Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

27/05/201012:00 SA(Xem: 21788)
Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định
PHÉP TU LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH
Hoà Thượng Kim Cang Tử
Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học Số 6 /1998 (Hà Nội)

Lăng Nghiêm là một bộ kinh triết lý thần bí và có khoa học khám phá muôn vật, ý nghĩa rất uyên thâm mầu nhiệm. Bộ kinh này gồm mười quyển dạy về cả Hiển giáoMật giáo, xưa nay nhiều người rất ngưỡng mộ tôn sùng.
Kinh này không phải như các kinh vẫn thường đem đọc tụng lễ bái cầu đảo, như kinh Pháp Hoa, Dược Sự, Báo Ân, Lương Hoàng, Thuỷ Sấm… Bộ này chỉ chuyên về nghiên cứu giáo lý là chính; còn như muốn đắc pháp kinh nghiệm, thì phải theo pháp dạy: Vô Hương Bồ đề, hay muốn đắc pháp kinh nghiệm, thì phải theo pháp dạy: Thụ giới, giữ giới, lập đàn tràng tác pháp tu luyện rất công phu mới được. Nếu chỉ do tín tâm tụng hài thần chú dài ở trong kinh một cách thông thường để cầu công đức an lạc thì không phải nói.

Muốn tu đới Pháp chính định, trước hết phải tìm thầy thụ giới theo ba nghĩa “quyết định” trong kinh Phật dạy:

Giữ giới, tu định, phát tuệ.
Tiếp tâm là giới, nhân giới sinh định, nhân định phát tuệ.

Gìn giữ bốn điều luật ghi:
Sát, đạo, dâm, vọng, trong sáng như giá, như sương, tự mình không sinh ba ý nghiệp, bốn khẩu nghiệp. Tâm không duyên với sắc, hương vị. Nếu tu định không giữ giới thì dù có nhiều trí, thiền định hiện tiền cũng lạc vào ma đạo, tà kiến.

Khi tu luyện còn phải thực hiện ba phép Tiên Thứ Phật dạy nguyên văn như sau:

Một là tu tập từ các trợ nhân, hai là chân tu nạo sách chính tính, ba là tăng tiến trái lại hiện nghiệp”.

Thế nào trợ nhân? A nan: 12 loài chúng sinh trong thế giới không thể tự toàn, phải nương theo bốn cách ăn uống và an trụ; nghĩa là nương theo đoạn thực, tư thựcthức thực; vậy nên Phật bảo tất cả chúng sinh ăn thức lành thì sống, ăn thức độc thì chết. Vậy những chúng sinh cầu Tam ma đề, nên dứt bỏ năm thứ rau cay trong thế gian. Năm thứ rau cay này ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm lòng giận. Những người ăn rau cay đó, ở trên thế giới dù biết giảng thuyết 12 bộ kinh, thiên tiên 10 phương hiềm vì hôi hám đều phải trách xa, các loài ngã quỷ v.v… Nhân trong lúc người kia ăn rau cay, đến liếm môi mép người đó, mà người đó thường ở lẫn với quỷ cùng chỗ, phúc đức ngày càng tiêu hao, thường lâu không được lợi ích. Người ăn rau cay tu phép đại lực ma vương, nhân được dịp đó hiện ra thân Phật đến thuyết pháp cho người kia nghe, dèm pha cấm giới, khen ngợi dâm lạc, tức giận, si mê, đến khi mạnh chung, tự thân người ấy làm họ hàng cứu ma vương, khi hưởng thụ phúc hết rồi thì sa vào địa ngục vô gián, A Nan, người tu đạo Bồ đề phải đoạn hẳn năm thứ rau cay ấy gọi là điện thứ tu hành tăng tiến thứ nhất.

Thế nào là chính tính? A Nan, chúng sinh tu vào Tam ma đề, cốt yếu trước nhất phải nghiêm chỉnh giữ giới trong sạch, đoạn hẳn lòng dâm, không dùng rượu thịt, chỉ ăn thức ăn trong sạch nấu chín, không ăn thứ sống, A Nan, người tu hành đó nếu không đoạn dâm dục và sát sinh mà ra khỏi được ba cõi, thật không có lẽ như vậy. Nên coi sự dâm dục như là rắn độc, như thấy giặc thù, trước hết phải giữ pháp tứ khí, bát khí của giới thanh văn, nắm giữ cái tâm không nóng lên. Cấm giới đã thành thục thì ở trong thế gian hẳn không còn nghiệp sinh nhau, giết nhau, đã không làm sự trộm cướp thì không còn bị mắc nợ nhau và khỏi phải trả cái nợ kiếp trước trong thế gian. Người trong cái sạch ấy là pháp Tam ma đề, chính cái nhục thân của cha mẹ sinh ra không cần thiên nhẫn tự nhiên thấy được mười phương thế giới, thấy Phật nghe pháp, chính mình vâng lĩnh thái mạnh thanh tịnh. Không còn những việc khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ 2.

Thế nào là hiện nghiệp? A Nan, người giữ gìn cấm giới trong sạch như vậy, tâm không tham dâm, không dong ruổi theo lục trần ở ngoài, nhân không dong ruỗi, tự xoay lại về tính bản nguyên trần đã không duyên thì căn không ngẫu, hợp với đâu nữa, trở ngược dòng về chỗ toàn nhất, sáu cái dụng không ngẫu, hợp với đâu nữa, trở ngược dòng về chỗ toàn nhất, sáu cái dụng không hiện hành, cõi trước trong sạch ví như ngọc lưu ly có mặt trắng sáng treo ở bên trong. Thân tâm khoan khoái, tĩnh diệu viên minh bình đắng được đại an ổn, tất cả mật viên tịnh diệu, các đức Như Lai đều hiện trong đó, người ấy liền được vô sinh pháp nhẫn. Từ đó lần lượt tụ tập, tuỳ cái hạnh phát ra mà an lập các thánh vị, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ ba.
Những vị tu theo Lăng Nghiêm, đại định, giữ được các điều luật ghi trong sạchchuyên tu tốt, thì công đức lợi ích tiến lên các ngôi thứ hiền thánh như thế nào?

Xin xem lần lượt từ dưới lên trên như sau:

Trước hết phải dùng ba phép tiệm thứ là bậc đầu tiên sơ pháp tâm, để tăng tiến cho các ngôi hiền thánh sau được lên cao dần, từ phàm phu lên đến ngôi đại thánh là Phật, không phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp.

Thứ đến ngôi Can Tuệ địa, ngôi này chỉ có trí tuệ hiển thông giáo nên gọi Can Tuệ địa. Ngôi này là Cận ngoại phàm:

Thứ đến mười ngôi Tín so ngôi tín này đem làm tín căn của mình mà gây giống Phật, nên gọi là ngoại phạm.

Thứ đến mười trụ, 10 ngôi này sinh vào nhà Phật mà thành Phật tử, nên là Nội phàm, vào bậc Tiểu hiền.

Thứ đến mười ngôi Hành, 10 ngôi này mở rộng lục độc mà làm việc Phật, cũng là Nội phàm, thuộc bậc Trung hiền.

Thứ đến mười ngôi Hồi hướng, 10 ngôi này đem công đức Phật sự hướng về Phật tâm, cũng là Nội phàm, như là bậc Đại hiền.

Bốn ngôi Gia hành, 4 ngôi này gia tăng công hành để lên bậc Thánh, xoá bỏ sự cách biệt giữa Tâm với Phật và diệt hết số lượng mê với ngộ, là bước quá độ từ hiền lên Thánh, là ngôi Á Thánh.

Mười ngôi Thánh địa, Tu từ ngôi thứ nhất lên đến ngôi thứ mười, thì khế hợp chân như, bóng mây từ phủ khắp Niết bàn, che chở cứu hộ cho hết thảy chúng sinh. Đối với Phật quả thì đây là ngôi Nhân.

Đẳng giác, ngôi này vị thứ ngang Phật, nhưng còn phải diệt trừ “Sinh tướng vô minh” (42 phẩm vô sinh đến đây thì đoạn diệt hết), thì lên ngôi Diệu Giác cao siêu cực điểm là hậu Nhân địa.

Diệu Giác đến ngôi này thì cả phúc đứctrí tuệ đều hoàn toàn đầy đủ, muốn thi hành Chính Giác thì nhập Na già định Kim cươngđạo, chuyển hết Dị thục thứchành phật, nên Diệu giác là ngôi Nhân địa Như Lai tức là ngôi Quả (Phật quả).

Những người tu có thần thông linh ghiệm, được đến đâu cũng phải giữ vững lòng lành mà đừng tự phụ, nếu tự cho mình là Thánh thì hiền bị đoạ lạc ngay vào đường tà.

Những tà ma này lớn nhỏ có hàng năm mươi loại rất là lợi hại cho việc tu hành, càng tu cao càng hay bị ma trược, ma báo. Lũ ma nó cũng ở trong năm uẩn là sắc, thụ, tướng, hành, thức của mình mà hoá ra, thừa cơ lúc mình sai lầm là nó được dịp hại mình, làm cho mình không được gặp chính đạo, thiệt mất cả phúc lợi giải thoát.

Cho nên đối với việc tu trì phải thận trọng, có hai điều phải thực hiện cho tốt: một là giữ giới trong sạch, hai là chính tâm thành ý,giải thoátlợi lạc cho hết thảy chúng sinh mà tu, thì mới hy vọng thành tựu đạo pháp cao quý được.

Muốn hiểu được khoa học, triết học của kinh Lăng Nghiêm dạy, thì phải học thông Tam Như Lai Tạng. Thấu triệt Pháp sinh trần, Pháp diệt trần. Tỏ rõ chân lý cao siêu tuyệt vời. Thức tinh nguyên minh, vạn pháp duy thức.

Xin hãy nghiên cứu kỹ bộ Đại kinh này.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :