Vài Nét Về Văn Bản

28/05/201012:00 SA(Xem: 12071)
Vài Nét Về Văn Bản

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

Vài nét về văn bản

Mười năm trước, khi tôi bắt đầu để tâm đến Phật giáo thì Phật học Thiên Thai Tông (1) lôi cuốn sự chú ý của tôi một cách khác thường. Đây là tông phái Phật giáo đầu tiên xuất hiện ở Trung Hoa đánh dấu một chuyển tiếp sấm sét từ Phật giáo Ấn Độ đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ sáu. Sự thành hình của hệ thống Phật giáo Thiên Thai Tông qua phương pháp Chỉ và Quán đặt căn bản lý thuyếtthực hành cho Phật giáo Trung Hoa. Bởi vì Phật học Thiên Thai Tông mang theo lề lối nhận thức của dân tộc Trung Hoa, tông phái nầy đã vẽ đường cho sự phát triển của những tông phái Phật giáo tiếp nối trên vùng đất Trung quốc. Khuôn mặt nổi bật là người dựng lập nên Thiên Thai Tông, một trong những vị Tổ vĩ đại nhất của Trung Hoa, tức Trí Khải, còn được gọi là ‘bậc hiền triết lỗi lạc nhất của Phật giáo Trung Hoa’ (2). Vì vậy, tôi rất chú tâm vào những tác phẩm còn để lại của Người.

Những tác phẩm quan trọng nhất của Trí Khải Đại Sư được gọi là ‘Thiên Thai Tam Đại Bộ’(T’ien T’ai San ta pu). Bộ sách nầy gồm có : ‘Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú’(Miao Fa Lien hua Ching Wen chu, T34, No.1718), , ‘Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa (Miao fa Lien hua Ching Hsuan-I, T33, No. 1716), và Maha Chỉ Quán (Moho Chih-kuan, T46, No.1911). Mỗi tác phẩm nhấn mạnh vào mỗi chủ đề đặc thù, tác phẩm thứ nhất giảng chi tiết từng lời kinh Pháp Hoa ; tác phẩm thứ hai trình bày hệ thống Phật học siêu việt của Trí Khải qua những đề mụcý nghĩa vi diệu trong bản kinh Pháp Hoa ; và tác phẩm thứ ba là hệ thống thực hành thâm sâu của riêng Trí Khải về Chỉ và Quán đặt căn bản trên những chú giải của Đại Sư về kinh Pháp Hoa. Trong ba tác phẩm nầy, Huyền Nghĩa là một tác phẩm đầy sáng tạo, trong đó, Trí Khải đã đưa vào một hệ thống toàn thể những giáo lý Phật có mặt đương thời qua phương thức chú giải, dựng lập, tái tạo, và đặt vào chỗ đứng đúng đắn nhất tất cả những khái niệm và tư tưởng từ đất Ấn du nhập vào Trung Hoa, đưa theo nền tảng phát triển của Phật giáo Trung quốc

Đường nét quan trọng của bản kinh Pháp Hoa (3) đối với Thiên Thai Tông thì không còn gì nghi ngờ nữa. Chủ đề của bộ kinh nầy chuyển đạt sự hợp nhất của phương tiện Tam Thừa vào một Phật Thừa tối hậu, gắn liền với tinh thần phổ độ chúng sinh. Vì kinh Pháp Hoa thuyết về Không (Sunya) như thực lý, là cái đồng như trí tuệ thâm sâu của kinh Bát Nhã Ba La Mật, và thuyết về Nhất Thừa Bồ Đề giải thoát rốt ráo của tất cả chúng sinh, phù hợp với giáo lý kinh Đại Niết Bàn, gồm thu những tư tưởng quan trọng và tinh túy của Đại Thừa, trở nên một trong những bản kinh Đại Thừa gây ảnh hưởng mạnh khắp vùng Đông Á.

Sự chọn lựa đề tài nghiên cứu

Trong số những tác phẩm của Trí Khải Đại Sư, tác phẩm Huyền Nghĩa đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của tôi. Ngoài những điểm đáng kể trong tam đại bộ, có lẻ vì tính chất của Huyền Nghĩa- một đường hướng chú giải kinh Pháp Hoahệ thống, giáo pháp tối hậu của Thế Tôn đã hiện nguyên hình trong một tác phẩm sâu thẳm, gồm thu hầu hết hệ thống tư tưởngtriết học Phật giáo của Trí Khải. Với cách chuyển đạt những đề mục chính trong kinh Pháp Hoa liên quan đến Chân Như của Phật Thừa, Trí Khải có thể trình bày nền minh triết của riêng Đại sư về Phật giáo. tác phẩm Huyền Nghĩa khiến người đọc sững sốt, vì những phương thức Trí Khải mang đến với Phật pháp, và cũng vì lối trình bày đầy năng lực qua những phương tiện cấu trúc đa dạng tự phơi bày từ lớp nầy sang lớp khác. Bố cục đa dạng nầy dựa vào những thể loại khác nhau và vô vàn phối cảnh, hòa tan vào một sự thoát thai không ràng buộc vào quy ước (4), mang theo tư tưởng hài hòa, chân thực, và giá trị của Trí Khải.

Tác phẩm duy nhất nầy, với chiều sâu và sự gắn bó, đã đổ đầy vào công trình vĩ đại trong sự khám phá những huyền khải qua toàn thể hệ thống Phật pháp. Hầu hết những lý thuyết và khái niệm Phật giáo có trong nhiều bản kinh khác nhau được đưa về hòa hợp trong hệ thống chú giải của Trí Khải qua đường lối tuyên thuyết và xác định lại vị trí chân thực, đưa giáo pháp Phật về một toàn khối liên tục, gồm thu tất cả những phân nhánh có mặt vào thời đại của Trí Khải. Giải thích ‘Huyền Nghĩa’ qua ba phối cảnh trong ánh sáng của một minh triết dung hòa (Yuan-jung Che-hsueh) (5), chúng tôi mong ước cung cấp được một định lượng đối với tác phẩm nầy và đối với những gì Trí Khải đã cống hiến trong sự thành lập Phật giáo Trung Hoa. Hiển nhiên, không hiểu đúng tác phẩm nầy thì không thể nào nắm bắt được cái thâm diệu của Phật giáo Trung Quốc.

(1) Phối cảnh thứ nhất liên quan đến phương pháp chú giải và trình bày của Trí Khải. Đây là chỗ suy gẫm về văn mạch và bố cục của tác phẩm Huyền Nghĩa để thấy được làm cách nào Trí Khải đã dàn trải học thuyết của Đại Sư qua phương pháp chú giải bản kinh Pháp Hoa.

(2) Phối cảnh thứ hai liên quan đến mục tiêu phổ độ của Trí Khải xuyên qua phương pháp hành trì. Đây là chỗ thấy được kỷ thuật Trí Khải sử dụng để giữ vững hệ thống tư tưởng của Đại Sư.

(3) Phối cảnh thứ ba liên quan đến chiều hướng suy tư của Trí Khải, là cái phản ảnh đường hướng tư tưởng của dân tộc Trung Hoa trong bầu vũ trụ hài hòa. Đây là chỗ thấy được lề lối hận thức đối với cái những học thuyết của Trí Khải thực sự là, và tại sao Đại Sư có được một nền minh triết dung hòa trọn vẹn đến như vậy.

Với sự hiểu biết của chúng tôi, ba con đường tiến đến tư tưởng của Trí Khải như trên ít được thấy.

Đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ở đây là đến được với cái hiểu thâm sâu về sự thành tựu của Trí Khải qua lối đi vào Huyền Nghĩa, tương trưng cho học thuyết của Đại sư, và bắt nhịp cho ba phối cảnh nói trên. Tiếp theo là sự thành tựu của Trí Khải qua Huyền Nghĩa, như một tác phẩm đã phản ảnh triết học của Đại Sư. Tập trung vào toàn thể tác phẩm như phương tiện khảo cứu triết lý của Trí Khải, chúng tôi có thể đưa ra một phát họa cụ thể, cho thấy tư tưởng của Trí Khải đi vào con đường thực hành như thế nào. Đường hướng giải thích một tác phẩm đơn độc của Trí Khải tuôn trải dòng tư tưởng của Đại Sư thì không giống với những cách thức chú giải cổ truyền. Triết học của Trí Khải được tôn trọng bởi các học giả Thiên Thai Tông trong các thảo luận về tư tưởng, khái niệm, hệ thống v.v... của Đại Sư. Vì vậy, cách tức tương đối mới mẻ nầy đi vào tư tưởng của Trí Khải như một chứng cớ hiển nhiên về con đường mang triết lý vào thực hành của Trí Khải, cũng là cố gắng của chúng tôi trong việc đào sâu tư tưởng của Đại Sư. Chúng tôi kỳ vọng rằng sự nghiên cứu nầy có thể giúp chúng tôi tiếp nhận được chiều sâu của một nền minh triết tuyệt đối dung hòa, cũng như dối vớI sự cống hiến của Trí Khải vào công trình tạo dựng Phật giáo Trung Hoa.

Bố cục tác phẩm nghiên cứu

Chủ đề Chương Một, Quyển Một

Để nhìn ra được Trí Khải như một nhân vật khác thường trong thời điểm của Đại Sư, Chương Một nói về cuộc đờithời đại của Trí Khải như một giới thiệu căn bản, và cũng như một giới thiệu về tác phẩm. Suốt cả cuộc đời Trí Khải là một sự huyền bí. Sự thành tựu của Trí Khải là kết quả của truyền thống gia tộc, giáo dục, tài năng, kinh nghiệm, và sự dâng hiến đời mình cho hạnh nguyện tôn giáo, như nhu cầu của thời thế.

Chủ đề Chương Hai, Quyển Một 

Dựa vào sự diễn tả của Huyền Nghĩa (là chủ đề của Quyển Hai), Chương Hai nói về những thành tựu của Trí Khải qua Huyền Nghĩa. Chúng tôi hoạch định ba câu hỏi (qua ba phối cảnh đã đề cập ở trên) đưa ra một sự phân tích về tác phẩm.

Câu hỏi thứ nhất trong Chương Hai

Câu hỏi thứ nhất, Trí Khải đã bố cục tác phẩm Huyền Nghĩa như thế nào để chú giải kinh Pháp Hoa, nhắm mục đích trình bày hệ thống tư tưởng của riêng mình, nhìn toàn diện tác phẩm qua bố cục và nội dung. Phần nầy vẽ ra một dàn bài và cấu trúc tổng quát của tác phẩm. Qua câu hỏi nầy, đưa ra sự diễn tả sơ lược về phương thức chú giải kinh điển được Trí Khải sử dụng giải nghĩa kinh Pháp Hoa và trình bày tư tưởng của Đại Sư.

Câu hỏi thứ hai trong Chương Hai

Câu hỏi thứ hai, Trí Khải đã nối kết một cách liên tục và đầy đủ tư tưởng viên dung của mình như thế nào, Đại Sư đã sử dụng kỷ thuật nào khiến những tư tưởng nầy không sa vào lỗi lầm, và không thể bị đánh đổ, qua sáu kỷ thuật : 1. Kỷ thuật quy nguyên, 2. Kỷ thuật định nghĩa, 3. Kỷ thuật phê bình và định giá trị tường tận những lý thuyết khác, 4. Kỷ thuật so sánh, 5. Kỷ thuật diễn tả những ý niệm và khái niệm tường tận và thâm sâu, 6. Kỷ thuật chú giải qua biểu tượng. Qua những kỷ thuật nầy, điều Trí Khải muốn gởi gắm trong ánh sáng triết lý của mình (ám chỉ một sự phổ độ) đã hiển nhiên.

Câu hỏi thứ ba trong Chương Hai

Câu hỏi sau cùng, là cái mà những lý thuyếthệ thống Trí Khải kết cấu để trình bày những đặc tính dung hợp những tín giải khác biệt, như rường cột triết học của Đại Sư, liên quan đến đường lối nhận thức, tức sự điều hòa những tín giải phản ảnh nhận thức luận của người Trung Hoa. Những lý thuyếthệ thống hiển lộ đặc tính nầy đợc tóm lược như sau :1. Hệ thống phân loại, 2. Hợp nhất, 3. Hệ thống nhổ bỏ cái cũ và đưa đến cái mới. qua câu hỏi nầy, không những đề tài thứ ba về vấn đề nhận thức liên quan đến sự thành lập tư tưởng triết học của Trí Khải, là cái biểu trưng cho ý nghĩa thực hành, được khảo sát, mà sự tương quan với phối cảnh thứ nhất qua phương thức chú giải thánh điển, có dụng ý giáo dục, và phối cảnh thứ hai, mang theo ý nghĩa phổ độ cũng được vén màn.

Chủ đề Quyển Hai

Về tác phẩm Huyền Nghĩa, hiện nay chưa có một bản dịch Anh ngữ nào ra đời, ngoại trừ một phần nhỏ nói về ‘Diệu Cảnh’(6). Vì chiều dài của tác phẩm (133 trang qua Taisho edition), chúng tôi chọn lối trình bày và diễn tả tổng quát về tác phẩm thay cho một chú dịch toàn tác phẩm. Qua lối mô tả trong tập sách nầy, chúng tôi cố gắng trình bày toàn bộ tác phẩm.

Quyển Một của tập sách nầy đưa ra mục đích nói trên. Chúng tôi chia làm hai phần chính phù hợp với bố cục của tác phẩm. Phần Ngũ Huyền (Danh, Thể, Tông, Dụng, và Giáo) mà Trí Khải đã sáng tạo như phương tiện chú giải kinh Phật, là những đề mục chú giải kinh Pháp Hoa trong cả hai phần. Phần thứ nhất trình bày những đặc tính tổng quát của Ngũ Huyền trong cách chú giải kinh Pháp Hoa ; phần thứ hai tập trung vào những ý nghĩa đặc thù của Ngũ Huyền trong khi chú giải bản kinh nầy. Vì nội dung đa dạng của phần hai, chúng tôi đã chia phần nầy ra làm năm chương thuận theo Ngũ Huyền. Chương thứ nhất giải thích từng chữ trong đề kinh. chương thứ hai hiển lộ Thể kinh. Chương thứ ba minh định Tông chỉ kinh. Chương tứ tư luận Dụng của kinh. Chương thứ năm nói về đặc tính của giáo lý Pháp Hoa.

Kết luận

Phần tham khảo chính của tập sách nầy là tác phẩm Huyền Nghĩa. Chúng tôi thú nhận rằng tác phẩm Huyền Nghĩa của Trí Khải Đại Sư quá ư phức tạpthâm sâu mà cái học của chúng tôi chưa thể với đến được chỗ cùng tận. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng, sự hiểu biết của chúng tôi về tác phẩm nầy, và về những phương pháp, kỷ thuật Trí Khải sử dụng, sẽ đưa đường cho những khảo cứu sâu hơn từ những người khác.

Tham khảo

1. Trong tập sách nầy, sự phiên âm Hoa Ngữ được ghi theo hệ thống Wale-Giles, một cách tổng quát, ngoại trừ tên vùng đất, thành phố Trung Hoa, và tên các học giả là những vị vẫn còn sống tại Trung Quốc. Sự phiên âm những tên nầy được ghi theo hệ thống Pinyin.
2. So sánh cùng chỗ, David Chappell, Foreword, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, của Paul Swanson, pp.vii.
3. Tóm lược về nội dung kinh Pháp Hoa, đọc Hurvitz, Chih-I, pp. 183-188 ; Kenneth Chen, Buddhism in China, pp. 378-382. Phần phân tích về bản kinh Pháp Hoa, đọc Ren Jiyu, Chung-kuo Fo-chiao Shih, Vol.2, pp.414-445. Phần chính về bản kinh dưới dạng Anh ngữ, đọc Paul Williams, Mahayana Buddhism : The Doctrinal Foundations, Chapter 7.
4. Phần giải thích về cách chú giải tự do của Trí Khải, đọc thí dụ của chúng tôi Chương Hai, Quyển Một.
5. Danh từ ‘Yuan-ju Che-hsueh’ (Triết học viên dung hài hòa), được dùng thông thường ở Trung Hoa để nói về triết học của Trí Khải Đại Sư.
6. Phần nầy được Paul Swanson dịch. Đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp.157-256 về bản dịch, và pp. 282-356 về phần ghi chú bản dịch.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58724)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.