Lời Nói Đầu, Lời Giới Thiệu

25/05/201012:00 SA(Xem: 13834)
Lời Nói Đầu, Lời Giới Thiệu

LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu
Tu Viện Kim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những ngày gần đây, Phật sự ngày càng nhiều, công việc dịch thuật và hiệu đích Kinh tạngphiên dịch Luận tạng cho Đại Tạng Kinh Việt Nam càng trở nên cấp bách. Do đó, mỗi khi được hầu Thầy, huynh đệ xa gần không khỏi suy nghĩ về sức khỏe của Thầy! Chính vì vậy mà những lời dạy của Thầy lại càng trở nên thân thiết và quí báu hơn bao giờ hết.

Năm nay, chúng tôi có dịp trở về Chùa thăm Thầy. Sư đệ Nguyên Anh đã cho một số băng ghi về Kinh Pháp Hoa mà Thầy đã giảng ở Nha Trang, Già Lam và Từ Đàm Huế. Sau khi trao đổi với chư huynh đệ, chúng tôi quyết định tuyển thành tập: Trí Đức Văn Lục tập 4.

Mong rằng đây là món quà tinh thần đầu xuân Đinh Sửu-1997, xin gởi đến chư huynh đệ xa gần đúng như tinh thần mà đức Phật đã dạy: "Các con hãy là người Thừa tự Pháp không nên Thừa tự tài vật (Trung Bộ Kinh)".

Xuân Đinh Sửu-1997

Nguyên Vương-Nguyên Anh 

LỜI GIỚI THIỆU 

Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.

Đây là kết mấy lần tôi giảng cho Tăng Ni Phật tử khi hội đủ cơ duyên.

Pháp Hoa là kinh được phổ biến rộng rải cả về mặt đọc tụng, lý giải, hành trì tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam xưa nay. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi như xưa, sư Pháp Đạt đã tụng kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ mà còn bị Tổ Huệ Năng quở:

Một hôm, sư Pháp đạt đến đảnh lễ Tổ Huệ Năng mà đầu không sát đất. Tổ quở: "Đảnh lễ là cốt để dẹp tánh kiêu mạn, vậy mà nay ông đảnh lễ đầu không sát đất, chắc trong lòng còn chứa điều gì?

Pháp Đạt thưa:

-Đã tụng ba ngàn bộ Pháp Hoa.

Tổ nói:

-Tụng Pháp Hoa mà có hành trì thì sẽ cùng ta sánh vai mà đi, còn không thì đâu có ích chi.

Pháp Đạt nói:

-Nếu vậy thì từ nay tôi không tụng nữa.

Tổ nói:

-Kinh có lỗi gì mà không tụng.

Như vậy ngày nay chúng ta nên tụng kinh như thế nào đây cho khỏi bị quở?

Để giúp giải tỏa một phần nào băn khoăn ấy, tôi xin gởi đến quý Phật tử tập "Lược Giải Kinh Pháp Hoa" nầy do công của thầy Trung Hậu, Hải Ấn, Minh Thông sưu tầm tập họp lại, đưa cho tôi sữa chữa lại trước khi in.

Từ Đàm, Hạ 1997

THÍCH THIỆN SIÊU

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58737)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.