Phần 03: Kết Luận

22/05/201012:00 SA(Xem: 11179)
Phần 03: Kết Luận
KHÁI LUẬN TRIẾT LÝ KINH HOA NGHIÊM
Thích Đức Nhuận
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000

Phần III

Kết Luận


Đạo Phật nhìn nhận hai nguyên lý căn bản:

*.. Hiện Tượng Chuyển Biến Vô Thường

Hết thảy sự vật trên thế gian này, không một sự vật nào được coi là có tính cách bất biến, bất di dịch cả. Từ một mảy lân hư trần đến trăng sao, sông núi nói chung là, mọi pháp hữu vi đều là huyễn mộng, và phải chịu chung qui luật nhân duyên, vô thường của thiên nhiên: sinh, trụ, dị, diệt.

*.. Bản Thể Thường Trụ Bất Biến

Nếu hiện tượng giới là chuyển biếnvô thường thì cũng có nghĩa là tất cả sự vật biến đổi đó đều hiện hữu, "tính cách hiện hữu" như vậy, mặc nhiên đã nói lên cái đặc tính của bản thểvũ trụ vốn không sinh,không diệt, không thường, không đoạn, không đến, không đi…tứn TÂM CHÂN NHƯ hay Pháp thân của Như Lai.

Đứng về phương diện hiện tượng tương đối, sai biệt thì,vũ trụvô số thế giới, gọi chung là Thập phương vi trần thế giới.

Đứng về phương diện bản thể tuyệt đối thì thực tướng của vạn Pháp vốn vô tướng, Sắc chẳng khác gì Không, Không tức là Sắc. Tính tức là tướng, Tâm tức là Vật, Bản thể tức Hiện tướng, lý, Sự, và Sự sự đều vô ngại trong pháp giới bao la.

Để hóa giải mọi bất đồng và dung hợp mọi mâu thuẫn trong thế gian đầynghịch cảnh khổ đau này, đồng tử Thiện Tài đã đứng trên lập trường bốn chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, mà Đức Phật từ bi đã nói khi Ngài khởi chuyển Pháp luân tại Lộc Uyển:

*.. Chân Lý Thứ Nhất (Khổ đế)

Con người sinh ra đời đều phải nhận chịu những nỗi khổ đau, như : sống khổ, già khổ,bệnh khổ, chết khổ,oán thù phải gần gũi là khổ, phải xa cách những ngườ�i thân yêu là khổ, những sự ham muốn mong cầu không được vừa lòng như ý là khổ,thân ngũ ấm xí thịnh là khổ. Sự khổ vốn sẳn có lại làm phát sinh cái khổ phiền não, gọi là khổ khổ. Mọi loại khổ phiền não như ốm đau, thời tiết mưa nắng, nóng lạnh bất thường làm cho mất sự quân bình trong cơ thể, gọi là hoại khổ. Mọi con người đã sinh ra trong cuộc đời đều mang theo trong mình (cái) tính vô ngã, vô thường dời đổi, hợp tan…gọi là hành khổ.Tất cả nỗi khổ não ấy là kết quả tích lũy của cái Nghiệp ( Karma) luân hồi.

*.. Chân Lý Thứ Hai ( Tập đế).

  • Nguyên nhân của mọi sự khổ là do sự mê lầm của chúng sinh "tự thân tạo tác", rồi cái này làm nhân làm duyên sinh ra cái khác nữa. Phật giáo gọi là Mười Hai Nhân Duyên (dvàdàngahpratityasamutpada):

1.. Vô Minh : chỉ cho trạng thái mê muội của chúng sinh không tự biết "vì đâu mà có rồi vì đâu mà mất".

2..Hành: bởi các hàng động tạo nghiệp lành dữ, do thân- khẩu –ý của chúng sinh gây ra mà không nghĩ đến quả báo luân hồi.

3.. Thức: nghiệp thức.

4.. Danh Sắc: Có nghiệp thức là có sự luân chuyển, nên khi Tâm Thức chuyền sự sống sang kiếp khác (con mình). Tâm (Danh) phải nương vào vật ( Sắc) là tinh huyếtcha mẹ để sự sống được nảy nở, tồn tại.

5.. Lục Nhập: một khi sự sống đã được nảy nở, tồn tại ( kết thai )thì 6 quan năng (6 căn, mắt, tai,mũi, lưỡi,thân,ý) thành hình (bào thai).

6.. Xúc: Sự tiếp xúc của 6 quan năng trong khi đối cảnh.

7.. thụ: Cảm giác, lĩnh thụ mọi sự vui, buồn, tốt, xấu, rồi nhìn nhận các món ấy đưa vào ý thức.

8.. Ái : tình yêu , do ý thức nhận được liền nảy sinh tư tưởng ưa mến (quen nết).

9.. Thủ : Khi đã ưa muốn thì sinh lòng chấp trước, giữ gìn.

10.. Hữu : là có ( hay là cõi ), có ham muốn ắt phải nhận lấy quả báo trong ba cõi, sáu đường.

11.. Sinh : đã có Ái, Thủ,Hữu thì sẽ lại truyền sinh vào kiếp khác (nhân quả về sau trong các cõi thụ sinh).

12.. Lão, tử: cuối cùng đưa đến sự già, chết.

*.. Chân Lý Thứ Ba (Diệu đế).

Như trên đã nói, sở dĩ chúng sinh vẫn mãi bị đau khổ, phiền não sinh tử là vì Vô minh mê tối nên mới tạo nghiệp vọng động (Hành, Thức) mà có thân Ngũ Uẩn (Danh, sắc)rồi sáu căn tiếp xúc với sáu trần cảnh (sắc- thanh, hương- vị-xúc- pháp ) (Lục Nhập) sinh cảm giác,lĩnh thụ (Thụ).thì nảy sinh lòng ham muốn, ưa thích (Ái), bởi tham muốn chấp giữ tạo thành thói quen (Thủ). Vì đã gây nhân tham ái ắt phải nhận lấy quả báo (hữu). Do có Ái, thủ,Hữu sẽ phải sinh ra trong đời sau (Sinh) và tiếp tục nhận chịu những cảnh khổ : già và chết (Lão tử).

Vậy muốn chấm dứt khổ đau, sinh tử luân hồi thì phải cắt đứt vòng xích 12 nhân duyên . Nghĩa là, phải diệt trừ vô minh ( hoặc), không gây nghiệp (nghiệp),tạo khổ (khổ). Mà vô minh diệt thì Hành diệt…cho đến lão tử cũng đều bị diệt. Có như thế cuộc của con người, ở đời này và đời sau, mới vơi được nguồn đau khổ, và được an lạc, tự tại, giải thoát.

*.. Chân Lý Thứ Tư (Đạo đế).

Tức trình bày Phương Pháp Diệt Trừ Nguyên Nhân Sự Khổ.

Nhưng muốn diệt trừ nguyên nhân sự khổ phải làm thế nào? Tất phải đi theo con đường (Đạo) chân chính do Đức Phật đã vạch sẵn, gồm có tám nhánh ( Bát chính đạo: Aryàstangamàrganàmani):

1.. Hiểu biết chân chính.

2.. Suy tư chân chính.

3.. Lời nói chân chính.

4.. Việc làm chân chính.

5.. Đời sống chân chính.

6.. Siêng năng chân chính.

7.. Nhớ nghĩ chân chính.

8.. Định tâm chân chính.

Tronh hai đế Khổ (quả), Tập (nhân) thuộc về nhân quả thế gian.

Hai đế Diệt (quả), Đạo (nhân) thuộc về nhân quả xuất thế gian.

Trong mười 12 nhân duyên: Vô minh: Hành là nhân thuộc về quá khứ; Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, thụ thuộc quả hiện tại; Ái, Thủ, Hữu là nhân hiện tại. Còn sinh, Lão tử thuộc về quả vị lai.

".. đã từ lâu, chúng ta quen "sống say chết mộng" hay "sống như một kẻ đã chết rồi". Chúng ta chẳng hề bao giờ quan tâm đến con người thật, hay ông chủ nhà của chính mình, mà chỉ quen sống với vọng tưởng khách trần ảo ảnh, mải mê đuổi bắt những bóng hình vật vờ của ngoại cảnh chập chờn vô định, và cam tâm làm nô lệ cho thất tình lục dục mà thôi! Nếu chúng ta cứ mãi tiếp tục nếp sống như vậy chẳng chịu sửa đổi, thì có khác gì những bộ máy vô hồn, không ý thức được công việc mình làm, khác nào như ngọn cỏ lá cây vô tri vô giác, thực là uổng phí cả một kiếp người! (BTD, trang1220).

" Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!"

" Hãy im lặng là rất sống, rất sáng!"

" Hãy đem lòng mình đối diện với hồn của lịch sử!"

" Mỗi sầu thảm, mỗi khổ đau đều bắt rễ bén mầm trong cái tối tăm, tham lam, ác độc, thù hận, nghi kỵ, thấp hèn, sợ sệt của con người cả. Con người đang xô đẩy nhau vào cái trọng chướng trọn vẹn để rồi phiêu lưu trong cuộc luân hồi phiền não vô thủy vô chung.

Sao không cứu lấy họ?

Sao không đưa họ đến Thắng địa?

" Không ai cứu nổi họ đâu! Chỉ có họ tự cứu lấy. Không thần thánh nào nổi nhân loại hết. Chỉ có nhân loại tự cứu lấy mình thôi. Con người là hơn cả, con ngườitối thắng ( chữ kinh hoa nghiêm). Con người làm thần thánh lấy chính mình và làm thần thánh lấy vũ trụ. Chỉ có con người mới thực hiện được mọi sự tốt đẹp của vũ trụ mà thôi.

" Con người có toàn quyền tự do định đoạt lấy cuộc sống của mình. Nhưng điều kiện tiên quyết là mỗi con người phải biết gột rửa tâm hồn cho thật trong sạch, nhóm lên ngọn lửa thương yêu, hoan lạc và vui sống, để xóa đi những áng mây mờ thù hận, chia rẽ, chiến tranh, áp bức và bất công trong cuộc đời, không còn phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói , thành kiến quốc gia hùng cường hay nhược tiểu để…tất cả cùng nhau chung sức kiến tạo một xã hội người văn minh, Giác Ngộ và Giải Thoát".(1)

" Xã hội loài người tốt đẹp hay không tùy theo nghiệp báo của mỗi cá nhân trong xã hội đó tạo thành. Nghiệp chuyển biến không ngừng, nhân làm quả, quả lại làm nhân, các chủng tử thiện, ác được huân tập trong A lại gia thức, để khi gặp đủ cơ duyên thì liền phát khởi hiện hành.

" Tư tưởnghành vi của một người thiện sẽ tạo cho người đó và cho cả môi trường chung quanh y những hoàn cảnh sinh sống tốt đẹp.

" Tư tưởng và hành động của nhiều người thiện cùng trong một xã hội góp lại, sẽ gây cho cộng đồng xã hội đó một cộng nghiệp tốt lành, để tạo nên một nếp sống tươi vui, hạnh phúc.

" Trái lại, tư tưởnghành vi của một người độc ác sẽ tạo cho người ấy và xã hội của y những hoàn cảnh xấu xa bi đát, gieo rắc tai ươngđau khổ cho hàng triệu sinh linh. Và nếu lại có nhiều người hung tàn bạo ngược, cùng trong một xã hội, rải ra những luồng tư tưởng và hàng vi ác độc, sẽ gây tai ương khủng khiếp và tạo nên một cộng nghiệp nặng nề cho toàn thể, triệu triệu người trong xã hội đó cùng phải gánh chịu hậu quả thảm khốc thê lương".( BTD,trang1151- 1152).

Giấc mơ tuyệt mỹ của đồng tử Thiện TàiHy Vọng biến cõi trần gian khổ đau này thành cảnh Tịnh Độ đầy tình thương chân thật, đầy thiện tính cao quý. Muốn cho thế giới được thanh bình, toàn dân được tròn đầy hạnh phúc thì, theo đồng tử Thiện Tài, chỉ còn Con Đường BỒ TÁT ĐẠO thênh thang rộng mở, là nơi gặp gỡ lý tưởng của mọi tôn giáo, mọi màu da sắc tộc, mọi văn hóa bất đồng, nhưng cùng chung một Tâm Đại Bi bao la dạt dào, cùng thiết tha mong càu xây đắp hạnh phúc, hòa bình chung, cùng hướng về nẽo chân, thiện, mỹ và cùng thực hành Bồ Tát Đạo bằng pháp môn Lục độ Ba la mậtTứ vô lượng tâm.

Lý tưởng hành trì Bồ Tát Đạođồng tử Thiện Tài hằng mến yêu ấp ủ trong lòng là một lý tưởng cao xa, thiết tưởng cao xa, thiết tưởng đây cũng là lý tưởng chung của mọi tâm hồn hướng thượng, có thể là của tác giả, của các bạn, của tôi, của tất cả chúng ta, vốn sẵn mang trong mình một trái tim trong, một khối óc sáng, và cốt cách của một "Phật tính" cao cả tuyệt vời.

Đọc tác phẩm "BỒ TÁT ĐẠO hay Con Đường Lý Tưởng" của Minh Đức Thanh Lương, chúng ta nhận thấy ngay cái dụng ý của tác giả muốn đem hết tâm thành gửi gắm trong vai đồng tử Thiện Tài đi cầu Đạo Bồ Tát, để nhân đó có thể trình bày được hết mọi tông phái của Đạo Phật, Tịnh Độ tông, Mật tông, Thiền tông, Duy Thức tông, Bát Nhã tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông v.v …cùng các pháp môn chính yếu, như: Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chính Đạo, 37 Phẩm Trợ Đạo, Lục Độ, Tứ Vô Lượng Tâm….và nói lên được những giáo lý cao thâm của Phật Giáo đại thừa: Vạn Vật Đồng Nhất Thể, Nhất Thiết Duy Tâm Tạo, Nhân Quả, Nghiệp Báo, Chân Như Duyên Khởi, Pháp Duyên Khởi, Nhất thiết Chúng Sinh Giai Hữu Phật Tính, Vạn Thù Qui Nhất Bản, Nhất Bản Tán Vạn Thù, Lý trung Đạo, Lý Bất Nhị, Sự Lý Viên dung, Sự Sự Vô Ngại, Một Là Tất Cả, Tất Cả Là Một v.v…Khác nào một người có khiếu thẩm mỹ đã góp nhặt những bông hoa tươi thắm muôn màu xâu kết lại thành một tràng hoa tuyệt mỹ, hay một nhạc công điêu luyện đã đem hết tâm hồn say sưa của mình phổ lên những điệu nhạc du dương huyền diệu…

Vì muốn cho các bạn tự tìm lấy để được hưởng cái thú thưởng thức những bông hoa tuyệt mỹ cả về ý lẫn lời trong tác phẩm này, tôi không muốn làm mất nhiều thì giờ quý báo của các bạn bằng cách đi sâu thêm nữa vào chi tiết của bộ sách, vì tôi tự cảm thấy viết đã quá dài, chỉ hân hoan mời bạn hãy đọc và thực thi BỒ TÁt ĐẠO hay cũng đi trên Con Đường Lý Tưởngđồng tử Thiện Tài đã vạch ra, để đáp lại tấm lòng thành của tác giả hằng tha thiết kêu gọi hết thảy chúng ta.

Viết tại chùa Giác Minh, Việt Nam, ngày đầu xuân năm Tân Dậu- Phật lịch 2525 (tháng 3 DL 1981).

Trí Tạng- THÍCH ĐỨC NHUẬN

- Hết -

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58737)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.