- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ
CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
LỜI DẪN TỰA PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Kinh nói: “Chư Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trong đời là muốn khiến cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”. Nhưng câu kinh trên cũng là cương lĩnh chánh yếu của toàn bộ, các nhà sớ giải lấy đó làm chỉ thú nòng cốt để giải thích rộng bộ kinh này. Do đó mới biết chư Phật nói ba câu hỏi, chín thí dụ, hội ba về một, dẫn quyền vào thật để khai thị. Đó là khiến tất cả chúng sanh biết được bản lai diện mục, gọi là tri kiến Phật để ngộ nhập nó.
Xét khi Phật còn tại thế, hàng Thanh văn nghe qua hai lượt được ngộ, Phật liền thọ ký cho họ. Cho đến tất cả chúng sanh nghe qua một câu một kệ của kinh này có một niệm tùy hỷ, Phật cũng huyền ký cho họ. Đó là rốt ráo một đại sự nhân duyên vậy.
Trộm nghĩ kinh này là vua trong các kinh, các nước đều truyền bá rộng rãi. Riêng ở Trung Hoa có đến hơn trăm nhà sớ giải thì đủ biết tầm quan trọng của nó rồi.
Bộ kinh này lưu thông đến nước ta (Việt
Nay ty Hoằng pháp chúng tôi (Thanh Chúc, Thanh Quy, Thanh Trà) phát tâm khắc lại và lấy bộ này làm một trong mười khoa công án.
Đây là lời dẫn vậy.Vĩnh nghiêm, hậu học Tỳ-kheo Thanh Hanh Kính đề lời dẫn tựa.Hoàng triều Bảo Đại năm thứ chín (1933) tháng 4 mùng 10.Nước Đại Nam, tỉnh Ninh Bình, phủ An Khánh, huyện An Mô, tổng Đam Khê, xã Đam Khê, chùa Bích Động tàng trữ bản để về sau biết mà in.