Trừ mẹ ái dục cho
mau,
Trừ cha kiêu ngạo,
tự hào, khoe khoang,
Trừ hai Vua nọ
kiêu căng
Tham vọng, hiếu
chiến, ý càng lầm sai
Chẳng tin nhân
quả, luân hồi
Khó mà giải thoát,
muôn đời hại dân,
Trừ thêm vương
quốc kia luôn
Hạ mười hai xứ:
sáu trần, sáu căn
Tự mình làm chủ
giác quan
Tạo ra an lạc thân
tâm bội phần,
Trừ luôn cả vị đại
thần
Bo bo gìn giữ kho
tàng quốc vương
Khác gì một kẻ lầm
đường
Ham mùi luyến ái,
vấn vương cuộc đời
Trừ xong mọi việc
trên rồi
Vị A La Hán thảnh
thơi cõi lòng
Ra đi, sầu muộn
chẳng còn.
(Pháp Cú 295)
Trừ mẹ ái dục cho
mau,
Trừ cha kiêu ngạo,
tự hào luôn luôn,
Trừ hai Vua Bà La
Môn
Luôn mang tư tưởng
sai lầm mãi thôi
Chẳng tin nhân quả
luân hồi
Khó mà giải thoát,
muôn đời ngu si
Trừ con đường nọ
hiểm nguy
Giăng năm chướng
ngại ngăn che mắt trần
Giống năm vị tướng
dữ dằn
Hoài nghi là tướng
đứng hàng thứ năm,
Trừ xong mọi việc
khó khăn
Vị A La Hán thênh
thang cõi lòng
Ra đi, sầu muộn
chẳng còn.