Phẩm 13: Khuyến Trì

26/05/201012:00 SA(Xem: 41834)
Phẩm 13: Khuyến Trì

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

 

Phẩm 13
KHUYẾN TRÌ

 

Phẩm này được gọi theo tiếng Nhật là Kanji-hon (Khuyến trì phẩm). Kan nghĩa là khuyến khích hay thúc đẩy người khác giảng pháp, trong khi ji nghĩa là cầm nắm, nhận lấy và giữ gìn. Phẩm này kể về việc chư Bồ-tát đức hạnh đã nhờ sự thuyết giảng của đức Phậthiểu rõ rằng giáo lý kinh Pháp Hoa quý báu vô cùng, đã quyết định mạnh mẽ rằng sau khi đức Phật nhập diệt, dù có gặp phải những khó khăn nào đi nữa, cũng sẽ phổ giảng kinh này, và phẩm này cũng kể về việc chư vị nguyện trước đức Phật rằng sẽ tu tập kinh. Người ta phải quyết định mạnh mẽ sẽ tự mình thuyết giảng giáo lý trước khi khuyến khích người khác làm như thế. Cần lưu ý rằng nhan đề “Khuyến Trì” không nhằm trỏ đến việc khuyến khích người khác giảng pháp mà chính là khuyến khích chư Bồ-tát tự mình quyết địnhphát nguyện. Đây là một điểm cơ bản mà chúng ta chớ lướt qua.

Trong phẩm này, Bà Kiều-đàm-di (Gautami) và Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la (Ya'sodhara) được thọ ký sẽ thành Chánh Đẳng Giác. Bà Kiều-đàm-di (Mahàprajàpatì) là em của mẹ đức Phật, ngài Ma-ha-ma-da (Mahàmàyà). Ngài Ma-ha-ma-da đã mất ngay sau khi hạ sanh đức Phật và Bà Kiều-đàm-di đã nuôi nấng đức Thích-ca-mâu-ni. Bà nuôi dưỡng đức Phật với lòng thương yêu không khác gì lòng thương yêu của một người mẹ ruột và do đó Bà được gọi là Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-đề (con đường của lòng thương yêu lớn lao). Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la là vợ của đức Thích-ca trước khi Ngài xuất gia và là mẹ của ngài La-hầu-la. Hai vị phụ nữ này thiết tha mong mỏi được trở thành đệ tử trực tiếp của đức Phật khi phụ thân Ngài là vua Tịnh Phạn mất. Hai vị được xem là những Tỳ-kheo-ni toàn hảo về giới luật.

Kể cũng hơi lạ về việc đức Phật thọ ký cho hai vị sau cùng và về việc trước khi nêu đến hai vị, đức Phật thọ ký trước cho Long nữ là vị có thể được xem là một đệ tử gián tiếp, được ngài Văn-thù giáo huấn và lại chỉ là một cô gái tám tuổi. Sự ưu tiên này có những ý nghĩa sau đây. Trước hết, như đã nêu lên khi giải thích về việc đức Phật thọ ký cho hai ngài A-nan và La-hầu-la, đối với những vị gần gũi nhất với đức Phật, như Tỳ kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề, người đã nuôi dưỡng đức Phật từ lúc Ngài còn thơ ấu, và Tỳ-kheo-ni, Da-du-đà-la đã là vợ Ngài, đã sinh con trai cho Ngài, thì sự thân thiết như thế có thể trở thành một trở ngại hơn là một phụ trợ cho việc tu tập của các vị ấy. Đức Phật dạy chúng ta rằng người như Long nữ, hoàn toàn xa lạ với đức Phật, lại dễ dàng có thể thọ nhận Pháp, trong khi chúng ta có thể cảm thấy rất khó khăn khi giáo hóa những người gần gũi nhất với chúng ta, như cha mẹ và vợ chồng. Sự việc đức Phật chậm thọ ký cho Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la không có nghĩa là hai vị này bị xem là kém hơn Long nữ.

HẾT THẢY CHÚNG SANH ĐỀU SẼ THÀNH PHẬT:

Một ý nghĩa nữa là chừng nào giáo lý được lưu truyền đúng đắnchừng nào giáo lý được thọ nhận bằng một cái tâm nhu thuận thì người ta có thể đạt được trí tuệ của đức Phật. Dù là ai đi nữa, hoặc là đệ tử trực tiếp của đức Phật, hoặc sinh ra sau thời đức Phật, hoặc ở trong một xứ lạ, không có điều kiện nào trong những điều kiện này lại liên hệ đến khả năng đạt Phật vị của người ta. Nếu một người thọ nhận giáo lý đúng như giáo lý thì người ấy có thể được cứu độ. Người con gái tám tuổi của Long vương tượng trưng cho một cái tâm nhu thuận như tâm của một đứa trẻ. Nàng tượng trưng cho sự rộng lớn, sự vô biên của Phật pháp khi chứng tỏ được rằng tất cả đều được cứu độ như nhau không phân biệt quốc tịch hay họ có phải là người hay không. Chúng ta phải hiểu rằng bài thuyết giảng của đức Phật trong phẩm này sâu xa hơn nhiều so với việc trỏ đến sự đạt Phật vị của phụ nữ.

Trong thời đại ngày nay, hình như phụ nữ thiên về tôn giáo hơn nam giới rất nhiều. Có nhiều lý do cho điều này, nhưng lý do sâu nhất, lớn nhất được nêu là phụ nữ sinh ra thế hệ kế tiếp. Hầu hết đàn ông đều bề bộn công việc kinh doanh. Đại khái, họ phải làm việc hết sức để giúp gia đình, trong khi những người khác nỗ lực làm cho cửa hàng hay công ty của mình trở nên thịnh vượng. Mặt khác, do bản năng, dù không ý thức, trong thâm tâm, người phụ nữ vẫn nghĩ đến đời sau và sự sống vĩnh cửu. Do đó mà đời sống tôn giáo của họ trở nên mạnh mẽ, đây là điều hoàn toàn tự nhiên.

Phụ nữ tu tập rất hăng say. Chúng ta có thể thấy rõ họ tu tập như thế. Họ có ưu điểm là rất kiên trì khi cứ lặp đi lặp lại mãi hoài cùng một sự việc. Họ không hề chán nản khi cứ đan một mũi đan hàng ngàn lần. Như đã nêu trước đây, sự tu tập không gì khác hơn là tìm cách nâng cao mình lên bằng cách cứ lặp lại một điều gì có lợi cho thân tâm mình. Trong việc tu đạo, người phụ nữ tỏ bày những đặc điểm của họ.

Đồng thời, không nên nghĩ rằng nam giới hoàn toàn thiếu những đặc điểm được tìm thấynữ giới. Khi tôi tham gia hải quân Nhật Bản và sống trên tàu, tôi thường đan thêu cùng các thủy thủ đồng bạn. Tôi có thể đan găng tay và áo ấm chẽn khéo léo như một phụ nữ. Nam giới không nên cảm thấy nhụt chí vì thiếu kiên nhẫn khi làm những việc mà nữ giới có thể làm. Như đã giảng ở phẩm 5, mọi người đều có khả năng được cứu độ như nhau, dù cho những khác biệt cá nhân có thế nào đi nữa.

Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục chủ đề của phẩm 13.

Mọi người trong đại chúng xúc động sâu sắc vì cảnh tượng sống động của sự việc Long nữ thành Phật. Bấy giờ Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Đại Lạc Thuyết cùng với nhiều Bồ-tát tùy tùng, tất cả đều thệ nguyện trước đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn chớ lo nghĩ ! Sau khi đức Phật nhập diệt, chúng con sẽ tận lực quảng bá giáo lý cao thượng này. Trong đời ác trược sau này, các chúng sanh sẽ giảm thiểu thiện căn, gia tăng kiêu mạntham lam lợi danh, phát triển bất thiện căn và xa rời giải thoát. Dù có thể khó dạy dỗ và cải hóa họ, chúng con cũng sẽ phát khởi lòng kiên trì lớn lao nhất, quán sát giáo lý này và không tiếc thân mạng để thuyết giảng giáo lý này.” Châm ngôn của những tín đồ của kinh Pháp Hoa, “Không tiếc thân mạng vì Pháp”, phát sinh từ bài kệ này.

Thế rồi năm trăm A-la-hán trong hội chúng và tám ngàn A-la-hán, hữu họcvô học, phát nguyện như sau:
“Bạch đức Thế Tôn ! Chúng con cũng sẽ phổ giảng giáo lý này ở các quốc độ khác vì chư Bồ-tát đức hạnh đã đảm nhận việc giảng dạy và cải hóa con người ở cõi Ta-bà là nơi sẽ có nhiều khó khăn.”

Thế rồi di mẫu của đức Phật, Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề cùng với nhiều Tỳ-kheo-ni hữu họcvô học, đứng dậy khỏi chỗ ngồi, nhất tâm chắp tay, chăm chú ngưỡng nhìn Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói với ngài Kiều-đàm-di: “Tại sao bà chăm chú nhìn Như Lai với vẻ mặt buồn bã như vậy ? Bà không nghĩ rằng Như Lai đã không nêu tên bà mà thọ ký rằng bà sẽ đạt Chánh Giác chứ ? Này Kiều-đàm-di, Như Lai tuyên bố tất cả rằng trong tương lai, hết thảy Thanh văn đều được thọ ký. Hễ ai muốn đạt Phật tuệ và tận lực để được như thế thì chắc chắn người ấy sẽ thành Phật không kể là nam hay nữ.”

Dạy thế xong, đức Phật thọ ký cho Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề cùng sáu ngàn Tỳ-kheo-ni hữu họcvô học rằng các vị ấy sẽ đạt Chánh ĐẳngGiác.

Bấy giờ thân mẫu của ngài La-hầu-la là Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la suy nghĩ rằng: “Khi thọ ký, đức Thế Tôn đã để sót không nêu tên ta. Nhưng ta đã quyết định chuyên trì tu tập Bồ-tát đạo mà chịu khó đến mức tối đa. Ta ước mong đức Phật sẽ thọ ký rằng ta sẽ đạt Tối thượng Bồ-đề.” Đức Thế Tôn biết được ý nghĩ của bà, liền thọ ký bà sẽ thành Phật. Bấy giờ Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la cùng các tùy tùng rất vui mừnghết lòng cảm tạ đức Phật. Chư Tỳ-kheo-ni bạch đức Phật rằng họ sẽ nỗ lực quảng bá kinh Pháp Hoa ở các quốc độ khác.

Bấy giờ đức Thế Tôn nhìn vào vô số Bồ-tát. Tất cả các Bồ-tát này đều ở cấp độ bất thối chuyển (avaitarila)(1), chuyển bánh xe Pháp vốn không bao giờ thối lui, không hề từ chối giảng giáo lý và đã đạt đà-la-ni (dhàranì), tức là, ngăn chận mọi cái xấu ác bằng mọi đức hạnh. Sau khi thấy đức Phật nhìn vào họ, họ liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đến trước đức Phật, nhất tâm chắp tay và nghĩ rằng: “Nếu đức Thế Tôn sai bảo chúng ta chấp trìthuyết giảng kinh này, chúng ta sẽ quảng thuyết Pháp này như đức Phật đã giảng dạy. Nay đức Phật im lặng. Chúng ta không được sai bảo; chúng ta phải làm gì đây
?”

Rồi các Bồ-tát này tuân phục ý muốn của đức Phật và tự chư vị muốn hoàn thành bổn nguyện, bèn cất tiếng rống sư tử trước đức Phậttuyên bố lời nguyện rằng: “Bạch đức Thế Tôn ! Sau khi đức Như Lai nhập diệt, chúng con sẽ đi khắp các thế giới ở mọi phương để khiến tất cả các chúng sanh tin vào Pháp này và khuyên những người khác tu tập Pháp này như là Pháp của họ và thọ trì Pháp này trong tâm một cách đúng đắn. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nhập diệt, xin hãy hộ trì chúng con !”.

Thế rồi tất cả chư Bồ-tát đều cùng cất cao giọng, nói lên ý sau đây bằng kệ: “Xin Ngài chớ lo nghĩ ! Sau khi đức Phật nhập diệt, chúng con sẽ tuyên thuyết rộng rãi Pháp này trong đời ác trược kinh khủng cuối cùng. Dù do vô minh, nhiều chúng sanh sẽ mạ lỡ, phỉ bánghành hạ chúng con, chúng con vẫn chịu đựng tất cả. Các Tỳ-kheo trong đời ác trược ấy sẽ theo tà giáo, ám muội, sai lạc; chưa chứng đắc lại bảo đã chứng đắc, tâm đầy kiêu mạn.
Những vị khác ở trong a-lan-nhã (aranya)(1) sẽ mặc áo vá(2), sống ẩn dật, cho rằng mình theo chánh đạo và khinh khi người khác.”

BA LOẠI KẺ THÙ MẠNH MẼ:

Ba loại kiêu mạn được nêu trong lời của chư Bồ-tát. Thứ nhất, một số người phỉ báng và ngược đãi các tín đồ của kinh Pháp Hoa một cách vô trách nhiệm, dù họ chẳng biết gì về giáo lý. Đây là “những người kiêu mạn thuộc thế tục” (zokushu - zòjòman, tục chúng tăng thượng mạn).

Thứ hai, một số người tu hành cứ tin chắc vào một giáo lý vô giá trị, cho đó là tốt, rồi phỉ báng kinh Pháp Hoa và ngăn trở những ai giảng kinh này.
Đấy là “những người kiêu mạn thuộc tôn giáo” (dòmon - zòjòman, đạo môn tăng thượng mạn.)

Thứ ba, một số người tu hành trong thâm tâm mong cầu danh lợi, dù bề ngoài họ ra vẻ trịnh trọng như những bậc Thánh. Vì họ giả bộ như đã siêu thế nên nhiều người có uy thế theo họ. Họ sống đời tu hành tiêu cực và giảng những giáo lý tiêu cực. Do đó, họ cảm thấy như bối rốikinh Pháp Hoa, một giáo lý tích cực có thể cứu độ những người bình thường và họ cố ý áp chế các tín đồ của kinh, ngăn cản họ giảng kinh. Đây là “những người kiêu mạn quá khích” (senshò - zojòman, tiếm xưng tăng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58725)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.