Thư Viện Hoa Sen

Phần Hai - Đặc Tính Cá Biệt Của Ngũ Huyền Đối Với Sự Chú Giải Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

28/05/201012:00 SA(Xem: 10680)
Phần Hai -  Đặc Tính Cá Biệt Của Ngũ Huyền Đối Với Sự Chú Giải Kinh  Diệu Pháp Liên Hoa

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Hai
ĐẶC TÍNH CÁ BIỆT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

(Huyền Nghĩa, Ch.1-10, T33, 691a - 814a)

Chương Một
Thích Danh

(Huyền Nghĩa, Ch.1- 8, 691-779)

Từ phần nầy đến cuối sách là bậc thứ hai của tác phẩm Huyền Nghĩa. Trong cấp bậc thứ hai nầy, mỗi phẩm tính đặc thù của từng phần trong Ngũ Huyền (danh, thể, tông, dụng, và giáo) được phân tích sâu rộng như phương tiện hữu hiệu của Trí Khải dùng để chú giải bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Mục thứ nhất ‘Giải thích Danh’ chiếm một phần lớn trong toàn tác phẩm. Mục đích chính trong mục giải thích tên là để đưa ra chi tiết tỉ mỉ về mỗi chữ trong năm chữ tựa đề : Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong năm chữ nầy, chữ Diệu được Trí Khải giải thích rất dài. Phần phân tích chính về chữ Diệu được viết thành Thập Diệu thuộc Tích môn, trong đó toàn thể hệ thống Phật giáo bao gồm trong mười chữ Diệu. Mười chữ Diệu nầy biểu lộ sự thông hiểu của riêng Trí Khải về giáo lý Phật như một toàn thể liên tục.

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, mục dài nhất của tác phẩm Huyền Nghĩa là mục thứ nhất trong Ngũ Huyền, ‘Thích Danh’. Bốn tựa đề được đưa ra trong mục nầy là P’an T’ung Pieh (luận về những đặc tính chung và riêng của kinh Pháp Hoa), Ting Miao Fa Ch’ien-hou ( Định thứ tự giữa Diệu và Pháp), Ch’u Chiu chieh ( tóm tắt những sự trình bày đương thời về kinh Pháp Hoa), và Cheng-shih Miao Fa Lien Hua Ching ( chú giải chính xác về ‘Đóa Sen Diệu Pháp’).

Luận về những đặc tính chung và riêng của kinh Pháp Hoa (T33, 691a-b)

 Đây là đề mục thứ nhất thuộc ‘Thích Danh’. Trí Khải nhìn kinh Pháp Hoabản kinh độc đáo, vì tựa đề kinh không giống bất cứ tựa đề kinh nào khác. Tuy nhiên, vì có cùng đặc tính chung với những bản kinh khác nên cũng gọi là kinh. Đặc tính kinh Pháp Hoa được khảo sát trong ba phối cảnh ‘Giáo’, ‘Hành’, và ‘Lý’, liên hệ đến địa vị độc tôn cũng như những tính chất chung cùng với những bản kinh khác. (i) Giáo : Giáo của kinh Pháp Hoa độc đáo vì được tuyên thuyết thuận duyên, nhưng cùng chia xẻ với những bản kinh khác, vì là Lời của Phật.(ii) Hành : Hành của kinh Pháp Hoa độc đáo với phương cách hành trì thâm nhập vào chân tánh. (iii) Lý : Mặc dù Lý kinh Pháp Hoa không khác với những bản kinh khác, tên của Lý thì không như nhau (vì Lý nầy được gọi là Chân Như). Vì vậy, Lý độc đáo liên hệ đến tên, nhưng cùng chung đặc tính với những kinh khác, khi nghĩ rằng tất cả các kinh đều cùng chung Lý. (1) 

Định thứ tự giữa Diệu và Pháp (T33, 691b)

 Đây là đề mục thứ hai trong mục ‘Thích Danh’. Trí Khải nói rằng chữ Tế hoặc Diệu nên được khảo sát trước chữ Pháp với lối nhìn theo văn phạm, vì chữ Diệu như tỉnh từ dùng để diễn tả chữ Pháp là danh từ. Tuy nhiên, ‘Pháp’ nên được phân tích trước chữ ‘Tế ’ hoặc ‘ Diệu’theo cách luận bàn về giáo thuyết, vì chỉ khi nào nội dung chân lý được hiển lộ, Pháp sẽ là Diệu. Theo Trí Khải, Diệu trước Pháp hoặc ngược lại, cả hai lối đều khả dĩ. (2)

Tóm tắt những trình bày đương thời về kinh Pháp Hoa (T33, 691b-692c)

Đây là đề mục thứ ba trong mục ‘Giải thích Danh’ Trí Khải đưa ra bốn lối diễn giảng truyền thống, từ Ngài Hui- kuan ( Huệ Quang) ở Đạo Tràng Tự (3), Ngài Hui Chi (Huệ Chí) ở Pháp Hoa Tự (4), những bậc Thầy ở phương Bắc (5), và Ngài Fa Yun (Pháp Dung) thuộc Kuang- chai- tự, (6) về chữ Tế hoặc Diệu. Trong bốn lối giảng nầy, Trí Khải chọn lối giảng của Ngài Fa Yun để phê bình, bởi vì đây là lối giảng được xem là thông thái nhất về kinh Pháp Hoa trước thời Trí Khải. Trí Khải nói rõ mục tiêu tấn công quan điểm của Kuang chai.: ‘Bằng cách bác bỏ thuyết của Kuang chai trước hết, những thuyết còn lại sẽ tự bị quét sạch như gió cuốn’. (7)

Định nghĩa của Kuang chai về chữ ‘Diệu’ được Trí Khải trích dẩn là : ‘Cái được gọi là Diệu là Pháp của nhân và quả của một thừa.’(8). Trí Khải nói rằng Kuang chai cho rằng những giáo lý trước kinh Pháp Hoa là ‘thô’, và giáo lý hiện tại, như kinh Pháp Hoa là ‘Diệu’ từ ba phối cảnh Thể, Vị, và Dụng của nhân và quả, khiến trở nên sâu rộng hoặc chập hẹp, cao hoặc thấp, dài hoặc ngắn. (9). Trí Khải tuyên bố rằng định nghĩa của Kuang chai về ‘thô’ và ‘tế’ trong ánh sáng của quá khứhiện tại thì không chính xác.(10) Sự phê bình của Trí Khải dọn đường cho cách thức Đại Sư chú giải kinh Pháp Hoa trong phần sau. (11)

Chú giải chính xác về Đóa Sen Diệu Pháp ( T33, 692c - 779a )

 Đây là đề mục thứ tư dưới mục ‘Thích Danh’, hai điểm được Trí Khải đưa ra. Điểm thứ nhất là hiển lộ ý nghĩa ‘Diệu’ bằng cách muợn chữ Kuang chai đã dùng.(12) Sự thành lập khái niệm về ‘Diệu’ dẩn tới điểm thứ hai là sự chú giải chính xác bản kinh Diệu Pháp Liên HoaTrí Khải đã tự tay viết thành.

Mục Một

Chú thích đặc thù về ‘Pháp’
(Huyền Nghĩa, Ch.2, T33, 692c-696b)

Trước khi đi vào chú thích về chữ ‘Pháp’, Trí Khải đưa ra sự khảo sát về ý nghĩa chữ ‘Diệu’.

A. Ý nghĩa chữ Diệu qua ba khía cạnh (T33, 692c-693a)

Phần nầy nói về ý nghĩa chữ Tế hoặc Diệu. Những chữ được dùng mượn từ Kuang chai. Sau khi chỉ rõ ràng lối nhìn không chính xác của quan điểm truyền thống, Trí Khải đưa ra định nghĩa về ba khía cạnh nhân quả của Phật tánh liên quan đến tánh sâu rộng của Thể, siêu đẳng của Vị, và dài lậu của Dụng. Ba khía cạnh nầy được biểu thị qua tương quan với (i) nhân Phật tánh, (ii) quả Phật tánh, (iii) kinh Pháp Hoa, (iv) quán Tâm, (v) sáu thứ lớp nhận chân Phật tánh. (13) 

(i) Ba khía cạnh của Diệu biểu thị liên quan đến nhân Phật tánh. Từ ba phối cảnh của nhân để đạt đến Phật tánh, tánh sâu rộng của Thể hướng về mỗi pháp giới trong mười pháp giới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật) bao gồm lẫn nhau:

‘Pháp giới nầy dung chứa chín pháp giới kia’ (14)

Mười pháp giới hiện diện đồng thời trong tâm chúng sinh, nhưng chúng sinhthể không trực nghiệm tất cả cùng một lúc, tùy theo nghiệp lực trong quá khứ, hiện tại, và nơi mà tâm ý chúng sinh trụ vào. Khi một pháp giới được chúng sinh thể nghiệm, hình dáng pháp giới nầy có mặt trong tâm người nầy, nhưng cùng lúc chín pháp giới kia cũng có mặt, mặc dù không hiển lộ.

Sự siệu đẳng của Vị chỉ cho sự bất khả phân ly của Phật giới từ chín pháp giới kia :
‘chín Pháp giới cũng đồng như Phật giới’. (15)

Phật giới không hiện diện tách rời chín pháp giới kia. Sự thiết yếu là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, và khi thuận duyên, chúng sinh sẽ nhận ra Phật tánh có sẳn nầy, đó là, từ cõi địa ngục cho đến cõi Bồ tát đều có thể được hoán chuyển ngay tức khắc vào cõi Phật.

Sự dài lâu của Dụng chỉ cho tánh hoạt dụng của Trung Đạo trong việc giáo hóa chúng sinh. Cái Dụng nầy từ đâu đến? Từ trí tuệ nhận ra được ‘mười pháp giới là Không, Giả, và Trung Đạo.’(16) Mười pháp giới không có hiện hữu cố định, nhưng mang tên và có mặt tạm thời - đây là cái nhìn sâu thẳm vào thực tại : Không và Gìả tương đồng, và đây là Trung Đạo. Trung Đạo hoạt dụng ra sao? Chỗ nầy liên quan đến Tam Quán Không, Giả, và Trung Đạo. Khi Bồ tát vào Không, Bồ tát không dừng lại như Nhị Thừa (Thanh văn, và Duyên giác) dừng lại ở chỗ bị Không trói buộc. Với Không, Bồ tát đi vào trong Giả, đưa đến cái nhìn vượt thoát ra khỏi sự vướng mắc vào hiện hữu giả tạo. Với Trí Khải, vào Giả tức là bước vào thế giới của giác quan để cứu chúng sinh. Bởi vì cái nhìn về Gìả như thế đó tức là hợp nhất với Không (đó là Gìả tức Không và ngược lại), bước vào Trung Đạo. Nói về cái Dụng của Trung Đạo liên quan đến việc của Bồ tát vào thế giới giả tạm với tâm Không để làm lợi ích chúng sinh. Bất cứ nơi nào còn vô lượng chúng sinh, hạnh Bồ tát cũng vô biên như vậy. Hạnh nguyện không cùng tận nầy làm thành cái Dụng không cùng tận. (17). Hơn nữa, ba mặt Thể, Vị, và Dụng dung hợp lẫn nhau. Khi một mặt được nhận trực nghiệm, người tu có thể nhìn thấy cùng lúc cả ba mặt, bởi vì mặt nầy không tách rời mặt kia. Khi cả ba mặt được trực nghiệm, cái người tu thật sự thấy được là một thực tại đồng nhất của cả ba. Người tu không thể nhìn vào ba mặt nầy với một khái niệm đóng khung. Cả ba không đồng cũng không khác, là cái Trí Khải gọi là Tế hoặc Diệu. Chúng tôi trích dẩn văn ngôn của chính Trí Khải để diễn đạt tánh vi diệu nầy :

‘Một mặt được nói đến bao gồm cả ba mặt, ba mặt được nói đến thật sự là một mặt. Ba mặt nầy không khác biệt nhau, không ngoài nhau, và cũng không là nhau. Vì vậy, được gọi là Diệu.’(18)

(ii) Ba khía cạnh Diệu được biểu thị liên quan đến quả Phật tánh. Từ ba phối cảnh của quả Phật tánh, ‘sự sâu rộng của Thể’ chỉ cho bản tánh viên dung của thể, vì Thể ‘thấm nhâp mọi chốn’ và có mặt nơi vạn hữu trong vũ trụ. Sự siêu đẳng của Vị chỉ cho vô lượng thời gian trong quá khứ khi Phật chứng đạt Phật tánh.(20) Sự dài lâu của Dụng chỉ cho Tích môn (Phật ứng thân trong lịch sử) hiển lộ từ Pháp Thân Phật thuộc Bản môn (tánh giải thoát vượt thời gian), làm lợi ích chúng sinh trong ba đời quá khứ, hiện tại, và vị lai.(21)

(iii) Ba khía cạnh Diệu có trong kinh Pháp Hoa. Đối lại với quan điểm của Kuang chai chỉ nói đến cái vi tế trong hiện tại, Trí Khải tranh biện rằng những bản kinh Phật trong quá khứ có cả thô lẫn tế trong tương quan với nhân và quả của Phật tánh. Đại Sư đi sâu vào năm thời giáo của Thế Tôn sánh với năm vị sữa, và phân loại nhân và quả trong năm thời giáo hoặc thô hoặc tế. Với Trí Khải, kinh Pháp Hoa hiện diện độc đáo như vị đề hồ được thuyết ra vào thời thứ năm, chỉ còn là vi tế. Kinh Pháp Hoa xiển dương chỉ thuần một nhân quả Phật tánh, là một thực tại đồng nhất. Một nhân quả của Phật tánh nầy là giáo pháp thiết yếu của Thế TônTrí Khải xác định là Thể viên dung, Vị siêu đẳng, và Dụng vô tận. Thể tánh của chánh pháp bao gồm tất cả, vì hướng về Chân Như thâm nhập vạn hữu. Vị của chánh pháp siêu việt bởi vì hướng về Phật tánh trong vô lượng quá khứ thuộc Bản môn. Dụng của chánh pháp vô tận bởi vì hướng về hoạt dụng của Phật thuộc Tích môn có thể làm lợi ích chúng sinh trong ba đời, với sự kiện rằng Tích môn đến từ Bản môn trong vô lượng quá khứ.

(iv) Trí Khải nhấn mạnh vào ba khía cạnh của Diệu, như đã nói trên, có thể nhìn thấy qua phép ‘quán tâm’. Nếu tâm chẳng là tâm chúng sinh, cũng chẳng là tâm Phật, Thể chật hẹp, ngược lại, Thể sâu rộng. Nếu tâm chẳng đồng như tâm Phật, Vị của tâm nầy thô lậu, ngược lại Vị siêu đẳng. Nếu tâm, tâm chúng sinhtâm Phật chẳng là Không, chẳng là Giả, và chẳng là Trung Đạo, thì cái Dụng hạn lượng, ngược lại, Dụng vô tận cùng.(22)

(v) Điểm sau cuối Trí Khải đề cập đến là sự biểu thị ba khía cạnh Diệu như đã nói trên cũng liên quan đến sáu thứ lớp đồng nhất.(23) Sáu sự đồng nhất liên quan đến sáu thứ lớp chứng đắc chỉ một Phật giới có trong mười pháp giới. Điều nầy cũng nói lên rằng Thể của Diệu vô biên, Vị của Diệu vô lượng, và Dụng của Diệu vô tận.

Mục trên hiển lộ ý nghĩa của Diệu được Trí Khải kết luận như đưa đến ý nghĩa một chân lý duy nhất trong giáo pháp Thế Tôn. Điều nầy để nói rằng giáo pháp Thế Tôn liên hệ đến Nhất Chân : (i) nhất lý trong mười pháp giới (chân lý Thế Tôn muốn chuyển đạt là một), (ii) nhất giáo trong năm vị (tất cả giáo pháp của Thế Tôn có cùng mục tiêu là hướng dẩn chúng sinh đạt đến Phật tánh, (iii) nhất hành với phép quán tâm ( tất cả hành trì nhằm mục đích đạt đến chân tánh), và (iv) nhất nhân trong sáu sự đồng nhất là những hoán chuyển khác nhau của Thế Tôn (hiển lộ những thứ lớp chứng đắc) cuối cùng chỉ là Một - Pháp Thân, và tất cả chúng sinh đều có khả năng đạt đến Phật tánh. (24)

B. Giải thích ‘Pháp’ (T33, 693a - 696b) 

Sự phân tích về chữ Diệu ở trên dọn đường cho Trí Khải giải thích kinh Pháp Hoa, là điều Đại Sư tận lực thành lập nền tảng giáo lý đối với sự liễu ngộ Phật pháp của mình đặt căn bản trên kinh Pháp Hoa. Điều nầy bởi vì nội dung kinh Pháp Hoa liên quan đến Chân Như như Phật thừa ôm trọn tất cả giáo pháp của Thế Tôn. Với một Phật thừa như một lực đồng nhất, Trí Khải có thể kết hợp những quan điểm khác nhau, phân loại giáo pháp Thế Tôn, dung hợp những khác biệt với những phân chia khác nhau trong giáo pháp Phật, và đưa ra một sự giải thích hợp lý về những học thuyết chủ trương bởi những tông phái khác nhau. Làm như vậy, Trí Khải cho thấy rằng Phật giáo có thể được nhìn như một toàn khối, những lý thuyếthành trì khác nhau thấy rõ là đối nghịch nhau nhưng thật sự liên tục, bởi vì là một phần chiến lược giáo pháp của Thế Tôn. Trí Khải gắng công hoàn thành một hệ thống không gián đoạn để xiển dương giáo lý Phật như một toàn khối phản ảnh nhu cầu vào thời điểm của Đại Sư kêu gọi sự đoàn kết trong thế giới Phật giáo ở hai miền Nam Bắc Trung Hoa (chúng tôi đã nói đến trong phần giới thiệu Chương 1, quyển I). Trí Khải cố công thành lập một hệ thống liên tục trong việc học Phật có thể bắt nguồn từ tấm lòng một đạo và trí tuệ bao la kết quả từ sự liễu ngộ được lời kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hấp thụ được giáo lý diễn đạt trong mỗi bản kinh khác nhau, Trí Khải chắc hẳn là đã cảm nhận một sự thúc giục dùng tài hoa của mình gánh vác sự việc vĩ đại là hợp nhất giáo lý Phật, nhằm mục đích hài hòa những quan điểm trái nghịch trong các tông phái Phật giáo, và để thuyết phục mọi người rằng Phật giáo, như một toàn khối, sẽ đơm hoa kết trái rạng ngời trên đất Trung quốc.

Trí Khải chú giải đề kinh Pháp Hoa bắt đầu với chữ ‘Pháp’. Điều nầy muốn nói rằng Thế Tôn thuyết ‘Pháp’, bởi vì Pháp là chân lý hoặc thực tại. Theo Trí Khải, Pháp có thể được phân ra ba loại : (i) Chúng Sinh Pháp, (ii) Phật Pháp, (iii) Tâm Pháp. Ba loại Pháp nầy trước hết được định nghĩa. Trong mục thứ hai, Trí Khải giải thích sâu hơn về ba pháp nầy. (25)

I. Định nghĩa Tam Pháp (T33, 693a-b)

Đây là phần đầu tiên giải thích về chữ Pháp. Tam Pháp được định nghĩa và dẩn chứng từ kinh, và Trí Khải nhìn Tam Pháp lập nên giáo lý Phật.

(i) Về Chúng Sinh Pháp, Trí Khải trích dẩn một đoạn kinh Pháp Hoa ‘khiến chúng sinh khai,thị, ngộ, và nhập tri kiến Phật’ (26) gợi ý rằng tri kiến Phật có sẳn trong mỗi chúng sinh. (27) Sự trực chỉ nầy đến từ chữ ‘Khai’. Để xác quyết văn từ của mình, Trí Khải lập luận :
‘Nếu chúng sinh không có sẳn tri kiến Phật, lý do gì Phật nói ‘Khai’?’ (28)
Cái vi tế của chúng sinh pháp luôn được nói đến trong những đoạn kinh Pháp Hoa về nhục nhãn của chúng sinh được sánh với thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn hoặc Phật nhãn. Điều nầy chứng minh chúng sinh pháp vi diệu, bởi vì nói lên rằng nền tảng của ngũ nhãn là một, và thiết yếu là sở hữu của chúng sinh. Ngay nơi chính mình, người tu có thể khai mở tri kiến Phật, và nhìn chính xác vào thế giới hiện tượng với cặp mắt nơi thân nầy. (29). Một cách căn bản, chúng sinh pháp liên quan đến giáo pháp về Phật tánh có sẳn nơi mỗi chúng sinh, với điều nầy, Phật tánh như mục tiêu tối hậu trong sự phổ độ có thể được chứng đắc.

(ii) Về Phật pháp, sự vi diệu của Phật pháp được nói đến trong một đoạn kinh Pháp Hoa :
‘Dừng lại ! Dừng lại ! Không cần thiết giải nghĩa. Pháp của Ta quá vi diệu để trở thành khái niệm.’ (30)
Trí Khải kết luận : ‘Pháp Phật không vượt trên tương đốituyệt đối, là cái quá đổi sâu thẳm và vi diệu khó quan niệm và khó thấu hiểu’. (31)
Ý nghĩa của Diệu Trí liên quan đến Diệu Thực Trí được rút ra từ đoạn kinh văn nầy :
‘Trong tất cả chúng sinh, không một ai có thể lường được trí Phật.’
(32)
Diệu Trí liên quan đến sự thật tương đối được rút ra từ đoạn kinh :
‘Với tất cả các pháp của chư Phật, cũng không một chúng sinh nào có thể suy lường.’(33)
Sự vi diệu của pháp Phật, gồm tương đốituyệt đối, được minh chứng từ câu kinh trích dẩn trên, Trí Khải nói :
‘ Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu tận tường thể tánh của vạn pháp.’ (34)
Trên căn bản, pháp Phật, chỉ cho chân lý tương đốituyệt đối làm nền tảng cho tất cả những giáo lý của Thế Tôn.

(iii) Về Tâm Pháp, sự vi diệu của Tâm Pháp được nói đến trong nhiều đoạn kinh, như :
‘ Với tâm vun trồnghấp thụ, chúng sinh quán tất cả các pháp không khứ cũng không lai.’ (35)
‘ ‘Tâm, Phật, và chúng sinh- cả ba đều không khác biệt’. (36) ‘ Diệt một niệm cực vi trong tâm thì siêu việt tất cả những cuộn kinh trong Đại thiên thế giới.’ (37)
Trên căn bản, Tâm Pháp chyển đạt đường lối thực dụng tiếp nhận vạn pháp. Bởi vì tâm chúng sinh chứa tất cả pháp, Trí Khải xác định rằng Phật tánh có thể được đạt đến qua phương pháp quán chiếu tâm.

II. Giảỉ thích sâu hơn về Tam Pháp (T33, 693b-696b)

Đây là khía cạnh thứ hai trong sự giải thích về ‘Pháp’. Mỗi phần trong tam pháp nói trên được quảng diễn và phân tích. Chúng sinh pháp, với đặc tính của mười Như Thị, được phân tích kỹ lượng nhất. Điều nầy để nói rằng trong mục đích phân tích chúng sinh pháp, Trí Khải đưa ra khái niệm của mười pháp giới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật) , vì chúng sinh là cái dựng lập nên mười pháp giới. Trí Khải nói rằng chín pháp giới thuộc về chân lý tương đốiPhật giới thuộc chân lý tuyệt đối.. Mỗi pháp gìới trong mười pháp giới mang đặc tính của mười Như Thị (tướng, tánh, thể, lực, dụng, nhân, duyên, quả, báo, và bản mạc cứu cánh đẳng). Bất cứ nơi nào Trí Khải nhìn mười Như Thị đều có đặc tính tổng quát của mười pháp giới, và mười Như Thị được xem là chân tánh của vạn pháp. Vì vậy, mười Như Thịđặc tính của chân tánh. Thấy rằng chân tánhsở hữu của mười pháp giới gồm có chân lý tương đốituyệt đối, chân tánh nầy viên dung cả hai tương đốituyệt đối. Sự giải thích của Trí Khải về Pháp Chúng Sinh nhắm mục đích kết giao với Pháp Phật, vì Pháp Phật liên hệ đến Trí Phật gồm tương đốituyệt đối, là cái mà Phật có thể vào được Chân Nhưviên dung toàn thể pháp giới. Tâm Pháp, mặt khác, như thứ lớp tiến dần về Phật tánh tối thượng theo Trí Khải gồm hai loại Pháp đã nói. Điều nầy để nói rằng mười pháp giớiđặc tính của mười Như Thị như thể tánh của các pháp có trong tâm chúng sinh. Với Trí Khải, tâm chúng sinh ôm trọn toàn thể vũ trụPhật tánh có trong tâm mỗi chúng sinh. Vì Phật tánh có trong tâm chúng sinh, quán tâm là đường lối chính đáng nhất để đạt đến Phật tánh. Với Trí Khải, nếu Phật tánh được nhìn như ẩn tàng trong Phật giới, thì sự đạt đến Phật giới chỉ còn là vấn đề hiển lộ Phật tánh nầy, do đó, giải thoát chính là trạng thái biểu hiện Phật giới. Vì vậy, Tâm Pháp giới thiệu phương pháp thực hành liên quan đến sự quán chiếu tâm, qua đó, Phật giới có thể được hiển lộ. Sự giải thích chi tiết về Tam Pháp như sau :

1. Giải thích sâu rộng về Chúng Sinh Pháp (T33, 693b - 696a)

Pháp chúng sinh được nói đến qua hai khía cạnh : Pháp số (thứ lớp số mục) và Pháp tánh (đặc tính của Pháp).

1.1 Pháp số của chúng sinh pháp (T33, 693b-694a)

Khía cạnh nầy giới thiệu mười Như Thị và mười Pháp Giới như số mục của pháp chúng sinh. Theo Trí Khải, văn ngôn Thập Như Thị được rút ra từ bản kinh Pháp Hoa, và mười như thị nầy có thể diễn đạt đặc tính của thực tại.Trí Khải gọi mười như thịThực Tướng Của Vạn Pháp.. Đó là: Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị dụng, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, và như thị bản mạc cứu cánh đẳng.(38) Để giữ vững lập luận như thịthực tướng của vạn pháp, Trí Khải tuyên bố rằng mười như thị chứa đựng ba ý nghĩa liên quan đến Tam Đế (Không, Giả, và Trung Đạo), khi được đọc với những cách khác nhau. Bởi vì Tam Đế là lối nhìn chân xác vào thực tại và đưa đến lý Trung Đạo, mười như thị mang ý nghĩa của Tam Đé có thể đưa vào đặc tính hóa tam Đế.

(i) Về mười như thị mang theo nghĩa Không, chữ Thị nên được đặt ở đầu câu : Thị tướng như, thị tánh như, thị thể như, thị lực như, thị dụng như, thị nhân như, thị duyên như, thị quả như, thị báo như, thị bản mạc cứu cánh đẳng như. Nói đến trạng thái như thị, tánh Không của vạn pháp như vậy, không có hiện hữu cố định, được nhấn mạnh

(ii) Về mười như thị mang ý nghĩa của hiện hữu Giả tạo, chữ Như nên được đặt ở đầu câu : Như thi tướng, như thị tánh v.v... Điều nầy bởi vì dáng vẻ của hiện tượng có tướng khác nhau có thể được tóm lược bằng đặc tính (như là tướng, tánh...) đặt vào cuối câu. Với cách chỉ thẳng vào những đặc tính khác nhau của như thị, mặt giả tạm của các pháp được chuyển đạt. Điều nầy để nói rằng mặc dù thực tại mang những tướng khác nhau như hiện hữu, thực tánh là Không.Vì vậy, vạn pháp không có thực mà chỉ là những sự có mặt tạm thời.

(iii) Về mười như thị mang ý nghĩa Trung Đạo, chữ tướng, tánh...nên được đặt ở đầu câu : tướng như thị, tánh như thị v.v...Chỗ nầy cho thấy rằng chữ Thị chỉ cho thực tại khách quan như nó là. Chân tánh được hiển lộ qua Trung Đạo bao gồm cả Không và Giả. (39)

Theo ý kiến của Trí Khải, sự phân biệt giữa Tam Đế Không, Giả, và Trung Đạo) chỉ vì muốn cho người học Phật có thể hiểu dễ dàng. Thật sự, Tam Đế có trong nhau. Nói về Không, thì Giả và Trung Đạo cũng là rỗng lặng - một thực tại không có sự hiện hữu cố định. Từ Không nói về Giả, tất cả thực tại mang tên như những hiện diện tạm thời - một thực tại luôn biến chuyển. Trên quan điểm Không, Lối nhìn về Giả nầy là một sự vượt thoát những sự có mặt giả tạm. Khi nói về Trung Đạo, tất cả thực tại đều là Không và Giả. Chân thực tại là một thực tại hợp nhất, và mang ba khuôn mặt, không ngang cũng không dọc. Với văn ngôn của Trí Khải, tung và hoành chỉ cho sự thông đạttính cách khái niệm về thực tại (gồm không gianthời gian) trong đó các pháp khác nhau được phân biệt như có một khoảng dài từ đầu đến cuối (là thời gian), và một khoảng rộng (là không gian). Vì vậy, các pháp có mặt hoặc tung hoặc hoành. Không tung cũng không hoành chỉ cho một thực tại vượt trên khái niệm. Với thực tại nầy, Tam Đế có mặt đồng thời trong các pháp. Vì không có sự phân biệt nên không tung cũng không hoành. Một pháp hiển thị ba pháp, và cả ba pháp thu gồm trong một pháp. Trí Khải nói :

‘Khi nghĩa được diễn tả bằng văn tự, Không đồng với Giả và Trung Đạo. Khi Không được làm sáng tỏ qua Như Thị, một là Không thì tất cả cũng là Không. Khi Như Thị được dùng một cách đặc thù để nói về đặc tính các pháp, một pháp Giả thì tất cả các pháp cũng là Giả. Luận về Trung Đạo như nó là, một là Trung Đạo thì tất cả đều là Trung Đạo. Không phải là một, hai, hoặc ba, tuy nhiên, là một, hai, hoặc ba. Chẳng phải là hoành, cũng chẳng phải là tung, và được gọi là chân tánh.’(40)

Qua lối nhìn dựa vào sự kiện rằng mười như thị hiển lộ chân tánh, và chân tánh bao gồm cả tương đốituyệt đối, tương đốituyệt đối được Trí Khải định nghĩa trong tương quan với mười pháp giới. Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, chín pháp giới đầu theo Trí Khảitương đối, và Phật giớitối thượng. Trong mười pháp giới, sáu cõi đia ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời là những cõi phàm, và bốn cõi Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật là cõi hiền thánh. Bởi vì mười pháp giới chia ra tương đốituyệt đối, cũng như mười như thị, mười pháp giới cũng mang theo ba ý nghĩa liên hệ với Tam Đế.

(i) Nói về mười pháp giới mang ý nghĩa Không, có nghĩa rằng khắp mười cõi thuộc về một Pháp Giới ( Dharmadhatu), cõi trước dựa vào cõi sau, và cõi sau là nền tảng để cõi trước dựa vào. Như vậy, mười cõi hình thành mười pháp giới. Tất cả mười pháp giới tánh là Không, và vào cõi Không.

(ii) Nói về mười pháp giới mang ý nghĩa Giả, chỗ nầy hướng về sự riêng rẽ của mười cõi vì tánh cách khác biệt giữa các cõi phàm và các cõi thánh :
‘Bởi vì các cõi khác biệt, nhân và quả khác biệt, và sự phân chia giữa tình phàm ý thánh, mười cõi tách biệt nhau.’ (41)
Sự khác biệt liên quan đến hiện hữu tùy thời, qua đó, mười pháp giới vào trong giả cảnh. 

(iii) Nói về mười pháp giới mang ý nghĩa Trung Đạo, điều nầy có nghĩa rằng Trung Đạo có thể được suy luận từ nguyên lý hoặc sự thật nằm trong mườì pháp giới :
‘Mười cõi hợp nhất vào một Pháp Giới (dharmadhatu), và ôm trọn tất cả các pháp. Các pháp có khuynh hướng địa ngục và không vượt qua được số phận nầy. Dharmadhatu chính nó là nguyên lý của sự thật, và vì vậy không nương dựa vào bất cứ điều gì, nên gọi là dharmadhatu. Cũng như vậy, tất cả mọi đường đều về Phật giới.’ (42)
Nguyên lý hoặc sự thật là cái mà Dharmadhatu chỉ ra, và Trí Khải muốn nói là Trung Đạo. Vì vậy, mười pháp giới vào pháp giới Trung Đạo
Sự liên kết giữa mười pháp giới và mười như thị được Trí Khải nói đến như sau :
‘Một pháp giới ôm trọn mười như thị, và mười pháp giới có một trăm như thị’ (43)

Đồng thời :

‘Một pháp giới nầy ôm trọn chín pháp giới kia, và như vậy, trở nên một trăm pháp giới và một ngàn như thị.’(44)

Mười pháp giới chia ra năm thứ bậc Tà, Chánh, Nhị Thừa, Bồ Tát, và Phật. (45) Bốn thứ bậc đầu Trí Khải xếp vào tương đối và bậc sau cuối vào tuyệt đối. Trí Khải luận rằng pháp tương đốituyệt đối ( nhị đế) không thể nghĩ bàn. Điều nầy bởi vì với nhị đế liên quan đến tương đốituyệt đối, cảnh như thực được ba đời chư Phật thực chứng. (46)

Với Trí Khải, tương đốituyệt đối dựng lập chân tánh phản ảnh thực tại khách quan :

‘Với (pháp tương đốituyệt đối nầy) như thực tại khách quan, pháp nào mà không hợp nhất ?. Khởi tâm vào cảnh nầy, tâm nào mà không cùng chung (với cảnh) ?’ (47)

Khi pháp chúng sinh được nhìn như bao gồm tương đốituyệt đối, pháp ấy trở nên bất khả tư nghì. Vì bất khả tư nghì nên là vi diệu, Trí Khải kết luận :

‘Chúng sinh pháp bất khả tư nghì - mặc dù tuyệt đối, cũng là tương đối, mặc dù tương đối, cũng là tuyệt đối. Tuyệt đốitương đối chung đồng và không ngăn ngại nhau. Người tu không nên nghĩ và nhìn chúng sinh với cái nhìn của con bò hay con cừu, và so lường chúng sinh với thứ tâm của một kẻ ngu si. Chỉ khi nào người tu có được tri kiến Phật, thì người ấy có khả năng so lường được chúng sinh,’ (48)

Chỗ nầy nói lên rằng chúng sinh pháp liên quan đến nhị đế tương đốituyệt đối. Nhị đế nầy có trong nhau. Tương đối có trong tuyệt đối và ngược lại. Nói rằng tương đối chứa đựng tuyệt đối, ý muốn của Thế Tôn là dùng tương đối như một phương tiện ứng hợp, và dần dần hướng chúng sinh về Phật giới. Nói rằng tuyệt đối chứa đựng tương đối, vì tương đối như một phương tiện thích hợp là một dụng cụ không thể bỏ qua trong việc làm hiển lộ chân tánh trong chuỗi dài phổ độ chúng sinh. Tương đốituyệt đốihai mặt của cùng một thực tại làm thành chúng sinh pháp.

1.2 Đặc tính của chúng sinh pháp (T33, 694a-696a)

Trong đoạn nói về chúng sinh pháp như trên, mười như thị được nhìn như đặc tính của thể tánh vạn pháp. Mười như thị liên quan đến mười pháp giới, lập ra tương đốituyệt đối. Vì tương đốituyệt đối có mặt trong nhau, và là thực tại bất khả tư nghì trong chúng sinh pháp, chúng sinh pháp vi diệu. Điều nầy giữ vững lập trường của Trí Khải rằng pháp được Thế Tôn thuyết ra là pháp vi diệu, không kể là tương đối hoặc tuyệt đối, vì thể tánh bao gồm cả hai mặt tương đốituyệt đối. Trong khía cạnh thứ hai nói về chúng sinh pháp, mười như thị được giải thích sâu hơn vào hai phần : tổng chú và biệt chú. Tổng chú đưa ra ý nghĩa chung của mười như thị, và biệt chú nói về mỗi cảnh giới trong mười cảnh giới được nhóm vào bốn nhóm, đó là : (i) địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh , và A tu la thuộc cảnh giới xấu, (ii) người và Trời thuộc cảnh giới tốt, (iii) Thanh văn, Duyên giác, (iv) Bồ tát và Phật.

1.2.1 Tổng chú về Thập Như Thị (T33, 694a)

Trong phần nầy, Trí Khải xác định ý nghĩa chung của mười Như Thị. ‘Tướng’ là vẻ bên ngoài có thể phân biệt, ‘tánh’ là chỉ cho hiện hữu bất biến bên trong, ‘thể’ chỉ cho phẩm tính chính thực sự thuộc về thực tại, ‘lực’ là khả năng trở nên thực, ‘dụng’ là xây dựng nên, ‘nhân’ là nguyên nhân đưa đến hậu quả giống như nhân ( ví như một niệm thiện phát khởi những niệm thiện, một niệm ác phát khởi những niệm ác), ‘duyên’ là nhân gián tiếp hoặc có điều kiện, ‘quả’ chỉ cho kết quả giống như nhân, ‘báo’ là những hiệu quả có từ hạt giống đã gieo trong quá khứ trở lại ( một đời sống thiện hạnh đưa đến một sự tái sinh an lạc, và một lối sống quỷ quyệt đưa đến một kiếp sau bất an); ‘bản mạc cứu cánh đẳng’ chỉ cho sự đồng nhất của cái như thị đầu tiên là ‘Tướng’ cho đến cái như thị thứ chín là ‘Báo’, vì cả hai thủy và chung có cùng chung một thực tại : điểm khởi đầu chứa đựng điểm đến sau cuối, và điểm sau cuối là kết quả hiển lộ cái chứa đựng trong điểm khởi đầu.’(49)

1.2.2 Biệt chú về Thập Như Thị (T33, 694a-696a)

 Trong phần nầy, ý nghĩa đặc thù về mười như thị được Trí Khải chú giải với mỗi nhóm trong bốn nhóm phân chia mười pháp giới.

(i) Đặc tính của Thập Như Thị trong nhóm thuộc những cõi tà

Nhóm đầu tiên gồm bốn cảnh nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và A tu la hướng về. Trí Khải phát họa ý nghĩa mười như thị trong nhóm nầy với màu đen về những ác nghiệpnguyên nhân của khổ. ‘Tướng’ có nghĩa rằng khi một chúng sinhtướng mạo xấu xa thì hợp với việc rơi vào một trong những kiếp số bất an trong lần tái sinh sắp đến. Số kiếp của chúng sinh nầy lộ ra những tướng khác thường mà Phật có thể nhìn thấy rõ ràng, Bồ tát thì nhìn kém thông suốt hơn, Nhị Thừa nhìn thấy một cách mơ hồ, và kẻ ngu muội thì hoàn toàn không thấy được. ‘Tánh’ chỉ cho bản tánh của những chúng sinh trong cảnh giới nầy ‘đen xấu’, và những chúng sinh nầy rất khó chuyển đổi. Bản tánh tà giống như cành khô, trong đó có lửa. Vì mang tánh lữa, cành khô có thể bốc thành lửa ngọn khi hội đủ những điều kiện. Tánh tà là cái đưa đến sự tái sinh trong bốn cõi nầy. Trí Khải luận rằng nếu không có tà tánh như nguyên nhân bên trong khiến cho lửa dữ bốc ngọn, sẽ không có sự tái sinh trong những cõi xấu ác. Giống như loại vật dụng bằng nhựa, có hình dáng như cành khô nhưng không có tánh lửa, vì vậy không cháy. ‘Thể’ chỉ cho những yếu tố vật chấttinh thần của chúng sinh đã bị diệt trong vô số lần không thể tính kể, như những khổ đau trong mhững kiếp quá khứ, những kinh nghiệm diễn tiến khổ đau trong hiện tại, và sẽ còn chịu đựng trong tương lai. Những yếu tố khổ đau thuộc tinh thầnvật chất như vậy là cái tạo nên thể của một chúng sinh nầy. ‘Lực’ chỉ cho những khả năng xấu ác mà chúng sinh có thể tạo ra, như chúng sinh cõi địa ngục có thể đi trên lưỡi gươm, ngạ quỷ có thể nuốt đồng, nhai sắt, loài thú dữ có thể hiếp đáp những con vật yếu kém hơn v.v... ‘Dụng’ có nghĩa rằng những chúng sinh tạo nên, liên hệ, hoặc tự làm cho ba loại nghiệp thân, khẩu, và ý càng ngày càng trở nên xấu ác. Những điều nầy gọi là Dụng. ‘Nhân’ chỉ cho thói quen xấu sinh khởi liên tục. Khuynh hướng xấu đến từ thói quen là nhân khiến đường tà dễ dàng thành tựu. ‘Duyên’ chỉ cho những xấu ác của ngã, và ngã sở là những nhân phụ thuộc. ‘Quả’ chỉ cho những kết quả xấu ác liên tục từ sự trói buộc vào dục vọng. Thí dụ, chúng sinh đầy vọng dục tái sinh trong cõi địa ngục mà vẫn lầm tưởng là cõi vui thú. ‘Báo’ chỉ cho báo đến từ quả. Thí dụ, khi chúng sinh với nhiều vọng dục chịu đau đớn bởi cột đồng và giường sắt ( như kết quả của lòng mê đắm). ‘Bản mạc cứu cánh đẳng’ liên quan đến Tam Đế ( Không, Giả, Trung Đạo). Trước hết, từ Không, thủy và chung như thị Không, và như vậy, cứu cánh như nhau. Thứ hai, từ Giả, thủy chung như thị Giả, và như vậy, cứu cánh như nhau. Thứ ba, ‘cứu cánh đẳng’ nói về Tâm của lý Trung Đạo. Tâm nầy không khác Tâm Phật và có khả năng đạt đến Phật giới.(50)

(ii) Đặc tính của Thập Như Thị trong nhóm thuộc những cõi tịnh 

Ý nghĩa của thập như thị đối với nhóm thứ hai của người và chư thiên được Trí Khải phát họa với màu trắng mang nghĩa thanh tịnh, an lạc, và thiện hạnh. Đây là những chỗ khác biệt với bốn cảnh giới thấp nói trên. ‘Tướng’ chỉ cho sự hiển lộ của phối cảnh thiện và an, do đó, tướng người và chư thiên được thanh tịnhđẹp đẽ. ‘Tánh’ chỉ màu trắng tinh vẹn đối nghịch với chúng sinh thuộc địa ngục tánh màu đen.‘Thể’ là thực tính của chúng sinh có tâm an lạc. ‘Lực’ liên quan đến khả năng gieo trồng hạt giống lành. ‘Dụng’ ngăn chận sự nảy sinh của những hạt giống xấu ác, và phát triển những hạt giống thiện. ‘Nhân’ chỉ cho hạt giống thiện. ‘Duyên’ chỉ cho những lối nhìn sai lầm về ngã và những cái ngã ôm giữ khiến chúng sinh không ngừng tái sinh vào thế giới, tuy nhiên, những lối nhìn nầy lại được xem là thanh tịnh đối với nghĩa thế gian bởi vì là duyên đưa đến sự tái sinh vào những cõi tốt đẹp hơn. ‘Quả’ chỉ cho những gì có ra từ tâm thanh tịnh. ‘Báo’ là những vui thú chúng sinh trực nghiệm một cách tự nhiên. ‘Bản mạc cứu cánh đẳng’ là cái như thị sau cuối có cùng ý nghĩa như đã nói ở các cõi bất thiện. (51)

(iii) Đặc tính của Thập Như Thị thuộc Nhị Thừa

Ý nghĩa của mười Như Thị thuộc cảnh giới Nhị Thừa ( Thanh vănDuyên giác) được xác định từ phối cảnh chứng đắc của chân vô lậu. ‘Tướng’ chỉ cho Niết Bàn thuộc Nhị Thừa. ‘Tánh’ nói rằng Nhị Thừa vượt trên sự phân đôi giữa thiện và ác. ‘Thể’ hướng về năm đặc tính sẳn có của Pháp thân (52) ‘Lực’ chỉ cho khả năng của Nhị Thừa có mặt và đi trong tam giới (Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới), và là khả năng đạt Đạo (giải thoát hoặc Niết Bàn). ‘Dụng’ tức sự cố công tinh tấn tiến lên. ‘Nhân’ nói đến thực trí không ô.nhiễm ’Duyên’ là hành trong hành là trợ duyên đưa đến giải thoát.(53) ‘Quả’ tức Tứ Quả.(54) ‘Báo’ có ý rằng Nhị Thừa không có quả báo vì không còn tái sinh. Trí Khải nói thêm rằng sự không quả báo nầy là quan điểm của Thanh văn thừa. Theo Đại thừa, cái gọi là không quả báo nầy vẫn nằm trong ô nhiểm, bởi vì Nhị Thừa vẫn chưa thoát ra tất cả những ảo tưởng, và vẫn còn phải nhận chịu biến dịch sinh tử. (55) Trí Khải giải thích sâu hơn rằng nếu không ô nhiểm là nhân và vô minh là duyên, thì sự tái sinh trong vùng đất của biến dịch sinh tử tức là quả báo. (56)

(iv) Đặc tính của Thập Như Thị đối với Bồ Tát và Phật

Ý nghĩa của thập Như Thị trong cảnh giới thứ tư của chư Bồ tát và chư Phật được diễn tả trong ba hạng Bồ tát với những thứ bậc chứng đắc khác nhau : Bồ tát Tạng giáo, Bồ tát Thông giáo, và Bồ tát Biệt giáo.
Nhìn về Bồ tát lục độ (thuộc Tạng giáo), Tướng, Tánh, Thể, Lực, Dụng liên quan đến đức hạnh của Bồ tát, là những cái có từ công phu hành trì sáu ba la mật. ‘Nhân’ là thiện nghiệp, vì Bồ tát vẫn còn cư trú trong thế giới chúng sinh. ‘Duyên’ chỉ cho phiền nãoBồ tát chưa đoạn ô nhiểm. ‘Quả’ chỉ cho Bồ tát lìa trói buộc bởi phương tiện của ba mươi bốn tâm đoạn kết (58) ‘Như thị báo’ chỉ cho mười như thị Bồ tát luôn tương ứng. (59) Với Bồ tát Thông giáo, Tướng, Tánh, Thể, Lực, Dụng, Nhân, Duyên, Quả đã được nói đến trong những phối cảnh vô nhiểm. Báo có nghĩa rằng Bồ tát trước địa thứ sáu vẫn còn nhận báo (60), từ địa thứ sáu đến địa thứ mười thì không còn nhận bất cứ báo nào nữa. Đìều nầy bởi vì ở địa thứ sáu, Bồ tát đã hoàn toàn đoạn trừ những thái độ sai lầm và không còn phải chịu tái sinh, cho thấy rằng hạnh nguyện vào đời cứu giúp chúng sinh không phải là báo như là kết quả từ nghiệp có thực. Như vậy, Bồ tát chỉ tương ưng với chín như thị, không phải mười (vì không có báo). Với Bồ tát Biệt giáo, vì hành trì Trung Đạo, và tiến dần trong quán chiếu, Bồ tát ôm trọn mười pháp giới (61)

Nhìn về mười Như Thị trong Phật giới, ‘Tướng’ hướng về Phật tánh như duyên nhân của Phật tánh, đó là sự làm lợi ích chúng sinh tăng trưởng; ‘Danh’ là liễu nhân (vyanjanahetu) của Phật tánh, dụ cho trí tuệ của chúng sinh; ‘Thể’ là chánh nhân của Phật tánh dụ cho tâm thanh tịnh và tĩnh lặng như thể tánhchúng sinh hằng có (62); ‘Lực’ chỉ cho nổ lực giải thoát của Phật vượt trên Nhị Thừa; ‘Dụng’ chỉ cho Tứ Hoằng Thệ Nguyện của Phật (63); ‘Nhân’ là sự trang nghịêm của Phật trí, ‘Duyên’ chỉ cho Phật hạnh; ‘Quả’ là những hiệu quả liên tục từ giải thoát bất khả tư nghì trong đó mỗi mỗi niệm của Phật đều hợp nhất với tâm đại giác; ‘báo’ tức đại Niết Bàn, và như thị ‘bản mạc cưú cánh đẳng’ chuyển đạtTrung Đạo, có nghĩa rằng Tam Đế có sẳn trong chúng sinh từ khởi điểm hành trì không khác với Tam Đế hiển lộ cuối đường giải thoát (64). Chỗ nầy nói lên rằng cả hai đều từ một (Không, Giả, Trung Đạo), và cả hai cùng căn cứ trên nhân và duyên. Trí Khải giữ vững lập luận của mình bằng cách giải thích thêm rằng với tánh Không, chúng sinh và Phật đã tự bao giờ vô sai biệt, bởi vì tánh cùng rỗng lặng. Khi sự không phân biệt nầy được nhìn với Giả, có nghĩa rằng mười pháp giới thâm nhập vào nhau và cùng có mặt trong nhau. Chúng sinh cùng Phật không khác, với ý nghĩa cả Phật và chúng sinh đều có Phật tánh. Phật và chúng sinh như nhau với cái thấy tất cả chúng sinh đều có thể đạt đến Phật giới nếu như vẫn hành trì liên tục như Phật đã từng làm trước kia. Với lý Trung Đạo, ‘cứu cánh đẳng’ có nghĩa rằng tất cả những chúng sinh vô minh, và hiền thánh đều là những thành phần tạo nên chân tánh. (65)

Qua những định nghĩa nói trên về mười Như Thị trong tương quan với mười Pháp giới, Trí Khải đã nói rõ về sự bất khả tư nghị của mười Như Thị thuộc Phật giới, và xác định rằng cõi Phật là sự hiển lộ của Chân Như. Tuy nhiên, Trí Khải lập luận rằng mặc dù cõi nầy khác với cõi kia vì những định nghĩa về mười Như Thị khác nhau, nhưng tất cả cùng là chân tánh gồm cả hai chân lý tương đốichân lý tuyệt đối. (66) Nói cách khác, sự thật tương đốituyệt đối cùng hiện hữu như một sự quy nguyên, và có trong nhau với nghĩa phổ khắp. Mặt khác, không có chín cảnh giới tương đối, sự tối thượng của Phật giới không thể được nhìn thấy tận tường, và không có sự tuyệt đối, sự tương đối không có được bất cứ giá trị nào, cả hai điều nầy thành lập một khái niệm quy nguyên hiện hữu một cách độc lập. Mặt khác, nếu tục đế không dung chứa chân đế, thì sự chứng đạt Phật tánh không thể có được; nếu chân đế không dung chứa tục đế, chư Phật cũng không thể giáo hóa chúng sinh. Chỉ với tuyệt đối hàm chứa trong tương đối như nhân Phật, thì sự chứng đạt mới có thể thành tựu, vì tất cả chúng sinh trong chín cõi đều có khả nẳng bước vào Phật địa bình đẳng như nhau; chỉ với tương đối hàm chứa trong tuyệt đối thì sự phổ độ vô tận của chư Phật đối với chúng sinh mới hợp lý.

2. Giải thích sâu rộng về Pháp Phật ( T33, 696 a)

Với Chúng Sinh Pháp bao gồm cả hai mặt tục đếchân đế, Pháp Phật giải thích sâu hơn về Phật trí liên quan đến chân lý tương đốichân lý tuyệt đối từ đó những sâu xa, rộng lớn của chân lý khách quan được hiển lộ. Theo Trí Khải. chân lý khách quan nầy chỉ được hòa nhập bởi Phật với trí nhị đế liên quan đến chân đếtục đế. Với trí nhị đế, Phật có thể gồm thu chín pháp giới kia, và dùng những phương tiện thiện xão để hoán chuyển chúng sinh. Vì thế, nhị đế bao gồm chân và tục đế thì siêu việt, và hiển lộ được sự bất khả tư nghì của pháp Phật. Trí Khải nói rằng pháp Phật không phải là một cái gì đó tách biệt với thế giới giác quan, nhưng thật sự cùng chung một thực tại. Sự vi diệu nầy phản ảnh trong sự kiện rằng nhị đế tương đốituyệt đối chỉ có Phật mới hội nhập trùm khắp được. Sự vi diệu nầy cũng phản ảnh trong sự kiện rằng chỉ có Phật, với trí nhị đế phát triển tận tường sự sâu rộng chân lý khách quan. Tánh bất khả tư nghì của pháp Phật được Trí Khải diễn tả như sau :

‘Một trăm pháp giới và một ngàn như thịcảnh giới khách quan của Phật, và chỉ có Phật với Phật mới có thể vào chỗ tận cùng thực tại như vậy. Giống như một cái hộp khổng lồ, cái nắp hộp cũng phải to lớn. Với trí Phật không có chỗ tận cùng, chư Phật chiếu soi Phật giới vô biêncảnh giới thường tịch. Vì Phật đạt đến chỗ tận cùng của chân lý được gọi là ‘theo như ý’ (folowing his own will). Nếu Phật hiển lộ đặc tính của chín cõi khác hơn Phật địa từ thủy chí chung không sót một sợi tơ hoặc một hạt cải, đó gọi là ‘theo một ý khác’(following another’s will). Trên căn bản của hai Pháp nầy, Phật hiển lộ Tích môn của mười cảnh giới, hoặc là tự ứng thân Phật hoặc là thân người khác, tự ý thuyết hoặc thuyết vì người thỉnh cầu. Cả hai đều không thể nghĩ bàn, và cả hai thân Phật và thân khác đều vi diệuthanh tịnh. ( Sau cùng) tất cả không tục cũng không chân, và có khả năng ứng hợp với sự tương đối của chín cõi và sự tuyệt đối của một cõi, mà không hao hụt đối với cõi Phật.’(67)

3. Giải thích sâu rộng về Tâm Pháp ( T33, 696 a - b )

Trong phần nầy, Tâm được nói đến liên quan đến quán chiếu tâm. Với Trí Khải, quán chiếu tâm là phương sách đạt đến chân tánh bởi vì pháp chúng sinh thì quá bao quát và pháp Phật thì quá cao siêu. Quán chiếu tâm liên quan đến Tam Đế và muôn mặt của tâm. Bởi vì chân tánh liên quan đến Tam Đếviên dung tất cả, quán chiếu tâm được chứng minhphương pháp hữu hiệu nhất để hội nhập vào được chân tánh. Sự toàn diện của quán tâm hiển lộ sự đồng nhất của tam pháp trong đoạn kinh Hoa Nghiêm được trích dẩn sau đây:

‘Tâm, Phật, và Chúng Sinh không khác biệt’ (68)

Trí Khải chỉ rõ cái quán tâmthể đạt đến bằng cách dẩn chứng thêm một đoạn kinh Hoa Nghiêm khác : 

‘Khi tâm chúng sinh đi vào pháp giới, với tâm rỗng lặng thì chúng sinh sẽ biết được cõi thường tịch của chư Phật,’(69)

Trí Khải tin rằng trong đoạn kinh dẩn chứng trên với tâm chúng sinh đi vào pháp giới, chỉ cho thấy tâm liên quan đến Tam Đế, và quán tâmphương tiện đến với Tam Đế. Trí Khải giải thích :

‘Pháp giới đồng nhất với Trung Đạo. Rỗng lặng đồng như Không. Tâm và Phật đồng với Giả. Cả ba cùng đồng nhất với cõi thường tịch của chư Phật. Điều nầy có nghĩa rằng nếu chúng sinh quán chiếu tâm niệm, chúng sinh có thể tương ưng với tất cả pháp Phật.’(70)

Sự viên dung của tâm được Trí Khải nhấn mạnh hơn khi chủ trương rằng quán tâm đưa một ý tưởng trùm khắp thực tại như một khối :

‘Khi tâm chúng sinh đi vào pháp giới, khi quán chiếu những cảm thọ đối nghịch trong tương quan với đối tượng quán chiếu, một niệm phát sinh tự tâm có thể trực thuộc một trong mười pháp giới. Khi (một niệm) thuộc về một cõi, tức thời ôm trọn một trăm cõi và một ngàn Pháp. Một niệm nầy đầy đủ tất cả (mọi mặt của chân tánh)’.(71)

Đoạn văn nầy nói rằng tất cả những đặc tính của chân tánhtrong một niệm. Vì vậy, quán tâmphương pháp thực tiển nhất để có thể đạt đến Chân Như.

Nói rằng quán tâm không phải tự sinh khởi cũng không phải từ yếu tố khác sinh khởi, Trí Khải chỉ rõ làm cách nào chân tánh có thể được nhận thực qua sự phủ định :

‘Khi rỗng lặng, nếu tâm quán chiếu tự phát sinh thì tâm đó không cần tùy thuộc vào nhân và duyên. Bởi vì tâm tùy thuộc vào nhân và duyên, tâm khôngnăng lực tự phát sinh. Bởi vì tâm khôngnăng lực tự phát sinh, duyên cũng không thể tự phát sinh. Tâm và duyên của tâm không hiện hữu (độc lập), làm thế nào có thể có thực trong nhau? Nếu cả hai không đến được chỗ tương hợp, thì không thể nào sinh khởi ở chỗ chia lìa. Nếu không thể có một sự tự phát sinh nào khả dĩ, làm thế nào có được một trăm cõi và một ngàn Pháp? Vì tâm rỗng lặng, tất cả mọi thứ do tâm sáng tạo cũng là Không. cái Không nầy cũng rỗng lặng. Tánh rỗng lặng đó thì không phải là trống vắng.(72) Áp đặt tánh Không nầy cào Giả, Giả cũng chẳng phải là thực Giả. Nếu không là Giả cũng không là Không, thì đó là sự thanh tịnh tối hậu (của Trung Đạo.)’(73)

Đoạn văn trên nhấn mạnh vào ý nghĩa trên sự quán chiếu tâm. Phương pháp quán tâm qua lối phủ định được diễn tả như con đường đi vào thực lý Trung Đạo. Với lối phủ nhận thứ tâm tự sinh khởi hoặc sinh khởi từ bên ngoài, hành giả có thể vào được tánh Không. VớI lối phủ nhận hiện hữu cố định của Không và Giả, sự phủ nhận nầy ngăn ngườI tu tự trói buộc vào một trong hai lý nầy, nhờ đó, thực lý Trung Đạo được hiển lộ.

Kết luận, phần II.1 quyển II trong toàn bộ tập sách nầy phần lớn là sự chú giải của Trí Khải về chữ Pháp. Qua cách chú giải nầy, Pháp Phật thuyết ra vi diệu bất khả tư nghì. Nghĩa chữ Diệu, theo Trí Khải, Thể vô biên, Vị vô lượng, và Dụng vô tận. Ba khía cạnh vi diệu nầy được nói đến trong tương quan vớI mườI pháp giớI là sự phơi bày của Chân Như. Vì chân tánh nầy được tạo dựng bởI tánh tương đối của chín pháp giớI, và tánh tuyệt đối của Phật giớI, lờI Thế Tôn thuyết ra để đưa chúng sinh bước vào Phật giớI làm bằng chứng. Trở lại sự kiện rằng cả chín cõi và cõi Phật đều thuộc về pháp giớI, và pháp giớIchân như, Trí Khải vẫn chủ trương rằng chín cõi như tục đế dung chứa chân đếcõi Phật như chân đế dung chứa tục đế. Thực tại đồng nhất giữa tương đốituyệt đối của mườI pháp giớI khiến cho pháp của chân tánh vi diệu bất khả tư nghì. Hợp vớI sự vi tế đã nói trong ba mặt thể vô biên, vị vô lượng, và dụng vô tận; Trí Khải chia Pháp ra làm ba. Ba thứ lớp nầy (Chúng sinh, Phật, và Tâm) nối liền vớI ba khía cạnh của Diệu. Pháp chúng sinh liên quan đến mườI pháp giớI ( mang đặc tính của mườI như thị) chỉ bày thể tánh vô biêngiáo pháp Thế Tôn đặt căn bản vào, tức chân như. Pháp Phật liên quan đến tri kiến Phật vớI tục đếchân đế chỉ bày vô lượng vị của giáo pháp Thế Tôn đưa đường chúng sinh đạt đến Phật tánh. Tâm Pháp liên quan đến con đường nhận ra chân tánh chỉ bày cái dụng vô tận lợI ích từ lờI Phật thuyết ra trong ba đời. Vì vậy, vớI định nghĩa của Trí Khải, Diệu là để chỉ cho Pháp, và Pháp tức là Diệu, vì thể tánh hiển bài như một thực tại đồng nhất. chúng ta có thể nhìn phần giải thích nầy của Trí Khải về Diệu và Pháp như những đặc tính tổng quát của diệu pháp. Trong phần giải thích đồ sộ sau đây của Trí Khải về chữ Diệu có thể được nhìn như tính đặc thù của diệu pháp, vớI Thập Diệu tương quan đến nhân và quả của Phật tánh

Tham khảo

1 Bản dịch Anh ngữ đầy đủ về phần thứ nhất Tổng và Biệt, đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp.164-167.
2 Bản dịch Anh ngữ đầy đủ về phần thứ hai xác định thứ tự giữa Diệu và Pháp (Ting Miao fa Ch’ien hou), đọc cùng chỗ, p.167.
3 Hui kuan viết một luận giải về kinh Pháp Hoa, tựa đề (Fa Hua Tsung yao Hsu). Đọc lời tựa, p.xvii, ghi chú 63.
4 Theo tiểu sử Hui chi trong Kao seng chuan, T50, pp.379a-b. Hui chi viết một luận giải về kinh Pháp Hoa gồm có ba tập.
5 Những bậc Thầy của phương Bắc có thể chỉ cho các vị (Ti lun).
6 Kuang chai Fa yun (467-529) có tiểu sử trong Kao seng chuan, ch. 5, T50, pp.463a-465a. Ông là một trong những tăng sĩ học giả đương thời vào triều Lương, với luận giải về kinh Pháp Hoa (Fa Hua Ching I chi, T33, No.1715, 572-679) là tác phẩm có uy thế nhất trong những luận giải về kinh Pháp Hoa có trước thời đại Trí Khải Đại Sư.
Huyền Nghĩa, T33, 691c.
8 Cùng chỗ, p.691b.
9 Với định nghĩa của Trí Khải về ba mặt Diệu liên quan đến sự vô biên hoặc hữu biên của thể, vô lượng hoặc hữu lượng của vị, và vô tận hoặc hữu tận của dụng, đọc chú giải trong phần 1.1. Ý nghĩa của chữ Diệu được nói đến qua ba khía cạnh nầy.
10 Swanson khảo sát thuyết của Kuang chai và đại cương về Kuang chai của Trí Khải. Đọc Swanson, Foundation of T‘ien T’ai Philosophy, pp.125-128. Về tư tưởng Kuang chai, đọc Li chih fu, Miao fa Lien hua Ching Hsuan I Yen Chiu, quyển 1, p.149.
11 Bản dịch Anh ngữ đầy đủ về phần 3, Toát yếu những chú giải có trước về kinh Pháp Hoa, đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy pp.167-175.
12 Từ ngữ mượn của Kuang chai được rút ra từ luận giải của Kuang chai về kinh Pháp Hoa (T33, No. 1715, 572-679).
13 Bản dịch Anh ngữ đầy đủ về phần nầy, đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp.175-177.
14 Huyền Nghĩa, T33, 692c.
15 Cùng chỗ.
16 Cùng chỗ.
17 So sánh Ng Yu Kuan, T’ien T’ai Buddhism on Early Madhyamika, pp.66-69 đối với sự phân tích về tánh thực dụng của Phật tánh Trung Đạo.
18 Huyền Nghĩa, T33, 692c.
19 Đọc cùng chỗ.
20 Đọc cùng chỗ.
21 Đọc cùng chỗ.
22 Đọc cùng chỗ.
23 Lục Tứchệ thống nhận ra thể tánh được Trí Khải đưa ra để hiển lộ sáu bước tiệm tiến hướng về sự chứng đắc Phật tánh. Những thứ lớp nầy tương đồng với tánh nhất chân của thể. Lục Tức diễn bày sáu thứ lớp chứng đắc trong 52 vị thuộc Viên giáo.(i) Lý tức Phật : tất cả chúng sinh là Phật theo Lý vì có sẳn Phật tánh, ngay cả chưa từng nghe đến Phật pháp. (ii) Danh tự tức Phật : đây là hiểu được rằng tất cả pháp dung chứa pháp Phật, sự thông hiểu nầy đến từ sự nghe giáo lý Phật thuyết ra rằng tất cả chúng sinh lý tức Phật. (iii) Quán hành tức Phật : quán chiếu rằng tất cả các pháp dung chứa pháp Phật. Đây là giai đoạn của Ngũ Phẩm Đệ Tử Vị. (iv) Tương tự tức Phật : Đây là sự chứng đắc Thanh văn thừa, trông giống như sự chứng đắc của Phật về diệt những tâm ý sai lầm trong tam giới. Đây là giai đoạn Thập Tín vị. (v) Phần chứng tức Phật : chỗ nầy người tu càng ngày càng thực chứngTrung Đạo, giảm trừ vô minh. Đây là giai đoạn từ Thập Trụ cho đến Đẳng giác. (vi) Cứu cánh tức Phật : Đây là chỗ rốt ráo của Phật tánh tức cứu cánh viên mãn. Đọc San tsang Fa shu, p.259; Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.294, ghi chú 104. Thêm chi tiết, đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.160-161, và Hurvitz, Chih I, pp.363-368. Lục Tức nầy được Trí Khải diễn đạt chi tiết trong ‘Maha Chỉ Quán’, T64, 10bff. Đọc Donner và Steverson, The Great Calming and Contemplation, pp.207-214.
24 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 693a.
25 Bản dịch Anh ngữ đầy đủ chú giải của Trí Khải về Pháp, đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.177-199.
26 Đây là một đoạn kinh trích từ phẩm ‘Phương Tiện’ kinh Pháp Hoa (T9, 7a-22-28) Đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.265, note 107.
27 Huyền Nghĩa, T33, 693a.
28 Cùng chỗ
29 Đoạn văn Trí Khải dẫn chứng trong chú giải của Đại Sư về Ngũ Nhãn được trích từ phẩm ‘Pháp Sư Công Đức’ kinh Pháp Hoa, T9, 47c.
30 Kinh Pháp Hoa, T9, 6c.
31 Huyền Nghĩa, T33, 693a.
32 Kinh Pháp Hoa, T9, 5c.
33 Cùng chỗ.
34 Cùng chỗ.
35 Huyền Nghĩa, T33, 693a. Đây là một bài kệ ngắn từ kinh Pháp Hoa, T33, 37c17-19. Thêm chi tiết, đọc Swanson, Foundation in T’ien T’ai Philosophy, p.297-298, note 120.
36 Hoa Nghiêm kinh, T9, 465c.
37 Đây là đoạn văn trích từ kinh Hoa Nghiêm, T9, 624a. Đọc chú giải của Swanson trong Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.299, note 128. 
38 Đọc Kinh Pháp Hoa, T9, 5c. Theo ý kiến của Hurvitz, nguồn gốc đoạn văn trên liên quan đến Thập Như Thị trong kinh Pháp Hoa, được tính kể như chín thứ bậc, thay vì mười, bởi vì ‘bản mạc cứu cánh đẳng’ ‘không phải chỉ cho một thứ bậc mà là một sự tổng cộng, có ý nghĩa rằng Phật biết tất cả Pháp, và chữ ‘đẳng’ không gì khác hơn là một ký hiệu chỉ cho số nhiều.’ Đó là Trí Khải, người đã nhìn phần nầy như bậc thứ mười, là phần ‘không thể khinh suất đối với sự thẩm định’. Đọc Hurvitz, Chi I, p.282. Hurvitz cũng nói rằng sự phân loại nầy (căn cứ vào bản dịch kinh Pháp Hoa của ngài Cưu Ma La Thập, thì hoàn toàn khác với bản tiếng Sanskrit. Đọc Hurvitz, Lotus Sutra, pp.349-350.
39 Huyền Nghĩa, T33, 693b.
40 Cùng chỗ.
41 Cùng chỗ, p.693c.
42 Cùng chỗ
43 Cùng chỗ
44 Cùng chỗ
45 Thú bậc ‘tà’ thứ nhất chỉ cho chúng sinh thọ thân trong bốn cõi thấp như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và a tu la; thứ bậc ‘chánh’ thứ hai chỉ cho những chúng sinh thọ thân trong hai cảnh giới người và chư thiên. Có thể nói, trong nghĩa thế tục thì thứ bậc thọ thân sinh thứ hai là một sự tái sinh tốt đẹp hơn bậc thứ nhất.
46 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 693c.
47 Cùng chỗ
48 Cùng chỗ, p.694a.
49 Cùng chỗ
50 Cùng chỗ, p.694b.
51 Cùng chỗ, p.694
52 Ngũ phần Pháp thân (asamasamapancaskandha) là chỗ cao nhất thuộc Thanh văn thừa, gồm có Niệm : người là sinh vật cao nhất; Định : người diệt được tà kiến; Huệ : trí tuệ; Giải thoát : một thứ bậc Niết Bàn; Giải thoát tri kiến : người có tri kiến chân thực. Năm phần nầy vượt trên những tướng mạo, hoặc năm skandha. Đọc Soothill, p.114. Cũng đọc thêm Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.304, note 181; và Li chih fu, Miao fa Lien hua ching hsuan I Yen chiu, vol.1, p.178.
53 ‘Hành hành’ ( practice of practice) chỉ cho sự hành trì giúp người tu chinh phục và diệt được những tham đắm. Đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.304, note 182.
54 Tứ Quả chỉ cho bốn bậc Thánh, Tu đà hoàn bảy lần tái sinh, Tư đà hàm một lần tái sinh, A na hàm không còn tái sinh, và A la hán. Đọc Hurvitz, Chi I, p.23; Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.98-99.
55 Hóa sinh chỉ cho Nhị Thừa vẫn còn sở tri chướng, mặc dù đã thoát ra những chuớng ngại từ lối nhìn và thái độ sai lạc, tái sinh trở lại trong thế giới nầy như một thọ thân thanh tịnh của Bồ tát mang hạnh nguyện cứu giúp chúng sinh. Có hai loại tái sinh : một là sự thọ nhận thân của chúng sinh vô minh trong vòng luân hồi, hai là sự thọ thân của bậc Nhị Thừa, là những cái vượt trên khái niệm. Đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.304, note 186; Li chih fu, Miao fa Lien Hua Ching Hsuan I Yen Chiu, vol 1, p.184.
56 Huyền Nghĩa, T33, 694c. Tư tưởng sai lầm của Nhị Thừa rằng chính bản thân họ đã vượt thoát ô nhiễmtư tưởng sai lầm khiến cho họ vẫn còn trong vô minh
57 Lục Độ (satparamita) bố thí, trì giới, nhẩn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. Đọc Hurvitz, Chih I, pp.351-353; Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.105-106. Thêm chi tiết, đọc Chih I, Fa chieh T’zu ti Ch’u men, T46, 686a-687c.
58 Ba mươi bốn tâm gồm có : 16 tâm và 18 tâm. 16 tâm chỉ cho 8 Nhẫn (pan jen) và 8 Trí (Pa shih). Đây là sự tụ hội của niệm an lạc (lei jen) và tuệ trực giác (lei chih), qua đó, chúng sinh diệt những lối nhìn sai lạcthông đạt được Tứ Diệu Đế. 18 tâm chỉ cho chín con đường không chướng ngại, và chín con đường giải thoát, từ đó tâm người tu hoàn toàn vượt ra ngoài những ảo tưởng sai lầm. Đọc Hurvitz, Chih I, p.258, note 1; Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.117, note 46.
59 Huyền Nghĩa, T33, 694c.
60 Thập Địa (dasa bhumayah) là nhóm thứ năm trong mười nhóm thuộc 52 thứ bậc của Bồ tát. Thêm chi tiết, đọc ghi chú 103 theo sau.
61 Huyền Nghĩa, T33, 694c. ‘Viên dung mười pháp giới’ (chu shih fa) có nghĩa rằng với ý niệm về một thực tại đồng nhất ( trong đó có mười pháp giới), Bồ tát có thể qua lại tự do những cõi khác nhau.
62 Phật tánh trên như tam nhân (Duyên nhân, liễu nhân, và chánh nhân) của Phật giới phù hợp với Tam Đạo. Duyên nhân Phật tánh chỉ cho mầm mống Phật có sẳn trong chúng sinh ( khiến chúng sinh có thể tu tậptích lũy nhân và duyên thích ứng cho sự chứng đắc), tương ưng với tu chứng, gieo trồng những hạt giống lành cần thiết trong việc nhận chân Phật tuệ. Liễu nhân Phật tánhnăng lực trí tuệ sẳn có trong mỗi chúng sinh, tương ưng với quán chiếu, diệt ảo tưởnghiển lộ chân tánh. Chánh nhân Phật tánh chỉ cho sự kiện rằng mỗi chúng sinh tương ưng với chân tánh có sẳn, là nơi hội nhập vào thực tại phù hợp với huệ chân tánh không ảo tưởng và không phân biệt. Đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp.133-134; và p.306, note 201; Lee chih fu, Miao fa Lien hua Ching Hsuan I Yen chiu, vol.1, pp.185-186. Nhìn về Phật tánh như tam nhân, những danh tự tương tự được đề cập trong hai đoạn kinh Đại Niết Bàn (T12, 530a và 530b), đó là Sinh nhânLiễu nhân; và Chánh nhân và Duyên nhân. Ý nghĩa của Sinh nhân giống như Chánh nhân; và có những điểm dị đồng giữa Liễu nhânDuyên nhân. mặc dù tên gọi Tam Nhân đã có trong kinh Đại Niết Bàn. Văn ngôn và khái niệm về tam nhân Phật tánh thuộc về Trí Khải.. Chi tiết phân tích về Tam Nhân Phật tánh, đọc Chin-kuang ming Hsuan I, T39, 4a.
63 Tứ Hoằng Thệ Nguyện của chư Phật và chư Bồ Tát là (i) Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, (ii) Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, (iii) Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, (iv) Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.102-103, p.113, note 29. Tứ Hoằng Thệ Nguyện cũng có nơi giảng là :(i) Chúng tôi đã qua khỏi luân hồi, thệ nguyên giúp người vượt qua, (ii) Chúng tôi đã giải thoát, thệ nguyện giúp người giải thoát, (iii) Chúng tôi đã an lạc, thệ nguyện giúp người được an lạc, (iv) Chúng tôi đã buông xả, thệ nguyện giúp người buông xả. Đọc Hurvitz, Chih I, p.256. Thêm chi tiết, đọc Chih I, Fa chieh T’zi ti Ch’u men, T46, 685b-686a.
64 Đọc cùng chỗ, p.695a. Bản dịch đầy đủ về Thập Như Thị, đọc Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp.180-196. Đồ biểu về Thập Như Thị trong năm nhóm, đọc Lee Chih fu, Miao fa Lien hua Ching Hsuan I Yen chiu, vol.1, pp.187-188.
65 Huyền Nghĩa, T33, 695a.
66 Trí Khải nói về Tương đối (ch’uan) như chín pháp giới từ cõi địa ngục cho đến cảnh giới Bồ tát. Điều nầy bởi vì mục tiệu của chúng sinh trong chín cõi là chứng đắcan trú trong Phật giới.
67 Huyền Nghĩa, T33, 696a.
68 T9, 478c
69 T9, 409c
70 Huyền Nghĩa, T33, 696a.
71 Cùng chỗ.
72 Hai câu nầy có thể được hiểu trong tương quan về hai mặt : ‘ tánh rỗng lặng nầy cũng là Không’ chỉ cho những cái do tâm phát sinh. Vì tâm không phải là một hiện hữu cố định, những cái do tâm tạo ra cũng không cố định. ‘Tánh Không nầy không phải là trống vắng’ có nghĩa rằng tâm, mặc dù rỗng lặng như nó là, có thể tạo ra tư tưởng. Với nghĩa tâm có thể khởi niệm, tâm không phải là trống vắng.
73 Huyền Nghĩa, T33, 696a-b. ‘Giả không phải thực Giả’ có thể muốn nói rằng người tu không nên bị trói buộc vào Giả bởi vì Giả chỉ là những sự có mặt tạm thời. Nói cách khác, hiện hữu giả tạm chính là Không.

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: