Kinh Viên Giác Luận Giảng

23/05/201012:00 SA(Xem: 38111)
Kinh Viên Giác Luận Giảng



KINH VIÊN GIÁC LUẬN GIẢNG
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006

kinhviengiac-bia


Lời nói đầu


VIÊN GIÁC là một bản kinh chỉ dạy pháp môn viên đốn liễu nghĩa của Đại Thừa. Trọng tâm, Phật chỉ thẳng tâm Viên Giác sẵn đủ bình đẳng giữa Phật và chúng sanh. Vì lẽ đó, kinh này được xem là “con mắt thanh tịnh của mười hai bộ kinh” (Thập nhị bộ kinh thanh tịnh nhãn mục). Rất nhiều văn đoạn, Đức Phật dùng phương cách tác động thẳng, nếu khéo lãnh hội thâm ý lời Phật dạyhành giả hiểu được pháp môn viên đốn của Thiền tông.

Kinh Pháp Hoa có nói: Chư Phật xuất hiện ở đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Đức Phật thuyết Kinh Viên Giác này, cũng nhằm mục đích khai thị hội chúngchúng sanh đời mạt trực nhận và hằng sống với Phật tri kiến (Viên Giác) của chính mình.

Cũng như các kinh Đại thừa khác, từ đầu đến cuối bản kinh này, dù Đức Phật có nói quyền nói thật, nói đốn nói tiệm hay nói cạn nói sâu, đều quy về một mục đích duy nhất: Làm sao cho tất cả thính chúng hiểu rằng mỗi người đều có tâm Viên Giác bình đẳng cùng chư Phật không khác. Các Ngài đã nhận ra, sống cùng với nó, sống bằng nó, nên các Ngài là Phật - Bối trần hiệp giác. Chúng ta tuy sẵn có nhưng do chạy theo trần cảnh mà quên tánh giác - bối giác hiệp trần - nên còn mãi chịu trầm luân trong sinh tử.

Các vị Bồ tát trong chúng hội Viên Giác, vì thương tưởng đến chúng sanh thời mạt pháp, đã thỉnh cầu Đức Phật giả lập phương tiện tiệm thứ, giúp chúng sanh từng bước tu hành từ thấp đến cao, để mọi căn cơ đều được lợi lạc. Vì chúng sanh đa bệnh, trình độ không đồng, phước nghiệp sai khác, nên Phật theo lời thỉnh cầu đó đã từ bi rộng nói nhiều phương tiện tu hành, chỉ bày cặn kẽ những bệnh cần trừ diệt. Nếu ai phát khởi lòng tin và làm theo lời Phật dạy, thì sớm muộn cũng viên thành đạo quả.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi dịch và giảng kinh Đại thừa và được ghi chép in thành sách, tin chắc sẽ không sao tránh khỏi những lỗi lầm thiếu sót. Mong những bạn đạo hữu duyên, khi đọc tác phẩm này, đóng góp cho những ý kiến xây dựng bổ ích. Kính mong các bậc cao minhlòng bi mẫn chỉ bảo những điều lầm lỗi có thể xảy ra, để lần tái bản được hoàn bị hơn.

Nguyện đem công đức pháp bảo này hồi hướng về pháp giới chúng sanh, đồng phát Bồ đề tâm, đồng tu Thánh đạo, đồng thành Chánh giác.

THIỀN THẤT VIÊN GIÁC
NhaTrang - Khánh Hòa.
Mùa an cư năm Canh Thìn (2000)
THÍCH THÔNG HUỆ

Lược khảo


Trước tiên xin được trình bày một cách sơ lược về dịch giả, về đề mục và về nội dung chính của bản kinh, để mỗi chúng ta có cái nhìn khái quát tổng yếu và những điểm quan trọng của KINH VIÊN GIÁC.

Bản chữ Hán, ghi là: “Đường Kế Tân, Sa môn Phật Đà Đa La dịch”: Vào đời nhà Đường, có một vị Sa môn gốc người Kế Tân tên Phật Đà Đa La dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Như vậy, bản kinhchúng ta có trong tay hôm nay là bản Hán văn, được dịch từ Phạn văn ra, chớ không phải bản gốc.

Kế Tân là tên một nước phía Bắc Ấn Độ, còn gọi là nước Yết-Thấp-Di-La, bây giờ thuộc vùng nước Népal gần rặng Hi-mã-lạp-sơn. Phật Đà Đa La, phiên âm ra tiếng Trung-hoa, gọi là Giác Cứu. Ngài sang Trung-hoa vào đời nhà Đường, thời Phật giáo cực thịnh.

Dịch kinh Viên Giác từ Hán ra Việt thì có nhiều bản, nhưng hiện tại chúng tôi chỉ tìm thấy năm bản dịch :

- Bản thứ nhất do TháiĐại sư giảng, được Hòa Thượng Trung Quán dịch.

- Bản thứ hai do Hòa Thượng Trí Quang dịch.

- Bản thứ ba do Hòa Thượng Thiện Hoa dịch và lược giải.

- Bản thứ tư do Hòa Thượng Giải Năng dịch và lược giải.

- Bản thứ năm do Hòa Thượng Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt dịch và giảng giải.

Kinh Viên Giác gồm 12 chương, mỗi chương có một vị Bồ tát hỏi Phật về những điều các Ngài thắc mắc. Ví dụ như thắc mắc chỗ yếu lý của tánh Viên giác như thế nào, hoặc hỏi về những pháp phương tiện để giúp chúng sanh đời mạt biết cách tu hành. Mỗi chương kinh có một vị Bồ tát đại diện, đó là điểm đặc thù của Kinh Viên Giác. Chẳng hạn như ở chương một có Bồ tát Văn Thù, chương hai có Bồ tát Phổ Hiền. Chúng ta đã biết, hai vị Bồ tát này tượng trưng cho Căn bản tríHậu đắc trí, mà có mặt đầu tiên trong bản kinh, thì điều đó có ngầm ý chỉ gì?

Về vấn đề chú giảng, ở Trung Hoa và Nhật Bản có ba Tông phái Phật Giáo chú trọng vào kinh Viên Giác, đó là Thiền Tông, Hiền Thủ TôngThiên Thai Tông. Thiền TôngTông phái cực thịnh vào thời Đường - Tống ở Trung Quốc và vào thời Lý-Trần ở Việt nam. Hiện nay Hòa Thượng Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm đang chủ trương khôi phục. Hiền Thủ Tông còn gọi là Pháp Giới Tông; Viên Minh Cụ Đức Tông; Ngài Hiền Thủ (Pháp Tạng, 643 - 712) là Tam Tổ. Môn nhơn kính ngưỡng nên lấy tên Ngài ghép vào tên của Tông phái. Tông phái này y cứ vào Kinh Hoa Nghiêm để phát huy tông chỉ, nên còn gọi là Hoa Nghiêm tông. Thiên Thai tông còn gọi là Pháp Hoa tông, do Ngài Thiên Thai Trí Khải Đại sư (538 - 597) làm Tứ Tổ. Môn nhơn và hậu thế rất kính ngưỡng, lấy tên Ngài ghép vào tên của Tông phái. Đây là một Tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, y cứ vào bộ Kinh Pháp Hoa làm chỗ dựa để phát huy tông chỉ, phát huy Phật lý.

Có thể nói rằng, đây là lần giảng kinh Đại thừa đầu tiên trong cuộc đời tôi. Bởi vì “Thánh ý cao siêu, phàm tâm nan trắc” (Thánh ý rất cao siêu, tâm phàm khó lường nổi), nên nếu lời giảng không phù hợp với Thánh ý, thì tôi xin sám hối trước mười phương chư Phật ba đời. Còn nếu có phù hợp phần nào, thì có lẽ do chư Phật gia hộ mà thôi.

Giảng bản kinh này, tôi xin đứng trên lập trường của một hành giả tu theo Thiền tông, đi thẳng vào tông chỉ cốt lõi của bộ kinh. Và sau đó, cũng xin liên hệ đến giáo nghĩa của Giáo tông. Giờ đây, chúng ta đi qua phần nội dung của bản kinhđề mục kinh đã biểu hiện rất rõ, và sẽ xin giải thích về nghĩa sâu và nghĩa rộng của đề mục này: ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA.

1. ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG: Kinh Phương Quảng còn gọi là kinh chuyển tiếp từ Tiểu thừa sang Đại thừa, có trách nhiệm mở đường cho Nhất thừa pháp, tức mở đường cho Phật thừa hoặc Tối thượng thừa.

Chữ Phương ở đây là phương sở, phương thể, bao gồm cả ý nghĩa không gianthời gian. Chữ Quảng là nói đến cái rộng, cái bát ngát của Phương. Như vậy, Đại Phương Quảng ngầm ý muốn nói đến nghĩa lý Đại thừa bát ngát mênh mông, không thể đem tình thức mà lường được thâm ý của kinh, chỉ có thể dùng trực giác Bát nhã không qua trung gian suy luận thì mới có thể thẩm thấu được nội dung bản kinh. Đại Phương Quảng có nghĩa là rộng rãi, mênh mông, lớn trùm khắp cả hư không pháp giới; ngầm ý nói về lý Đại thừa, Tối thượng thừa rất cao, rất tột, mà quả chứng phải là Phật quả chứ không phải A la hán quả.

2. VIÊN GIÁC: Viên là Viên mãn, Giác là Giác ngộ. Kinh Viên Giác nói đến sự giác ngộ viên mãn, nhưng đó là sự giác ngộ của ai? Bậc A-la- hán có giác ngộ viên mãn chưa? Bồ tátgiác ngộ viên mãn chưa? - Cho đến hàng Đẳng giác cũng chưa giác ngộ viên mãn, mà phải là Phật. Như vậy, Viên Giác là chỉ cho sự giác ngộ tột cùng của Phật, một Bậc toàn giác tức giác ngộ hoàn toàn. Kinh Viên Giác hiển thị cảnh giới tự chứng của Phật, thẳng vào trung tâm giác ngộ của Phật làm chỗ y cứ, vì vậyý nghĩa rất sâu mầu. Nếu nói đến giác ngộ thì đây là sự giác ngộ hoàn toàn của Phật; còn nói đến quả vị, thì đây là Phật quả.

Tuy nhiên, chúng ta đừng nghĩ rằng sự giác ngộ này hoàn toàn chỉ có ở Phật. Phật là người đã giác ngộ hoàn toàn, còn chúng sanh thì chưa giác ngộ. Nhưng nếu chúng sanh nào đang từng bước trên con đường tu tập để trở về với chỗ giác ngộ hoàn toàn, thì được gọi là phần giác, tức giác ngộ từng phần. Phật đã từng nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Như vậy, Đức Phật giác ngộ vì đã nhận ra một cách hoàn toàn cái gì có sẵn của Ngài. Chúng ta tuy chưa giác ngộ như Ngài, nhưng có mầm mống giác ngộ, chúng ta có tự thể thanh tịnh tương đương với Ngài. Ngài đã hồi phục hoàn toàn tự tánh Viên giác, còn chúng ta là những người đang đi trên con đường hồi phục lại tự tánh Viên Giác ấy. Vì vậy cho nên, tự tánh Viên Giác vốn sẵn đủ nơi mọi chúng sanh, ở Phật không thêm mà ở phàm cũng không bớt. Và chúng ta học kinh Viên Giác ở đây, là để nhận lại cái sẵn đủ của chính mình.

Mặt khác, tánh Viên Giác còn chỉ cho tánh chơn như bình đẳng của tất cả các pháp, ở hữu tình chúng sanh thì gọi là Tâm Viên Giác; còn ở các pháp, có thể gọi là pháp bình đẳng nhất như. Như vậy, Viên Giác trùm luôn cả tâm và pháp, trùm luôn cả vạn hữu, hữu tình và vô tình, nên nói: “Tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo”. Đối với người đã giác ngộ viên mãn, cả hữu tình và vô tình chúng sanh đều thành Phật đạo, bởi vì cái biết và cái bị biết lúc ấy đã trở về trạng thái nhất như.

3. TU-ĐA-LA: Tu-Đa-La là tiếng Phạn, có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là sợi chỉ: Người xưa ghi những lời Phật dạy vào trong lá bối, rồi dùng chỉ xâu kết từng lá bối lại với nhau, để dành truyền lại cho đời sau. Nghĩa thứ hai dịch là kinh, nói cho đủ là Khế kinh, tức khế cơ và khế lý. Khế cơtùy duyên, Khế lý là bất biến. Đạo Phật không mang tính chất giáo điều như các Đạo giáo hoặc các ngành học khác trong thế gian, mà mang đủ tính chất tùy duyên - bất biến. Như vậy, trong kinh chứa đựng chân lý bất biến, nhưng tùy căn cơ của thời đại, của con người, tùy hoàn cảnh, tình huống mà vận dụng một cách uyển chuyển, phù hợp.

4. LIỄU NGHĨA: Liễu là xong, là trọn vẹn; liễu nghĩa là nghĩa đầy đủ, trọn vẹn. Hoặc nói cách khác, liễu nghĩa là chỉ cho nghĩa lý cùng tột, nghĩa lý đầy đủ, nghĩa lý thấu triệt. Ngược lại, nghĩa lý nào diễn tả chưa cùng tột, chưa đầy đủ, chưa thấu triệt thì gọi là bất liễu nghĩa. Thời xưa gọi kinh liễu nghĩa là chỉ cho các kinh điển Đại thừa, còn kinh bất liễu nghĩa là kinh Tiểu thừa.

Ví dụ về lý vô thường, các kinh điển chỉ nói đến vô thường, xem đó là đạo lý cứu cánh, là kinh bất liễu nghĩa ở phương diện tục đế, vì nói vô thường là nhằm chỉ cái thường, tức nói về tục đế là để nhắm về chơn đế. Còn kinh liễu nghĩa, phủ nhận cả tục đế lẫn chơn đế, hiển bàybất nhị, đi vào trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Liễu nghĩa giúp ta siêu việt tất cả phạm trù nhị biên tương đối, như thiện - ác, đúng - sai, thánh - phàm... Các vị Bồ tát khi y cứ vào lý duy tâm rồi, các Ngài đi thẳng vào lý bất nhị, bỏ hết các tình chấp nhị biên phân biệt. Chẳng hạn như bộ kinh Bát Nhã hiển bày lý Không, đưa ra hai mươi cửa không để phá tột cùng những cái chấp của chúng sanh.

Giờ đây, tôi xin nói về nội dung chính của kinh, để quý vị có một khái niệm trước về nghĩa lý uyên thâm của kinh, tránh cái nhìn mập mờ thiên lệch.

Kinh Viên Giác đã nói đến sự giác ngộ viên mãn, nên tất nhiên Phật thuyết kinh này chủ yếu cho hàng căn cơ viên đốn. Viên đốn là gì? - Là sự giác ngộ tròn đầy nhanh chóng trong một tích tắc, một sát-na, không qua thứ lớp tu tập. Đây là tinh thần của Bồ tát Đại thừa. Chỉ có Bồ tát mới đi trên con đường Phật đạo, cuối cùng viên mãn Phật quả. Cho nên, sự xuất hiện của mười hai vị Bồ tát trong kinh nói lên rằng, các Ngài đang hành trì lời Phật dạy, đang đi trên con đường đến Phật quả; và nhất là các Ngài muốn đi vào trung tâm giác ngộ của Phật để biểu hiện sức sống, chứ không phải đi theo con đường tiệm thứ, thứ bậc. Tuy rằng trong văn kinh có chỗ nói đến tiệm thứ tu tập, nhưng đó là vì lòng từ bi mà Phật đưa ra phương tiện thôi. Ngay trong phẩm đầu là phẩm Văn Thù, kế đó là phẩm Phổ Hiền, đã xoáy mạnh vào đốn ngộ. Chúng ta bây giờ học kinh Viên Giác, rồi sau sẽ học các bản kinh Đại thừa khác, để có niềm tin vững chãi đối với Thiền Đốn ngộ. Thiền Đốn ngộ là tinh ba của tất cả kinh điển Đại thừa. Thiền Đốn ngộ chính là đóa hoa nở trên cây Phật giáo.

Đốn ngộ mà kinh Viên Giác chủ ý nói đến ở đây, có nghĩa là đối với những bậc căn cơ bén nhạy, chỉ một phen nghe đến Phật thừa, liền siêu phàm vào Như Lai địa. Các vị không theo cấp bậc tu chứng của Tiểu thừa, không cần trải qua nhơn địa của Bồ tát, tức Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng... Đó là chủ ý của kinh Viên Giác. Cho nên, khi học đến kinh này, chúng ta phải lắng nghe, phải lắng sâu tâm thức của chúng ta để mà nghe. Lắng thần như vậy, có học Phật bằng sự thiết tha của một người khao khát tìm cầu chân lý như vậy, chúng ta mới có thể hiểu được yếu lý của Phật. Còn nếu chúng ta ngồi nghe như nghe đọc một bản thuyết trình, một bài diễn văn khai mạc, thì chúng ta không thể nào hiểu được nghĩa lý thâm sâu của kinh điển, nhất là kinh điển Đại thừa là nhắm vào trung tâm giác ngộ.

Như trên đã nói, chủ yếu Phật thuyết kinh Viên Giác là nhắm vào hàng đốn cơ. Tuy nhiên, vì lòng từ bi vô hạn, Phật vì thương tưởng đến hàng trung cănhạ căn, nên cũng phụ nhiếp cả hàng tiệm cơ mà lập bày phương tiện để giáo hóa họ. Vì vậy, trong các kinh điển Đại thừa đốn giáo, nếu ở những chương đầu, ai không hiểu được bản ý Phật dạy, thì ở các chương sau, Phật lại đề ra phương tiện. Như trong kinh Viên Giác, Phật dạy về Xa-ma-tha, về Tam-ma-bát-đề, về Thiền na, đều là những pháp phương tiện.

Người đốn ngộ thì ở đâu và lúc nào cũng không khởi vọng niệm. Nhưng có một điểm đặc biệt, là họ cũng không trừ vọng tâm. Vọng tâm cũng có nghĩa là vọng niệm, là tâm lăng xăng, có sinh có diệt. Người đốn ngộ không khởi vọng niệm, không dứt vọng tâm; như vậy, mỗi niệm tự nhiên ở trong chơn tức khắc. Ngay nơi vọng mà tức chơn. Ngay nơi vọng mà chuyển hóa. Ngay nơi vọng mà liễu hội vọng, thì liễu hội đó là liễu hội toàn thể toàn dụng của tâm Viên giác. Nếu nghĩ rằng dứt hết vọng niệm mới trở về được tâm Viên giác, thì đó là lầm. Phải ở ngay cái vọng niệm đó, một phen liễu hội được vọng đó là chơn; mà phải hiểu bằng trí, bằng sự thể nhập chứ không phải bằng thức phân biệt. Tức thời, vọng biến thành chơn, thức biến thành trí. Đó là tinh thần của đốn ngộ.

Quý vị đã thấy trong Chứng Đạo Ca, đâu có phải diệt trừ Vô minh, mà “Vô minh thật tánh tức Phật tánh, huyễn hóa không thân tức pháp thân”, thì tự nhiên không trừ vọng tưởng mà cũng không cầu chân. Trừ vọng tưởng mà cầu chân là rơi vào trạng thái thủ xả (cầu chân là thủ, trừ vọng tưởng là xả); đó là cái tâm ngụy tạo. Cho nên, nói đến đạo Phật là phải nói đến trung tâm giác ngộ, lấy giác ngộ làm trung tâm. Những pháp phương tiện như tọa thiền tịnh lự, dù đạt đến thiền định sâu cách mấy, nếu chưa một lần thoát xác tức chưa một lần giác ngộ, thì vẫn nằm ở nước chết, trong nhà Thiền gọi là tử-thủy, có khi gọi là trầm không trệ tịch. Kinh Viên Giác chủ yếu nói đến sự giác ngộ tròn đầy, nói về giác ngộ chứ không phải về thiền định.

Thật ra, Thiền tông đốn ngộ có gì lạ đâu? Thiền sư Linh Vân, một hôm thấy hoa đào nở, hoát nhiên đại ngộ. Mà khi chớp nhoáng ngộ như thế, có phải Ngài khế hợp với kinh Viên Giác này không? Tuy vậy, có một điều chúng ta cần lưu ý, nếu chúng ta vừa khởi tâm dứt vọng, thì tâm đó cũng là vọng rồi. Đem cái vọng hay biết dứt cái vọng bị biết - cái hay biết đó cũng là vọng. Nếu ở trong Viên Giác mà khởi cái vọng lên để biết, thì cái biết đó có còn ở trong Viên Giác nữa không? - Tất nhiên là không. Viên Giác là sự giác ngộ trọn vẹn, nên là cái biết của tự tánh chứ không phải vận dụng để biết, mà khi ta theo dõi vọng niệm tức là ta đã vận dụng để biết rồi. Cho nên, trong tinh thần Viên Giác, không khởi tâm dứt trừ vọng mà chỉ cần liễu vọng. Thiền sư Vĩnh Gia đã nói :

Khéo khéo lúc dụng tâm,
Khéo khéo không tâm dụng,
Không tâm khéo khéo dụng,
Thường dụng khéo khéo không.

Dụng mà không dụng, vì nếu khởi tâm để dứt vọng thì đã có dụng công rồi. Dụng công để đối trị là rơi vào nhị biên, là đối đãi. Tinh thần Viên Giác ở đây là khéo lúc dụng tâm, tức là không khởi vọng niệm, không trừ vọng tâm. Ví dụ, trong phần nói về lý như huyễn, nếu khởi lên một cái để quán thì đã có cảnh bị quán và có tâm năng quán - đó chưa đúng mức quán. Điều này, sẽ giải thích rõ hơn khi giảng đến phần lý như huyễn.

Khi đã một phen liễu ngộ, thì cứ nhậm vận tùy duyên mà sống. “Đói đến thì ăn, mệt ngủ khò”. Đó cũng là tinh thần Viên Giác. Nhưng có một điều, nếu anh chưa thực sự một lần liễu ngộ, anh phải chịu khó tọa thiền, tịnh lự; anh phải chịu khó nhiếp tâm vào định, anh phải chịu khó an trú trong hiện tại, anh phải khởi công quán hạnh. Đó là lẽ tất nhiên. Nhưng một khi đã nhận sâu vào chỗ này, thì nhậm vận tùy duyên, không gắng gượng tu, không miễn cưỡng tu. Bởi vì sao? - Đạo không tu mà mình cưỡng tu, đạo không phải vận dụng mà mình vận dụng, thì không phù hợp với cái hồn nhiên của tự tánh. Hồn nhiên của tự tánhnhậm vận tùy duyên mà không thêm hiểu biết. Chẳng hạn, khi thấy cái hoa, biết một cách nhậm vận tùy duyên, nghĩa là không phải dẹp đi cái biết, nhưng biết mà không thêm gì khác. Khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thấy biết rõ ràng sáu trần mà không thêm hiểu biết, cái thấy và cái bị thấy lúc đó nhất như, thì tự nhiên cứ nhậm vận tùy duyên mà sống, khỏi cần trừ vọng mà vọng tự ở trong chơn. Lúc đó, chúng ta tu mà dường như không có tu gì hết. Như vậy, mình cứ mặc tình thấy nghe hiểu biết, miễn là đừng để cái ý thức so đo phân biệt xen vào, bởi vì “động niệm tức quai”, vừa khởi tâm động niệm là đã trái mất giác thể. Khi quý vị thấy - nghe - hiểu biết thì đã là “Biết” rồi, đó là cái “Biết” của tự tánh; còn nếu khởi thêm một cái biết nữa, thì đó là họa, không còn đúng với nghĩa nhậm vận tùy duyên nữa.

Quý vị đọc trong Quy Sơn Cảnh Sách sẽ thấy đối với các hàng căn cơ bậc thượng, các Ngài không cần trải qua lộ trình tu tập, một phen nghe được yếu chỉ liền chứng ngộ. Còn hàng trung-hạ căn, cần phảiphương tiện giáo lý để y cứ vào đó vừa học vừa tu. Trường hợp Lục tổ Huệ Năng, nghe Ngũ tổ Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền đốn ngộ, không cần thứ lớp phương tiện tu tập. Đây là trường hợp quá đặc biệt; còn đối với các vị thiền sư khác, phần đông cũng phải mòn bao nhiêu đôi dép khi quảy gói du phương, cũng phải rách bao nhiêu bồ đoàn, tọa cụ, cuối cùng mới ngộ được lý thiền. Cho đến Ngài Linh Vân, khi thấy hoa đào nở mà ngộ, cũng đã phải mất ba mươi năm “tìm kiếm khách”...

Như vậy, đức Phậtlòng từ bi muốn tiếp độ hàng trung-hạ căn, nên phải chìu uốn theo tánh dục của chúng sanh, lập bày phương tiện để hướng dẫn họ đến cứu cánh. Nhưng bất cứ một pháp môn nào, bất cứ kinh điển Đại thừa nào của Phật giáo, dù thiết lập ra nhiều phương tiện để chỉ bày cái thật, cũng ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Chúng ta phải nương ngón tay để thấy mặt trăng. Giáo pháp của Phật như thuyền bè đưa người qua sông, chúng ta chủ yếu là qua sông chứ đừng nhận lầm thuyền bè làm cứu cánh. Ví dụ trong kinh A Hàm, Phật dạy tu về tứ thiền. Khi đạt đến tứ thiền, “tâm vị ấy nhuần nhuyễn thanh tịnh, không cấu nhiễm, trong sáng, dễ sử dụng”; sau đó vị ấy quán lý Tứ diệu đế, Mười hai nhân duyên, Ngũ uẩn... đốn ngộ thành A-la-hán. Như vậy, đến tứ thiền rồi, chỉ cần một bước nhảy để ngộ nhập mà không phải qua giai đoạn tứ định của Vô sắc giới nữa. Nội tâm an định là nền tảng cho trí giác phát sinh. Nếu không nhiếp tâm vào định, dùng tâm tán loạn mà hiểu Phật pháp, thì muôn đời cũng không bao giờ ngộ. Tâm phải hồn nhiên lắm, phải bớt nhiều tập khí lắm, phải an tịnh lắm mới có thể ngộ nhập tự tánh.

Trước ngộ tự tánh, sau đó khởi tu, đó mới là chân tu, diệu tu. Bởi vì, khi đã ngộ rồi mới tu, chúng ta sẽ không bao giờ còn rơi vào tà kiến nhị biên phân biệt. Chúng ta thâm nhậptrung đạo, thấy rõ ràng hữu-vô, thường-đoạn cũng đều là đạo, tất cả đều ở trong thể Viên Giác. Bản ý của Kinh Viên Giác là muốn chúng ta tu như vậy.

Trong tánh Viên Giác vốn không có vô minh, không có phiền não, không có trói buộc. Chúng ta thấy thật có vô minh, phiền não, trói buộc, đó là cái thấy, cái tri kiến của chúng sanh. Cho đến pháp Giải thoát, pháp Niết bàn, pháp Bồ đề, nếu nói theo đệ nhất nghĩa đế thì cũng chỉ là ảo tưởng. Lục Tổ Huệ Năng đã nói “Bản lai vô nhất vật” (xưa nay không một vật), nếu chúng ta chấp có một Giải thoát, một Niết bàn, một Bồ đề thật sự, tất cả đã trở thành “một vật” mất rồi. Đạo lý này quả thật quá sâu mầu, nếu đem tâm lượng phàm tình để hiểu thì khó nắm bắt được.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng nên đặt câu hỏi: “Nếu không có Niết bàn, không có sanh tử, không có giải thoát, không có ràng buộc thì cuối cùng, kinh Viên Giác muốn nói đến cái gì? ” - Nếu nói rằng có một cái gì để chúng ta thể nhập, thì cũng chỉ là con đẻ của vọng tưởng mà thôi. Nếu nói rằng có một “tánh” để “kiến” thì đáo cùng, đó như lá vàng dỗ con nít hết khóc. Cho nên, khi học kinh điển, phải đâm thủng chữ nghĩa, lột xác để đi thẳng vào kinh, để nhận ra kinh vô tự, mới vượt thoát mọi phạm trù tư tưởng, ngôn ngữ, danh tự. Cái mà kinh muốn nói không có hình tướng nên nó không đến không đi, không sanh không diệt. Kinh Kim Cang có nói: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai”. Như Lai không từ đâu đến và cũng không đi về đâu, bởi vì Như Lai là “Vô nhất vật”.

Đã không có giải thoát, không có trói buộc, vậy tại sao chúng ta lại có mặt trên cuộc đời này với đủ thất tình lục dục? - Chẳng qua, cuộc đời chỉ là sự diễn kịch trên sân khấu, mà chúng ta là những diễn viên. Nếu không nhận ra tự tánh Viên Giác, thì chúng ta sẽ diễn những vở bi kịch với đầy đủ tham sân si phiền não. Nếu trở về tự tánh, chúng ta sẽ mở màn trình diễn những vai từ bi hỷ xả... Nhưng dù diễn bi kịch hay hài kịch, chúng ta cần phải biết chủ thể của vai kịch là ai, mới khỏi chạy theo những vật trang trí phụ thuộc trên sân khấu. Điều này có nghĩa là, nếu nhận ra tánh Viên Giác, mọi pháp đều ở trong nhất như; còn nếu quên tự tánh, các pháp sẽ trở nên thiên hình vạn trạng. Trong kinh A Hàm, một vị Tỳ kheo hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, khi một vị chứng A-la-hán, có phải thấy các pháp là bất tịnh chăng?”. Phật trả lời: “Này các Tỳ kheo, khi một vị A-la-hán đã thành tựu đạo quả, thấy tất cả pháp là thanh tịnh”. Như vậy, chúng sanh còn sanh tâm phân biệt thiện ác vui buồn, nhìn sự vật theo cảnh thăng trầm thịnh suy của cuộc sống, nên không thấy được phần tịnh của các pháp mà chỉ thấy phần nhiễm của nó. Các bậc Bồ tát, tri kiến giác ngộ của các Ngài biện biệt rõ mọi sự vật mà vẫn ở trong bất động. Phân biệtvô phân biệt, vô phân biệt mà vẫn phân biệt. Đó là cái “Phân biệt mà không phải ý” của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác.

Dù rằng trong kinh Viên Giác thiết lập nhiều phương tiện, nhưng vì tất cả các pháp đều y vào tánh Viên Giác làm tự thể, nên khi thể hội tánh Viên Giác, chúng ta sẽ thấu suốt mọi sự mọi vật. Vì vậy, người tu theo kinh Viên Giác phải lấy sự giác ngộ tròn đầy, tức Viên-mãn-giác làm cứu cánh. Không như thế, là đã đi theo con đường tiệm-thứ rồi. Thật ra, chỉ có Phật mới triệt chứng Viên Giác, nên chúng ta gọi Ngài là bậc Viên-mãn-giác, còn các hàng Bồ tát thì chỉ mới thể hội và tùy thuận Viên Giác. Chúng ta từ trước đến nay chỉ tùy thuận thức giác, tức cái biết của thức, cái tri kiến của chúng sanh, nên cứ mãi trôi lăn trong sanh tử. Bây giờ được nghe lời Phật dạy, chúng ta có muốn tùy thuận Viên Giác không?

Chúng ta hãy nghe hai bài kệ sau đây, tán thán Phật là Đấng Viên mãn giác :

I.- “Đại Viên-mãn-giác
Ứng tích Tây càn
Tâm bao thái hư
Lượng châu-sa giới”.

Tạm dịch :

Đấng giác ngộ viên mãn trùm khắp,
Thị hiện ứng hóa thânTây Thiên,
Tâm Ngài bao trùm cõi thái hư,
Dung lượng tâm Ngài trùm cõi Hà-sa.
II. - “Khể thủ Viên-mãn biến tri giác
Tịch tịnh bình đẳng bổn chân nguyên
Tướng hảo trang nghiêm phi hữu
Huệ minh phổ chiếu vi trần sát”.
Tạm dịch :
Cúi đầu đảnh lễ Đấng Giác ngộ Viên-mãn trùm khắp,
Người đã giác ngộ được bổn thể chân nguyên lặng lẽ bình đẳng của vạn pháp,
Tướng tốt trang nghiêm chẳng phải có chẳng phải không,
Trí huệ sáng suốt chiếu khắp cõi vi trần.

Một nét đặc thù khác của kinh Viên Giác, là nói đến lý như huyễn của các pháp. Các pháp ở đây bao gồm cả tâm lý, sinh lývật lý, tức là cả căn, trần và thức. Đứng ở tự tánh Viên Giác mà nhìn ra, sẽ thấy tất cả các pháp chỉ là vọng sanh vọng diệt, có nghĩa là chưa từng sinh diệt bao giờ. Như khi ấn vào mắt, chúng ta thấy nhiều hoa đốm loạn xạ trong hư không, nhưng hoa đốm đó không thực sinh và cũng không thực diệt. Chúng ta cũng vậy, do quên tự tánh nên tạo nghiệp, thấy thật có mình sinh ra và thật có mình chết đi. Thấy thật sinh, thật diệt là cái thấy của phàm phu, thấy huyễn sinh huyễn diệt là cái thấy của bậc Thánh.Vì đạt đượcnhư huyễn, nên các Ngài đi vào các cõi như huyễn, độ chúng sanh như huyễn, làm Phật sự như huyễn, thi thiết các phương tiện như huyễn; cho đến khi thành Phật, cũng là thành Phật như huyễn mà thôi.

Luận qua một khía cạnh khác, nếu quán các pháp như huyễn mà còn phân biệt tâm năng quán và cảnh sở quán, thì cái quán chưa thành tựu. Chỉ khi nào đạt trạng thái tâm năng quán nhất như với cảnh sở quán, chúng ta mới hoàn toàn thấu triệtnhư huyễn, tức là thể nhập Như-huyễn Tam muội.

Phần lược khảo này có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát về nguồn cội và ý chính của bản kinh. Nắm được đại cương đại ý của kinh, chúng ta học toàn bộ kinh Viên Giác sau này mới có kết quả.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58778)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :