Lược Khảo

23/05/201012:00 SA(Xem: 12361)
Lược Khảo

KINH VIÊN GIÁC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

 

A. LƯỢC KHẢO

 

Kinh Viên Giác nói đủ là "Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa". Tên kinh rất dài, nhưng gần đây chúng ta thường đọc gọn là Viên Giác. Kinh này nguyên văn chữ Phạn, khi truyền sang Trung Hoa được dịch ra chữ Hán.

I. PHIÊN DỊCH PHẠN - HÁN

1. Ngài La-hầu-mặc-kiện dịch tại đạo tràng Bảo Vân ở Đàm Châu, đời Đườ�ng niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi mốt (647), nhằm ngày 15 tháng 7 năm Đinh Mùi. Thuyết này căn cứ theo Viên Giác Đại Sớ của ngài Khuê Phong.

2. Ngài Phật-đà-đa-la (Buddhatràta) Trung Hoa dịch là Giác Cứu, người Kế Tân (Yết-thấp-di-la) Bắc Ấn, dịch tại chùa Bạch Mã ở Đông Đô, đời Đường niên hiệu Trường Thọ thứ hai (693). Bấy giờ Võ Tắc Thiên đổi nhà Đường thành nhà Chu.

Trong hai bản dịch thì bản dịch của ngài Phật-đà-đa-la được phổ biến, còn bản dịch của ngài La-hầu-mặc-kiện chỉ thấy ngài Khuê Phong nêu lên trong Viên Giác Đại Sớ, ít phổ biến.

II. CHÚ GIẢI

Theo Đại sư Thái Hư thì kinh Viên Giác được chú giải rất nhiều. Các tông phái ở Trung Hoa thời bấy giờ đều có chú giải, phần lớn là Thiền tôngHoa Nghiêm tông.

Đời Đường có các ngài: ngài Duy Phát, ngài Đạo Tuyên, ngài Khuê Phong. Ngài Khuê Phong chú giải thành hai bản, một bản đề Lược Sớ, một bản đề Đại Sớ.

Đến đời Nam Tống có ngài Nguyên Túy làm Tập Chú. Trong bản này gom hết lời chú giải của những nhà chú giải trước thành một tập.

Gần đây, Đại sư Thái Hư giảng giải đề tựa là Viên Giác Lược Thích.

III. DỊCH HÁN - VIỆT

1. Ngài Huyền Cơ dịch Kinh Viên Giác, xuất bản năm 1951.

2. Hòa thượng Thích Thiện Hoa dịch đề tựa là Kinh Viên Giác (phiên dịch và lược giải) được in trong bộ Phật Học Phổ Thông, quyển 8, Hương Đạo xuất bản năm 1958.

3. Hòa thượng Trí Hữu dịch Kinh Viên Giác, tôi không nhớ năm xuất bản.

4. Hòa thượng Trung Quán dịch Kinh Viên Giác làm hai quyển, tôi cũng không nhớ năm xuất bản.

5. Cư sĩ Đoàn Trung Còn dịch Kinh Viên Giác.

Kinh Viên Giác đã được dịch ra tiếng Việt, lý đáng chúng ta học bản tiếng Việt. Nhưng vì tôi nhắm vào Tăng Ni, nên tôi giảng thẳng bản chữ Hán, để quí vị dò theo cho quen cách dịch nghĩa, sau này đọc kinh chữ Hán cho dễ.

B. GIẢNG ĐỀ KINH

Về đề kinh, ở chương 12, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ hỏi Phật tên kinh này. Phật trả lời đến năm tên:

1. Đại Phương Quảng Viên Giác Đà-la-ni.

2. Tu-đa-la Liễu Nghĩa.

3. Bí Mật Vương Tam-muội.

4. Như Lai Quyết Định Cảnh Giới.

5. Như Lai Tàng Tự Tánh Sai Biệt.

Năm tên này được rút gọn lại là Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa.

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC

Theo ngài Khuê Phong Tông Mật thì mỗi chúng sanhthể chân thật rộng lớn trùm khắp pháp giới, nên gọi là Đại. Thể chân thật ấy hay gìn giữ tất cả quỹ tắc, và hay sanh khởi ra muôn pháp, nên gọi là Phương. Thechân thật ấy có đầy đủ diệu dụng không thể nghĩ lường, nên gọi là Quảng.

Theo ngài Thái Hư thì Đại là chỉ cho cái thể tuyệt đối, vượt ngoài các pháp đối đãi. Đại không có nghĩa là lớn đối với tiểu là nhỏ. Phương chỉ cho phương sở, Thể tuyệt đối ấy rộng lớn không ngằn mé, vượt khỏi không gianthời gian. Quảng là rộng lớn không thể nghĩ lường.

Đại Phương Quảng chỉ cho nghĩa của Viên giác. Viên là tròn, giác là giác ngộ; giác ngộ một cách viên mãn gọi là Viên giác. Viên giác chỉ cho cảnh giới Phật. Kinh Phật giản trạch: Phàm phu thì bất giác, ngoại đạo thì tà giác, Nhị thừa thì chánh giác, Bồ-tát thì phần giác, Phật thì Viên giác. Chỉ có Phật mới giác ngộ viên mãn. Phàm phubất giác nên không thấy được tánh Phật. Ngoại đạo thì tà giác, tuy biết nhưng biết lệch lạc sai lầm. Hàng Nhị thừa tuy được chánh giác nhưng giác chưa rộng lớn. Bồ-tát tuy thấy tánh Phật nhưng thấy từng phần nên gọi là phần giác. Hành giả dụng tâm tu hành, công phu viên mãn, tánh Phật hiển hiện tròn đầy gọi là Viên giác. Như vậy Đại Phương Quảng Viên Giác là tánh Viên giác tròn đầy rộng lớn không ngằn mé, trùm khắp pháp giới, vượt ngoài không gianthời gian, là nguồn gốc sanh ra muôn pháp, diệu dụng không thể nghĩ lường.

TU-ĐA-LA LIỄU NGHĨA

Tu-đa-la (Sùtra) nguyên là chữ Phạn, Trung Hoa dịch là Kinh. Phàm những lời Phật dạy được kết tập lại có hệ thống gọi là Kinh. Kinh có kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa. Trong kinh Đại Bảo Tích có những đoạn Phật nói với ngài Xá-lợi-phất:

- Nói những việc thế gianbất liễu nghĩa, nói về thắng nghĩaliễu nghĩa.

- Nói mà tạo nghiệp phiền nãobất liễu nghĩa, nói để nghiệp phiền não sạch là liễu nghĩa.

- Nói mà chán lìa sanh tử tìm cầu Niết-bàn là bất liễu nghĩa, nói sanh tử Niết-bàn không hai là liễu nghĩa.

- Nói về các thứ văn cú sai biệtbất liễu nghĩa, nói pháp sâu xa khó thấy khó giác là liễu nghĩa.

Qua bốn đoạn Phật giản trạch về liễu nghĩabất liễu nghĩa, thì kinh Viên Giác thuộc về kinh liễu nghĩa, vì kinh Viên Giác nói tột lý cứu kính không qua một phương tiện nào.

Về hình thức, kinh Viên Giác có chỗ gom thành một quyển, có chỗ chia ra hai quyển, gồm mười hai chương mục, mỗi chương có một vị Bồ-tát đại diện đứng ra thưa hỏi và được Phật trả lời hướng dẫn tu rất rõ ràng.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58792)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :