- 1. Lời Nói Đầu
- 2. Nguồn Gốc Kinh Pháp Cú
- 3. Vô Thường Và Vô Ngã
- 4. Nhân Quả Và Nghiệp Báo
- 5. Luân Hồi
- 6. Tam Độc: Tham, Sân, Si
- 7. Ái Dục
- 8. Giới, Định, Tuệ
- 9. Người Ngu Và Người Trí
- 10. Tam Quy Và Ngũ Giới
- 11. Thập Thiện
- 12. Lục Độ Ba La Mật
- 13. Tứ Diệu Đế Và Bát Chánh Đạo
- 14. Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả
- 15. Mầu Áo Cà Sa
- 16. Hương Vị Giải Thoát
- 17. Nghệ Thuật Thuyết Pháp
- 18. Đạo Phật Là Đạo Yêu Đời
- 19. Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi
- 20. Tài Liệu Tham Khảo
TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ
(DHAMMAPADA)
Tâm Minh Ngô
Tằng Giao
Diệu Phương Xuất
Bản - 2006
HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI
Đức Phật, một vị thầy hoàn hảo, là khuôn vàng thước ngọc, là chuẩn mực đạo đức
cho nhân sinh, cho những ai học hạnh của Ngài. Những việc làm, lời nói, tư
tưởng của Ngài được kiết tập trong tam tạng Phật Giáo “Kinh, Luật, Luận” là
những lời dạy tiêu biểu về đạo đức, về một lối sống an lạc, giải thoát.
Đức Phật dạy cho chúng ta biết rằng tất cả mọi người, cũng như tất cả các loại
chúng sinh khác, đều có đầy đủ khả năng thành Phật. Chúng sinh và Chư Phật đều
chung một bản thể sáng suốt, đều cùng một chân tâm trong sạch, linh diệu, bất
sinh bất diệt. Nhưng bản thể chúng sinh đã bị bụi dơ phủ kín, chân tâm của
chúng sinh đã bị ngu tối làm mê lầm, xấu xa. Khi nào chúng sinh lau chùi hết
nhơ bụi, diệt trừ hết vô minh, phiền não, bấy giờ tự nhiên sẽ thành Phật, không
khác gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tất cả chư Phật khắp mười phương thế giới.
Hiện nay, sự khác biệt giữa chúng sinh và Phật không phải do nơi bản thể, nơi chân tâm, mà do ở sự sai biệt giữa giác ngộ sáng suốt và ngu tối mê lầm. Các Đức Phật là những chúng sinh đã giác ngộ hoàn toàn, còn những chúng sinh, vì còn say đắm trong cảnh tham lam, sân giận, si mê, nên chưa thành Phật. Bởi vậy Đức Phật dạy rằng: “Ta là Phật đã thành; chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng sinh kiên quyết tu tập theo giáo lý của Phật thì chắc chắn thế nào cũng sẽ thành Phật. Bởi vậy Đức Phật coi tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng như Ngài và Đức Phật chỉ tự nhận là một người hướng đạo, một vị chỉ đường mà thôi.
Chúng ta vẫn niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, ấy là vì chúng ta chân thành cung kính, sùng bái Đức Phật Thích Ca là ông thầy của chúng ta. “Sư” là thầy học, “bổn” là gốc của ta. Chứ Đức Phật không phải là một ông chúa tể, một vị Thượng Đế, một vị Trời nào có quyền năng định đoạt số mệnh của chúng ta hay ban ân huệ cho chúng ta. Đức Phật cũng chỉ là một người bình thường như chúng ta, nhưng là một người đã tu hành đắc đạo, đã giác ngộ.
Chúng ta hãy nghe qua những vần thơ tả lúc Ngài ra đời:
Nơi vùng Hy Mã
Lạp Sơn
Tuyết giăng núi
biếc, mây vờn đỉnh cao
Ven sườn phong
cảnh đẹp sao
Bềnh bồng sương
gió, dạt dào nắng mưa
Ngay miền bắc Ấn
Độ xưa
Có vương quốc nhỏ
nên thơ vô cùng,
Một ngày xảy
chuyện đáng mừng
Khiến cho thế giới
tưng bừng đổi thay,
Ma Da hoàng hậu
ngủ say
Nằm mơ chợt thấy
sắc mây rạng ngời
Một luồng ánh sáng
từ trời
Lung linh chiếu
xuống tận nơi giường bà
Trong hào quang
bỗng hiện ra
Voi to, màu trắng,
sáu ngà đẹp thay,
Voi và ánh sáng
cùng bay
Tới gần hoàng hậu
nhập ngay vào bà.
Sáng hôm sau tỉnh
giấc ra
Trong lòng hoàng
hậu chan hòa niềm vui
Tâu vua rõ chuyện
lạ đời
Nhà vua Tịnh Phạn
cho mời các quan
Quần thần thông
thái giỏi giang
Đoán điềm giải
mộng rõ ràng giúp vua.
Quần thần hoan hỉ
cùng thưa:
“Đây là điềm tốt.
Giấc mơ tuyệt vời
Báo tin mừng sắp
tới nơi
Rồi đây hoàng hậu
thụ thai an lành
Sau này hoàng hậu
sẽ sanh
Tương lai thái tử
rạng danh thiên tài
Siêu nhân vĩ đại
giúp đời
Sẽ mang hạnh phúc
cho người gần xa
Cho vua dòng dõi
Thích Ca
Và cho nhân loại
nhà nhà thơm hương”.
Vua nhìn hoàng hậu
yêu thương
Cùng nhau âu yếm
mừng thầm biết bao
Từ lâu vua vẫn ước
ao
Sinh con nối dõi
thế vào ngôi vua
Hai mươi năm mãi
đợi chờ
Sắp thành hiện
thực giấc mơ lâu dài.
Quả nhiên lời đoán
chẳng sai
Thế rồi hoàng hậu
mang thai một ngày
Thật vui thay!
Thật mừng thay!
Hương lành theo
gió dâng đầy thoảng xa,
Theo phong tục Ấn
Độ xưa
Đàn bà sinh nở
thường đưa trở về
Khai hoa nở nhụy
chốn quê
Nhà cha mẹ ruột
thêm bề bình yên,
Biết ngày sinh tới
gần bên
Cho nên hoàng hậu
vội lên đường về
Đi cùng một số bạn
bè
Thêm người hầu hạ
cận kề trước sau,
Hoàng cung đưa
tiễn hồi lâu
Đoàn về quê ngoại
cùng nhau lên đường.
Khi gần về đến quê
hương
Cả đoàn được lệnh
bên vườn ghé qua
Lâm Tỳ Ni tỏa
hương ra
Đón người nở nhuỵ
khai hoa chốn này
Trong vườn phong
cảnh đẹp thay
Cây vươn nhánh
xuống dang tay đỡ người
Bà vin cành biếc
mỉm cười
Hoa vô ưu nở cánh
tươi đón chào
Bà sinh thái tử
lành sao
Dễ thương, kháu
khỉnh, hồng hào, tinh anh.
Địa cầu như rạng
bình minh
Tràn niềm hạnh
phúc, đầy tình vui tươi
Điềm lành xuất
hiện khắp nơi
Cầu vồng phô sắc,
đất trời tỏa hương
Rằm tháng Tư đẹp
lạ thường
Một ngày trọng đại
mở đường tương lai.
Trong vương quốc
khắp nơi nơi
Hân hoan đón nhận
tin vui vô cùng
Cả đoàn trở lại
hoàng cung
Muôn chim đua hót
bên đường tiễn chân
Nhà vua cùng các
quần thần
Chào mừng đón tiếp
phái đoàn hồi cung
Khắp nơi lễ hội
vui chung
Chập chùng cờ
phướn, tưng bừng múa ca.
Bấy giờ khắp nước
gần xa
Ngát hương an lạc,
thắm hoa thanh bình
Cho nên thái tử sơ
sinh
Được vua, hoàng
hậu, triều đình đặt tên
“Tất Đạt Đa” nghĩa
bình yên
“Người mang toại
nguyện”, “người đem tốt lành”.
Chính Đức Phật Thích Ca đã dạy: “Ai ăn người ấy no, ai tu người ấy chứng” chứ không có cách nào để người khác tu hộ cho mình thành Phật được cả. Sự giác ngộ và giải thoát bao giờ cũng hoàn toàn do ở nơi ta, ở sự siêng năng tu tập, sửa đổi tâm trí của ta. Người Phật Tử không sùng bái Đức Phật để xin ân huệ trần tục, nhưng họ tôn trọng Đức Phật vì thành quả tối cao của Ngài. Khi người Phật Tử kính trọng Đức Phật, gián tiếp họ đã nâng cao tâm linh họ để một ngày nào đó, họ cũng đạt được giác ngộ như Ngài hầu phụng sự nhân loại ngoài việc họ mong ước trở thành Phật.
Phật Giáo không tin vào một đấng Thượng Đế, vì Phật Giáo cho rằng vũ trụ được hình thành và chuyển vận bằng những định luật không có chủ thể, vũ trụ không phải là sáng tạo của một Đấng Trời nào; Phật Giáo không chủ trương cầu xin, và Phật Giáo xem việc thờ cúng không phải là một điều luật bắt buộc, đó chỉ là cách để bày tỏ sự biết ơn đối với Đức Phật và là phương thức để trau dồi, phát triển thân tâm. Đấng “Thượng Đế” hoặc “Tạo Hóa” hay các “Thần Linh” được con người tin tưởng thờ phụng vì con người nghĩ rằng các đấng ấy có thể ban phúc hay giáng họa cho họ. Đấy là quan điểm của tâm lý sợ hãi, yếu đuối, mất tự tín đã sản sinh ra thần thánh (đa thần hoặc nhất thần). Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Đức Phật dạy: “Chính ta là kẻ thừa kế của hành động của ta, là người mang theo với mình hành động của mình”.
Đức Phật dạy các đệ tử: “Các ngươi phải cố gắng tu hành để tự giải thoát, ta chỉ là người hướng dẫn mà thôi. Trong công việc chiến thắng mọi trở lực trên đường tiến triển để đi đến đích, chỉ có các ngươi là người có công hơn cả”. Đức Phật cũng dạy: “Ta như thầy thuốc hay, biết bệnh cho thuốc, uống hay không uống, lỗi ấy không phải tại thầy. Ta như vị chỉ đường, dạy con đường phải, nghe mà không đi, lỗi ấy không phải tại người chỉ đường”.
Sau khi đã chỉ dạy lý thuyết về hành động và nêu rõ con người làm chủ nghiệp của mình và chịu kết quả các hành vi thiện ác của mình, Đức Phật muốn cho con người ý thức rõ rệt bằng con người thật sự hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình, nên Ngài tuyên bố rõ ràng Ngài chỉ là đạo sư dẫn đường chỉ lối, không thể “cứu rỗi” hoặc làm thay cho ai, và con người phải tự chủ lấy mình, tự mình đi trên con đường giải thoát.
Đức Phật không bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo lời Ngài và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân theo thì phải bị Ngài trừng phạt. Sự giữ hay không giữ giới là do chúng ta hoàn toàn tự liệu lấy. Đạo Phật khác với các tôn giáo khác chính là ở điểm Đức Phật không phải là một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành động tốt hay xấu của một người thời chính tự nó đã mang theo nó một mầm thưởng phạt rồi.
Đức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi và rất sáng suốt. Ngài chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường nguy hiểm không nên đi. Nhưng nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường nguy hiểm, thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên, chứ Phật không tạo ra tai họa để trừng phạt chúng ta. Tòa án chính là luật nhân quả. Ta làm ác thì ta chịu quả xấu, ta làm thiện thì ta được quả tốt. Giới luật chính là thành trì ngăn chận cho ta đừng đi lạc vào đường ác, là hàng rào ngăn chận cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi trên con đường giải thoát.
Con người phải tự nương tựa vào chính mình, “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Truyện tích kể rằng ni cô kia hạ sinh một trai mà bà đã thụ thai từ lúc chưa xuất gia mà không biết. Vua Ba Tư Nặc nuôi đứa trẻ. Về sau, cậu bé lớn lên cũng xin xuất gia và đắc quả A La Hán. Tuy nhiên, ni cô không thể dứt tình mẫu tử. Ngày kia, thấy vị Tỳ kheo, con bà, đi trì bình, bà đến gần với tất cả tấm lòng ưu ái kể lể nỗi thương nhớ. Nhưng ông con không đáp lại sự trìu mến ấy sợ rằng con đường tu tập của mẹ bị cản trở vì tình cảm quyến luyến. Thái độ của người con thức tỉnh, thúc giục bà sớm dập tắt tâm luyến ái và đắc quả A La Hán. Nghe bà chứng ngộ đạo quả, Đức Phật giải thích rằng vị cứu tinh, hay chỗ nương tựa, của ta, phải là chính ta chớ không ở đâu khác. Chính ta là chủ của ta chớ không ai khác hơn:
(Pháp Cú
160)
Tự mình là vị cứu
tinh
Tự mình nương tựa
vào mình tốt thay
Nào ai cứu được
mình đây?
Tự mình điều phục
hàng ngày cho chuyên
Thành ra điểm tựa
khó tìm.
Chính ta là vị cứu tinh của ta. Chính ta là kẻ bảo hộ cho ta. Một nông dân nghèo, chỉ có mảnh vải rách đắp thân và cái cày để đi cày thuê. Một hôm có vị Tỳ kheo đi ngang qua thương hại hỏi anh có muốn xuất gia không. Anh xin xuất gia làm Sa di. Nhiều lần thầy này chán cảnh tu hành, định hoàn tục, cứ mò tới thăm lại mảnh vải rách và cái cày của mình mãi. Cuối cùng thầy cố gắng hành thiền và đắc quả A La Hán. Giảng về thành quả tốt đẹp của thầy Đức Phật nói:
(Pháp Cú
380)
Tự mình bảo vệ bản
thân
Tự mình nương tựa
chẳng cần nhờ ai,
Vậy nên kiềm chế
thân người
Như là chàng lái
buôn ngồi ngựa hay
Lo kiềm chế ngựa
luôn tay.
Chỉ có người biết tự điều, mới tự mình xây dựng lên hòn đảo, nước lụt không có thể ngập tràn. Một tăng sĩ trẻ tuổi nọ không thể học thuộc một câu kinh dài bốn hàng, mặc dầu hết sức cố gắng trọn bốn tháng. Người anh, cũng đã xuất gia, khuyên thầy nên hoàn tục. Vị sư trẻ tuổi vẫn còn muốn sống đời thiêng liêng đạo hạnh. Đức Phật hiểu được tâm tính thầy, đưa cho thầy một cái khăn lau tay sạch và dạy thầy mỗi sáng cầm khăn, căng ra trước mặt trời. Khi cầm cái khăn đưa lên như thế với bàn tay có ít nhiều bụi và mồ hôi thì không bao lâu cái khăn trở nên dơ. Sự thay đổi trông thấy ấy làm cho thầy Tỳ kheo trẻ tuổi suy gẫm về tính cách vô thường của đời sống. Thầy cố gắng hành thiền và đắc quả A La Hán. Đức Phật dạy rằng do cố gắng cá nhân, bậc thiện trí tạo cuộc sống hạnh phúc cho chính mình.
Một hòn đảo nổi cao trên mặt nước không thể bị ngập lụt mặc dầu những bãi đất thấp chung quanh có thể bị nước tràn vào. Một hải đảo như thế có thể là nơi an toàn cho tất cả. Cùng thế ấy, bậc thiện trí trau dồi tuệ minh sát phải tự biến mình thành một hải đảo bằng cách thành tựu đạo quả A La Hán, và như vậy thì không còn bị sóng biển nhận chìm, không còn bị lôi cuốn trong dòng ngập lụt của các phiền não tham, sân, si, ái dục, tà kiến và vô minh v.v…:
(Pháp Cú 25)
Luôn luôn cố gắng
nhiều bề
Lại thêm hăng hái,
không hề buông lung
Tự mình khắc chế
mọi đường
Những người hiền
trí vô cùng tinh anh
Tạo ra hòn đảo cho
mình
Vượt trên sóng
nước vây quanh thét gào
Não phiền theo
ngọn sóng trào
Dễ gì quấy nhiễu
dâng cao ngập tràn.
Truyện tích kể rằng một con voi chiến khi còn trẻ rất mạnh mẽ. Lúc về già thời yếu đi. Một hôm voi ra bờ ao định xuống uống nước thời rủi thay, chân bị sa lầy, chẳng rút ra khỏi bùn được. Tên nài đến nơi, nhận ra đó là voi chiến, nên làm như sẵn sàng xuất trận, rồi khua chiêng gióng trống ầm ĩ lên. Voi hăng hái, cố gắng rồi rút được chân ra khỏi đầm lầy. Khi câu chuyện được bạch lại với Đức Phật, Ngài khuyên dạy các vị Tỳ kheo cũng nên noi gương đó mà gia công cố gắng giống như voi bị sa lầy để tự rút ra khỏi đầm lầy của dục vọng, của vòng luân hồi:
(Pháp Cú
327)
Canh phòng tâm
thật kỹ càng
Tươi vui, sáng
suốt, siêng năng, nhiệt tình
Mình lo tự cứu lấy
mình
Khỏi đường tà ác
chúng sinh đọa đày
Như voi kia bị sa
lầy
Rút chân gắng sức
vượt ngay đầm bùn.
Con đường tự lực được Đức Phật dạy như sau: “Này các Tỳ kheo, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác”. Tinh thần tự lực mang tính triệt để nhân bản này là một đặc tính của đạo Phật.
Đức Phật còn thúc giục mọi người hãy nên tự lực cố gắng để mà tiến bộ ngay từ lúc còn trẻ. Người không tiến bộ cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ ăn năn hối hận. Truyện tích kể rằng con một nhà triệu phú lấy vợ cũng là con một nhà rất giàu. Khi cha mẹ hai bên qua đời vợ chồng này được thừa hưởng gia tài to lớn của cả bên chồng lẫn bên vợ. Hai vợ chồng không chịu làm ăn, phung phí hết cả tài sản sự nghiệp và sau đó cả hai trở thành nghèo đói khốn cùng, phải đi ăn xin. Đề cập đến số phần bất hạnh của hai vợ chồng này Đức Phật dạy người sống không đạo hạnh, lúc trẻ chây lười không lo tạo sự nghiệp và cũng chẳng lo tu hành, thì khi về già sẽ “tàn tạ như con cò đứng trên bờ ao khô cạn nước không cá, không mồi, mỏi mòn ủ rũ”, hoặc lúc về già sẽ “nằm dài xuống như một cái cung bị gãy, bị vứt bỏ dưới đất, quay nhìn dĩ vãng mà than vắn thở dài”:
(Pháp Cú 155)
Lúc còn cường
tráng thiếu niên
Đã không tạo dựng
được thêm gia tài
Tu hành biếng
nhác, chây lười
Đến khi luống tuổi
con người giống sao
Cò già buồn đứng
bờ ao
Ao khô cạn nước
kiếm sao ra mồi
Chết mòn thân xác
mất thôi!
(Pháp Cú 156)
Lúc còn cường
tráng thiếu niên
Đã không tạo dựng
được thêm gia tài
Tu hành biếng
nhác, chây lười
Khi già nằm xuống
dáng người khác chi
Cây cung bị gãy
vứt kia
Buồn than dĩ vãng
trôi đi mất rồi.
Truyện tích kể lại rằng có ông vua nọ tuyệt tự. Đức Phật giải thích rằng sở dĩ vua không có con nối dòng vì trong một kiếp quá khứ ông có đời sống không thận trọng. Vua và vương phi là hai hành khách còn sống sót trên một chuyến tàu đi biển bị chìm. Cả hai trôi tấp vào một hoang đảo. Để khỏi bị chết đói cả hai đã phá các ổ chim, lấy trứng ăn, mà trong lòng chẳng hề có một chút hối tiếc vì sát hại sinh mạng chim non sắp chào đời. Về sau khi trở lại với loài người cả hai cũng chẳng hề hối tiếc về việc sát sinh đó suốt trong thời gian còn trung niên, và cả đến lúc tuổi già. Đức Phật khuyên dạy vua và hoàng hậu:
(Pháp Cú 157)Ai mà biết tự thương mình
Phải nên bảo vệ nhiệt tình bản thân
Trong ba giai đoạn đường trần
Trẻ trung, lớn tuổi và luôn về già
Người hiền trí hãy tỉnh ra
Tìm đường giác ngộ, lìa xa mê lầm.
Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện của con người trong cuộc sống. Đức Phật như “người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.” Kinh Pháp Cú không phải là sách để đọc thoáng qua như một thiên tiểu thuyết. Chúng ta nên đọc đi đọc lại. Thường suy niệm về những lời vàng ngọc trong ấy và đem ra thực hành trong đời sống hàng ngày, tự thanh lọc thân tâm rồi ta sẽ thấy đó là người bạn cố tri luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện tâm linh trên những bước thăng trầm trong cuộc sống hàng ngày. Kinh Pháp Cú trở thành một kho tàng Phật bảo để chúng ta nghe những lời dạy quý báu của Đức Phật, giúp chúng ta sống một cách tốt đẹp và có ý nghĩa, có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi cả hai.