Trí Khải Đại Sư
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
PHẬT HỌC
THIÊN THAI TÔNG
Nguyên tác: The
Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản
Phương Đông 2008
Lá thư thay lời tựa
Trong số chín bản kinh Đại thừa được biết như Phương Đẳng (Vaipulya sutra), kinh Pháp Hoa quan trọng nhất, là bản kinh đại biểu và cực kỳ phổ thông. Thánh điển nầy được xem là giáo pháp cuối cùng và tối thượng của Thế Tôn, cùng lúc vừa là nền tảng vừa là cực điểm vinh quang của tư tưởng và hành trì thuộc Phật giáo. Bản kinh tự nói lên là ‘vua của các Kinh’, là phần tinh túy và thâm diệu nhất của giáo pháp Thế Tôn. Tàng kinh xưng tán và sùng bái Phật cùng khen ngợi Bồ tát hạnh. Bản kinh hứa hẹn rằng theo đường Phật giúp chúng sinh đạt đến giải thoát và đến mục tiêu cuối cùng, thành Phật. Bản kinh biểu dương Phật giáo như vị cứu tinh hoặc là một tôn giáo mang lại tự do, ban vô úy và cứu khổ hằng triệu người trên toàn thể Á Châu. Điều nầy cũng giải thích cho sự siêu quần của giáo pháp. ngôn từ của thánh điển rất biểu thị, dẩn khởi và chiêu cảm. Tư tưởng được diễn bày, học thuyết sâu sắc và những nhắn gởi được thông đạt qua những ẩn dụ và tương tự những sự ám chỉ ngấm ngầm cần được đưa ra.
Giáo pháp kinh Pháp Hoa biện minh học thuyết Nhất Thừa (Ekayama) là giáo thuyết bao hàm và dung hòa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Giáo nghĩa giải thích nguyên lý Không. Không cũng được diễn tả như Tathata, Samata, Dharmakaya, Nirvana, Paramartha, Satya, Parinispana, Madyamapratipad v.v... Trong một đường hướng hy hữu, bản kinh đưa ra học thuyết Nhị Đế của Long Thọ Bồ Tát để làm thế nào hai chân lý Thế Tục đế và Thắng Nghĩa đế được phân biệt, liên quan và tối thượng. Thế tục đế có cho đời sống thế gian và thắng nghĩa đế có để đạt đến Niết bàn. Thực tại là một nhưng có hai đường lối trực nghiệm. Rốt ráo, không hề có một khác biệt mảy may giữa hai điều trên. Thế tục đế là phương tiện và thắng nghĩa đế là mục tiêu.
Tựa đề tập sách nầy rất dẩn khởi và ý nghĩa. Các nhà chú giải và học giả khác nhau đã chia ra nhiều phân nhánh sâu rộng về tựa đề nầy. Danh từ Saddharma nghĩa là pháp như thực hoặc cái nhìn về đường lối của đời và thực tại. Danh từ Pundarika tiêu biểu cho hoa sen trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, toàn hảo và là biểu trưng cho sự tinh vẹn. Pháp được Phật thuyết ra và thực hành có thể sánh với hoa sen trắng. Một trong những ý nghĩa như hoa sen mọc trong nước bùn lầy nhưng không bị ô nhiểm và không ngừng lan tỏa hương thơm, như pháp Phật đã bừng lên từ những hỗn loạn của địa cầu nhưng đã phổ độ cho muôn loài vượt qua sợ hải. Xa hơn, chúng sinh được khuyến nhủ nhận ra Phật tánh qua hạnh nguyện Bồ Tát, là người sống giữa đời ác trược nhưng không bị ảnh hưởng ví như hoa sen vươn lên từ vũng lầy nhưng không mất hương thơm. Điều tương tự nầy cũng tìm thấy trong thánh thư Bhagavadgita là bản văn tiêu biểu cho văn hóa Ấn Độ.
Dựa vào kinh Pháp Hoa, Thiên Thai tông của Phật giáo Trung Hoa đã ra đời. Tên của tông phái được đặt theo tên ngọn núi Thiên Thai nơi vị sáng lập tông phái sống. Tông phái nầy được đặc biệt công nhận là tông phái Phật giáo đầu tiên ở Trung quốc, mặc dù trước Thiên Thai tông cũng có những tông phái sớm hơn mang ảnh hưởng dân tộc Ấn. Thiên Thai tông nhìn kinh Pháp Hoa như một bản kinh đầy uy lực vi diệu trong văn hóa và tư tưởng Phật giáo. Sắc thái đặc thù của Thiên Thai tông hiển minh Tam Đế, được gọi là ‘bất khả tư nghì’ dựa vào học thuyết Trung Đạo của Long Thọ Bồ Tát song đôi với tông phái Duy Thức (Vijnanavada) của Thết Thân (Vasubandhu) và những tông phái khác. Học thuyết về Tam Đế là :
(a) Không quán : hủy diệt ảo tưởng của ý niệm từ giác quan và đưa về trí tuệ bát Nhã.
(b) Giả quán : xóa tan sự ô nhiểm của thế giới và mang đến sự cứu rổi cho tất cả tội lổi.
(c) Trung quán : Hủy diệt ảo ảnh là nguồn gốc của vô minh và đạt đến trí tuệ giải thoát.
Triết thuyết nền tảng của tông Thiên Thai có thể được biểu trưng bằng một vòng tròn đồng tâm, ví như vòng tròn trong vòng tròn, tất cả vòng tròn có chung một tâm điểm. Đó là một-trong-ba và ba-trong-một. Một vòng tròn là Không (samsara). Vòng thứ hai là vòng tròn của Niết Bàn (Nirvana) hoặc như thực, bao gồm vòng tròn đầu tiên. Vòng thứ ba là vòng tròn đồng nhất giữa Không và Niết Bàn. Tất cả hòa nhập vào một vòng tròn viên mãn. Một vòng tròn vô thủy vô chung nên là biểu tượng toàn hảo cho thể tánh.
Trí Khải Đại Sư là người sáng lập ra tông Thiên Thai. Đại sư là một thiền sư và cũng là một nhà tư tưởng vĩ đại, người mà sự hiểu biết và chú giải giáo thuyết và phương pháp hành trì của Phật giáo căn cứ trên cái học thâm viễn cũng như thực chứng thiền định của riêng mình, đã đưa Đại sư đến chỗ thấy và nhận ra được Phật tánh trong thể tánh tinh vẹn nhất, chân thực nhất như Trung Đạo. Trí Khải có được một trí tuệ đầy sáng tạo, tinh tuyền và thấm nhuần. Đại Sư là tác giả của nhiều tác phẩm, nhưng tác phẩm quan trọng nhất được gọi là ‘Tam Đại Bộ của tông Thiên Thai’. Đại Sư đã chú giải kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật và kinh Đại Niết Bàn. Tuy nhiên, với Trí Khải, kinh Pháp Hoa được nhìn như một toát yếu của giáo pháp Thế Tôn. Dựa vào thánh điển nầy, Đại Sư biên soạn tập ‘Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa’.Về giá trị của tập sách nầy, giáo sư Haiyan Shen viết như sau: ‘...vì tánh chất của Huyền Nghĩa, một chú giải có hệ thống bộ kinh Pháp Hoa, giáo pháp tối thượng của Thế Tôn, đã trở nên một tác phẩm thâm diệu nhất, chứa đựng hầu hết hệ thống tư tưởng và minh triết của Trí Khải Đại Sư trong lảnh vực Phật giáo. Chuyên chở những đề mục lớn trong kinh Pháp Hoa liên quan đến chân lý rốt ráo Nhất thừa, Đại Sư có thể hiển dương triết học của riêng Đại Sư về Phật giáo.’(p.xiv)
Với mục đích giải thích tư tưởng của mình, Trí Khải đã chọn chú giải kinh Pháp Hoa bởi vì theo Đại Sư bản kinh nầy hòa hợp yếu tính của tất cả những kinh khác. Lời kinh thâm nhập hài hòa đã được Trí Khải ôm ấp và đưa đường tư tưởng của Đại Sư. Trong sự chú nghĩa và giải thích nội dung kinh Pháp Hoa, Trí Khải đã phô bày một năng khiếu chú giải thánh điển hiếm có, đưa ra nhiều ẩn tàng quan trọng, mầm mống khó nắm bắt như hoa sen và những điều tương tự khác gồm chứa trong bản văn. Đại Sư giải đáp những ý nghĩa thâm sâu của bản kinh, nếu không, thì rất khó mà lảnh hội được và từ đó tái lập tư tưởng Phật học với tri giải đầy uy thế về những thánh thư còn lại. Trí Khải giải thích các bản kinh trong đường lối như tấu lên một cung đàn cùng âm giai hòa hợp với các ý thức hệ Khổng giáo và Lão giáo. Như vậy, trong nổ lực đưa đường nét Trung Hoa vào Phật giáo, Đại Sư đã hòa đồng Phật giáo, Khổng Giáo và Lão giáo. Điều nầy thực sự là một nhu cầu của mọi thời và Trí Khải đã hoàn tất trong một phương cách thiện xảo.
Tập sách với tựa đề ‘ Pháp Hoa Huyền Nghĩa’(The Profound Meaning of the Lotus Sutra) của giáo sư Haiyan Shen là một thuyết minh uyên bác, tràn đầy tư tưởng và tường tận về giáo thuyết Phật Đà của Trí Khải Đại Sư là giáo thuyết đã xây dựng nền tảng cho thể cách của một tông phái danh tiếng, Thiên Thai tông. Căn cứ vào những khảo sát về các tác phẩm của Trí Khải Đại Sư và những áng văn chú giải trong lảnh vực nầy, đây là một khảo cứu cần mẩn và trong sáng, xứng đáng được tất cả tán dương. Tập sách triển khai minh tuệ luận lý, biệt tài phân tích và tư tưởng thấm nhuần của giáo sư.
Với nội dung chi tiết và khéo sắp xếp, những ghi chú tường tận và thư tịch rộng rãi, tập sách biểu hiệu một khảo cưú đáng kể về Thiên Thai tông. Từ đó có thể chứng minh là một đánh dấu quan trọng và cũng là một cống hiến ý nghĩa cho sự khảo nghiệm về tông phái nầy trong Phật học Trung Hoa. Giáo sư xứng đáng nhận lời chúc mừng về khảo sát thông thái nầy, chắc chắn sẽ trở nên một điểm quan trọng trong Phật giáo Trung quốc. Dù rằng tập sách chỉ nghiên cưú và phân tích một trong nhiều tác phẩm của Trí Khải Đại Sư, sự chọn lựa của tập sách nầy rất ý nghĩa, vì như Giáo sư đã viết, tác phẩm được chọn biểu trưng đầy uy lực. Giáo sư viết: ‘Tác phẩm độc đáo nầy, với trí lực tuôn chảy đã làm được một công trình vĩnh cửu, đưa ra một quan điểm toàn triệt về toàn thể hệ thống Phật giáo. Hầu hết giáo nghĩa và khái niệm Phật học rải rác khắp nơi qua nhiều thánh điển khác nhau đã được Trí Khải hợp lại vào hệ thống chú giải của Đại Sư bằng cách xác định lại để từ đó có thể hình thành một giáo pháp liên kết chặt chẻ toàn thể những lời dạy của Thế Tôn, bao gồm tất cả những học phái Phật giáo có mặt vào thời Trí Khải Đại Sư.’( p.XVI).
Hy vọng rằng tập sách nầy sẽ được sự chú ý của nhiều học giả trên thế giới trong lảnh vực Phật học và Hán học. Chắc chắn sẽ giúp ích trong sự tìm hiểu tư tưởng căn bản của tông Thiên Thai và minh triết toàn vẹn hài hòa của Trí Khải đã cống hiến rất nhiều vào sự thành hình Phật giáo Trung Hoa.
S.R.BhattCưụ Giáo sư và Khoa trưởng
Phân khoa Triết học, Đại học Delhi
Mp 23, Pitam Pura
Delhi, 110088
India
Ngày 20 tháng 7, 2005