Thay Lời Tựa

29/05/201212:00 SA(Xem: 9169)
Thay Lời Tựa

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁOHỒI GIÁO
tại AFGHANISTAN
Alexander Berzin
Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
Buddhist Nun Association in California publishes - 2012

THAY LỜI TỰA


alexander_berzin_0Alexander Berzin sinh năm 1944 tại Hoa Kỳ, là một học giả, dịch giả và là giáo sư Phật học uy tín của truyền thống Tây Tạng.

Tốt nghiệp Cử nhân ngành Đông phương học năm 1965, Tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1972 chuyên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Sanskrit, và Ấn Độ Học tại Đại học Harvard. Từ năm 1969 đến nay ngoài công việc dịch thuật nghiên cứu ông ta còn là một Cư sĩ tu tập với các bậc thầy của bốn truyền thống Tây Tạng.

Vị thầy chính của ông ta là ngài Tsenzhab Serkong Rinpoche, vị Lạt Ma Debate Partner cuối cùng và là người phụ tá cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Berzin đã có chín năm làm thư ký và thông dịch cho ngài qua những chuyến công du thế giới, Berzin cũng là nhà phiên dịch những bài Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi có dịp đi cùng ngài.

Từ năm1983, Berzin đã du lịch vòng quanh thế giới để giảng dạy Phật pháp, Triết học, và Lịch sử Tây Tạng–Mông Cổ tại những trường Đại Học Phật giáo của hơn 70 quốc gia, với những nơi có cộng đồng người Mỹ Latin, Phi châu, Trung Á, và Trung Đông. Những bài giảng của ông ta được xuất bản trong nhiều ngôn ngữ.

Là một Học giả uy tín đương đại, với tư cáchPhật tử, Berzin trình bày lịch sử rất cởi mở và khách quan. Những tài liệu mà ông ta tham khảo trong tác phẩm này bao gồm chứng liệu lịch sử của các nhà sử học Hồi giáo, Phật giáo, và Đông Tây kim cổ. Nhiều tài liệu cho thư mục tham khảo trong này là Text books của khoa Sử học, Đông phương học của các trường Đại học Hoa Kỳ.

Là một hành giả, không bẻ cong ngòi bút theo tư kiến Tôn giáo, Berzin không cho rằng sự suy tàn của Phật giáo tại Tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông là hoàn toàn do những kẻ bạo chúa Hồi giáocuồng tín, nhưng đúng hơn không ngoài ý đồ chính trị, kinh tế và lãnh thổ. Và Phật giáo măt dù đã có mặt buổi đầu trên con đường thương mại Tơ Lụa, và một thời đã được truyền bá vào lãnh thổ Afghanistan, Iran và khắp Trung Á, nhưng với triết lý từ bibất bạo động đã nhường chỗ cho tham vọng chính trị và lãnh thổ, và như con nước trong dòng sông hiền hòa, nhẹ nhàng xuôi chảy ra biển cả, bỏ lại đằng sau những tham vọng hão huyền.

Trong tác phẩm này, Berzin cho chúng ta thấy được một bức tranh tổng thể từ hậu bán thế kỷ VII và đầu thế kỷ XIII, những cuộc giao thoa tư tưởng, văn hóa, kinh tế, chính trị không chỉ là Phật giáoHồi giáo, bên cạnh đó là Ma Ni giáo, Zoroastrianism (Đạo Thờ lửa), Kỳ Na giáo…đều cùng tồn tại và phát triển.

Phật giáoHồi giáo từ thế kỷ IX đế thể kỷ XII đã từng sống hòa bình với nhau tại Trung Á. Berzin không bỏ qua những giai đoạn đau thương đã là nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Tại Ấn Độ và Trung Đông: Hậu bán thế kỷ III, Kartir, một Giáo sĩ cao cấp của Đạo thờ lửa đã hạ lệnh phá hủy nhiều tu viện Phật giáo.Thế kỷ VIII, Vua Hồi giáo al-Mahdi tàn phá Chùa Viện Phật giáo. Thế kỷ thứ IX, vua Hồi giáo Abbasids là al-Saffar đã cướp đoạt các tu viện Phật giáo tại Kabul Valley và Bamiyan, và lôi những bức tượng "Phật thờ" ra khỏi những tu viện như là chiến tích chiến tranh và gửi đến vua Calip. Sự chiếm đóng quân sự khắc nghiệt này là cú đòn hà khắc đầu tiên chống lại Phật giáo trong khu vực Kabul. Thế kỷ XI, vua Hung Trắng là Mihirakula (Đại Tộc Vương) bị tác động bè phái ghen tị của tín đồ Cơ đốc giáo, Ma Ni giáoHồi giáo đã ra lệnh đàn áp Phật giáo, phá sập 1400 tu viện, sát hại nhiều tăng sĩ…

Đọc từ đầu đến cuối, chúng ta sẽ thấy rằng con đường truyền bá của Phật giáo chỉ đi theo mục tiêu trí tuệtừ bi, dẫu rằng những nhà lãnh đạo chính trị không ít nhiều đã lợi dụng nó cho ý đồ danh lợi của mình. Xuyên suốt chiều dài lịch sử truyền bá Tôn giáo Trung Á, các nhà sử học đều có chung một quan điểm rằng: “Duy nhất Phật giáo trong suốt thời kỳ lịch sử truyền bá đã không làm thương tổn đến một giọt máu đồng loại trên con đường chinh phục”.

Tài liệu này là một bức tranh tổng quát với những mốc son chi tiết về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, và văn hóa của Trung Á, và con đường huyền thoại Tơ Lụa cũng là một chứng nhân của lịch sử.

Người dịch sẽ cố gắng hoàn thành tập II (Phật giáo & Hồi giáo thời Mongol và Hậu-Mongol) để cống hiến độc giả, các nhà nghiên cứu chuyên ngành trong thời gian tới.

Nếu quí vị muốn tham khảo bản tiếng Anh, xin vào đường link này:

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/study/history_buddhism/buddhism_central_asia/history_afghanistan_buddhism.html

California tháng 5/2012

Người dịch

Thích nữ Tịnh Quang
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33300)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.