Giới ThiệuGiải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

22/05/201012:00 SA(Xem: 21406)
Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

GIỚI THIỆUGIẢI THÍCH
ĐỀ KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT

Thích Thái Hòa

Niềm Tin Và Sự Chuyển Hóa.

Niềm tincăn bản của thiện pháp, nên ở trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Đạo thánh đế, Tín căntín lực là những pháp hành được nêu lên đầu tiên và chúng không những chỉ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, đời sống quan hệ xã hội, mà còn hết sức quan trọng trong đời sống thực nghiệm tâm linh.

Nếu một người sống không có niềm tin, người ấy không những không biết tương lai của họ là gì, mà ngay cả trong đời sống hiện tại sự quan hệ Tôn giáo, gia đìnhxã hội của họ cũng đều bị khuyết tật, và họ chẳng biết họ hiện hữu để làm gì ngoài việc giành giựt miếng cơm, manh áo và giành giựt một ít quyền lợi vụn vặt giữa xã hội con người.

Không có căn bản của đức tin, ta sẽ không liên kết được cuộc sống của ta với mọi người, ta sẽ không liên kết được giữa cái nầy với cái kia, giữa đời nầy với đời kia, giữa thế giới nầy với thế giới kia, và ta sẽ không có sinh lực của đời sống thánh thiện, và ta sẽ không thể đi đến phương trời cao rộng của trí tuệhạnh nguyện vô biên của tình yêu.

Luận Đại Trí Độ nói: “Phật pháp mênh mông như biển cả, con người có thể dùng niềm tin để đi vào.” Và Kinh Hoa Nghiêm lại nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin như sau: “Nếu rời khỏi tín căn, tâm thấp kém, ưu tưhối hận, công hạnh không đầy đủ, thối mất sự tinh cần. Đối với một ít thiện căn mà tâm đã sanh sự đình trú, đối với một ít công đức mà đã tự cho là đủ, không thể thiện xảo phát khởi hạnh nguyện của Bồ Tát,… (Hoa Nghiêm 60, Đại Chính Tân Tu 9, tr 783c)”.

Nhưng, niềm tin do đâu mà phát khởi? Niềm tin phát khởi do bốn trường hợp.

1. Do hiện kiến: Do nhìn thấy trực tiếp sự kiệnphát khởi niềm tin.
2. Do chiêm nghiệm và suy nghiệm: Nghĩa là do dựa vào sự thực của sự kiện này để chiêm nghiệm và suy nghiệm nhằm nhận ra sự thực của sự kiện kia, từ đó mà niềm tin phát khởi.
3. Do kinh nghiệm và thực nghiệm: Do kinh nghiệm từ cuộc sống và từ sự thực nghiệm những lời dạy của Bậc Thánh mà niềm tin phát khởi.
4. Do dựa vào lời nói của Bậc Thánh: Có những vấn đề vượt ra ngoài khả năng tư duy và sự quyết đoán của con người, nên con người dựa vào lời nói của các Bậc Thánh để tin tưởng và sống, do đó mà niềm tin phát khởi.

Như vậy, niềm tin của một người đệ tử Phật dựa vào đâu để phát khởi? Do nhìn thấy trực tiếp từ đời sống của Đức Phật và trực tiếp nghe Ngài giáo hóaphát khởi niềm tin đối với Phật Pháp TăngThánh giới, như các Thánh đệ tử hoặc như các Cư sĩ tại gia thời Phật; hoặc do đọc tụng, học hỏi, chiêm nghiệm hay thực nghiệm lời Phật dạy và hoặc do tin tưởng tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phậtphát khởi niềm tin.

Kinh Kim Cang Bát Nhã, bản Hán dịch của Ngài Cưu Ma La Thập, Đại Chính Tân Tu 8, tr 749ab, Đức Phật đã nói pháp thoại cho Tôn giả Tu Bồ Đề và đã khẳng định sự liên hệ đến đức tin như sau:

“Tôn giả Tu Bồ Đề, bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Có chúng sanh nào được nghe pháp thoại (Kim Cang Bát Nhã) như thế nầy, mà sinh khởi đức tin đúng như thật không?

Đức Phật dạy, đừng hỏi như thế, hỡi Tu Bồ Đề! Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có những người tu tập phước đức, trì giới, thì đối với pháp thoại Kim Cang Bát Nhã nầy, tâm họ có khả năng sinh khởi đức tin và cho đó là sự thực. Phải biết những người như vậy, thiện căn của họ đã gieo trồng, không phải chỉ ở nơi một vị phật, hai vị phật, ba, bốn, năm vị phật, mà thiện căn của họ đã gieo trồng ở nơi vô lượng ngàn vạn Đức Phật.

Đối với những người như vậy, khi nghe pháp thoại nầy, cho đến chỉ trong một niệm sinh khởi niềm tin thanh tịnh, hỡi Tu Bồ Đề! Như Lai thấy và biết rõ những người như vậy đã đạt được vô lượng phước đức”.

Niềm tin của người đệ tử Phật, hành trì theo truyền thống của Kinh điển A Hàm và Nikàya là được thiết lập hoàn toàn trên nền tảng của Tứ bất hoại tín hay còn gọi là Tứ chứng tịnh. Ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Thánh giới, đó là bốn niềm tin trong sáng, thuần tịnh và không bị hủy hoại đối với người đệ tử Phật trong bất cứ trường hợp nào. Với bốn niềm tin nầy, người đệ tử Phật có thể đi vào dòng dõi của Bậc Thánh, sống an vui trong từng giây phút hiện tại, do sự thấy pháp và chứng nghiệm pháp đem lại. Nhưng, niềm tin của người đệ tử Phật hành trì theo giáo nghĩa Đại Thừa không phải dừng lại ở đó, mà họ còn tin tưởng họ và hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành phật qua sự phát khởi bồ đề tâm, nuôi dưỡng và phát triển tâm ấy, bằng những hạnh nguyện rộng lớn, qua sự thực hành Lục độ thường trực trong đời sống hằng ngày, với sự có mặt của những chất liệu vô ngãvô trú một cách triệt để.

Niềm tin ấy của người Phật tử Đại Thừa không bị giới hạn bởi không gian, nên đối với bất cứ không gian nào cũng có thể là không gian hành đạo của chính họ; niềm tin ấy không bị giới hạn bởi sinh loại, nên bất cứ chủng loại nào cũng đều là đối tượng để yêu thương, bảo hộ, che chở và giúp họ thăng hoa; và niềm tin ấy không bị giới hạn bởi thời gian, nên sự tu tậphành đạo của họ trong đời hiện tại, chỉ là sự tiếp diễn của bồ đề tâm đã được phát khởi và gieo trồng trong quá khứ và sẽ làm viên mãn hạnh nguyện, tựu thành quả vị giác ngộ hoàn toàn trong tương lai, do đó bất cứ thời gian nào, cũng đều là thời gian tu tập để đoạn trừ các lậu hoặc, tác thiện và làm lợi ích cho hết thảy muôn loài của người đệ tử Phật. Với niềm tin ấy, người đệ tử đã tự khẳng định lấy chính mình rằng: “Họ đích thực là con của phật, từ miệng phật sinh ra; từ chánh pháp hóa sanh và họ được dự phần vào chánh pháp của Phật”. (Kim nhật nãi tri, chơn thị phật tử, tùng phật khẩu sinh, tùng pháp hóa sinh, đắc phật pháp phần. Phẩm Thí dụ, Kinh Pháp Hoa, Đại Chính Tân Tu 9, tr 10c). Và họ tin tưởng rằng: “Họ đích thị là phật tử, thọ và hành trì theo giới pháp của Phật, rồi họ sẽ đi vào địa vị giác ngộ của chư Phật và sẽ đồng vị với các Ngài”.(Phạm Võng Kinh, Đại Chính Tân Tu 24, tr 1004a). Với niềm tin ấy, ta có thể đi vào niềm tinKinh Kim Cang Bát Nhã.

Niềm tin từ sự lắng nghe:

Niềm tinKinh Kim Cang Bát Nhã, lại nhấn mạnh đến hai hạng người là tu phướctrì giới, khi nghe Pháp thoại có nội dung siêu việt mọi ý tưởng. Đối với người tu phước, họ không phải chỉ mới phát bồ đề tâm làm thiện sự một đời mà nhiều đời, họ không phải chỉ mới phát bồ đề tâm phụng sự một Đức Phật mà đã trải qua ngàn muôn ức Đức Phật và đối với người trì giới cũng vậy, họ không những chỉ mới phát bồ đề tâm trì giới một đời mà đã nhiều đời, họ không phải chỉ phát bồ đề tâm để lãnh thọ giới phápthực hành giới pháp từ một Đức Phật, mà đã trải qua từ vô lượng ngàn muôn ức Đức Phật, họ đã từng nghe, và đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng như các Kinh điển Đại Thừa, nên dù đời nầy họ có mặt trong thời kỳ Đức Phật Niết Bàn, sau năm trăm năm, nhưng khi nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã, họ vẫn có khả năng phát khởi niềm tin thanh tịnh đúng như những gì mà Kinh trình bày. Họ có khả năng tin tưởng đúng như thực về pháp chứng của Đức Phật đã được trình bày ở trong Kinh nầy. Pháp chứng ấy là Ngã KhôngPháp Không. Ngã không là pháp chứng thường trựctối thượng của các vị Thánh giả A La Hán. Pháp không là pháp chứng thường trực của các vị Bồ Tát Thượng Thừa.

Pháp chứng ấy đối với hai hạng người tu phướctrì giới kia, dù hiện tiền họ chưa chứng nghiệm, nhưng khi nghe pháp thoại Kim Cang Bát Nhã, họ có khả năng tin tuởng một cách chắc chắn rằng, họ sẽ chứng nghiệm pháp ấy trong tương lai. Bởi vậy, Tôn giả Tu Bồ Đề đã bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nếu lại có người nào được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà tâm tin tưởng thanh tịnh, sinh khởi tuệ giác chân thực, thì phải biết rằng, người ấy thành đạt công đức hiếm có số một.

Kính bạch Thế Tôn, tuệ giác chân thực ấy không phải là tướng, nên Như Lai nói là thực tướng.

Kính bạch Thế Tôn, hôm nay con được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã như thế nầy, tin tưởng, hiểu, tiếp nhậnhành trì không phải là khó. Nhưng, nếu tương lai, năm trăm năm sau, nếu có người nào được nghe Kinh nầy mà tin tưởng, hiểu, tiếp nhậnhành trì, người ấy mới thật là người hiếm có số một.

Tại sao như vậy? Bởi vì người như vậy, thì không còn có ý tưởng về ngã, nhân, chúng sanhthọ giả. Và vì sao? Vì cái ý tưởng về ngã, chính cái ấy không phải là ý tưởng; những cái ý tưởng về con người, về chúng sanh, về thọ giả, những cái ý tưởng ấy, chính không phải là những ý tưởng.

Vì sao? Vì siêu việt tất cả ý tưởng, nên gọi là Chư phật.

Đức Phật dạy, nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy, đúng như vậy, nếu có người nào được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà không kinh ngạc, không sợ hãi, thì phải biết người ấy là người hiếm có.

Hỡi Tu Bồ Đề! Tại sao? Vì Như Lai nói Ba La Mật tối thượng là không phải Ba La Mật tối thượng, nên mới gọi là Ba La Mật tối thượng.” (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750b).

Niềm tin từ sự thuận hành:

Tin mà chưa thuận hành theo niềm tin, là niềm tin chưa có nội dung của sự thực nghiệm và chứng nghiệm, nên niềm tin ấy chưa thể gọi là niềm tin vững chãi hay là niềm tin của Kim Cang bất hoại.

Niềm tin của Kim Cang bất hoại sinh khởi từ sự nghe, hiểu chánh pháp và biến sự nghe hiểu ấy trở thành sự thực nghiệm và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, bảo chứng cho niềm tin không còn là lý thuyết, luận thuyết hay ngôn thuyết mà chính là sự thực nghiệm và chứng nghiệm niềm tin ấy, ngay nơi cuộc sống con nguời.

công đức do niềm tin thuận hành dẫn sinh là không thể nghĩ bàn, không thể ước lượng, không có giới hạn đúng như Đức Thế Tôn đã nói với Tôn Giả Tu Bồ Đề ở trong Kinh Kim Cang Bát Nhã như sau:

“Hỡi Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, vào buổi sáng đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí; buổi trưa cũng đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí; buổi chiều cũng lại đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí, và sự bố thí thân mạng như vậy, trải qua cả vô lượng trăm ngàn ức vạn kiếp, nhưng nếu có người nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy, với tâm tin tưởng không trái nghịch, thì phước đức của người nghe Kinh mà tâm tin tưởng ấy, thắng vượt hẳn phước đức của người bố thí kia, huống nữa là sao chép, thọ trì, đọc tụng, diễn giảng cho người khác.

Hỡi Tu Bồ Đề! Chủ yếu mà nói, công đứcKinh Kim Cang Bát Nhãvô biên, không thể nghĩ bàn, không thể đối chiếu, ước lượng; Như Lai vì người phát khởi tâm Đại Thừa mà nói, vì người phát khởi tâm Tối Thượng Thừa mà nói. Nếu có người nào có khả năng tiếp nhận, ghi nhớ, tụng đọc, vì mọi ngườigiảng giải một cách rộng rãi, thì Như Lai thấy và biết chắc chắn người ấy, đều đã thành tựu công đức không thể đo lường, không thể đối chiếu, không có giới hạn và không thể nghĩ bàn. Những người như thế có thể gánh vác tuệ giác vô thượng của Như Lai”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Bố thí, cúng dường và ngay cả trì giới, trải qua vô lượng kiếp bằng niềm tin đơn thuần, thì hiệu quả rộng, sâu và cao của niềm tin ấy, không thể so sánh với niềm tin được gắn liền với tuệ giác hay gắn liền với Kim Cang Bát Nhã. Bởi vì, Bát Nhãtuệ giác, mà tuệ giác ấy vững chãi và sắc bén như kim cang, nên khi niềm tin của một người phát khởi được thu hút, nuôi dưỡngđi theo hướng tuệ giác hay được thiết lập trên nền tảng của tuệ giác nầy, thì niềm tin ấy không còn là niềm tin mù quáng hay hữu hạn mà là niềm tin của trí tuệ và vô hạn. Với niềm tin nầy mà tiếp nhận, ghi nhớ, đọc tụng, sống và thuận hành theo Kinh Kim Cang Bát Nhã mỗi ngày, thì hoa trái giác ngộ, hoa trái giải thoát không phải là một ước mơ mà là một hiện thực, một hiện thực được chuyển thành từ niềm tin.

Không gian của niềm tin:

Không gian của Kinh Kim Cang Bát Nhãkhông gian không có không gian, nên bất cứ không gian nào cũng có thể trở thành không gian của Kim Cang Bát Nhã, nếu nơi đó có sự đọc tụng, diễn giảng, sao chép hay tôn trí Kinh ấy, và không gian nào cũng có thể thực hiện niềm tin Bát Nhã, bằng sự cung kính, lễ bái,...

Bởi vậy, Đức Phật đã dạy Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: “Hỡi Tu Bồ Đề, ở bất cứ nơi nào, nếu có bản Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy, thì ở nơi đó, tất cả chư thiên, loài người, a tu la ở trong thế gian hãy đều nên cúng dường. Nên biết chỗ ấy là bảo tháp, cần phải cung kính, lễ bái, đi nhiễu, dùng các loại hoa hương mà tung rãi ở nơi không gian đó”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Tại sao Đức Phật dạy, nơi nào có bản Kinh Kim Cang Bát Nhã là nơi đó có bảo tháp? Nơi đó cần phải thể hiện niềm tin bằng sự cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi hoa và hương? Tại bởi nội dung Kinh Kim Cang Bát Nhã chuyển tải pháp thân của chư phật và thể tính chân thực của pháp giới. Pháp thânthể tính ấy có mặt cùng khắp mọi không gian, nên đối với người có đức tin Kim Cang Bát Nhã, và giác ngộ Kim Cang Bát Nhã, thì họ ngồi ở đâu, họ đứng ở đâu, họ cư trú ở đâu, thì ở nơi những chỗ ấy đều là bảo tháp, đều là thánh địa, đều là không gian Kim Cang Bát Nhã. Và không gian ấy là không gian mà ta có thể cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi các thứ hoa hương mà cúng dường ở nơi đó.Và pháp thân là thân cao tột trong các thân, pháp tính là tính tối thượng trong các tính; thân ấy, tính ấy là biểu thị cho bảo tháp, chứ không phải là bảo tháp theo nghĩa kiến trúc vật lý. Và như vậy, nơi nào có sự thực tậpchứng nghiệm Kim Cang Bát Nhã, thì nơi đó có sự hiện khởi của bảo tháp và có sự thể hiện của người có niềm tin đối với Kinh ấy.

Hiệu năng của niềm tin:

Do đọc tụnghành trì Kinh Kim Cang Bát Nhã, ta có thể gặp nhiều chướng duyên, như bị người khác phỉ báng, khinh thường, nhưng không phải vì vậy mà ta không có phước đức. Trái lại, nhờ niềm tin của ta đã được kiên định đối với sự thọ trì đọc tụng Kinh nầy, nên niềm tin ấy có hiệu năng tiêu diệtchuyển hóa những ác nghiệp của ta từ bao đời kiếp. Nghiệp báo ấy của ta, khiến ta đáng lẽ trong tương lai, khi kết thúc sinh mệnh sẽ bị rơi vào địa ngục nhận lấy khổ báo, nhưng nhờ niềm tin vào Kinh Kim Cang Bát Nhã, và do thọ trì đọc tụng Kinh ấy, nên nghiệp nặng chuyển thành nhẹ, quả báo nặng chuyển thành quả báo không đáng kể, không những vậy mà còn có cơ hội sẽ thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề nữa, như trong Kinh, Đức Phật nói với Tôn giả Tu Bồ Đề như sau:

“Lại nữa, hỡi Tu Bồ Đề, nếu có bất cứ thiện nam hay thiện nữ nào, thọ trì, đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà bị người khác khinh thường, hủy báng, thì phải biết tội nghiệp của người ấy đời trước đáng lẽ phải sa đọa vào ác đạo, nhưng nhờ do đời nầy bị người khác khinh thường, hủy báng, nên tội nghiệp đời trước của vị ấy tiêu diệt hết, khiến người ấy sẽ được tuệ giác tối thượng”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Việc hủy báng người thọ trì, đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã có hai hạng. Hạng người thứ nhất là hạng người đoạn kiến, đối với hạng người nầy, không phải họ chỉ phỉ báng nguời thọ trì đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã, mà thọ trì, đọc tụng, bất cứ Kinh nào, họ cũng đều hủy báng. Hạng thứ hai là hạng dị kiến, hạng không phải căn cơ, đối với hạng người nầy thì Kinh Kim Cang Bát Nhã trình bày giáo nghĩa không phù hợp sở kiến, sở học cũng như căn cơ của họ, nên họ không những phỉ báng người thọ trì, đọc tụng mà còn phỉ báng luôn cả Kinh.

Tuy nhiên, dù có bị phỉ báng bằng bất cứ cách nào đi nữa, thì chân lý được Đức Phật trình bày ở trong Kinh nầy vẫn hiển nhiên như thị, và người thọ trì đọc tụng Kinh nầy với niềm tin kiên định, bất hoại, thì không những chuyển hóa được những nghiệp chủng tâm thức trong nhiều đời của họ, từ nhiễm sang tịnh, từ những nhận thức sai lầm về một bản ngã cố hữu, về con người, về chúng sinh, về thọ mạng sang chánh trí và chánh giải thoát, mà còn chuyển hóa được tất cả dư báo xấu trong quá khứ cũng như hiện tại đều theo hướng Vô Thượng Bồ Đề.

Lục Tổ Huệ Năng của Trung Hoa là một người không những có thẩm quyền nghe và lãnh hội Kinh Kim Cang Bát Nhã, mà còn là một người có thẩm quyền chứng ngộ chân lý được Đức Phật trình bày từ Kinh ấy nữa, nên Ngài đã phát biểu hiệu năng của niềm tin do sự thực hành Kinh Kim Cang Bát Nhã như sau:

“Hỡi Thiện tri thức! Muốn thâm nhập pháp giớithiền định tuệ giác, thì hãy nên tu tập Bát Nhã, bằng cách hành trì đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã thì sẽ thấy được tự tánh. Phải biết rằng, công đức của Kinh nầy là vô lượng, vô biên. Trong Kinh nói hết sức rõ ràng, ở đây không thể trình bày hết. Pháp môn nầy là Tối Thượng Thừa, vì các Bậc đại trí mà nói; vì các Bậc thượng căn mà nói. Bậc tiểu căn, tiểu trí, nếu nghe, tâm sanh bất tín”. (Pháp Bảo Đàn Kinh, Đại Chính Tân Tu 48, tr 350c).

Như vậy, đức tin phát khởi từ Kinh Kim Cang Bát Nhãđức tin của trí tuệ, đức tin ấy là đức tin có nội dung “Ngã Pháp Nhị Không”, hay đức tin ấy là đức tin của “Thực Tướng Vô Tướng”.

Bằng đức tin nầy, ta sẽ tinh cần thực hành lục độ một cách vô trúvô tướng, chuyển hóa những vọng tưởng sai lầm đối với tự thân, đối với con người, đối với chúng sanh, đối với thọ mạng thành chánh trí và có khả năng chuyển hóa Khổ đế thành Diệt đế, hay sinh tử thành Niết Bàn, chứng nhập vô vi pháp thân, có khả năng sinh khởi tuệ giác, biến tri một cách như thực đối với mọi sự hiện hữu và không hiện hữu, rồi hưng khởi tình yêu vô biên, sử dụng vô số phương tiện thiện xảo, dạo khắp mười phương, rưới nước cam lồ, dập tắt mọi ưu não và khơi mở tuệ giác cho hết thảy muôn loài.
T.T.H.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.