- Lời Nói Đầu, Lời Giới Thiệu
- Đại Cương Kinh Pháp Hoa
- Nội Dung 28 Phẩm Kinh Pháp Hoa
- Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
- Vị Trí Kinh Pháp Hoa Theo Cách Phán Giáo Của Ngài Thiên Thai
- Kinh Pháp Hoa Giữa Các Kinh Đại Thừa
- Hình Tượng Hoa Sen Trong Kinh Pháp Hoa
- Nhất Thừa Đạo
- Nhà Như Lai, Áo Như Lai, Tòa Như Lai
- Kinh Pháp Hoa Với Lời Thệ Nguyện "Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ"
- Điều Kiện Đến Với Kinh Pháp Hoa
- Bồ-tát Thường Bất Khinh
- Nhĩ Căn Viên Thông Hay Là Pháp Môn Quán Âm
- Giải Thích Phẩm Tựa
- Phân Tích Phẩm Phương Tiện
LƯỢC GIẢNG
KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích
Thiện Siêu
Tu Viện Kim Sơn
ấn hành PL. 2542-1998
VỊ TRÍ KINH PHÁP HOA
Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng (Thiên Thai tông và Tam Luận tông), có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn. Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân (tam pháp luân) là:
1. Căn bản Pháp luân: Kinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật nói kinh này chỉ có một số rất ít người hiểu, nên Ngài mới tùy phương tiện nói ra ba thừa đó là: Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, và Bồ-tát thừa.
2. Chi mạt Pháp luân: Trước hết là thời A hàm, nhưng hàng Thanh Văn thiên chấp kinh này nên đức Phật và Phương Đẳng để đưa lên Đại thừa. Nhưng ở Đại thừa này chưa rốt ráo, vì mới chỉ thọ ký cho hàng Bồ-tát thành Phật, chứ chưa thọ ký cho Thanh Văn. Do đó, giáo pháp ở các thời này vẫn còn là chi mạt (cành ngọn). Đến giai đoạn thứ ba:
3. Nhiếp mạt quy bản pháp luân: Đây mới là Pháp luân rốt ráo của đức Phật, đó là thời giáo Pháp Hoa gồm những chi mạt về căn bản. Mở đầu là Hoa Nghiêm và kết thúc là Pháp Hoa. Đây là thủy chung của một thời giáo hóa mang cùng một ý nghĩa nhưng hai phương pháp khác nhau: Hoa Nghiêm thì nói thẳng nên chỉ có một số Bồ-tát giác ngộ được mà thôi, còn Pháp Hoa thì dùng nhiều cách nói để đưa người đến giác ngộ; tùy căn cơ chúng sanh mà đức Phật đã nói những kinh khác, cho đến Pháp Hoa mà gồm đủ tất cả giáo lý của đức Phật đã được nói trong 45 năm. Vì tánh cánh quan trọng đó của kinh này mà ngài Trí Khải đã căn cứ vào đó để lập ra Thiên Thai tông rất thịnh hành. Khi truyền qua Nhật Bản, đến vào năm 1222 có thiền sư Nhật Liên dựa vào Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Ngài Trí Khải mà lập ra Nhật Liên tông, đến nay vẫn thạnh.
Đó là vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của ngài Thiên Thai vậy.