1.4.2 Diệu Trí - Phân Tích Cái Diệu Thứ Hai Thuộc Tích Môn

28/05/201012:00 SA(Xem: 13412)
1.4.2    Diệu Trí - Phân Tích Cái Diệu Thứ Hai Thuộc Tích Môn

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Hai
ĐẶC TÍNH CÁ BIỆT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

(Huyền Nghĩa, Ch.1-10, T33, 691a - 814a)

1.4.2 Diệu Trí - phân tích về cái Diệu thứ hai thuộc Tích Môn
(T33, 707a-715b)

 Qua sự giải thích về cái Diệu thứ nhất thuộc Tích môn- Diệu Cảnh, Trí Khải đã trình bày nhiều giáo lý khác nhau về chân lý trong Phật giáo. Bằng cách dung hợp những giáo lý nầy, cùng một chân lý có trong những giáo thuyết khác nhau nầy sẽ được hiển lộ. Cái gần Cảnh như thực nhất là Trí, vì Trí đưa tư tưởng vào thực tại. Ý nghĩa của Trí nằm trong sự tương quan với Cảnh như thực. Theo Trí Khải, với Trí chân lý có thể được phơi bày, vì Trí chỉ thẳng vào chân lý. Với sự hiển lộ của chân lý, Trí được xem là vi diệu. Nhìn thấy rằng Cảnh và Trí đến với nhau thành một thực thể, cả hai đều không thể khinh suất. Trí Khải nói: ‘Nguyên lý sau cùng thì thâm sâu khó hiểu, và nó không thể được hiển lộ mà không có Trí. (Mặc dù) Trí là khả năng biết được chỗ nơi ( có chân lý), Trí không thể hội nhập mà không có Cảnh (như thực). Vì Cảnh (như thực) hội nhập và vi tế, Trí cũng được xem là hội nhập và vi tế.’(85)

Lập luận của Trí Khải về Diệu Trí được đưa ra từ nhiều phối cảnh, gồm ‘tổng luận về các loại Trí’ (Tsung lun Chu-chih), ‘Trí chiếu soi Cảnh’(Chih Chao Ching), ‘Đối Cảnh minh Trí’ (Tui Ching ming Chih), ‘những phản ảnh khác nhau của Trí phù hợp với Cảnh’(Chan-chuan Hsiang-chao Tui Ching). ‘Tổng luận về các loại Trí’ liệt kê và xác định hai mươi loại Trí. Hai mươi loại Trí nầy được phân ra làm bốn nhóm tương hợp với Tứ giáo. ‘Trí chiếu soi Cảnh’ cho thấy rằng sự phân loại hai mươi loại Trí nầy đến từ phương tiện hiển lộ cái được phản ảnh qua sáu Cảnh. Chỗ nầy có nghĩa rằng hai mươi loại Trí tương hợp với từng loại Cảnh như thực. và từng loại trong sáu loại Cảnh được phân vào bốn thứ lớp qua Tứ giáo, hai mươi loại Trí chia thành bốn phản ảnh bốn thứ lớp thẩm thấu nầy. ‘Đối Cảnh minh Trí’ hiển lộ tương quan hổ tương giữa Cảnh như thực và Trí bằng cách đưa Trí vào các Cảnh như thực khác nhau, qua đó các loại Trí mới được thành hình. Điều nầy để nói rằng hai mươi loại Trí tụ hội với từng loại trong sáu loại Cảnh. Trong sự tụ hội nầy, sáu loại Trí được thành lập. Bởi vì sáu loại Trí nầy liên hệ không ngoài sáu loại Cảnh, tất cả thêm một lần được khảo sát bởi sự hổ tương với sáu loại Cảnh là phân tích sau cùng của Trí Khải về Trí qua ‘những phản ảnh khác nhau của Trí phù hợp với Cảnh’. Với những tương hợp lập lại như trên, Trí Khải cho thấy rằng Trí và Cảnh là một thực tại không thể phân ly.

Hơn nữa, vì các loại Cảnh khác nhau được Trí Khải phân ra thô và tế, nhiều loại Trí khác nhau cũng có thô và tế. Với những thứ bậc Trí khác nhau, ý tưởng về Cảnh như thực cũng khác nhau. Trí Khải giới thiệu một hệ thống trực nhập vào chân lý qua ánh sáng của Trí trong tương quan hoạt dụng giữa Trí và Cảnh. Thấy rằng ‘Diệu Cảnh’ của Trí Khải như một giới thiệu khái niệm về chân lý, ‘Diệu Trí’ của Đại Sư chính nó đã hiển lộ yếu tính không thể lướt qua, là cái xác định khái niệm về chân lý của chúng sinh. Điều nầy có nghĩa rằng khái niệm về Cảnh như thực phải liên quan đến Trí. và Trí phải liên quan đến Cảnh như thực, đưa đến sự kiện rằng chân lý thâm nhập từ Trí. Sau đây là những mô tả của Trí Khải về Diệu Trí từ bốn phối cảnh nầy, và với phương cách nầy, học thuyết về Trí của Đại Sư được trình bày trong khuôn mẫu phân tích như từ trước.

Tổng luận về những loại Trí (Tsung-lun Chu-chih) (T33, 707a-710c) 

Trong phần nầy, Trí Khải liệt kê tên hai mươi loại Trí, và giải thích sự thành lập những loại trí nầy. Thêm vào đó, Đại Sư chỉ rõ đặc tính những loại Trí nầy tương ưng.

1. Trước hết là Thế Trí (Shih-chih) thuộc về thế giới loài người và không liên quan đến đường Đạo. Trí Khải giải thích rằng Thế Trí đầy dẫy những ý tưởngvướng mắc sai lầm. Con người nhìn sai lạc những hiện hữu giả tạm cho rằng có thực, do đó tâm không tương hợp với nguyên tắc hoặc chân lý, và không có tín tâm vào đường đạo. Trí Khải đưa ra những loại trí thế gianTrung quốc khác với Ấn Độ như thế nào. Trong khi người dân Ấn có khuynh hướng để tâm trí phiêu du vào những chân trời rộng mở thì người Trung Hoa nhắm vào những khía cạnh thực tiển, như là tập tục xã hội, năng khiếu sinh hoạt, kiến thức về thiên nhiên, phát triển những khả năng vượt bực v.v...hướng về danh lợi, và thỏa mãn những mong muốn. Những điều trên một cách tổng quát thuộc về trí thế gian và được cảm nhận từ những chúng sinh vô minh.

2. Thứ hai là Ngũ Đình Tâm (86) và Tứ Niệm Trụ (87) (Wu-t’ing-hsin Ssu-nien ch’u Chih). Loại Trí nầy là điểm bắt đầu những sự hành trì tu tập. Trí Khải gọi điểm sơ khởi là Ngoại Phần (Wai-fan), và hướng về ba vị đầu trong bảy hiền vị (Ch’i-hsien-wei) của Thanh văn thừa (88). Thứ bậc nầy thành hình, bởi vì loại Trí nầy liên hệ đến Thanh văn hạnh qua Ngũ Đình Tâm QuánTứ Niệm Trụ. Trí Khải phát họa Ngũ Đình Tâm liên hệ đến chỉ và quán của người hành trì nhắm mục đích giảm trừ sự tuôn trào của dòng ý tưởngđạt đến trí tuệ. Đây là bước khởi đầu của hạnh Thanh văn khi người tu muốn thanh tịnh hóa tâm, vượt qua những chướng ngại. Hơn nữa, Trí thuộc Tứ Niệm Trụ chỉnh đốn những lối nhìn sai lạc để chuẩn bị cho hành giả bước vào Tứ Đế, sửa đổi bốn lối nhìn sai lạc (89) cũng như ngăn chận sự sinh khởi. Bởi vì bước khởi đầu của hạnh Thanh văn chưa phải là lý của bậc thánh, Trí Khải gọi đó là Trí thuộc Ngoại Phần. 

3. Loại thứ ba là Tứ Thanh Tịnh Trí (Ssu-shan-ken chih). Loại Trí nầy liên hệ đến bước thứ hai của hạnh Thanh văn, và chỉ cho bốn vị sau trong bảy hiền vị thuộc Thanh văn thừa, Trí Khải gọi là Nội Phần. Trí Khải nói rằng bởi vì bốn thứ lớp nầy là tứ thiện căn là Noãn, Đỉnh, Nhẫn, và Thế liên quan đến Tứ Đế, và là cái mà quả thiện căn sinh khởi, nên khi xếp chung vào một nhóm là lẻ đương nhĩên. (90) Những tên gọi nầy là những danh tự có thể mô tả được Tứ Đế, và bốn vị đan kết vào nhau từ cái nầy đến cái kia.

Trí Khải diễn tả rằng ở thứ bậc đầu tiên hiểu về Tứ Đếtình trạng chuẩn bị, được gọi tên là Noãn vị. Vị thứ hai là Đỉnh vị thì tùy thuộc vào những yếu tố khác, có thể lui về điểm khởi đầu (Ting t’ui) hoặc tiến về điểm thứ ba gọi là trú đỉnh (Ting chu). Vị thứ ba là Nhẫn vị gồm có ba loại Nhẫn. Thứ nhất là Hạ Nhẫn quán về những đặc tính của Tứ Đế (91) trong cõi Dục, cõi Sắc, và cõi Vô Sắc. Cõi Dục liên quan đến Tứ Đế, cõi Sắc và cõi Vô Sắc cùng liên quan đến Tứ Đế. Cõi Dục có tất cả mười sáu cách quán và hai cõi Sắc và Vô Sắc cộng lại cũng có mười sáu cách quán. Tất cả là ba mươi hai cách quán về Tứ Đế trong ba cõi. Thứ hai là Trung Nhẫn giảm số lượng quán chiếu về Khổ đế trong cõi Dục. Thứ ba là Thượng Nhẫn trong đó người tu có thể hiểu được Tứ Đế qua cách quán đơn thuần về Khổ ở cõi Dục. Vị thứ tư là Thế pháp vị là một tên khác của Thượng Nhẫn sinh khởi Nhẫn trong Khổ đế.

4. Loại thứ tư là Tứ Quả Trí (92) (Ssu kuo chih). Tứ quả là bốn thứ lớp chứng đắc thuộc Thanh văn thừa. Trí Khải chủ trương rằng tất cả đều hiểu về Không như Chân Đế. (93) Vì thế, tất cả cùng đến với nhau để tạo thành thứ trí nầy gồm tám loại Nhẫn và tám loại Trí, cũng như chín vô ngại và chín giải thoát (94). Hai loại Trí đầu liên quan đến lý Nhẫn và trực giác về Tứ Đế xa lìa lối nhìn sai lầm trong ba cõi. Hai loại Trí sau liên quan đến sự xa lìa những thái độ sai lầm trong tam giớichứng đắc như kết quả từ chánh niệm.

4. Loại thứ năm là Trí của Bích Chi Phật. Theo Trí Khải, sự hành trì của bậc Bích Chi Phật liên quan đến cái hiểu đặc thù về chân lý qua Thập Nhị Nhân Duyên trong ba thời quá khứ, hiện tại, và vị lai. Hai móc nối của Vô minh và Hành là nhân quá khứ đưa đến năm móc nối (Thức, Danh Sắc, Sáu căn, Xúc, và Thọ) như quả. Ba vòng xích Ái, Thủ, và Hữu sinh nhân hiện tại. Xa hơn, hai vòng xích (Sinh và Lão Tử) là kết quả của nhân hiện tại sẽ phát sinh trong tương lai. Như kết quả quán chiếu, các vị Bích Chi Phật có thể vượt qua những thói quen sai lầm tích tụ trong ba cõi. Trí Khải nói rằng Trí của các vị Bích Chi Phật chia ra Tổng tướng (Tsung hsiang) và Biệt tướng (Pieh Hsiang).Tổng Trí của các vị Bích Chi hướng cái hiểu chung về Thập Nhị Nhân Duyên và những chân lý khác như Vô Thường, Vô Ngã v.v... Biệt Trí hướng đặc biệt về Mười Hai Nhân Duyên. Đó là, nhìn đến mười hai vòng xích từ Vô Minh cho đến Lão Tử, vòng xích trước là nhân và duyên phát sinh vòng xích tiếp theo. Nếu mười hai vòng xích được nhìn trở ngược lại từ Lão Tử về Vô Minh, thì mỗi vòng là nhân và duyên hủy diệt vòng xích kế tiếp.

6. Loại thứ sáu là Lục Độ Trí (Liu tu Chih). Các Bồ tát với thứ Trí nầy hành thâm lục độ (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, và Trí tuệ). Trí Khải nói rằng Bồ tát lục độ thì kém trong sự hội nhập được lý Không (đó là, chẳng sinh như nhân và chẳng diệt như quả), nhưng lại rất mạnh khi hiểu chân lý qua hình tướng hoặc sự kiện (đó là các pháp sinh là nhân và diệt là quả) . Bồ tát với trí lục độ đã vượt qua nhưng chưa hoàn toàn xa rời được ảo vọng sai lầm. Sự tin tưởng vào chân lý của các vị nầy mạnh mẽ đến đổi các vị có thể tự hủy diệt mạng sống và sự sản để dứt lìa nhân khổ và đạt đến sự diệt khổ.(95)

7. Loại thứ bảy là Trí Thanh văn, là những bậc hiểu Không trong vạn pháp (T’i-fa Sheng wen Chih). Thứ Trí nầy liên quan đến con đường của Thanh văn thuộc Thông giáo hiểu về Không trong các pháp như nó là (T’i-fa) : thiếu một hiện hữu cố định. Lối hiểu về Không nầy khác với lối hiểu của các bậc Thanh văn thuộc Tạng giáo, là những vị phân tích và chia chẻ Không ra đến chỗ tận cùng không còn gì để phân tích và chia chẻ nữa (Hsi-fa) (96). Bởi vì ‘hiển lộ trong vạn pháp’ (embodying dharmas) không phải dành cho Thanh văn, với các vị Thanh năn, loại Trí nầy là phương tiện thích hợp. Tuy nhiên, loại Trí phương tiện nầy vẫn còn là siêu việt đối với các bậc Thanh văn thuộc Nội Phần (Nei-fa), và Ngoại Phần (Wai-fa). Đặc tính của thứ Trí nầy cho thấy rằng Thanh văn Thông giáo hiểu Tứ Đế đặt trọng tâm qua Khổ và nhân của Khổ. Mục tiêu của các vị nầy là hiểu Không như Chân Đế. Qua phối cảnh của thế giới hiện tượng là Không mà đạt đến Chân Đế. Với nghĩa nầy, nhận chân Tục Đế tức đồng với Chân Đế.

8. Loại thứ tám là Trí của Bích Chi Phật, những bậc đã thấy Không hiển lộ qua các pháp (T’i-fa Chih-fo Chih). Đây là Trí của các bậc Bích Chi Phật thuộc Thông giáo. ‘Hiển lộ trong các pháp’ đặc biệt dành cho các vị Bích Chi, với các vị nầy, loại Trí nầy thích ứng, không chỉ dùng như phương tiện khế hợp. Thấy rằng thứ bậc chứng đắc của các vị Bích Chi ở đây cao hơn các vị Thanh văn, Trí cũng siêu việt hơn các vị Thanh vănloại Trí thứ sáu nói trên. Đặc tính của loại Trí nầy cho thấy rằng các vị Bích Chi Phật không những hiểu được tính tổng quát của các pháp trong tương quan vô thườngvô ngã như các vị Thanh văn, mà còn thấy được tính đặc thù của chân lý trong tương quan Thập Nhị Nhân Duyên. Các vị nầy phân biệt mười hai móc xích nối liền như nhân hoặc như quả trong ba đời. Với lối hiểu cả hai tổng tính và biệt tính của các pháp, nhận chân Tục Đế tức đồng như Chân Đế.

9. Loại thứ chín là Trí của Bồ tát, là những bậc đã thấy Không hiển bài trong các pháp như phương tiện khế hợp để vào Chân Đế (T’i-fa P’u- sa Ju- chen Fang-bien Chih). Loại Trí nầy được xem là thích hợp vì vào Không như Chân Đếmục tiêu của các bậc Thanh vănDuyên giác, nhưng mục tiêu của Bồ tát khi diễn đạt các pháp là để thấy được khía cạnh Bất-Không (là động cơ bước chân vào thế giới để giúp chúng sinh hoán chuyển tâm). Bồ tát với Trí nầy có thể hiểu được tổng tính ( như vô thường, vô ngã) và biệt tính (như sinh diệt bởi lý nhân duyên) của các pháp qua bốn cánh cửa (Có, Không, cả hai Có và Không, Chẳng Có Chẳng Không). Sự nhận chân được Tục Đế tức cũng đồng như Chân Đế.

10. Loại thứ mười là Trí của Bồ tát, là bậc đã hiển lộ các pháp khi bước vào Giả (T’i-fa P’u-sa Ch’u-chia Chih). Khác với loại khế hợp nói trên, đây là loại thực Trí của Bồ tát Thông giáo. Trí Khải xác định loại Trí nầy là Chánh Trí nhưng còn duyên vào thế tục (Chih-Cheng Yuan-su), có nghĩa rằng Bồ tát là những bậc hiểu được Không trong các pháp nên vào thế giới giả tạm để cứu giúp chúng sinh. Vì thế, đây là thực trí độ tha, và chỗ thù tạccõi người. Theo Trí Khải, loại Trí nầy có đặc tính như một tiến trình từ tự giác (qua bốn cánh cửa) đến giác tha (qua bốn cánh cửa). Điều nầy có nghĩa rằng bốn cánh cửa nầy là bốn phương pháp Bồ tát sử dụng để khế hợp với căn tánh chúng sinh. Với những chúng sinh thích hợp với Có, hoặc với Không, hoặc với cả hai Có và Không, hoặc với chẳng Có chẳng Không, Bồ tát đều có thể tương ứnghóa độ.

11. Loại thứ mười một là Trí của các bậc Thập Tín thuộc Biệt giáo (Pieh-chiao Shih-hsin Chih) (97) . Bắt đầu với mười bậc qua năm mươi hai bậc, Bồ tát Biệt giáo đạt sơ khởi đến Trung Đạo (98) bằng lối hành trì Không quán (thay vì quan niệm về Hữu như chúng sinh vô minh). Loại Trí Trung Đạo nầy có đặc tính tránh được những lối nhìn sai lạc của phàm phu, và nhìn về Hữu qua Không. Khác với Nhị Thừa là các bậc bị trói buộc vào lý Không, các Bồ tát nầy chỉ dùng Không để vượt qua Hữu, và với Trí Khải, chỗ nầy có thể được xem là bước khởi đầu của Trung Đạo, từ đó, Bồ tát vượt thoát được lối nhìn và ứng đối sai lạc của ba cõi.

12. Loại thứ mười hai là Trí của ba loại thập trí (San Shih-hsin Chih) (100). Loại Trí nầy liên hệ đến sự chứng đắc Bồ tát thừa từ nhóm thứ hai đến thứ tư thuộc mười bậc trong năm mươi hai bậc Bồ tát. Trí Khải nói rằng vì ba nhóm nầy tương đương với sự chứng đắc của Nội Phần Thanh văn thừa nên được xếp chung vào nhau thành loại Trí nầy. (101) Bồ tát thuộc ba nhóm nầy liên hệ với ba phương pháp hành trì khác nhau trong ánh sáng khái niệm về Tam Đế.
Vào bậc Thập Trụ, với phương tiện quán Không từ cái nhìn về Hữu, Bồ tát nhận ra lý Không. Với sự chứng ngộ nầy, Bồ tát xa lìa được những quan điểmứng đối lệch lạc và sai lầm vì thiếu trí hóa tha trong ba cõi, và cũng như vượt qua những sai lầm vì thiếu trí hóa tha ngoài ba cõi. Loại trí Trung Đạo nầy với chân lý Không, diệt lối nhìn vô minh thấy Không ra Có.

Vào bậc Thập Hạnh, Bồ tát từ Không tiến về chỗ Giả quán (102) (Không như Bất Không), nhờ đó diệt được sự sai lạc vì thiếu trí hóa tha vượt trên ba cõi. Loại Trí thuộc Trung Đạo nầy với Bất Không, diệt được lối nhìn thuần Không của Nhị Thừa.
Vào bậc Thập Hồi Hướng, Bồ tát đi về chỗ quán Trung Đạo bằng cách vượt qua hai cực đoan Không và Giả. Loại Trí thuộc Trung Đạo nầy là thực Trí của Bồ tát Biệt giáo, qua đó chân lý được hiểu như chẳng hữu chẳng vô. Kết quả, Bồ tát vượt căn bản vô minh.

13. Loại thứ mười ba là Thập Địa Trí (Shih-ti Chih) (103). Loại 
Trí nầy liên hệ đến nhóm thứ năm thuộc mười bậc trong năm mươi hai bậc Bồ tát. Thập Địa là sự chứng đắc cao nhất của Bồ tát Biệt giáo, trước khi vào được Phật địa, và là trí của bậc thánh. (104) Bồ tát với Trí nầy chứng ngộ Trung Đạo, từ đó vượt qua căn bản vô minh. Chỗ nầy cho thấy rằng Trung Đạo không phải chỉ là một nguyên lý cực kỳ siêu việt, nhưng còn đưa ra khía cạnh thực tiển khơi nguồn hạnh nguyện phổ độ của Bồ tát đối với chúng sinh.

14. Loại thứ mười bốn là Phật Trí thuộc Tạng Giáo (San-tsang-fo 
Chih). Đây là Phật TríTạng Giáo nhìn Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Theo Tạng giáo, Thế Tôn hành lục độ những kiếp là Bồ tát trong ba A tăng kỳ kiếp cho đến khi chứng được quả Phật trong kiếp hiện tại.(105) Phật Trí thuộc Tạng giáođặc tính xa lìa những tập khí. Theo Tạng giáo, vị Phật nầy trú tại một trong bốn Phật địa Phàm Thánh Đồng Cư Độ (Fan-sheng T’ung-chu T’u) (106) và Trí Khải nhìn như ứng thân Phật (Lieh Ying shen) hiển lộ cho kẻ phàm phuNhị Thừa.

15. Loại thứ mười lăm là Phật Trí thuộc Thông Giáo (T’ung Chiao-fo 
Chih). Phật Trí thuộc Thông Giáo nầy siêu việt so với những loại Trí nói trên trong việc xa lìa những tư tưởng sai lạcphản ảnh khả năng hóa độ chúng sinh. Vì thế, thứ Trí nầy được thành tựu (107). Theo Trí Khải, Phật Trí thuộc Thông Giáođặc tính tiêu trừ những sai lầm còn lại từ những đau khổ đã qua (108). Theo Tạng Giáo, vị Phật nầy trú tại quốc độ Phương Tiện Hữu Dư Độ (Fang-bien Yu ju T’u), và Trí Khải nói rằng đó là (Tai-lieh Sheng-ying shen) hiển lộ cho các Bồ tát Thập Địa.

16. Loại thứ mười sáu là Phật Trí thuộc Biệt Giáo (Pieh- chiao- fo Chih). 
Loại Trí nầy càng siêu việt hơn, vì Phật hiển lộ như một vị Phật thuộc Biệt Giáo, và giáo pháp Biệt Giáo qua hệ thống phân loại của Trí Khải thì cao hơn Thông giáo trong việc vượt thoát quan điểm sai lạcphản ảnh khả năng độ thoát chúng sinh.(109) Tri kiến của vị Biệt giáo Phật tương đương với Thủy Giác (Preliminary Enlightement) (110), và vì vậy, theo Trí Khải, có đặc tính diệt trừ căn bản vô minhđạt đến Phật giới.(111). Hiển bài Biệt giáo, vị Phật nầy trú ở Thực Báo Vô Chướng Ngại Độ (Shih-pao Wu-chang ai T’u), tương ưng với tướng hảochuyển pháp luân Vô Lượng Tứ Đế cho Bồ tát thượng căn Biệt giáo.

17. Loại thứ mười bảy Viên Giáo Ngũ Phẩm Đệ Tử (Yuan chiao Wu p’in Ti-tzu) (112) Loại Trí nầy cho thấy bản hạnh thuộc Viên giáo. Mặc dù thứ bậc nầy tương đương với Ngoại Phần Tạng Giáo, Càn Huệ Địa thuộc Thông Giáo, và Thập Tín thuộc Biệt Giáo, loại nầy thật sự cao hơn ba loại giáo pháp kia. Chỗ nầy bởi vì điểm khởi đầu của Viên Giáo thì siêu việt hơn, vì phương cách hành trì đặt căn bản trên lối quán chiếu về Trung Đạo, trong đó, Tam Đế được đồng thời hội nhập một cách viên diệu. hành giả có thể tiếp nhận Chân Như trực tiếp gồm Không, Giả, và Trung Đạo mà không cần phải đi qua từng bước một để quán chiếu từng phần. Vì vậy, dù ở mức độ sơ tâm, người tu có thể vượt qua kiến hoặc, tư hoặc, và trần sa hoặc cũng như căn bản vô minh.

18. Loại thứ mười tám là Lục Căn Thanh Tịnh Trí (Liu-ken Ch’ing-ching Chih). Loại Trí nầy liên quan đến bậc thứ hai Viên giáo, Vị Thập Tín như một Thiết Luân (Iron-wheel) của Viên giáo. Hành giả chứng đắc được thứ Trí giống như Trung Đạo, từ đó diệt kiến hoặc, tư hoặc trong ba cõitrần sa hoặc ngoài ba cõi, và giảm trừ căn bản vô minh. Một thành tựu như vậy tương đương với Tứ Thanh Tịnh thuộc Tạng giáo và ba loại Thập Trí thuộc Biệt giáo (đó là Thập Trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng).

19. Loại thứ mười chín là Thập Trụ Trí thuộc Bản giác (Ch’u-chu Chih-teng-chueh Chih). Loại Trí nầy liên hệ đến bậc thứ ba thuộc Viên giáo trước khi hành giả chứng được Diệu Giác sau cùng. Chỗ nầy gồm có Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, và Thủy Giác. Ở đây, hành giả diệt căn bản vô minh từng bậc một. Từ sự diệt vô minh, sánh với Trí của Biệt giáo chỉ bắt đầu diệt vô minhThập Địa, Trí Viên giáo bắt đầu diệt vô minh ngay cả trước khi vào Thập Trụ. Nếu Thủy giácDiệu giác bao gồm, cùng có mặt, Trí Biệt giáo diệt mười hai vòng vô minh, và mặt khác, Trí Viên giáo diệt bốn mươi hai vòng vô minh. Hẳn nhiên, sự hủy diệt vô minh của loại Trí sau hoàn hảo hơn. Như vậy, Trí Viên giáo được Trí Khải nhấn mạnh như Phật trí.

20. Loại thứ hai mươi là Diệu Giác Trí (Miao-chueh Chih). Đây là Trí viên mãn siêu việt của Phật. Trí Khải tuyên thuyết rằng Trí Diệu Giác của chư Phật là Trí vô thượng đáng tôn kính.(113) Chư Phật với Trí nầy, tương ưng với Pháp Thân viên diệu, trú tại quốc độ Thường Tịch Quang (Ch’ang Chi-kuang T’u), và chuyển bánh xe Vô Tác Tứ Đế giáo hóa hàng Bồ tát thượng căn thuộc Viên giáo

Phần trên là bảng liệt kê của Trí Khải về hai mươi loại Trí. Hai mươi loại Trí nầy thành tựu dựa trên Tứ giáo. Chỗ nầy ám chỉ rằng Trí Khải đã chia ra làm bốn nhóm phù hợp với Tứ giáo, và bốn nhóm nầy được khảo sát trong phần ‘Trí phản chiếu Cảnh’( Chih chao Ching) . Bảy loại Trí, từ thứ nhất đến thứ sáu cũng là nhóm mười bốn, thuộc về Tạng Giáo; năm loại Trí, từ thứ bảy đến thứ mười cũng là nhóm mười lăm thuộc về Thông Giáo; bốn loại Trí, từ mười một đến mười ba cũng là nhóm mười sáu thuộc Biệt Giáo; và bốn loại Trí sau cùng, từ mười bảy đến hai mươi thuộc Viên Giáo. Qua sự so sánh bốn nhóm Trí (thuộc Tứ giáo) đưa ra một con đường hướng thượng. Từng nhóm một trong bốn nhóm nầy, Trí siêu việt là Trí Phật. Tuy nhiên, chỉ có Trí Phật trong nhóm sau cùng thuộc Viên Giáo liên hệ đến Diệu giác, là vô thượng trí.

Nói về bốn Thừa (Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa, và Phật thừa), mỗi một nhóm trong bốn nhóm Trí hiển lộ mỗi thừa khác nhau, thấy rằng mỗi thứ bậc tiếp thu chân lý và khuynh hướng hành trì khác nhau, từ đó đưa đến những hình thái chứng đắc khác nhau.

i. Trí thuộc Tạng giáo hiển lộ Thanh văn thừa, quán sát tất cả các pháp như thực. Chỉ xuyên qua sự chia chẻ và phân tích vạn pháp, hành giả bước vào Không. Đây là phương pháp phân biệt Hữu để đạt đến Vô. Đây cũng là đặc tính tổng quát của loại Trí nầy. Vì Tạng giáo được hành trì bởi tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát hạ căn), tiêu điểm hành trì trong mỗi thừa đều khác nhau. Thanh văn thừa chuyên tâm hành trì Ngũ Đình Tâm Quán, Tứ Niệm Trụ, và quán Tứ Diệu Đế, với mục đích thoát khổ cho cá nhân mình. Duyên giác thừa quán Mười Hai Nhân Duyên, chuyên tâm về nguyên nhân đưa đến khổ để tự giải thoát. Bồ tát thừa theo đuổi tự giácgiác tha bằng cách kiên trì tu tập lục độ để vượt thoát tất cả nhân khổ.

ii. Trí thuộc Thông giáo hiển lộ Duyên giác thừa. Mặc dù mục tiêu tối hậu cũng là đạt đến Không, phương tiện thiện xão là trực nhận Không qua vạn pháp. Tất cả thế giới hiện tượng đều hư ảo, vì vậy nên là Không. Mặc dù Thông giáo cũng được thực tập bởi Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát trung căn), loại Trí nầy vượt hơn loại nói trên, vì tất cả Tam thừa dùng phương pháp nhìn thẳng vào các pháp (thay vì chia chẻ và phân tích các pháp) để thông đạt về Không. Ngoài việc các bậc Thanh văn vẫn chuyên chú vào Tứ Diệu Đế, các vị có thể nhận ra tánh Không của khổ với cách nhìn các pháp như mộng. Các bậc Duyên giác vẫn đặt trọng tâm vào Mười Hai Nhân Duyên, các vị nầy có khả năng diễn đạt tánh Không của mỗi móc nối nhân duyên. Mục tiêu của Nhị Thừađặc tính tự giải thoát, mục tiêu của Bồ tát Thông giáo nhắm vào việc cứu giúp chúng sinh giải thoát. Bồ tát thừa dùng cùng phương pháp vào vạn pháp để thấy được tánh Không, mục tiêu là chứng được Không như hiện hữu giả tạm (Bất Không) trở thành động cơ vào đời gieo hạt giống Đại thừa.

iii. Trí của Biệt giáo hiển lộ Bồ tát thừa, được thụ trì bởi các vị Bồ tát thượng căn. Hai loại Trí Biệt giáoViên Giáo có đặc tinh quán chiếuTrung Đạo, nhưng phương pháp vào được Trung Đạo thì khác nhau. Biệt Giáo là pháp thô sánh với Viên Giáo. Để tránh hai điểm cực đoan hoặc là Không mà Nhị thừa nắm giữ, hoặc là Hữu mà chúng sinh vô minh vướng mắc, Bồ tát Biệt giáo dùng hai lần phủ định để vượt lên trên hai lối nhìn nầy. Bồ tát ngộ lý Trung Đạo khi thấy được rằng các pháp chẳng Không chẳng Có. Khi lý Trung Đạo nầy đạt đến với phủ định thay vì xác định, ngay đó thiếu một sự cố định trong các pháp. Trí Khải phê bình rằng Bồ tát Biệt giáo chưa thể thấy được rằng Trung Đạonăng lực hài hòa tất cả những pháp thế gian. Vì vậy, với các vị, các pháp rời rạc và không thể tính kể. Để giải thoát cho mình cũng như cho người, Bồ tát phải đi qua tất cả pháp môn, tinh cần hành trì, tiêu diệt từng phần vô minh, và dần dần tiến vào Phật địa.

iv. Trí Viên giáo hiển lộ Phật thừa, được các vị Bồ tát thượng căn thụ trì. Như Trí Phật vô thượng, quán Trung Đạo cũng vượt trên những Trí trước. Chỗ nầy có nghĩa rằng Trung Đạo vượt trên cả hai Không và Hữu. Thấy rằng Không là giả hữu, và giả hữu tánh là Không, Không và Giả tương đồng. Quán Tam Đế được thực hành trong Viên giáo thì toàn vẹn hội nhập, qua đó vạn pháp không gì khác hơn là sự hiển bài của Trung Đạo. Bồ tát Viên giáo có khả năng thấy được rằng đó là tâm, là cái tạo nên phân biệt. Không có sự lấn lướt của tâm, các pháp thực tính vô phân biệt và là một thực tại. Chứng ngộ được rằng phiền não và trí bồ đề, sinh tửniết bàn không phân hai, người tu không cần phải tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài đau khổ (vì phiền não tức bồ đề). Tâm vô phân biệt đưa đến sự phơi bày thực tính vạn pháp như nó là (vô tác), từ đó Phật tánh có sẳn trong chúng sinh được hiển lộ, bước vào Phật địa.

II. Trí chiếu soi Cảnh như thực (Chih-chao-ching) (Hsuan-I, T33, 709a-c)

 Thấy rằng ‘Diệu Trí’ là nhịp cầu đưa về Cảnh như thực, ở đây, Trí Khải luận về Trí qua sự phản ảnh của sáu Cảnh như thực. Vì hai mươi loại Trí được phân chia ra làm bốn nhóm, bốn nhóm nầy tùy thuận bốn cách hiểu liên hệ đến mỗi loại Cảnh như thực. Theo Trí Khải, sự chiếu soi qua nhiều loại Cảnh có thể hiển lộTrung Đạo, vì Trung Đạo thâm sâu rất khó hội nhập, và tùy thuộc vào Trí để được hiển lộ.

Phản ảnh bốn lối hiểu về mỗi loại Cảnh qua bốn nhóm Trí đưa đến một sự trình bày có hệ thống về cái bốn nhóm Trí nầy tương quan với Cảnh như thực cũng như về cái mà người tu nhờ đó có thể chứng đắc. Hệ thống nầy là sự cố công của Trí Khải chỉ bày mối tương quan giữa Trí và Cảnh như thực, đó là, Cảnh như thực là cái mà Trí liên hệ. Thấy rằng chân lý bất khả tư nghì và phải dựa vài Trí để hiển lộ, hệ thống tư tưởng về Trí của Trí Khải vẽ ra con đường phát hiện chân lý, mang ý nghĩa nhận thứcphổ độ.

(1) Trước hết, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh như Thập Như Thị (Erh Shih Chih Chao Shih ju). 

(i) Trí thế gian không vượt qua được sự sống và nổi chết, và chỉ có thể phản ảnh Thập Như Thị của sáu cõi mang đặc tính luân hồi. (114) 

(ii) Như bảy loại Trí (115) thuộc Tạng Giáo hoặc Thông Giáo mang đặc tính tự giácphản ảnh Thập Như Thị của Nhị Thừa (Thanh vănDuyên giác) . 

(iii) Trí Lục Độ (thuộc Tạng Giáo) và Trí của Bồ tát là những bậc đã hiển lộ các pháp để bước vào Giả (thuộc Thông giáo) liên quan đến việc tự giải thoát và giúp người giải thoát. Hướng về Phật giới, hai loại Trí nầy phản ảnh Thập Như Thị của Bồ tát; và hướng về sự hoán chuyển chúng sinh, phản ảnh Thập Như Thị của sáu cõi. Trí của bốn loại Thập Tâm (Ssu shih-hsin Chih) (116) (thuộc Biệt Giáo) cũng bao gồm hai khía cạnh. Trí Thập Tín, Thập Trụ, và Thập Hạnh phản ảnh Thập Như Thị của Bồ tát; và Trí của Thập Hồi Hướng bắt đầu liên hệ đến bước chân của Bồ tát vào thế tục (sáu cõi luân hồi), và vì thế phản ảnh Thập Như Thị của sáu cõi. 

(iv) Trí Thập Địa (thuộc Biệt Giáo) thì gần với Phật trí. Nếu nói về cái Trí nầy quy hướng thì Trí nầy phản ảnh Thập Như Thị của Bồ tát. Nếu nói về cái Trí nầy đoạn diệt, thì Trí nầy phản ảnh Thập Như Thị của Phật, bởi vì, theo Trí Khải, đoạn tuyệt căn bản vô minh với chân lý Trung Đạođặc tính của Phật giới

(v) Bốn loại Trí (thuộc Viên giáo) (117) phản ảnh Thập Như Thị của Phật giới. Điều nầy bởi vì bốn loại Trí liên quan đếnTrung Đạo, và Trung Đạo biểu thị Chân Như của Phật địa.(118) 

(2) Thứ hai, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh như bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên (Erh-Shih-chih Chao Ssu-chung Shih-erh Yin-Yuan Ching). Trong tương quan nầy, hai mươi loại Trí thu vào bốn, tùy thuận Tứ Giáo, và hổ tương với Cảnh như bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên.. Điều nầy nói lên rằng bảy loại Trí thuộc Tạng Giáo phản ảnh Cảnh như Sinh Diệt Thập Nhị Nhân Duyên có thể suy lường. Năm loại Trí thuộc Thông Giáo phản ảnh Cảnh như Thập Nhị Nhân Duyên Tư Nghị Vô Sinh Diệt. Bốn loại Trí thuộc Biệt giáo phản ảnh Cảnh như Sinh Diệt Thập Nhị Nhân Duyên Bất Tư Nghị. Bốn loại Trí Viên Giáo phản ảnh Cảnh như Vô Sinh Diệt Thập Nhị Nhân Duyên Bất Tư Nghị.(119)

(3) Thứ ba, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh như bốn loại Tứ Đế (Erh-shih-chih Chao Ssu chung Ssu-ti Ching). Chỗ nầy cho thấy rằng bảy loại Trí thuộc Tạng giáo phản ảnh Cảnh như Sinh Diệt Tứ Đế. Năm loại Trí thuộc Thông giáo phản ảnh Cảnh như Vô Sinh Diệt Tứ Đế. Bốn loại Trí thuộc Biệt giáo phản ảnh Cảnh như Vô Lượng Tứ Đế. Bốn loại Trí thuộc Viên giáo phản ảnh Cảnh như Vô Tác Tứ Đế.(120)

(4) Thứ tư, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh như Nhị Đế (Erh shih chih Chao Erh-ti). Sự hổ tương nầy như sau :

(i) Bảy loại Trí thuộc Tạng Giáo phản ảnh Nhị Đế thuộc Tạng Giáo. Chỗ nầy bởi vì đạt đến Không bằng phương tiện phân tích và chia chẻ các pháp (Hsi k’ung). Lối hiểu về Không như trên là đặc tính của Tạng Giáo.

(ii) Năm loại Trí thuộc Thông Giáo phản ảnh Nhị Đế thuộc Thông Giáo. Chỗ nầy bởi vì đạt đến Không bằng cách nhìn thẳng vào các Pháp (T’i k’ung). Lối tiếp nhận được Không ngay ở các pháp là đặc tính của Thông Giáo.

(iii) Bốn loại Trí thuộc Biệt Giáo phản ảnh Nhị Đế thuộc Biệt giáo, bởi vì chân lý Trung Đạo được chứng nhập bằng cách vuợt qua cả hai lối nhìn cực đoan của Không và Hữu.

(iv) Bốn loại Trí thuộc Viên Giáo phản ảnh Nhị Đế thuộc Viên Giáo. Chỗ nầy bởi vỉ Trung Đạo được chứng ngộ bằng cách viên dung cả hai Không và Hữu.(121)

(5) Thứ năm, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh như Tam Đế (Erh-shih-chih Chao San t’i). Có ba nhóm tương quan tùy thuận Tục Đế, Chân Đế, và Trung Đạo
(i) Trí Tạng Giáo liên quan đến pháp thế gian sinh diệt, và không có Trung Đạo. Vì vậy, trí nầy thuộc Tục đế.
(ii) Trí Thông giáo liên quan đến Không thuộc thực tại vô sinh thuộc thế gian. Vì thế, trí nầy thuộc Chân Đế.
(iii) Trí Biệt giáoViên giáo cùng chung, liên quan đến Trung Đạo. (122)

(6) Thứ sáu, hai mươi loại Trí phản ảnh Cảnh thuộc Một Thực Thể (Erh-shih-chih Chao I shih-ti). Thấy rằng bốn loại Tứ Đế thích hợp nhất để diễn đạt đặc tính Tứ Giáo trong hệ thống của Trí Khải, Một Thực Thể được nói đến trong tương quan với bốn lối hiểu về Sinh Diệt, Vô Sinh Diệt, Vô Lượng, và Vô Tác. Điều nầy nói lên rằng, Trí Tạng Giáo phản ảnh thể tánh Sinh diệt, Trí Thông Giáo phản ảnh thể tánh Vô sinh diệt, Trí Biệt Giáo phản ảnh thể tánh Vô lượng, và Trí Viên Giáo phản ảnh thể tánh vô tác.

(7) Sau cùng, hai mươi loại Trí phản ảnh Vô Đế (no Truth) và Vô Biện Biệt (no Illumination). Theo Trí Khải, Vô Đế là từ dùng để chỉ sự không thể diễn đạt của sự thực, và đưa đến vô phân biệt giữa đế (truth) và vô đế (no-truth). Cũng như vậy, Vô Đế được quán sát trong tương quan với Tứ Đế, hành giả sẽ không còn thấy sự khác biệt giữa Đế và Vô Đế. (123). Thấy rằng bốn loại Vô Đế tương ưng với tánh không-thể- diễn-đạt, vì vậy Trí Khải dung hợp với bốn loại bất-khả-thuyết (124). 

(i) Trí Tạng Giáo phản ảnh Sinh Diệt Vô Đế, bởi vì sinh từ sinh bất khả tư nghị

(ii) Trí Thông Giáo phản ảnh Vô Sinh Diệt Vô Đế, bởi vì vô sinh từ sinh bất khả tư nghị.

(iii) Trí Biệt Giáo phản ảnh Vô Lượng Vô Đế, bởi vì sinh từ vô sinh bất khả tư nghị.

(iv) Trí Viên Giáo phản ảnh Vô Tác Vô Đế, bởi vì vô sinh từ vô sinh bất khả tư nghị. (125) 

Phân tích về hai mươi loại Trí nói trên phản ảnh từng loại trong sáu loại Cảnh như thực nhằm vào sự chuyển đạt hoạt dụng cũng như nội dung của Trí. Nếu chúng ta nhìn Cảnh như thực là một loại ngôn ngữ tĩnh lặng (không thể đọc được), thì Trí có công dụng phơi bày khiến sự tĩnh lặng nầy hiển lộ, nhờ đó chiều sâu của Cảnh như thực được thâm nhập. Sau đó, hệ thống phân tích về Trí của Trí Khải liên quan đến Cảnh như thực được hợp hóa tùy thuận giữa Trí và Cảnh. Đồng thời, hệ thống nầy phát họa ra bốn nhóm Trí với nội dung cụ thể. Công dụng của các loại Trí khác nhau tùy theo cái mà nó phản ảnh. Thí dụ, nếu hành giả muốn thâm nhập vào Cảnh như Nhị Đế thuộc Tạng Giáo, thì nhận lấy phương pháp chia chẻ và phân tích các pháp; nếu hành giả muốn vào Cảnh như Nhị Đế thuộc Thông Giáo, thì dùng phương pháp trực nhập vào các pháp v.v... Hệ thống tư tưởng về Trí của Trí Khải phản ảnh Cảnh như thực thì rất hy hữu bởi vì có thể trở thành bẳn chỉ đường cho người tu theo đưổi con đường Đạo.

III. Đối Cảnh Minh Trí (Tui Ching Ming Chih) (T33, 710c - 714c)

 Sự phát họa về hai mươi loại Trí nói trên được chia thành bốn nhóm phản ảnh từng loại trong sáu loại Cảnh như thực đưa đường cho lập luận của Trí Khải về Trí trong tương quan với Cảnh như thực trong phần sau đây. Cái Trí Khải muốn nói là bốn thứ bậc của Trí thâm nhập vào từng loại Cảnh như thực phân ra làm bốn, vì cả hai hội nhập vào một khối. Khối hợp nhất giữa Trí và Cảnh nầy làm thành một loại Trí mới. Mỗi loại Trí mới mang cùng tên với Cảnh cùng loại, và điều nầy khẳng định rằng cùng loại Trí có thể hội nhập cùng loại Cảnh như thực. Thí dụ, sự hội nhập Sinh Diệt Tứ Đế Cảnh đòi hỏi Sinh Diệt Tứ Đế Trí. Như kết quả từ mỗi loại Cảnh, Trí mang cùng nội dung tùy thuận. Vì tánh của Trí, hành giả có thể dùng Trí để hội nhập Cảnh như thực. Chỗ nầy Trí Khải muốn chứng minh rằng bởi vì Trí hiển lộ Cảnh như thực, Trí là phương tiện chính để hội nhập Cảnh như thực.

(1) Trước hết, đối với bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên mà làm sáng tỏ cái Trí (Tui Ssu-chung Shih-erh Yin-yuan Ming-chih) Điều nầy để hợp nhất Trí với bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên. Trí Khải chủ trương rằng bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên chỉ bao gồm một chân lý. Vì những cách hiểu khác nhau về một chân lý nầy mà đưa đến sự phân ra làm bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Bốn lối hiểu về mười hai nhân duyên nầy được nhìn như bốn loại Trí : Hạ Trí, Trung Trí, Thượng Trí, và Thượng Thượng Trí. Bốn loại Trí được xác định như quán chiếu tuần tự phù hợp với Tứ Giáo. Lối phân tích của Trí Khải về bốn loại Trí liên hệ đến Thập Nhị Nhân Duyên thì song song với lối chú giải của Đại Sư về Cảnh như bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Bốn loại nầy dùng để chuyển đạt đặc tính lối hiểu phù hợp với Mười Hai Nhân Duyên. Hơn nữa, bốn loại Trí nầy được nói đến trong tương quan với bốn loại quán chiếu, đưa ra ánh sáng làm thế nào bốn loại Mười Hai Nhân Duyên được hiểu đưa đến bốn thứ bậc chứng đắc. Quán chiếu ở mức độ thấp đưa đến sự chứng đắc Thanh Văn Tạng Giáo. Quán chiếu của bậc trung căn đưa đến sự chứng ngộ Duyên Giác Thông Giáo. Quán chiếu của bậc thượng căn đưa đến sự chứng ngộ Bồ tát Biệt Giáo. Quán chiếu của bậc thượng thượng căn đưa đến chứng đắc quả Phật Viên Giáo.

(i) Quán chiếu với Trí hạ căn chỉ cho Trí thuộc Tạng Giáo, và chữ ‘hạ căn’ chỉ các bậc Thanh Văn là người có khả năng thấp kém trong sự chứng ngộThập Nhị Nhân Duyên. Các vị nầy quán mười hai nhân duyên liên quan đến việc làm thế nào cái nầy sinh ra cái kia, nhìn mỗi vòng móc xích là vô thường, khổ, không, và vô ngã; và làm thế nào phân biệt từng vòng trong mười hai vòng nhân duyên. Người thực hành lối quán chiếu nầy đắc quả Thanh Văn.

(ii) Quán chiếu với Trí trung căn chỉ cho Trí thuộc Thông Giáo, và chữ ‘trung căn’ chỉ các bậc Duyên Giác, là người có khả năng hiểu lý Thập Nhị Nhân Duyên ở mức độ trung bình. Các vị nầy quán mười hai nhân duyên với lối nhìn tánh ảo vọng của vô minh, vì vô minh là sản phẩm của tâm trí hạ liệt. Với sự kiện rằng tâm chỉ là một tên gọi, không có một thực thể cố định, không thể nuôi dưỡng vô minh. Vô minhvọng tưởng sinh khởi từ lối nhìn sai lầm. Bản tánh ảo vọng của vô minh khiến cho những vòng xích còn lại trong mười hai nhân duyên cũng là ảo vọng. Vì vậy, không hề có sự thực sinh, nên cũng không có sự thực diệt. Người thực hành lối quán chiếu nầy đắc quả Bích Chi Phật.

(iii) Quán chiếu với Trí thượng căn chỉ cho Trí thuộc Biệt Giáo. Chữ ‘thượng căn’ dùng để so sánh với Phật, sự thông đạt của Bồ tát về Thập Nhị Nhân Duyên vẫn chưa phải là toàn vẹn, nhưng vượt trên hai thứ bậc nói trên (Thanh vănDuyên giác). Bồ tát quán mười hai nhân duyên với lối nhìn vô minh chỉ là sản phẩm của tâm mông muội. Trí Khải diễn tả làm thế nào những duyên khác nhau sinh khởi những móc xích khác nhau trong mười hai móc xích; và làm thế nào tam đức ( trí tuệ, giải thoát, Pháp thân) có thể đạt được khi nhận ra tam chướng (khổ, nghiệp, phiền não) : ‘Vô minh chỉ là một tâm trí mông muội. Nếu tâm mông muội, liền sinh khởi phiền não. Do phiền não, nhiều loại nghiệp phát sinh. Do nghiệp, sinh ra đủ thứ khổ’.(126) ‘Nếu diệt vô minh, trí tuệ phát sinh. Nếu diệt nghiệp, giải thoát hiển lộ. Nếu thức, và danh sắc bị diệt, Pháp Thân hiển lộ.’(127)

(iv) Quán chiếu với Trí thượng thượng căn chỉ cho Trí của Bồ tát và Phật thuộc Viên giáo, nhưng chữ ‘thượng thượng’ chỉ Phật. Chư vị quán chiếu Thập Nhị Nhân Duyên và thấy rằng tam chướngtam đức tương đồng. Sự tương đồng được Trí Khải diễn đạt như sau : 

(a) Sự tương đồng thứ nhất giữa tam chướngtam đức. Tam chướng được xem là u minh, và tam đức là ánh sáng chiếu soi. Tánh đồng nhất giữa hai điều trên đạt được khi hành giả vượt lên trên khái niệm tối đối nghịch với sáng, xa hơn nữa là giữa phiền nãotrí tuệ bát nhã. Khi phiền não không còn được nhìn như bóng tối thì khái niệm về ánh sáng cũng không cần phải đặt trong tương quan với trí tuệ. Bởi vì không có sự đối nghịch giữa phiền nãotrí tuệ bát nhã, hai điều nầy tương đồng lẩn nhau. (128)

(b) Điểm tương đồng thứ hai là giữa nghiệp chướnggiải thoát. Nghiệp là sức trói buộc, giải thoát là sự tự tại. Thấy được sự đồng nhất giữa hai điều trên khi hành giả thay đổi cách nhìn. Nếu nghiệp không liên quan gì đến sự trói buộc, giải thoát không liên quan gì đến sự tự tại, thì chúng ta nghĩ rằng không có sự khác biệt giữa hai điều trên, đó là đưa con người ra khỏi vòng nghiệp lực để đạt đến giải thoát. Kết quả là nếu không có khái niệm khác biệt giữa nghiệp lựcgiải thoát, thì cả hai là tương đồng. (129)

(c) Điểm tương đồng thứ ba là giữa khổ và Pháp Thân. Khổ được nhìn như sinh tửPháp Thân được nhìn như tịnh độ. Hiển nhiên, khi nhìn Khổ và Pháp Thân một cách riêng rẻ thì cả hai không thể nào đồng nhất. Chỉ khi nào người tu nhận ra hai điều nầy bản tánh không sinh tử cũng chẳng niết bàn thì mới có thể vào được bản thể đồng nhất là Không. (130) 

Trí Khải đưa đến kết luận rằng ba cách quán về tánh đồng nhất rất cần thiết cho sự gieo trồng căn lành của người tu, vì chứa đựng nhân quả Phật địa. Quán chiếu những điều nầy sẽ vào thẳng lối nhìn đúng rằng tam chướng không khác với tam đức, và tam đức cũng đồng như tam chướng bởi vì tam chướng là nhân Phật bao gồm quả Phật hiển lộ qua tam đức; và tam đức như đại niết bàn và là yếu tạng có thể đạt đến được qua tam chướng.(131)

(2) Thứ hai, đối với bốn loại Tứ Đế mà làm sáng tỏ cái Trí (Tui Ssu-chung Ssu-ti Ming chih). Ở đây, thêm một lần nữa Đại Sư nhấn mạnh rằng chỉ có một chân như duy nhất. Vì những căn cơ thông hiểu khác nhau nên mới có bốn loại. Trí Khải toát yếu bốn thứ Trí tương quan với bốn lối hiểu về Tứ Đế theo căn tánh khác nhau của chúng sinh. Người độn căn hoạc kẻ thượng trí hiểu Tứ Đế khác nhau. Trí Khải diễn tả những thứ lớp Trí chứng đắc tùy những khía cạnh khác nhau hoặc từ những tướng trạng của thế giới hiện tượng, hoặc từ nguyên lý trong hay ngoài ba cõi. Trí Khải diễn đạt bốn loại Trí nầy song song với chú giải về Cảnh như bốn cách hiểu Tứ Đế, và dùng để giải thích sâu hơn làm cách nào bốn loại Tứ Đế được thông đạt.

(i) Trí thuộc Sinh Diệt Tứ Đế phù hợp với tướng trạng hiện tượng trong ba cõi. Đây là Trí Thanh Văn Thừa Tạng Giáo. Loại Trí nầy cho thấy rằng các bậc Thanh văn với căn cơ châm lụt có khả năng hiểu được thế giới tạm bợ có đặc tính, vô thường, khổ, và Không.

(ii) Trí thuộc Vô Sinh Tứ Đế phù hợp với nguyên lý trong ba cõi. Đây là Trí Duyên Giác Thừa với căn cơ bén nhạy hơn có thể thấy được rằng Khổ như Bất-Khổ, bởi vì Khổ chỉ như mộng, vì thế là Không.

(iii) Trí thuộc Vô Lượng Tứ Đế hợp với những sự kiện ngoài ba cõi. Đây là Trí của Bồ Tát Biệt Giáo. Sánh với Phật trí, Trí của Bồ tát vẫn còn nông cạn, vì Trí nầy tương quan với sự kiện, mặc dù là những sự kiện vượt trên ba cõi, và không thể được hiểu qua khái niệm.(132)

(iv) Trí thuộc Vô Tác Tứ Đế hợp với nguyên lý vượt trên ba cõi. Đây là Phật Trí Viên Giáo. Trí Khải nhấn mạnh rằng Phật trí thì vi diệuphù hợp với nguyên lý bất tư nghị vượt trên ba cõi. (133) Điều Trí Khải muốn nói là Phật trí vượt trên cái khổ sinh tử, và vượt trên Niết Bàn thuộc Nhị Thừa. Trí Phật không Khổ không Niết BànChân Như trong Phật Tánh Trung Đạo.

(3) Thứ ba, đối Nhị Đế mà làm sáng tỏ cái Trí (Tui Erh-ti ching Ming chih). Với cách đưa Trí vào chỗ tương hợp với Nhị Đế, loại mới nầy thành lập Nhị Trí gồm tương đốituyệt đối. Tương đối chỉ cho Tục đế, và tuyệt đối chỉ cho Chân đế. Trong sự chú giải Cảnh như Nhị Đế, Trí Khải liệt kê bảy lối nhìn về Nhị Đế, và vì thế cũng có bảy loại Trí Nhị Đế tương hợp với bảy lối nhìn được Thế Tôn thuyết ra dùng phương tiện liên quan đến ba loại Tương đối và Tuyết đối Nhị Đế, từng loại trong bảy loại Nhị Trí nầy cũng liên quan đến ba loại Nhị Trí Tương đốiTuyệt đối. Gồm có : Hóa tha tương tuyệt (Hua-t’a Ch’uan-shih), Tự giác Hóa tha tuơng tuyệt (T’zu hsing Hua-t’a Ch’uan-shih), và Tự giác tương tuyệt (T’zu hsing Ch’uan shih).
Trước hết, ‘Hóa tha tương tuyệt trí’ thuần hợp với căn cơ bậc thượng của chúng sinh. Thứ hai ‘Tự giác Hóa tha tương tuyệt trí’ dung hợp ‘Hóa tha’ và ‘Tự giác’( đó là Trí chứng ngộ từ bên trong Phật). Vì thế, trí hóa tha được nhìn như tương đối và trí tự giác của Phật được nhìn như tuyệt đối. Tóm lại, loại thứ hai nầy dung hợp loại Trí khế hợp với căn tánh bậc thượng của chúng sinhPhật trí. Thứ ba, ‘Tự giác tương tuyệt trí’ là thứ Trí chỉ có Phật chứng ngộ. Nhân bảy loại Nhị Trí với ba loại tương tuyệt, có được hai mươi mốt loại Nhị Trí. Sự biểu thị của Trí Khải về Nhị Trí ở đây tương tự với sự chú giải của Đại Sư về Cảnh như Nhị Đế. Vì Trí tương quan với Cảnh như thực, Tục ĐếChân Đế được dùng như Tương đối và Tuyết đối Nhị Đế. Bảy loại Nhị Đế dùng để đưa ra đặc tính của bảy lối hiểu về Nhị Đế, bởi vì cái trước trình bày làm cách nào cái sau chứng đạt. Vì từng loại tương đốituyệt đối trong bảy loại Nhị Trí được Trí Khải nói đến lần lượt qua nội dung Tứ giáo, nên có ý nghĩa khác nhau đối với hành giả Tứ giáo. (134)

(i) Nhị Trí phân biệt pháp tương tuyệt (Hsi fa Ch’uan shih Erh-chih) đặc tính hóa cách hiểu Nhị Đế Thật Hữu như ‘chia chẻ các pháp’. Loại Trí nầy đưọc nói đến trong Tạng giáo, qua đó sự khác biệt biểu hiện của thế giới hiện tượng tùy thuộc Tương đối, và sự khác biệt tận cùng của thế giới hiện tượng thuộc Tuyệt đối. Điều nầy bởi vì mục tiêu của Tạng giáo là bước vào Không. Cách thức để đạt đến Không là chia chẻ và phân tích vạn pháp cho đến chỗ không còn gì để chia chẻ nữa. Tiến trính chia chẻ như vậy là Trí tương đối vì được dùng để đạt đến Không, và mục tiêu đạt đến lý Không là Trí tuyệt đối vì là mục tiêu sau cùng của giáo pháp.(135)

(ii) Nhị Trí Hội Nhập Pháp (T’i-fa Erh-chih) đặc tính hóa cách hiểu Nhị Đế của Không thuộc Huyễn Hữu như ‘đi vào pháp’ đưa ra những tướng trạng huyễn hữu và là đồng nhất với Không. Loại Trí nầy được nói đến qua Thông giáo, qua đó những tướng trạng của thế giới hiện tượng thì đồng nhất với Không. Bởi vì mục tiêu sau cùng của Thông Giáochứng đắc Không, những hình tướng dùng để hiểu tánh Không thuộc về Trí tương đối, và đồng hóa tướng trạng và tánh Không là Trí tuyệt đối.(136)

(iii) Nhị Trí Hội Nhập Pháp hàm chứa Trung Đạo (T’i-fa han-chung Erh-chih) đặc tính hóa cách hiểu Nhị Đế Huyễn Hữu như Không và như Bất Không là ‘hội nhập pháp bao gồm Trung Đạo’. Loại Trí nầy được nói đến trong Biệt giáo tiếp Thông giáo, qua đó tướng trạng được nhìn như huyễn hữu, đồng với Không và với Bất Không. Tướng là Không vì tánh huyễn ảo, và đây là lối nhìn của Thông Giáo, được xem là Trí tương đối. Tướng là Bất Không vì là sự có mặt tạm thời, lối nhìn nầy xác định hiện hữu của cõi người (dựa trên khái niệm về Không) thuộc Biệt Giáo, nhờ đó Bồ tát vào thế tục để hoán chuyển tâm chúng sinh. Qua hệ thống tư tưởng của Trí Khải, Trung Đạo được Biệt Giáo thâm hiểu qua sự xác định thế giới loài người trong tương quan với hạnh tự giácgiác tha của Bồ tát. Như vậy, Trung Đạo thuộc Biệt Giáo đồng nghĩa với Bất Không, và được nhìn như Trí tuyệt đối. Điều nầy bởi vì Trí tương đối của Thông Giáo được dùng để đạt đến Trí tuyệt đối của Biệt Giáo là cái bao gồm cái nhìn Trung Đạo.(137)

(iv) Nhị Trí hội nhập pháp hiển lộ Trung Đạo (T’i-fa Hsien chung Erh chih) đặc tính hóa cách thâm nhập Nhị Đế Huyễn Hữu và vạn pháp quy về Không và Bất Không như ‘đi vào các pháp để hiển lộ Trung Đạo’. Đây là loại Trí thuộc Viên Giáo tiếp Thông Giáo, qua đó tướng trạng được nhìn như huyễn hữu, đồng với Không và với Bất Không, và vạn pháp quy về Không và Bất Không. Lối nhìn tướng trạng là huyễn hữu thuộc về Thông Giáo, được xem như Trí tương đối; tánh đồng nhất của hình tướng với Bất Không, và tánh đồng nhất xa hơn giữa Không và Bất Không của vạn pháp thuộc về Trung Đạo Viên giáo. Cái tạo nên sự khác biệt giữa Trung Đạo Viên GiáoTrung Đạo Biệt giáo nằm ở sự kiện rằng Viên Giáoviên dung. Tánh của một pháp bao gồm tánh của tất cả các pháp. Một thực tại đơn độc cũng là biểu thị của toàn thể, qua đó, các pháp được hiểu là Không và Bất Không. Vì vậy, lối nhìn của Trung Đạo nầy được xem là Chân Trí.(138)

(v) Nhị Trí của Biệt giáo (Pieh Erh-chih) thâm nhập Nhị Đế của Biệt giáo hướng về Bất Không của Hữu (no emptiness of existence). Đây là Trí thuộc Biệt giáo. Bất Không đưa đến hạnh nguyện của Bồ tát vào thế tục chuyển hóa chúng sinh. Vì cái nhìn của Bồ tát về Bất Không dựa trên cái nhìn Không thuộc thế giới giác quán., cái sau được xem là tương đối, và cái nhìn Bất Không cùng Trung Đạo được xem là Chân Trí.(139)

(vi) Nhị Trí của Biệt giáo hàm chứa Viên giáo (Pieh han Yuan Erh-chih) thâm nhập Nhị Đế của Biệt giáo bằng lối vào Viên giáo, quy về bất Không của vạn pháp. Đây là Trí Viên Giáo tiếp Biệt Giáo. Thay vì bám sát tiệm hạnh vào thế tục, cái nhìn Bất Không hàm chứa Trung Đạo Viên giáo đưa đến sự xác định về hiện hữu của vạn pháp, thấy rằng tất cả các pháp đều có Phật tánh. Vì vậy, lối nhìn Bất Không được xem là tương đối, và lối nhìn Bất Không hàm chứa Trung Đạo Viên giáo được xem là Chân Trí.(140)

(vii) Nhị Trí của Viên Giáo (Yuan Erh-chih) thâm nhập Nhị Đế của Viên Giáo nhấn mạnh vào sự đồng nhất giữa Tục đếChân đế. Đây là Trí Viên Giáo. Theo Trí Khải, vì cái nhìn thuộc Viên Giáo hiển lộ chân tính vô sai biệt của vạn pháp, vì thế gọi Tục ĐếChân Đế, và ngược lại, cái nhìn trước hàm chứa cái nhìn sau, và cái nhìn sau hiển lộ cái nhìn trước. Sự đồng nhất của Nhị Đế chỉ cho sự đồng nhất của Nhị Trí, vì chỉ với sự vô phân biệt giữa Trí tương đối và Trí tuyệt đối qua cái nhìn dung hợp thực tại, thì mới thấy được Nhị Đế tương đồng. (141)

(4) Thứ tư, đối với Tam Đế mà làm sáng tỏ cái Trí. Trong phần luận về Diệu Cảnh, Cảnh như Tam Đế đã được khảo sát trong tương quan với Hữu Lậu chỉ cho Tục ĐếVô Lậu chỉ cho Chân Đế, Chẳng Hữu Lậu Chẳng Vô Lậu chỉ cho Trung Đạo. Sự đan kết của ba chân lý trên tạo thành năm loại Cảnh. Năm thứ lớp Tam Trí được thành lập tùy thuận theo. Ở đây, tam trí chỉ cho Nhất Thiết Trí, Đạo Chủng Trí, và Nhất Thiết Chủng Trí, lần lượt biểu thị Không Trí (K’ung Chih) của Thanh văn, Giả Trí (Chia Chih) của Bồ tát, và Trung Đạo Trí (Chung Chih) của Phật.

(i) Loại Cảnh thứ nhất như Tam Đế của Biệt Giáo tiếp Thông Giáo được nói đến qua ‘Chẳng Hữu Lậu Chẳng Vô Lậu’ vào Vô Lậu. Cùng với hữu lậuvô lậu thành Tam Pháp. Tam Trí của Biệt Giáo tiếp Thông Giáo thâm nhập vào loại Cảnh nầy. Điều nấy ám chỉ rằng Trung Đạo Trí thâm nhập vào Không Trí, cùng với Đạo Chủng Trí lập thành Tam Trí. Trung Đạo Trí là thứ Trí được tán dương để hiểu tường tận về Không. Với Biệt Giáo tiếp Thông Giáo, hành giả có thể vượt qua cái thấy sai lầm khi bị Không trói buộc.(142)

(ii) Loại Cảnh thứ hai như Tam Đế của Viên Giáo tiếp Thông Giáo được nói đến là vạn pháp vào chỗ vô lậu, cùng với hữu lậuvô lậu tạo thành Tam Pháp. Tam Trí của Viên Giáo tiếp Thông Giáo thâm nhập loại Cảnh nầy. Chỗ nầy cho thấy rằng Như Lai Tạng Trí (Tathagata-garbhajnana) đi vào Không Trí, cùng với Đạo Chủng Trí thành Tam Trí. Loại Trung Đạo Trí nầy quan hệ đến lối quán chiếu về Không sâu thẳm của hành giả, từ đó nhận ra Bất Không, thấy rằng thế giới thuộc giác quán có mặt một cách tạm thời. Trí Khải gọi Bất Không nầy là Như Lai Tạng (143) cùng Trung Đạo. Trí Khải nhìn Trung Đạo nầy tương ưng với vạn pháp. Vì Trung Đạo được nhìn như Bất Không viên dung tất cả pháp, Bồ tát không ngại vào thế giới giả tạm nầy để hoán chuyển chúng sinh.

(iii) Loại Cảnh thứ ba như Tam Đế của Biệt giáo được nói đến qua hữu lậu, vô lậu, chẳng hữu lậu chẳng vô lậu thành tựu Tam Pháp. Tam Trí của Biệt giáo thâm nhập loại Cảnh nầy. Điều nầy có nghĩa rằng Trung Đạo Trí bao gồm Không Trí và Giả Trí tựu thành Tam Trí. Trung Đạo Trí nầy liên quan đến nguyên lý vượt lên trên hai lối nhìn cực đoan của Không và Giả. Vạn pháp được hiểu như những hiện hữu chẳng Không mà cũng chẳng Giả. Vì ba loại Trí không đồng nhất, Trung Đạo nầy, theo Trí Khải, được hiểu là thuần lý và không cung ứng với vạn pháp, do đó không đưa chân Bồ tát vào thế tục. (144)

(iv) Loại Cảnh thứ tư như Tam Đế của Viên Giáo tiếp Biệt Giáo được nói như tất cả các pháp quy về chỗ chẳng hữu lậu chẳng vô lậu, gồm cả hữu lậuvô lậu tạo thành Tam Pháp. Tam Trí của Viên giáo tiếp Biệt giáo thâm nhập loại Cảnh nầy. Chỗ nầy quy về Như Lai Tạng Trí tiếp Trung Đạo Trí, bao gồm Không Trí và Giả Trí tựu thành Tam Trí. Trí Khải gọi tên Trung Đạo chỉ cho hạnh nguyện Bồ tát là ‘ Lý Như Lai Tạng’(Ju-lai Tsang Li). Với cái nhìn về bản tánh viên dung của Trung Đạo, một cách hiển nhiên, Trung Đạo tương ưng với sự phong phú của vô lượng pháp môn, do đó Trí Khải nói rằng Như Lai Tạng Trí tiếp Trung Đạo Trí. Hẳn nhiên, Trung Đạo Trí không chỉ là nguyên tắc dùng để vượt qua không và hữu, nhưng bao gồm thế tục bằng cách xác định giá trị của hiện hữu giả tạm. Với sự quán chiếu về Không như nền tảng, và quán chiếu về Giả như động lực đưa chân vào thế tục, Bồ tát không còn bị thế giới của hình tướng gạt gẫm. Như vậy, loại Trung Đạo Trí nầy quan hệ đến hạnh nguyện vào thế tục của Bồ tát với Như Lai Tạng Trí là Bất Không. Trí Khải tán dương loại Trí nầy là tương ưng với tất cả pháp Phật. (145)

(v) Loại Cảnh thứ năm như Tam Đế của Viên Giáo được nói trong tương quan với tất cả các pháp quy về hữu lậu, vô lậu, chẳng hữu lậu chẳng vô lậu tạo nên Tam Pháp. Trí của Viên Giáo thâm nhập loại Cảnh nầy. Đây là thứ Trí chỉ cho tư tưởng toàn hảo và hội nhập của Tam Đế. Đó là, bất cứ một đế nào trong Tam Trí cũng có cái dụng đồng thời viên dung Tam Pháp (tánh Không của Vô Lậu, Tánh Giả của Hữu Lậu, và tánh Trung Đạo của Chẳng Hữu Lậu Chẳng Vô Lậu)

(a) Với Giả Trí là cái thâm nhập vào hữu lậu, hành giả chứng ngộ rằng hiện hữu có từ nhân duyên nên thiếu tự tánh và đồng như Không. Thấy rằng các pháp hiện diện tạm thời, hiện hữu là giả tạm. Lối nhìn nầy viên dung cả Không và Giả là Trung Đạo. Như vậy, Giả Trí bao gồm Tam Trí (Không, Giả, và Trung Đạo), và tương ưng với Phật pháp

(b) Với Không Trí thâm nhập vào tánh Không của vô lậu, hành giả chứng ngộ rằng Không chính nó cũng là Không, nên Không cũng có tánh giả. Lối nhìn nầy bao gồm cả hai Không và Giả là Trung Đạo. Vậy thì Không Trí gồm Tam Trí, và tương ưng với Phật pháp.

(c) Với Trung Đạo Trí thâm nhập vào Trung Đạo Chẳng Hữu Lậu Chẳng Vô Lậu, hành giả chứng ngộ rằng thực tánh các pháp bao gồm cả Không và Giả, đây là lối nhìn của Trung Đạo. Vì thế, Trung Đạo Trí viên dung Tam Trí, và tương ưng với tất cả Phật pháp. Trí Khải nhấn mạnh chân lý tối hậu khi nói rằng cái mà Tam Trí thâm nhập không gì khác hơn là một thực tại chân thực, và bất cứ Trí nào trong ba loại Trí cũng đều biểu thị Tam Trí. (146)

(5) Thứ năm, đối với Nhất Đế mà làm sáng tỏ cái Trí (Tui I-ti Ming-chih). Chỗ nầy hướng về Như Thị Trí (tathabhutajnana) hợp nhất tất cả các Trí, thấy rằng thuần phản ảnh một loại Cảnh như thực.(147)
Trong mục thứ nhất, Trí Khải nói rằng Trí không chỉ hiển lộ Cảnh như thực mà còn là yếu tố chính trong việc thâm nhập Cảnh như thực. Chỗ nầy nói lên rằng bốn thứ lớp Trí phù hợp với Tứ giáo vào cảnh như bốn loại mười hai nhân duyên. Trí của bốn loại Tứ Đế vào Cảnh như bốn loại Tứ Đế. Bảy loại Trí Nhị Đế vào Cảnh như bảy lối nhìn Nhị Đế. Năm loại Trí Tam Đế vào Cảnh như năm loại Tam Đế. Trí Nhất Đế vào cảnh như Nhất Đế. Với sự hội nhập nầy, năm loại Trí hình thành.

IV. Những phản chiếu khác nhau của Trí đối Cảnh như thực ( Chan-chuan Hsiang-chao Tui ching) (T33 714c-715b) 

Trong phần nầy, Trí Khải khảo sát xa hơn về năm loại Trí nói trên bằng cách lần lượt dung hợp từng loại Trí với từng loại trong năm loại Cảnh như thực. Nếu làm sáng tỏ cái Trí trong tương quan với Cảnh như thực có thể được xem như làm hiển lộ quan hệ luận lý giữa cả hai, thì phần tương quan nầy đưa ra một nối kết từ bên trong giữa nhiều loại Trí và Cảnh như thực cùng chủng loại. Với sự dung hợp nầy, Trí Khải đưa ra một phương sách về Trí không thể hội nhập Cảnh như thực trong cùng chủng loại, nhưng cũng có thể hội nhập các loại Cảnh như thực khác cùng chủng loại, từ đó cùng chân lý được khai mở. Bằng cách hiển lộ cùng thực tại Trí và Cảnh như thực chia xẻ, Trí Khải lập luận rằng nếu không có Trí, Cảnh như thực không thể được hội nhập, bởi vì Trí phản ảnh Cảnh như thực. Mặt khác, không có Cảnh như thực, Trí không thể trở nên vi tế, vì diệu trí chỉ có thể hiển lộ qua diệu cảnh. Sau đây là phân tích của Trí Khải về năm nhóm tương quan giữa Trí và các Cảnh.

(1) Trong nhóm thứ nhất phân ích giữa Trí và các Cảnh, bốn loại Tứ Đế Trí được dung hợp với mười pháp giới và với bốn loại mười hai nhân duyên

(i) Truớc hết, bốn loại Tứ Đế Trí phản ảnh mười pháp giới (Ssu-chung Ssu-ti chih Chao Shih-fa-chieh). Giống như Cảnh là bốn loại Tứ Đế được phân ra hai nhóm tương quan với những chủng loại Cảnh như thực khác, bốn loại Tứ Đế Trí cũng được chia ra hai nhóm. Mỗi nhóm trong hai nhóm nầy, Tứ Đế lại được chia ra hai nhóm. Khổ và Tập thuộc một nhóm, Đạo và Diệt thuộc một nhóm khác. Mặt khác, Cảnh như mười Như Thị trong mười Pháp Giới được chia ra bốn nhóm, của sáu cõi, của Nhị Thừa, của Bồ tát, và của Phật.

Khổ và Tập trong Sinh Diệt Tứ Đế Trí và trong Vô Sinh (viết tắt cho Vô Sinh Vô Diệt) phản ảnh mười Như Thị trong sáu cõi. Điều nầy bởi vì cả hai nằm trong chiếc nôi luân hồi : cái trước là nhân khổ và cái sau là đặc tính của sáu cõi. Đạo và Diệt của Sinh DiệtVô Sinh Tứ Đế Trí phản ảnh Thập Như Thị của Nhị thừa. Sở dĩ cả hai tương hợp lẩn nhau vì cái trước nhắm vào Khổ và nhân gây ra Khổ để đạt đến Niết Bàn., và cái sau tánh Không của hiện hữu. Khổ và Tập trong Vô LượngVô Tác Tứ Đế Trí phản ảnh Thập Như Thị thuộc cảnh giới của Bồ tát. Thấy rằng cái trước nhìn những hiện hữu ảo mộng như Bất Không khi bước vào thế tục, đây chính thực là cảnh giới của Bồ tát mà cái sau nói đến. Đạo và Diệt trong Vô TácVô Lượng Tứ Đế Trí phản ảnh Thập Như Thị của Phật giới, vì cả hai liên quan đến Trung Đạo đưa đến Niết Bàn. (148)

(ii) Thứ hai, bốn loại Tứ Đế Trí phản ảnh bốn loại Thập Nhị Nhân Duyên (Ssu chung Ssu-ti chih Chao Ssu chung Shih- erh Yin- yuan). Ở đây, Cảnh như bốn loại mười hai nhân duyên được chia ra hai nhóm chính, Tư Nghị thuộc Tạng giáoThông giáo; Bất Tư Nghị thuộc Biệt giáoViên giáo. Tuy nhiên, trong hai loại nầy, mỗi loại lại phân ra sinh và diệt.

Khổ và Tập trong Sinh DiệtVô Sinh Tứ Đế Trí phản ảnh mười hai nhân duyên tư nghị qua sinh, bởi vì cả hai liên hệ đến sự sinh khởi các pháp. (149) Đạo và Diệt trong Sinh DiệtVô Sinh Tứ Đế Trí phản ảnh mười hai nhân duyên tư nghị qua diệt, bởi vì cả hai liên hệ đến sự hoại diệt của các pháp. (150) Khổ và Đạo trong Vô TácVô Lượng Tứ Đế Trí phản ảnh mười hai nhân duyên bất tư nghị qua sinh, bởi vì cả hai thuộc về sự liễu đạt chân lýBất Không.((151) Đạo và Diệt trong Vô TácVô Lượng Tứ Đế Trí phản ảnh mười hai nhân duyên bất tư nghị qua diệt, bởi vì cả hai liên kết vào Trung Đạo đưa đến Niết Bàn.(152)

(2) Trong nhóm tương quan thứ hai giữa Trí vá Cảnh, bảy loại Nhị Đế Trí hổ tương với mười cảnh giớí, bốn loại mười hai nhân duyên, và bốn loại Tứ Đế.

(i) Trước hết, bảy loại Nhị Đế Trí phản ảnh mười pháp giới (Ch’i chung Erh chih Chao Shih-fa chieh). Bảy loại Nhị Đế Trí được nói đến trong tương quan với hai nhóm :tương đốituyệt đối lần lượt phản ảnh Thập Như Thị trong nhiều pháp giới.

Qua bảy loại Trí tương đối, nhóm Trí tương đối thứ nhất trong bốn nhóm đầu của Nhị Đế Trí phản ảnh Thập Như Thị trong sáu cõi, vì cả hai liên quan đến hữu và huyễn hữu. Nhóm Trí tương đối thứ hai trong nhóm thứ năm và thứ sau của Nhị Đế Trí được phân ra theo Hữu và Không : Hữu liên hệ đến lối nhìn về Huyễn Hữu, và vì vậy, phản ảnh mười Như Thị của sáu cõi; Không liên quan đến lối nhìn về Không, phản ảnh mười Như Thị của Nhị Thừa. Nhóm Trí tương đối thứ ba trong Nhị Đế Trí sau cùng thuộc Viên giáo liên quan đến đặc tính của tất cả các pháp như Huyễn Hữu và Không, và vì vậy, phản ảnh mười Như Thị của chín cõi ngoài cõi Phật.(153)

Qua bảy loại Trí tuyệt đối, nhóm Trí tuyệt đối thứ nhất trong hai nhóm đầu của Nhị Đế Trí phản ảnh mười Như Thị của Nhị Thừa, vì cả hai liên quan đến diệt hữu và tánh Không của huyễn hữu. Nhóm Trí tuyệt đối thứ hai trong nhóm thứ ba của Nhị Đế Trí đưa đến ý nghĩa của Không và Bất Không : cái trước phản ảnh pháp giới của Nhị Thừa đặc tính hóa tánh Không của Hữu; và cái sau phản ảnh cảnh giới của Bồ tát trải lòng bi đối với chúng sinh qua cái nhìn Bất Không về Hữu. Nhóm Trí tuyệt đối thứ ba trong nhóm thứ tư của Nhị Đế Trí cũng ám chỉ ý nghĩa của Không và Bất Không : Không phản ảnh cảnh giới Nhị Thừa, và Bất Không phản ảnh Phật giới, chuyển đạt tinh thần viên dung phổ độ. Nhóm Trí tuyệt đối thứ tư trong nhóm thứ năm của Nhị Đế Trí phản ảnh cảnh giới của Bồ tát, vì cả hai liên quan đến việc vuợt trên lối nhìn cực đoan của không và có. Nhóm Trí thuyệt đối thứ năm trong nhóm thứ sáu và thứ bảy của Nhị Đế Trí phản ảnh Phật quốc. Điều nầy bởi vì Trí tương đối trong Nhị Đế Trí thuộc Biệt giáo tiếp Viên giáo phản ảnh tinh thuần giáo lý Biệt giáo, nhưng Trí Tuyệt Đối quy về Viên giáo, do đó, điều nó phản ảnh không khác Trí tuyệt đối của Viên giáo. Thấy rằng cả hai loại Trí tuyệt đối đặt căn bản trên lối nhìn của Trung Đạo Viên giáo hội nhập vào thực tính vạn pháp bao gồm Không và Giả, phản ảnh Phật giới.

(ii) Thứ hai, bảy loại Trí Nhị Đế phản ảnh bốn loại nhân duyên (Ch’i chung Erh-ti Chao Ssu-chung Yin Yuan). Trí tương đốituyệt đối trong bảy loại Trí Nhị Đế phản ảnh bốn loại Mười Hai Nhân Duyên Sinh hoặc Diệt Tư Nghị hoặc Bất Khả Tư Nghị.

Trí tương đối trong bảy loại Nhị Đế Trí, bốn loại đầu tiên phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua Sinh. Cái trước liên quan đến hữu hoặc huyễn hữu, phản ảnh chân thực mười hai nhân duyên trong tương quan với sự sinh khởi vạn pháp. Trí tương đối trong loại thứ năm và thứ sáu thuộc Nhị Đế Trí đưa ra những khía cạnh huyễn hữu hoặc Không : cái trước phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua Sinh, vì là Trí của Bất Không; và cái sau phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua Diệt, vì hiển lộ tánh Không của huyễn hữu. Trí tương đối trong Nhị Đế sau cuối quy về huyễn hữu và tánh Không của huyễn hữu, vì vậy phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua cả Sinh và Diệt.

Trí tuyệt đối trong bảy loại Nhị Đế Trí, hai loại đầu tiên hướng về lối nhìn Không bằng cách diệt hữu phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua Diệt. Trí Tuyệt đối trong loại thứ ba Nhị Đế Trí, khía cạnh Không, Nhị Thừa Thông giáo đạt đến bằng cách đồng nhất huyễn hữu với Không, phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua Diệt; khía cạnh Bất KhôngBồ tát đạt đến được với lối nhìn Giả như Bất Không (vượt trên lối nhìn về Không của Nhị thừa và lối nhìn về Hữu của chúng sinh vô minh) phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua cả hai Sinh và Diệt. Đối với Trí tuyệt đối trong loại thứ tư của Nhị Đế Trí, mặt Không cũng liên quan đến Trí Nhị Thừa, vì vậy phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua Diệt; mặt Bất Không quy về Trí Bồ tát Viên giáo ( Không đồng nhất với Giả), vì vậy phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua Diệt. Trí tuyệt đối trong hai loại Trí Nhị Đế sau cuối đưa ra cái nhìn Trung Đạo thâm nhập vào bản tánh vạn pháp như một thực thể (không phân biệt giữa Không và Giả), phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua Diệt.(155)

(iii) Thứ ba, bảy loại Trí Nhị Đế phản ảnh bốn loại Tứ Đế (Ch’i chung Erh- Chih Chao Ssu chung Ssi-ti). Bảy loại Trí tương đối, bốn loại Trí đầu tiên phản ảnh Khổ và Tập trong Sinh Diệt và Chẳng Sinh Chẳng Diệt Tứ Đế, vì cái trước liên quan đến hiện hữu Tục đế, và nội dung của thực hữu hoặc huyễn hữu trước đó đưa đến Khổ và nhân của Khổ cho cái sau. Ba loại Trí sau cuối phản ảnh Khổ và Tập trong Vô TácVô Lượng Tứ Đế, vì cái trước liên hệ đến đặc tính huyễn hữu thuộc Tục đế, không gì khác hơn là Khổ và nhân của Khổ, hoặc mang vô lượng hình tướng hoặc đồng nhất với Bồ đềgiải thoát.(156)
Qua bảy loại Trí tuyệt đối, hai loại Trí đầu tiên phản ảnh Đạo và Diệt trong Sinh, Diệt, Chẳng Sinh Chẳng Diệt Tứ Đế. Điều nầy bởi vì cái trước thâm cứu sự hoại diệt của hữu và huyễn hữu, và loại Trí tuyệt đối nầy liên hẽệ đến Đạo đếDiệt đế trong Vô TácVô Lượng Tứ Đế. Thấy rằng cái trước thâm nhập vào thực thể liên quan đến Không và Bất Không, và Không đồng tánh với Hữu xuyên qua sự quán tất cả pháp quy về Bất Không, hoặc chẳng Có chẳng Không, hoặc Không và Giả. Cái mà Trí tuyệt đối nầy chuyển đạt chính là Đạo đếDiệt đế bất tư nghị của cái sau. (157)

(3) Trong nhóm tương quan thứ ba giữa Trí và Cảnh, năm loại Trí Tam Đế được xếp vào như năm loại Đạo Chủng Trí (hiển bài Trí Bồ tát Bất Không), và năm loại Nhất Thiết Trí (hiển bài Trí Nhị Thừa liên quan đến Không), và năm loại Nhất Thiết Chủng Trí (hiển bài Phật Trí của Trung Đạo), và phản ảnh mười pháp giới, bốn loại Mười Hai Nhân Duyên, bốn loại Tứ Đế, và bảy lối nhìn Nhị Đế.

(i) Năm loại Trí Tam Đế phản ảnh mười pháp giới (Wu chung San chih Chao Shih fa chieh). Trong nội dung nầy, năm loại Đạo Chủng Trí phản ảnh Mười Như Thị của sáu cõi, vì cái trước là Trí Bồ tát có mặt giả tạm trong thế tục để hướng tâm chúng sinh về Phật địa. Năm loại Nhất Thiết Trí phản ảnh các cõi của Nhị ThừaBồ tát, vì cái trước là Không Trí thuộc Nhị Thừa. Mặc dù Bồ tát Trí có đặc tính quán chiếu hiện hữu giả tạm, loại Trí nầy căn cứ vào Không Trí. Vậy thì Không Trí cũng phản ảnh cảnh giới của Bồ tát. Năm loại Nhất Thiết Chủng TríPhật Trí tối thượng thuộc Trung Đạo viên dung tất cả các pháp, vì vậy phản ảnh Như Thị của Phật giới.(158)

(ii) Thứ hai, năm loại Trí Tam Đế phản ảnh bốn loại Mười Hai Nhân Duyên (Wu-chung San-chih Chao Ssu-chung Shih-erh Yin-Yuan). Qua nội dung nầy, năm loại Đạo Chủng Trí phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị liên hệ đến Sinh Sinh. Cái trước liên quan đến lối nhìn về hiện diện giả tạm, và sự thành tựu của quan điểm nầy kết quả từ sự hội nhập của cái sau. Năm loại Nhất Thiết Trí phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị liên hệ đến Diệt, và Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị liên hệ đến Sinh. Điều nầy bởi vì cái trước thuộc Nhị thừa chỉ sự hoại diệt của vạn pháp được thấy từ Mười Hai Nhân Duyên Tư Nghị qua Diệt. Đồng thời, như một kết quả đến từ sự giác ngộ tánh Không của Nhị Thừa, các vị nầy chứng đắc quả vị thoát vòng sinh tử bất tư nghị vượt trên ba cõi, là cái được diễn đạt qua Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị liên hệ đến Sinh. Năm loại Nhất Thiết Chủng Trí phản ảnh Mườì Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị qua Diệt, thấy rằng cái trước là Phật Trí Trung Đạo hội nhập thực tánh vạn pháp chẳng sinh chẳng diệt từ Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị liên hệ đến Diệt. (159)

(iii) Thứ ba, năm loại Tam Đế phản ảnh bốn loại Tứ Đế (Wu chung San chih Chao Ssu chung Ssu-ti). Năm loại Đạo Chủng Trí phản ảnh Khổ và Tập trong Sinh DiệtVô Sinh Tứ Đế. Điều nầy liên hệ đến sự kiện rằng cái trước liên kết với lối nhìn về hiện hữu giả tạm, và hiện hữu giả tạm nầy hình thành bởi Khổ và nhân của Khổ, do đó Bồ tát khởi tâm bi hướng dẩn chúng sinh đạt đến tự do. Năm loại Nhất Thiết Trí phản ảnh Đạo và Diệt trong Sinh Diệt Tứ Đế và trong Vô Sinh Tứ Đế. Điều nầy bởi vì loại Trí nầy liên quan đến Không, Không vượt thoát Khổ và đạt đến Diệt khổ. Nói cách khác, Nhất Thiết Trí là Không Trí cũng phản ảnh Khổ và Tập trong Vô Lượng Tứ ĐếVô Tác Tứ Đế. Điều nầy bởi vì hai loại chân lý nầy thuộc Biệt GiáoViên giáo liên hệ đến lối nhìn về tánh Không của vạn pháp. Với Bồ tát Biệt giáo, sự dấn thân vào thế tục dựa vào quan điểm Không : mặc dù Bồ tát nhìn Khổ và Tập mang theo vô lượng hình tướng, Bồ tát biết rằng những hình tướng nầy, tự bản tánh, là Không. Với Bồ tát Viên Giáo, vì biết rằng tất cả pháp nền tảng là Không, Khổ chỉ cho sự nhầm lẩn Niết Bàn như Sinh Tử, và Tập chỉ cho sự nhầm lẩn Bồ đề như Phiền não. Năm loại Nhất Thiết Chủng TríTrung Đạo Trí phản ảnh Đạo và Diệt trong Vô Lượng Tứ ĐếVô Tác Tứ Đế, vì cái trước liên quan đến Niết Bàn vô tác được cái sau diễn đạt qua sự chứng đắc. (160)

(iv) Thứ tư, năm loại Tam Đế phản ảnh bảy loại Nhị Đế (Wu chung San chih Chao Ch’i chung Erh-ti). Qua phần nầy, năm loại Đạo Chủng Trí phản ảnh Tục đế trong bốn lối nhìn đầu tiên về Nhị Đế. Điều nầy bởi vì bốn loại Tục đế nầy liên quan đến hữu và huyễn hữu, là cái thuộc về Trí của hiện hữu giả tạm. Loại Nhất Thiết Trí thứ năm phản ảnh Tục Đế trong ba lối nhìn sau cùng về Tục đếChân đế trong hai quan điểm đầu tiên về Nhị Đế. Điều nầy bởi vì cái mà ba loại Tục đế và hai loại Chân đế liên quan là huyễn hữu, hoặc sự hoại diệt của thực hữu, hoặc đồng nhất huyễn hữu với Không, liên quan đến Không Trí. Năm loại Nhất Thiết Chủng Trí phản ảnh Chân đế trong năm lối nhìn sau cùng của Nhị Đế, vì cái trước là Trung Đạo Trí, và cái sau mang quan điểm Trung Đạo.

(4) Nhóm tương quan thứ tư giữa Trí và Cảnh, Vô Thượng Trí tương hợp với những diệu cảnh khác nhau thuộc Viên giáoloại Trí nầy quan hệ đến Chân Như. Một Trí Như Thị phản ảnh nhiều thực thể vi tế (I Ju shih chih Chao Chu miao-ti), Trí Khải nói rõ Nhất Thực Trí liên quan đến Nhất Như phản ảnh nhiều loại Cảnh thuộc về sự liễu đạt chân tánh. Một Trí Như Thị Vô Thượng phản ảnh mười Như Thị của Phật giới. Phản ảnh Mười Hai Nhân Duyên Bất Tư Nghị, vì cái sau thuộc về sự liễu đạt Viên giáo. Phản ảnh Vô Tác Tứ Đế vì cái sau là lối nhìn thuộc Viên giáo. Phản ảnh năm loại Chân Đế qua năm lối nhìn về Nhị Đế, vì Chân đế vượt trên Tục đế. Phản ảnh chân lý Trung Đạo siêu việt qua năm loại Tam Đế, vì cái nhìn Trung Đạo vượt trên cái nhìn Tục đếChân đế. (162)

(5) Nhóm tương quan thứ năm và cũng là sau cùng giữa Trí và Cảnh, Vô Đế Trí tương hợp với những Diệu Cảnh. Vô Đế Trí phản ảnh Vô Đế bất khả thuyết (Wu-ti chih Chao Wu ti Wu shuo). Theo Trí Khải, loại Trí sau cùng là Vô Đế Trí bất khả thuyết. Cũng như thế, Vô Đế Trí phản ảnh Vô Đế Cảnh bất khả thuyết. Bất khả thuyếtđặc tính của Phật giới ( đó là sự hiển lộ của Chân Như được nói đến qua Viên giáo) vượt trên ngôn từ và khái niệm. Đặc biệt, Vô Đế và Vô Ngôn tương quan với mười Như Thị của mười pháp giới,(163) Mười Hai Nhân Duyên Chẳng Sinh Chẳng Diệt Bất Tư Nghị (164), bốn loại Vô Sinh của Vô Sinh (165), Vô Ngôn Chân Đế (166), và Trung Đạo Chẳng Sinh Tử Chẳng Niết Bàn (vì đây là sự liễu ngộ Tam Đế Viên giáo, trong đó Trung Đạo viên dung cả hai Không và Giả) (167)

Phần trên là phần mô tả nhóm thứ hai của Thập Diệu, ‘Diệu Trí’. 

Trước hết, Trí Khải trình bày hai mươi loại Trí đến từ các cách thức hành trì khác nhau, và mang đặc tính của những cái dụng khác nhau. Hai mươi loại Trí nầy được phân ra bốn nhóm tùy thuận với Tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt và Viên giáo). Vì Trí tương quan với Cảnh như thực, bốn nhóm Trí nầy có thể phản ảnh mỗi loại Cảnh như thực cũng được phân thành bốn nhóm. Chỗ nầy cho thấy rằng Trí thuộc Tạng giáo hiểu chân lý theo Tạng giáo, Trí thuộc Thông giáo hiểu chân lý theo Thông giáo, Trí thuộc Biệt giáo hiểu chân lý theo Biệt giáo, và Trí thuộc Viên giáio hiểu chân lý theo Viên giáo. Vì bốn nhóm Trí nầy đưa ra bốn lối hiểu chân lý khác nhau, Trí Khải nhìn Trí thuộc Tạng giáo, Thông giáoBiệt giáotương đối và thô; Trí thuộc Viên giáo thì tuyệt đốivi tế. Điều nầy bởi vì Trí tương đốiphương tiện khế cơ dùng để giúp thính chúng đạt đến Trí tuyệt đối của Phật.

Vì Trí hiển lộ Cảnh như thực, Trí Khải phân tích sâu hơn về Trí trong tương quan với những loại Cảnh như thực khác nhau. Đó là, bốn nhóm Trí tùy thuận Tứ giáo đặc biệt trong từng loại Cảnh, vì Trí tiếp nhận tên của Cảnh mà Trí nghĩ đến. Thí dụ, khi Trí được phân tích trong tương quan với Cảnh như Tứ Đế, Trí thuộc Tạng giáo nhận tên của Sinh Diệt Tứ Đế Trí (Sheng mieh Ssu ti chih), Trí thuộc Thông giáo nhận tên của Chẳng sinh Chẳng Diệt Tứ Đế Trí (Wu sheng mieh Ssu ti chih), Trí thuộc Biệt giáo nhận tên Vô Lượng Tứ Đế Trí (Wu liang Ssu-ti chih), và Trí thuộc Viên giáo nhận tên Vô Tác Tứ Đế Trí (Wu-tso Ssu-ti chih). Phân tích Trí với năm loại Cảnh như thực, năm loại Trí mới (new categories) thành tựu, như Trí thuộc bốn loại Mười Hai Nhân Duyên, Trí thuộc bốn loại Tứ Đế, bảy loại Trí thuộc Nhị Đế, năm loại Trí thuộc Tam Đế, và Nhất Thực Trí (I shih-chih). Mỗi loại Trí có bốn loại gồm có tên từng loại trong bốn loại và từng loại Cảnh. Với những tên đặc thù được tiếp nhận từ những nhóm Trí khác nhau, phương thức đối với những loại Trí nào hội nhập những loại Cảnh như thực nào trở nên trong suốt. Sau cùng, Trí Khải phân tích năm loại Trí nầy bằng cách dung hợp mỗi loại Trí với mỗi loại Cảnh. Làm như vậy, mỗi loại Trí không còn bị giới hạn chỉ hội nhập được những cảnh tương ưng, nhưng có thể đến với những Cảnh khác. Thí dụ, năm loại Tam Trí không chỉ hội nhập Cảnh như Tam Đế, nhưng cũng hội nhập Cảnh như Thập Như Thị, như Mười Hai Nhân Duyên, như Tứ Đế, và như Nhị Đế. Sự hổ tương giữa Trí và Cảnh nầy đi song song với sự tương hợp những loại Cảnh khác nhau. Đây là cố gắng của Trí Khải làm sáng tỏ Trí và Cảnh là một : nếu thiếu Trí, Cảnh như thực không thể được hội nhập và làm hiển lộ; không có Cảnh như thực, Trí không thể minh bạch và trở nên vi tế. Điều nầy cho thấy rằng Trí Khải cùng xây dựng hệ thống hội nhập chân lý bằng Trí. Ý định của Đại Sư là dùng hệ thống nầy để hợp nhất giáo lý Phật Đà về chân lý và về sự chứng đắc chân lý, nhằm mục đích cung cấp cho người tu với những căn cơ khác nhau một bảng chỉ đường đạt đến những chân lý khác nhau, và đạt đến giải thoát. Hiển nhiên, hệ thống tư tưởng của Trí Khải về Trí và Cảnh như thực có thể được xem như sự khẳng định của Đại Sư rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng đạt đến giải thoát.

Tóm lại, ý nghĩa học thuyết về Trí của Trí Khải luận trong tác phẩm Huyền Nghĩa của Đại Sư, theo ý kiến của chúng tôi, được thu gồm trong năm khía cạnh. Thứ nhất, bằng cách thành lập hai mươi loại Trí phân ra làm bốn nhóm, tất cả những giáo lý về Trí trong Phật giáo được nói đến và khảo sát thận trọng. Thứ hai, qua bốn cách phân loại, hệ thống tư tưởng về Trí của Đại Sưcông dụng như bảng chỉ đường hội nhập vào Cảnh như thực, cũng được phân làm bốn. Thứ ba, với cách trình bày bốn nhóm Trí với bốn cách hiểu về chân lý, tất cả chúng sinh với căn tánh khác nhau có thể tìm thấy chỗ của riêng mình để vào được chân lý với những trình độ khác nhau. Vì vậy, tất cả các loại Trí đều được xác định là có giá trị trong việc đưa chúng sinh vào thực tánh. Thứ tư, bằng cách trình bày bốn loại Trí thuộc Viên giáo, Trí Khải cống hiến cho chúng ta thực trí đạt đến Trung Đạo như Chân Như. Thứ năm, bằng cách chiếu soi các loại Cảnh như thực với các loại Trí, Trí Khải phát họa một phương sách giao tiếp toàn diện giữa chân lý và Trí, qua đó, mặt thực tiển trong việc dùng Trí liễu ngộ chân lý được chỉ rõ. Với năm khía cạnh nầy, học thuyết về Trí của Trí Khải dùng để trình bày một hệ thống tư tưởng quy mô về Trí liên quan đến Cảnh như thực trong Phật giáo.

1.4.3 Diệu Hành (Hsing Miao) - phân tích về cái Diệu thứ ba thuộc Tích Môn. (T33, 715b- 726b)

Trong phần thứ nhất và thứ hai, Trí Khải đã giải thích ‘Diệu Cảnh’ và ‘Diệu Trí’ liên quan đến những khái niệm về chân lý và về Trí hướng đến chân lý. Tuy vậy, làm thế nào chúng ta có thể ngộ được chân lý? Trí Khải bảo chúng ta rằng tu tập với sự hướng dẩn của Trí, chân lý sẽ phơi bày. Vì thế, trong phần nầy, Trí Khải bắt đầu nói về ‘Diệu Hành’. Trước khi phân tích về Diệu Hành, Đại Sư lập luận về sự tương giao giữa các Cảnh, Trí, và Hành khi nói rằng : 

‘Hành được gọi là tiến trình và khuynh hướng không thể bắt đầu mà không có Trí. Trí (có nghĩa) là sự thông hiểu hướng dẩn sự hành trì, nhưng (Trí) sẽ không chính xác nếu không có Cảnh. Với Trí như con mắt và hành động như chân, hành giả sẽ tắm trong ao mát thanh tịnh (của giác ngộ). Liễu ngộ là yếu tính của Hành, và Hành đưa đến sự thành tựu của Trí. Vì vậy, khi Hành tròn đầy, Trí trở nên viên mãn.’(168)

Điều Trí Khải muốn nói là Hành phải được Trí hướng dẩn, và Hành thành tựu, đáp lại, Trí viên mãn. Tuy nhiên, Trí chính xác đến từ Cảnh như thực. Chỉ chánh Trí mới có thể đưa đúng đường. Với Trí viên mãn và Hành tròn đủ, người tu giải thoát.

‘Diệu Hành’ được Trí Khải nói đến thành ba phần I. ‘Gia tăng Hành một cách tổng quát’ (T’ung t’u Tseng-shu Hsing), II.’ Gia tăng Hành thuận theo Tứ giáo’ (Yueh-chiao tseng-shu Hsing), và III. ‘Làm sáng tỏ Diệu Hành theo năm con số (Yueh wu-shu Ming-hsing-miao). Phần thứ nhất nhấn mạnh sự bất khả phân ly giữa Trí và Hành. Phần thứ hai xác định những đường lối hành trì khác nhau qua mỗi phần trong Tứ giáo, mục đích làm sáng tỏ hành trì có nhiều ý nghĩa đối với hành giả qua Tứ giáo. Phần thứ ba xác định sự vi tế của Hành bằng cách đưa ra năm lối hành trì qua Biệt giáoThông giáo. Sau đây là sự phân tích về ‘Diệu Hành’ dưới mỗi đề mục trong ba đề mục trên. 

I. Gia tăng Hành một cách tổng quát (T33, 715b-c) 

Trước khi phân tích về sự gia tăng Hành, Trí Khải phát họa Hành trong tương quan với Trí, nhấn mạnh vào sự quan trọng của Hành là cái có thể đưa đến thành tựu, và Trí là cái có thể hướng dẩn Hành. Thiếu Hành, sẽ không có quả vị chứng đắc ; thiếu Trí, Hành sẽ không ra gì. Cả hai Hành và Trí đều không thể bị xem thường, và cùng chung, sẽ đưa đến duyên thành tựu. Trí Khải nói :

‘Mặc dù có nhiều lối hành trì, tất cả đều dựa trên Trí. Trí giống như bảng chỉ đường và là một ông Thầy, Hành giống như người đi buôn. Trí giống như một mủi kim nhọn, và Hành giống như sợi chỉ dài. Khi một chiếc xe (ví dụ Hành) được Trí đẩy, chiếc xe nầy chạy êm xuôi và vững vàng, có thể đi khắp nơi.’ (169)

II. Gia tăng Hành thuận theo Tứ giáo (T33, 715c-716c)

 Cũng như sự phân tích về chân lý và Cảnh được hệ thống hóa bởi Tứ giáo, cách khảo sát của Trí Khải về sự gia tăng Hành ở phần nầy cũng tùy thuận với Tứ Giáo, qua đó, Hành của mỗi phần trong bốn phần Tứ giáo được đưa ra.

Phần thứ nhất là sự gia tăng số Hành phù hợp với Tạng giáo, và được hướng dẩn bởi kẻ thiểu Trí. Trí Khải toát yếu ba loại Hành mang đặc tính Tạng giáo.

(i) Loại Hành thứ nhất là Hành đơn thuần. Loại nầy đặt căn bản trên Chỉ, Trí Khải diễn tả như một sự nắm vững tâm trí hành giả không lơi lõng trong khi kinh nghiệm vạn pháp, vì mục đíchđạt đến Niết Bàn.

(ii) Gia tăng lên số hai chỉ cho sự tu tập cả hai Chỉ và Quán. Trí Khải nói rằng nếu hành giả tu tập Chỉ, những xấu ác sẽ dừng lại, những quy phạm đạo đức sẽ được giữ, và những giá trịđức hạnh sẽ được thành tựu ; và nếu hành giả tu tập Quán, sẽ hiểu đúng Tứ Đế

(iii) Tăng lên số ba chỉ cho sự tu tập Giới (Chieh/sila), Định (Ting/ Samadhi), và Tuệ (Hui/ Prajna). Trí Khải tuyên thuyết rằng ba môn học nầy (san-hsueh/tirah siksah) có thể đưa hành giả vượt thoát luân hồi trong tam giới, vì các vị nầy hội nhập tất cả pháp Phật qua giáo lýhành trì.

Phần thứ hai là sự gia tăng số hành phù hợp với Thông giáo và được hướng dẩn bởi kẻ trung căn. Trí Khải nói rằng sự tu tập của Thông giáoquán chiếu huyễn tướng của tất cả thực tại nhắm vào mục đích thoát ra ngoài những trói buộc đối với hữu. Xa hơn, với tánh Không, hành giả tu tập hủy diệt sự vướng mắc vào khái niệm Không, khiến cho khái niệm Không chính nó không bị hiểu lầm như một cái gì có thực, vì nó cũng không thể được nắm bắt. Như vậy, tu tập quán chiếu những hiện tướng là không cố định và vì thế Không là đặc tính của Thông giáo

Loại thứ ba gia tăng số Hành tùy thuận Biệt giáo và được hướng dẩn bởi bậc thượng trí. Sự tu tập qua Biệt giáođặc tính vượt bậc tất cả những phương thức tu tập. Điều nầy nói lên rằng mỗi cách tu tập đều riêng biệt, và cách nầy không thể đồng nhất với cách kia. Hành giả có thể thông đạt bất cứ một phương pháp tu tập nào trong số nầy, diệt vô minhchứng ngộ sâu xa. Tuy nhiên, những loại tu tập khác nhau qua Biệt giáo thì không chung đụng, hành giả phải đi qua vô số phương pháp tu tập trước khi đến được chỗ liễu ngộ.

Loại thứ tư gia tăng số hành tùy thuận Viên giáo, và được hướng dẩn bời bậc thượng thượng trí. Phương pháp tu tập qua Viên giáođặc tính như hành giả dung hợp tất cả những phương thức hành trì. Nếu hành giả thông đạt một phương thức hành trì, hành giả đồng thời thông đạt thông đạt tất cả những phương thức hành trì khác. Đối với hành giả Viên giáo, thực tại như nhất, và một phương pháp hành trì đồng nhất với tất cả những phương pháp hành trì. Bởi vì tất cả những phương pháp tu tập đồng quy về nhau, một phương pháp tu tập đồng với tất cả những phương pháp tu tập. Giữ vững lập trường rằng Viên giáo vượt trên ba giáo pháp đã nói trước, Trí Khải toát yếu mười phương pháp tu tập, không những hợp nhất tất cả những đường lối tu tập của ba giáo pháp kia, mà còn vượt trên tất cả những cách thức tu tập khác về nội dung phong phúphương tiện thiện xảo của Viên giáo. Sau đây là định nghĩa của Trí Khải về mười phương pháp hành trì :

(i) Một phương pháp hành trì của Bồ tát, là người tu tập để đạt đến kinh nghiệm thiền (samadhic). Đặc biệt, hành thiền là đưa nhất tâm vào chỗ pháp giới như thị (lý), từ đó tất cả vô minh chìm lắng vào Không. 

(ii) Hai phương pháp tu tập hướng về Chỉ và Quán.

(iii) Ba phương pháp tu tập liên quan đến Văn, Tư, Tu (Wen, Ssu, Hsiu), đó là nghe lời Phật dạy, tư duy về những điều được nghe, và thực hành theo lời Phật dạy. Đây là ba đường đi của trí tuệ, và như vậy, lần lượt đồng với Giáo, Hành, và Lý. Ba phương pháp nầy cũng chỉ cho tu tập giới, định, và tuệ. 

(iv) Bốn phương pháp tu tập chỉ cho Tứ Niệm Trụ (170). 

(v) Năm phương pháp tu tập chỉ cho Năm Cảnh Thiền, gồm Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã, và Niết Bàn

(vi) Sáu phương pháp tu tập chỉ cho sự hành trì Lục Độ (171).

(vii) Bảy phương pháp tu tập chỉ cho hành trì Thất Thiện Pháp (172).

(viii) Tám phương pháp tu tập chỉ cho hành trì Bát Chánh Đạo. (173)

(ix) Chín phương pháp tu tập chỉ cho hành trì Chín Loại Đại Thiền (chiu chung Ta - Ch’an) của Bồ tát (174).

(x) Mười phương pháp tu tập chỉ cho sự quán chiếu mười Cảnh (Shih ching) (175) hoặc mười loại quán chiếu (Shih Ch’eng Kuan fa) (175) thành tựu Một Phật Thừa.

Theo như các loại tu tập tùy thuận Tứ giáo nêu trên cho thấy rõ những thứ lớp khác biệt., Trí Khải phân ra thô và tế. Sự hành trì ba giáo pháp (Tạng, Thông, và Biệt) được xếp vào pháp thô, và sự tu tập thuộc Viên giáo là pháp tế. Điều nầy bởi vì Trí hướng dẩn sự tu tập thuộc Tạng giáo đạt đến sự hoại diệt, và như thế, theo Trí Khải, không phải là mục tiêu tối hậu của Phật giới. Trí Khải thấy rằng Trí hướng dẩn sự tu tập thuộc Thông giáo thiện xảo hơn, nhưng mục tiêu của lối tu tập nầy cũng chỉ đưa đến hoại diệt. Vì vậy, pháp hành trì nầy cũng còn là pháp thô. Đến Trí đưa đường sự tu tập thuộc Biệt giáo, Trí Khải cho rằng vi tế hơn (sánh với hai giáo pháp nói trước) vì mục tiêu của phương pháp hành trì nầy không dừng lại ở chỗ hoại diệt, nhưng đi xa hơn vào lòng thế tục để hoán chuyển tâm chúng sinh. Tuy nhiên, theo Trí Khải, phương pháp tu tập nầy cũng là pháp thô, vì các phương pháp tách rời nhau, Sự và Lý thì không hội tụ. Theo Trí Khải, chỉ có sự tu trì thuộc Viên giáovi tế, vì Trí đưa đường phương thức hành trì toàn vẹn, một phương pháp tu tập viên dung tất cả các phương pháp tu trì.

Phân loại các phương pháp tu tập qua Tứ giáo, Trí Khải chỉ rõ hơn thực tánh của giáo lý Thế Tôn bằng cách mở ra phương pháp tu tập thô để hiển lộ phương pháp tu tập vi tế. Điều Trí Khải muốn nói là mặc dù có nhiều cách thức hành trì thô và tế khác nhau, tất cả đều vi diệu với nghĩa tuyệt đối, vì tất cả đều mang theo bản hoài của Thế Tôn đưa chúng sinh về Phật giới.

III. Phát họa Diệu Hành theo năm con số ( T33, 716 c-726 b)

Phát họa Diệu Hành theo năm con số là phần phân tích thứ ba về Diệu Hành. Với sự phân loại nhiều cách hành trì khác nhau theo Tứ Giáo, cái Trí Khải hướng về là đưa ra năm lối tu tập thuộc Biệt Giáo và thuộc Viên Giáo. Trong hai đường hướng tu tập nầy, Trí Khải phân tích sâu rộng con đường của Biệt Giáo, cho thấy rằng phương pháp nầy có thể xiển dương toàn bộ hệ thống tu trì giáo lý Phật.

1. Năm phương pháp tu tập của Biệt giáo (Pieh Wu-hsing) (T33, 716c-725a)

Năm phương pháp tu tập thuộc Biệt Giáo chỉ cho đường lối hành trì của Bồ tát. Các phương pháp nầy gồm có : (i) Thánh hạnh ( Sheng hsing), (ii) Phạm hạnh (Fan Hsing), (iii) Thiên hạnh (T’ien Hsing), (iv) Anh nhi hạnh (Ying-erh hsing), (v) Bệnh hạnh (Ping hsing) (176). Sau đây là sự phát họa của Trí Khải về mỗi loại tu trì.

(1). Thánh hạnh (Sheng Hsing) :

Thánh hạnh là phân loại thứ nhất của Trí Khải trong năm loại tu tập của Bồ tát, gồm có giới, định và huệ.

(i) Giới Thánh Hạnh (Chieh Sheng-hsing) (177) 

Trí Khải phân loại về những Thánh hạnh gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ cho Ngũ Giới (sila) đưa đến lợi ích cho hành giả (t’zu hsing wu chieh). Nhóm thứ hai chỉ cho Thập Thiện, làm lợi ích cho người (hu t’a Shieh- chieh)(178). Sau đây là giải thích của Trí Khải về hai nhóm nầy.

Nhóm tu tập Ngũ Giới thứ nhất (179) có thể được nhìn như toát yếu của Trí Khải về những giới luật phức tạp của Phật giáo liên quan đến sự tu tập của Thanh văn thừaĐại thừa (180). Shih- yen Sheng nói về sự thâm sâu của Bồ tát giới khi nói rằng : ‘Giới hạnh Bồ tát lấy thiền định về Không làm chỗ trì tâm, lấy trí thanh tịnh làm đối tượng, và phát sinh bồ đề tâm như căn bản. Vì thế, Bồ tát giới không những chu toàn pháp Phật mà còn hòa giải được những vấn đề phức tạp với những nguyên tắc đơn thuần.’(181)

Trí Khải diễn tả Ngũ Giới như sau :

(i) Giới thanh tịnh tương quan với đức hạnh căn bản ( chu-tsu Ken-pen yeh Ch’ing- ching Chieh). Trí Khải giải thích cái gọi là ‘căn bản’ chỉ cho mười tịnh giới, vì là nền tảng của giới hạnh Bồ tát, vì mười tịnh giới được bảo trì bởi hành giả với tâm không ô nhiểm, vì vậy, gọi là ‘tịnh’.(182)

(ii) Giới thanh tịnh gồm tiền báo, hậu báogiới hạnh còn lại (ch’ien hou Ch’uan shu Yu ch’ing-ching). Tiền báo là khi đệ tử nhận từ sư phụ theo nghi thức. Hậu giới chỉ cho những giới luật hành giả phải tuân theo sau đó (183). Những giới còn lại chỉ cho hai mươi bốn giới nói trong các kinh Đại Phương Đẳng (184) không có trong Luật Tạng (vinayapitaka).

(iii) Giới thanh tịnh liên quan đến tư tưởng phát sinh từ tà tâm (Fei Chu-e Chueh-chueh Ch’ing ching chueh) : Đây là những giới thuộc về sự tu tập về Tịnh, được gọi là Tịnh sinh giới. Điều nầy có nghĩa rằng khi hành giả vào thiền định , hành giả tự nhiên tương ưng với tịnh giới giúp vượt qua những chướng ngại như phiền não, kiến chấp sai lầm.

(iv) Giới thanh tịnh liên quan đến tư tưởng gìn giữ chánh tâm (Hu-ch’ih Cheng-nien Nien-ch’ing chinh chieh) : Đây là giới khi thực tập Tứ Niệm Trụ. Khi tu tập, hành giả có thể thành tựu những giới luật bởi sự kiên trì trên đường đạo đạt đến giải thoát (Tao- kung Chieh). Nói cách khác, khi hành giả hướng tâm tìm câu trả lời cho vấn đề giải thoát, một cách tự nhiên, vị ấy sẽ không làm tổn hại đến giới luật. Trí Khải nhấn mạnh đến cả hai Tịnh và Đạo là giới căn bản, bởi vì khi giữ được, sẽ không còn sự sinh khởi tà niệm, vì đạo đức đã phát sinh.

(v) Giới thanh tịnh liên quan đến sự chuyển đạt những giá trị thánh đạo (Hui-hsiang Chu-tsu Wu-shang-tao Chieh). Trí Khải gọi đây là Đại thừa giới (185), chỉ cho Bồ tát, là những bậc có Tứ Đại Nguyện (186), và hành trì Lục Độ.

Hai phần phân loại nói trên là giới luật gìn giữ hành giả từ những sự sai lạc, có thể được nhìn như bao gồm giới luật của Thanh văn thừa. Phần thứ ba liên quan đến những giới được quán sát bởi hành giả trong thiền định. Đây là giới theo với thiền, có nghĩa rằng khi hành giả vào thiền, tâm an trụ, tư tưởng sai lạc khó phát sinh. Phần thứ tư là giới hạnh của những bậc đã chứng đắc phần nào trên đường giải thoát. Phần thứ năm là giới hạnh từ tứ đại nguyện và lục độ, được quán sát bởi Bồ tát Đại thừa.

Nhóm tu tập mười giới hạnh thứ hai làm lợi cho chúng sinh (Hu t’a Shih-chieh) (187). Điều nầy có nghĩa rằng tu trì Ngũ giới cho tự ngã, Bồ tát nguyện độ chúng sinh đạt đến Thập Thiện. Trí Khải nói rằng mười giới hạnh nầy thật sự bắt nguồn từ năm giới kể trên. Từ những giới thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai, Giới cấm (vrata), Tịnh giới (parisuddhasita) Thiện giới (sausilya) thành hình. Từ nhóm thứ ba, đầy đủ giới hạnh (akhandasita) thành hình. Từ nhóm thứ tư Không- chia- cắt ((Pu-hsi Chieh) thành hình (như Tao-kung Chieh). Từ nhóm thứ năm Đại- thừa- giới, (P’u-t’u Chieh/ acyutasila), Tùy thuận giới (Sui shun chieh), Cùu- cánh- giới (Pi-chin chueh), và Ba la mật giới ( Chu-tsu chu-Po-luo-mi Chieh) thành hình.

(i) Giới cấmgiới luật đưa ra theo nghi thức.

(ii) Thanh tịnh giới có nghĩa rằng khi hành giả giữ cấm giới thì sẽ không phạm vào những lổi lầm. Vì thế gọi là Tịnh.

(iii) Thiện giới chỉ cho đạo hạnh trong đời sống hàng ngày.

(iv) Giới hạnh tròn đầy có nghĩa rằng khi Bồ tát vào được thiền định, giới luật sẽ được giữ toàn vẹn qua hành trì đạt đến Đà la ni (dharani) (188)tương quan với sự tu trì phát sinh từ bản tánh (hsing hsing)(189)

(v) Giới không chia cắt là vào Không ngay trong vạn pháp hơn là phân tích và chia chẻ các pháp. Từ ngữ ‘không chia cắt’ cũng có nghĩa rằng giới luật hành giả gìn giữ với lòng mong cầu Đạo quá bền bỉ không thể phân chia.

(vi) Gìới Đại thừa đặc biệt nói về Bồ tát là bậc giữ cả hai giới quán sát bản tánh (Hsing chung chieh) và giới tránh nghi ngờ về thế giới (Hsi-shi Chi-hsien Chieh) (191). Vì Bồ tát cố gắng đạt đến Phật giới không chỉ cho riêng cá nhân mình, mà còn vì người, Trí Khải nhìn giới nầy như giới thuộc Đại thừa.

(vii) Giới không chia chẻ cũng được hộ trì bởi, Bồ tát là bậc có khả năng dùng phương tiện hoán chuyển chúng sinh, như là hành động từ những phương cách khế hợp ở những vị thế khác nhau, nhưng không lui sụt và mất cấm giới. Cũng giống như một lương y không bị ảnh hưởng khi chữa trị cho bệnh nhân.

(viii) Giới tùy thuận có nghĩa rằng Bồ tát hành động tùy thuận hoàn cảnh và khả năng của chúng sinh, và phù hợp với giáo lý hoặc chân lý. (192) Với Trí Khải, ý nghĩa như trên chỉ cho phương tiện khế hợp chứa đựng trong những giới hạnh của Bồ tát. Bồ tát, với mục tiêu hài hòa với chúng sinh, không vào Diệt Tận Định, chỉ cho phẩm hạnh vào thế tục cùng người.

(ix) Giới hạnh cứu cánh hướng về sự hội nhập của pháp siêu việt. Với Trí Khải, loại giới hạnh nầy chuyển đạt thể tánh của Bồ tát giới, nhấn mạnh rằng chỉ có Phật tương ưng với tịnh giới, và được gọi là ‘giới hạnh cứu cánh’ (194) 

(x) Giới hạnh đầy đủ ba la mật chỉ cho sự vượt lên trên tất cả hiện tượngtương ưng với vạn pháp. Theo Trí Khải, loại giới nầy chỉ cho cái dụng của Bồ tát giới vì có thể đưa chúng sinh đến bờ giải thoát, từ đó đầy đủ với tất cả pháp Phật. (195)

Trên toàn thể, Bồ tát giới có thể nhìn đại cương qua Tam Tụ Tịnh Giới (196). Tam Tụ Tịnh Gìới chỉ cho ba giới hạnh : giới kiểm soát hành vi không làm ác, giới làm điều thiện, và giới cứu chúng sinh. Đề tài Ngũ GiớiThập Thiện của Trí Khảiđặc tính in hệt như ba gìới nầy. Về Ngũ Giới, giới thứ nhất và thứ hai có mục đích ngăn ngừa việc ác, nên thuộc về hành vi, Như kết quả của các giới trước, giới thứ ba và thứ tư tạo thành đức hạnh, và như vậy tức làm điều thiện. Mục tiêu của giới thứ năm là làm lợi ích cho người. Như vậy, giới nầy là giới cứu chúng sinh. Nói cách khác, đặc tính của Thập Giới suy ra từ Ngũ Giới. Giới thứ nhất, thứ hai, và thứ ba ngăn ngừa hành vi ác, thứ tư và thứ năm thuộc tạo thiện nghiệp, và năm giới sau cùng (thứ sáu đến thứ mười) thuộc về giới cứu chúng sinh.

Theo lập trường của Trí Khải Đại Sư, ‘Thập Giới’ có thể được phân ra thô và tế. Từ giới thứ nhất đến giới thứ bảy là giới thô, ba giới sau cùng là giới tế. Điều nầy bởi vì ba giới đầu thuộc Tạng giáo; giới thứ tư và thứ năm thuộc Thông giáo; giới thứ sáu và thứ bảy thuộc Biệt giáo tương ưng Thông giáo; cho thấy rằng Bồ tát của Thông giáo có thể quán sát mặt Giả của vạn pháp, từ đó vào đời hoán chuyển tâm chúng sinh. Ba giới sau cùng được xem là vi tế, thuộc Viên giáo.

ii. Định Thánh Hạnh (Ting Sheng-hsing) 

Định Thánh Hạnh là phần thứ hai thuộc Thánh Hạnh, gồm ba nhóm thiền là Thế gian Thiền (Shih-chien Ch’an), Xuất thế gian Thiền (Ch’u shih-chien Ch’an), và Xuất thế gian thượng thượng Thiền (Ch’u shih-chien shang shang Ch’an). Trí Khải phân tích từng nhóm một như sau :

Trí Khải chia ba nhóm đầu của ‘Thế gian thiền’ ra hai nhóm nhỏ : Thiền thuộc bản vị, ẩn khuất, ô nhiểm và không dấu vết (Ken-pen Wei Ch’an: Yin-mo Yu- kou Wu chi), và Thiền thuộc căn bản thanh tịnh, không che dấu, không ô nhiểm, lưu dấu vết (Ken-pen Ching Ch’an : Pu yin-mo Wu-kuo Yu-chi).

(i) Qua nhóm thứ nhất, thiền thuộc bản vị, ẩn khuất, ô nhiễm và không dấu vết ’, Trí Khải phân tích ‘bản vị’(fundamental flavor) là bước sơ khởi của thiền, hành giả bị vướng mắc vào từng kinh nghiệm thực chứng. Gọi là ‘căn bản’ có nghĩa rằng Thiền là một phương tiện quan trọng để đạt đến Tục đếChân đế. Gọi là ‘ẩn khuất’ (hidden) chỉ rằng hành giả không thể đạt đến sự chứng ngộ, và mặc dù đạt được Tịnh, vẫn thiếu Tuệ. Theo Khí Khải, loại Thiền nầy không có trí tuệ quán chiếu biểu thị chân tánh (An-cheng Wu kuan hui). Gọi là ‘ô nhiểm’ (with defilement) có nghĩa rằng qua mỗi hành trạng thiền, hành giả bị ảnh hưởng bởi sự hỉ lạc. Loại hỉ lạc nầy được diễn tả như ‘ái vị phát sinh’ (Ti-ti Sheng Ai-wei). Gọi là ‘không dấu vết’ (without mark) chỉ cho những cảnh giới trong thiền không được rõ ràng. Nhóm nầy gồm mười hai môn thiền (197) qua ba thứ lớp. Lớp thứ nhất có bốn môn thiền (Ssu Ch’an) (198), nhóm thứ hai có bốn loại tương đương (Ssu- teng) (199), và nhóm thứ ba có bốn loại tịnh Không. (Ssu-k’ung Ting). (200)

(ii) Qua nhóm thứ hai ‘thiền thuộc căn bản thanh tịnh, không che dấu, không ô nhiểm, lưu dấu vết ’. Gọi là ‘căn bản thanh tịnh’ đứng trên chỗ đối lập với nhóm thiền thứ nhất. Trí Khải nói rằng ‘không che dấu’ có nghĩa hành giả đạt đến chứng ngộ. ‘Không ô nhiễm’ có nghĩa hành giả không vướng mắc vào những kinh nghiệm thực chứng. ‘Lưu dấu vết’ là cảnh giới trong thiền rõ ràng. Nhóm thiền nầy cũng gồm ba thứ lớp. Lớp thứ nhất chỉ cho Lục Diệu Môn (Liu miao men) (201). Lớp thứ hai chỉ cho Thập Lục Đặc Thắng (Shih liu T’e Sheng) (202). Nhóm thứ ba chỉ cho thông minh thiền (T’ung-ming ch’an) (203).

Về lớp thiền thứ nhất, Trí Khải giải thích rằng danh từ ‘lục diệu môn’ suy ra rằng môn nầy có thể dung hợp với môn khác, và sáu cánh cửa thiển mở ra cho những người thiên về tuệ. Những pháp môn thiền nầy hữu hiệu đến đổi có thể phát sinh thanh tịnh, đưa hành giả ra ngoài vòng sinh tử trong ba cõi. Đặc biệt, môn Sổ (shu) thứ nhất liên quan đến cách thở, giúp hành giả định tâm. Môn Tùy (Sui) thứ hai biết hơi thở ra vào mà không cần phải để tâm quán sát. Môn Chỉ (Chih) thứ ba là lối tu tập dừng dòng ý tưởng lăng xăng. Môn Quán (Kuan) thứ tư tu tập dùng trí tuệ diệt những cái thấy sai lầm. Chữ Quán có ba ý nghĩa. Thứ nhất, dùng trí huệquán chiếu tánh KhôngChân Đế (Hui- kuan Kuan-chen), đó là, chân lý không cố định của thế giới hiện tượng. Thứ hai, quán Giả tướng ( Chia hsiang Kuan). Thứ ba, quán thực tướng (Shih kuan) của cả hai Không và Giả. Môn Hoàn thứ năm có nghĩa rằng khi hành giả có thiện xão trong sự hủy diệt và chia chẻ thực thể, hành giả dùng trí tuệ quán chiếu để vào Niết Bàn bằng cách trở lại quán giáo lý thiết yếu của Thế Tôn. Giáo lý thiết yếu nầy là nền tảng của Phật giáo, như Tứ Đế, Thập Nhị Nhận Duyên, và lối quán chân chính về Trung Đạo (Chung-tao Cheng-kuan). Môn Tịnh (Ching) thứ sáu chỉ cho sự chứng ngộ chân lý trong tất cả thực tại, thấy rằng vạn pháp, tự bản tánh, tĩnh lặng. (204)

Về lớp thiền thứ hai, ‘thập lục đặc thắng’ mở ra cho những người thiên về định. Trí Khải chỉ rõ ý nghĩa lớp thiền nầy khi nói rằng : ‘Ở mức độ thấp, hành giả chưa lìa được ô nhiễm. Chỉ khi nào sự tu tập thiền được hoàn hảo ở mức độ cao hơn, hành giả có thể chứng đắc.’(205) ‘Thập lục đặc thắng’ phát sinh từ ‘Tứ Niệm Trụ’. Từ ‘thân niệm trụ’ đặc thắng về sự nhận thức hơi thở ra vào, dài ngắn. Từ ‘thọ niệm trụ’, giới hạn những cảm nhận khổ của thân, đặc thắng chỗ kinh nghiệm vui thích, hỷ lạc, chánh tâm phát sinh. Từ ‘tâm niệm trụ’ đặc thắng tâm hỷ lạc, an vui, tự tại, và quán chiếu vô thường, Từ ‘pháp niệm trụ’ đặc thắng về quán chiếu thực tại thành, hoại và diệt, quán chiếu sự tách rời ngã khỏi vọng dục, quán sự hoại diệt của vạn pháp, và quán sự xa lìa trói buộc vào thế giới hiện tượng.

Về lớp thiền thứ ba, ‘thông minh’ chỉ cho những hành giả có cả hai định và tuệ. Lớp thiền nầy khiến tuệ quán thâm sâucẩn mật, đưa đến chỗ không ô nhiểm của bậc A-la-hán trong bất cứ mười thiền trạng cao hoặc thấp. (206) Chỗ nầy gồn hai mặt thực hành liên quan đến pháp tánh (Hsiu hsiang) và chân tánh (Hsiu cheng). Về mặt pháp tánh, với cách quán chiếu hơi thở thiếu thực thể, người tu hướng về sự quán chiếu tánh của thân, là cái mà hơi thở tùy thuộc. Nhận ra sự trống rỗng của thân, chỉ là sự tụ hội của tứ đại (đất, nước, gió, và lửa), hành giả tiếp tục quán tâm, là cái thân người tùy thuộc vào. Hành giả thấy rằng tâm cũng trống không, vì phát sinh từ sự tụ hội của duyên. Đến mặt chân tánh, đó là ‘sự nội chứng tánh Không như Chân Đế’. Dần dần, người tu có thể hội nhập và hiểu được được sự tách biệt giữa thân tướnghơi thở. Người tu cũng có thể thấy được rằng thân tướng tùy thuận với thân thể và môi trường địa lý, nên từ đó có thể vào được định trong tam giới.(207)

Xuất thế gian thiền là nhóm thiền thứ hai, gồm bốn nhóm nhỏ là Quán thiền, Luyện thiền, Huân thiền, và Tu thiền. Sau đây là phần giải thích của Trí Khải về từng nhóm một.

(i) Quán Thiền (Kuan Ch’an) : là nhóm thứ nhất trong ‘xuất thế gian thiền’, quán những cảnh giới trong thiền định. Đây là những loại quán chiếu khác nhau, gồm chín loại quán tưởng ( navasamijna) (208), tám bối xả (astavimoksa) (209), tám thắng xứ (astav abhibhvayatanani) (210), và mười nhất thiết xứ (dasa krtsnayatamani) (211).

(ii) Luyện Thiền (Lien Ch’an) : là nhóm thứ hai trong ‘xuất thế gian thiền’, chỉ cho cửu thứ đệ định (navanupurvasamapattayah) (212). Người tu có thể tu tập chín thứ bậc thiền một cách thiện xảo, dần dần từ thấp lên cao, hành giả trực nghiệm những thứ lớp khác nhau nầy không gián đoạn.

(iii) Huân Thiền (Hsun Ch’an) :là nhóm thứ ba trong ‘xuất thế gian thiền’ chỉ cho ‘Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội’ (Shih-tzu Fen-hsun san-mei) (213). Chỗ nầy không những nhập thiền định theo thứ lớp không gián đoạn mà còn xuất thiền định theo thứ lớp không gián đoạn.

(iv) Tu Thiền (Hsiu Ch’an) : là nhóm thứ tư trong ‘xuất thế gian thiền’, chỉ cho sự thông suốt về thiền của hành giả. Như thiền định mang lại rất nhiều giá trị lợi ích, vì thế được gọi là thiền đảnh (Ting-ch’an). Hành giả có thể xuất nhập tự tại bất kỳ loại thiền nào.
‘Xuất thế gian thượng thượng thiền’ là nhóm đại thiền sau cùng, chỉ cho chín loại đại thiền (chiu-chung Ta- ch’an) của Bồ tát.(214) Bồ tát hội nhập không gì khác hơn là Trung Đạo trong vạn pháp. Trí Khải nói : ‘Chín loại đại thiền nầy tương đương với pháp giới. Tất cả các pháp quy về thiền, và cảnh giới thiền đồng với Chân Đế.’ (215)

Phần trên là lập luận của Trí Khải về hai loại Thánh Hạnh : tu Giới và tu Định. Theo sau đây là diễn đạt của Trí Khải về thánh hạnh sau cùng : tu Tuệ.

iii. Tuệ Thánh Hạnh (Hui Sheng- hsing) 

Tuệ Thánh Hạnh chỉ trí tuệ thuộc bốn loại Tứ Đế (Ssu chung Ssu-ti Hui) gồm có Sinh Diệt, Vô Sinh Diệt, Vô Lượng, và Vô Tác. Đây là phần phân tích sâu xa bốn lối hiểu Tứ Đế đượcTrí Khải vẽ ra để nói về một trong sáu loại Cảnh như thực từ phối cảnh của dụng đến từ trí tuệ. 

Với Trí Tuệ Sinh Diệt Tứ Đế (Sheng-mieh Ssu-ti Hui) ‘Trí tuệ Khổ đế’ quán chiếu đặc tính của Khổ. ‘Trí tuệ tập đế’ theo những nhân lành để tránh tạo tác những giống ác. ‘Trí tuệ Đạo đế ’ diệt những lối nhìn sai lạc của Dục giới, quán chiếu sự bất tịnh của sự vật, hành giả vượt qua những quan niệm sai lầm về tịnh; quán chiếu thọ là khổ, hành giả bỏ những lối nhìn sai lệch về lạc thú; quán chiếu hành động chỉ là sự hội họp tạm thời, hành giả xa lìa những cố chấp về ngã; quán chiếu dòng sinh diệt của ý tưởng, hành giả bỏ sự chấp thường trụ. ‘Trí tuệ Diệt đế’ thấy được rằng chân lý là sự vứt bỏ những lối nhìn sai lệch. Nếu tà kiến là nhân đã không sinh khởi thì nghiệp là quả cũng sẽ không sinh khởi.(216)

Với ‘Trí Tuệ Vô Sinh Tứ Đế’ (Wu-sheng Ssu-ti Hui), ‘Trí tuệ Khổ đế’ có nghĩa rằng khi quán chiếu những tướng bất tịnh, hành giả thấy được rằng nơi tướng chính là Không, và Không thì không liên hệ gì đến sự hoại diệt của tướng. Chân lý là cái không có Khổ để phân tích và chia chẻ, vì Khổ chính nó đã là Không. ‘Trí tuệ Tập đế ’ tức biết được rằng nhân của khổ từ tâm phát sinh. Vì tâm là vọng, nhân của khổ cũng là vọng. ‘Trí tuệ Đạo đế’ tức nhận biết rằng vì Khổ (như nhân) là vọng, Đạo diệt Khổ (như quả) cũng không sinh khởi. ‘Trí tuệ Diệt đế’ chứng được vạn pháp bản lai vô sinh, hiện tại, không có gì để phải hủy diệt. (217)

Với ‘Trí tuệ Vô lượng Tứ đế’ (Wu-liang Ssu-ti Hui), ‘Trí tuệ Khổ đế’ tức biết thông suốt sự khác biệt giữa hiện hữu giả tạm và thực tính của mười pháp giới. ‘Trí tuệ Tập đếliên quan đến trí phân biệt phiền não qua năm thứ lớp trói buộc (Wu Chu fan-nao) (218). ‘Trí tuệ Đạo đế’ tức hiểu thông suốt được bán tự (219), mãn tự (220), chánh giáo (cheng) (221), và phụ giáo (Chu) (222). ‘Trí tuệ Diệt đế’ hiểu đưực bốn mặt. Mỗi mặt trong bốn mặt lại được nhân lên từ Vô lượng Tứ đế, tổng cộng mười sáu loại trí tuệ, được gọi là mười sáu cửa thuộc trí tuệ Bồ tát. Lý do trí tuệ Bồ tát liên quan đến nhiều pháp môn khác nhau được Trí Khải giải thích như sau : 

‘Bồ tát, như đại lương y, biết từng mạch tim, hiểu từng chứng bệnh, thông suốt từng loại thuốc, và nhận biết những bệnh khác nhau. Cũng như vậy, Bồ tát phát khởi tâm từ bi, hành đạo hạnh, (như là) những phẩm hạnh sai biệt (đưa đến chứng đắc) (224), với mục đích làm lợi ích chúng sinh, và thanh tịnh Phật địa.’ (225)

Với ‘Trí tuệ Vô tác Tứ đế’ (Wu-tso Ssu-ti Hui), phát sinh từ chứng ngộ Viên giáo. Người tu hiểu rằng không có sự khác biệt trong vạn pháp vì tất cả là sự hiển lộ của Nhất Chân Tánh. Căn cứ vào cái hiểu về Nhất Chân Tánh nầy trong tất cả sự vật, không hề có bất cứ sai biệt nào giữa Đạo và Diệt, giữa Khổ và Tập. Bốn chân lý thực ra từ cái thấy sai lạc trí tuệ Bồ đề thành phiền não, Niết Bàn thành luân hồi. Trí Khải lên tiếng rằng cái thấy sai lầmnguyên nhân của Khổ. Vì khổ, chúng sinh muốn thoát khổ. Nếu chúng sinh có thể hiểu một cách đơn giản rằng khổ đồng nhất với trí tuệ Bồ đề, thì chúng sinh không cần đến Đạo đếDiệt đế để thoát khổ. Tứ đế thật sự không phải là bốn. Điều nầy có nghĩa rằng với trí tuệ thuộc Vô Tác Tứ Đế, hành giả có thể hội nhập vào tánh như thị của vạn pháp, là cái ở ngoài sự phân biệt của bất cứ khái niệm nào. Từ bốn chân lýthực ra không phải là bốn (vì cái hiểu sai lạc của chúng sinh), Tri Khải lập luận rằng Tứ Đếvô lượng mà cũng không phải là vô lượng. Điều nầy bởi vì nếu chỉ có một chân lý như thị, thì không có sự vô lượng. Sự vô lượng sinh khởi từ cái nhìn của Bồ tát về tánh Không của Hữu là Bất Không (bởi vì Giả). Vô lượng không thể đứng vững dựa trên thực tánh như thị, quan điểm về Giả hoặc Không bất cân xứng trong sự liễu đạt chân lý. Nói cách khác, bất cứ công dụng của ý niệm tương quan không tránh được qua ngôn ngữ thì không thích ứng với sự nhận ra tánh như thị của vạn vật. Vạn pháp như nó là, không đến để có mặt, cũng không đi để tan biến : đây là chân tánh của thực tại vượt trên lời và ý. Gieo trồng trí tuệ nầy giúp hành giả an trú trong địa thứ nhất của Thập Địa, đó là hoan hỷ làm lợi cho mình và cho người (Pramudita). Trí Khải giải thích sự thành tựu nầy như sau :

‘(Nếu hành giả có thể) vào địa nầy, hành giả đã viên thành hai mươi lăm tam muội (226) với mục đích loại bỏ hai mươi lăm loại hiện hữu (227), và làm hiển lộ tự tánh (của chúng sinh) trong hai mươi lăm loại hiện hữu. Tự tánh nầy là thực tánh, và thực tánh tức Phật tánh’ (228).

Chỗ nầy nói lên rằng Bồ tát sơ địa (229) có thể tạo ích lợi cho riêng mình và cho người khi vào hai mươi lăm Hữu dựng nên sáu cõi luân hồi. Qua hệ thống của Trí Khải, hai mươi lăm Hữu liên quan đến hai mươi lăm tam muộiBồ tát thực hành. Vì cái trước là kết quả từ lối nhìn và nghĩ sai lầm trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi, tu tập cái sau nhằm mục tiêu hủy diệt những hiện hữu kia, từ đó, Phật tánh có sẳn trong mỗi chúng sinh được hiển lộ. Với Trí Khải, sự phơi bảy của Phật tánh có thể bình đẳng đưa đường hành giả đến Phật địa thường, lạc, ngã, và tịnh. Trí Khải giải thích sự hoại diệt hai mươi lăm Hữu như sau :

‘(Nếu) hai mươi lăm loại hiện hữu diệt, thì không còn có phiền não, và đây là tịnh đức. (Nếu) hai mươi lăm Hữu diệt, thì không còn khổ như quả, và đây là thường đức. Đạt đến hai mươi lăm tam muội là lạc. Liễu đạt tự tánh (của chúng sinh) trong hai mươi lăm Hữu là ngã. Vì thế, (vì diệt hai mươi lăm Hữu), bốn đức hạnh nầy hiển lộ rõ ràng.’(230)

Trí Tuệ Vô Tác Tứ Đế - thành tựu hai mươi lăm tam muội qua sự hủy diệt hai mươi lăm Hữu 

Trí Khải Đại Sư đặt hai mươi lăm tam muội (Erh-shih-wu San mei) trong tương quan chi tiết với hai mươi lăm Hữu (Erh-shih-wu Yu). Những tam muội nầy là phương tiện để Bồ tát đạt đến Tam Đế. Trí Khải giải thích từ ‘tam muội’ một cách xác thực, như là ba mặt của bóng tối. Bóng tối chỉ cho quán chiếu, và ba mặt được nói đến như Tam Quán. Nói cách khác, sự thành tựu hai mươi lăm tam muội gắn liền với tam quán qua Không, Giả, và Trung Đạo. Vì Tam Đếchân lý rốt ráo, hợp hóa hai mươi lăm tam muội, và những tam muội nầy được xem là siêu việt nhất sánh với những tam muội khác. Vì vậy được mang tên là ‘Pháp vương’(Fa-wang). Thêm nữa, sự siêu việt của hai mươi lăm tam muội nằm trong sự hoại diệt của hai mươi lăm Hữu. 

Hai mươi lăm tam muội trong tương quan với hai mươi lăm Hữu được giải thích qua bốn điểm. Thứ nhất, Trí Khải nói về khổ hoạn của các loại Hữu (Chu-yu kuo-huan) để nhấn mạnh sự cần thiết hủy diệt các Hữu qua hai mươi lăm tam muội. Thứ hai, Bồ tát vì muốn loại bỏ những sai lầm trong chính mình và trong chúng sinh, thực hành những hạnh khác nhau, gọi là giá trị và phẩm hạnh như chánh pháp (Pen-fa kung-to). Thứ ba, như kết quả diệt vọng, Bồ tát chứng ngộ Tam Đế, từ đó, ba loại tam muội thành tựu. Đây là điểm quan trọng của sự thành tựu ba loại tam muội (hsing ch’eng san mei). Thứ tư, tựu thành ba loại tam muội, cùng với từ và bi, Bồ tát có thể cứu chúng sinh trong những chủng loại khác nhau. Đây là diệt hữu với từ và bi (Tz’u-pei p’o-yu). Sau đây là phân tích của Trí Khải qua bốn điểm trong tương quan với sử dụng hai mươi lăm tam muội để diệt hai mươi lăm Hữu (231).

(i) Vô cấu tam muội (Wu-kou san-mei) phá Hữu Địa ngục (naraka). Bồ tát thấy trước rằng quả báo địa ngục phát sinh từ bốn loại ô nhiểm nặng nề : nghiệp xấu ác, kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặcvô minh (232). Để làm vơi ô nhiểm, Bồ tát gieo trồng những ‘thánh hạnh’ giới, định, và tuệ. Sự gieo trồng ‘thiện giới tương ưng với chánh đức’ (233) hủy diệt ác nghiệp. Sự tu tập Tịnh tương quan với ‘tám giải thoát’ (234) để vượt qua ô nhiểm về kiến hoặc. Tu trì trí tuệ Sinh Diệt Tứ ĐếVô Sinh Tứ Đế để hủy diệt ô nhiểm về kiến hoặctư hoặc. Tu trì trí tuệ Vô lượng Tứ Đế hủy diệt sự ô nhiểm vì trần sa hoặc. Diệt kiến hoặctư hoặc đưa đến sự thành tựu ba loại tam muội : Chân đế tam muội, Tục đế tam muội, và Trung Đạo tam muộiTrung Đạo tam muộitam muội siêu việt nhất, vì vậy được gọu là Trung Đạo Vương Tam Muội (Chung-tao wang san-mei). Đã diệt được ô nhiểm trong địa ngục, với từ và bi, và với thệ nguyện cứu chúng sinh trong địa ngục, vị Bồ tát nầy sử dụng trí tuệ của bốn loại Tứ Đế. Vị Bồ tát nầy đáp ứng khế hợp căn tánh chúng sinhđức hạnh và có khả năng lãnh hội chân lý Không, Giả, và Trung Đạo. Xa hơn, Bồ tát hướng tâm chúng sinh rời lìa khổ não, được an lạclần lượt vào được Tam Đế (tục đế, chân đế, và vua các tam muội). Làm như vậy, không những Bồ tát xa lìa cấu nhiễm mà còn giúp được chúng sinh xa lìa cấu nhiễm.

(ii) Bất Thoái Tam Muội (p’u-t’ui san-mei) : Tam muội nầy có đặc tính bất thối chuyển. Không biết hổ thẹnác nghiệp, thấy và làm sai lầm, thiếu trí, vô minh, chúng sinh đã lùi bước và đánh mất con đường thiện. Để vượt qua sự thối chuyển nầy, Bồ tát tu trì các thánh hạnh khác nhau. Tu trì ‘thuần thiện tương ưng với chánh đức’ diệt được thối chuyểnác nghiệp. Tu Tịnh diệt được thối chuyểnkiến hoặc. Tu trí tuệ Sinh DiệtVô Sinh Diệt Tứ Đế diệt được thối chuyểntư hoặc. Tu trí tuệ Vô Lượng Tứ Đế diệt được thối chuyểntrần sa hoặc. Tu trí tuệ Vô Tác Tứ Đế diệt được thối chuyểnvô minh. Sự hoại diệt những loại đưa đến thối chuyển nầy thành tựu các tam muội Chân Đế, Tục Đế, và Trung Đạo. Với sự hành trì các hạnh khác nhau, Bồ tát có thể hoán chuyển chúng sinh bằng cách đáp ứng với căn tánh khác nhau trong sự tiếp thu được các chân lý khác nhau của chúng sinh. Vì cứu chúng sinh, Bồ tát không thối chuyển và không làm cho chúng sinh thối chuyển.

(iii) Tâm Lạc Tam Muội (Hsin-lo San-mei) phá Hữu của Ngạ quỷ. Hữu nầy là kinh nghiệm khổ đau của loài quỷ đói. Để đối trị khổ nạn trong Hữu nầy, Bồ tát thực hạnh những thánh hạnh khác nhau. Tu giới diệt khổ từ ác nghiệp. Tu tịnh vượt qua kiến hoặc. Tu trí tuệ Sinh DiệtVô Sinh Diệt Tứ Đế diệt tư hoặc. Tu trí tuệ Vô Lượng Tứ Đế diệt khổ nạn vì trần sa hoặc. Tu trí tuệ Vô Tác Tứ Đế diệt vô minh. Như kết quả đến từ sự hủy diệt các khổ nạn nầy, Vô vi tâm lạc tam muội (Wu-wei hsin-lo san-mei), tâm vui nghe giáo lý phân biệt y tà chánh tam muội, (To-wen Fen pieh lo San-mei), và Thường lạc tam muội (Ch’ang-lo san-mei) thành tựu. Vì muốn cứu độ, Bồ tát không những được an lạc mà còn hướng chúng sinh đến chỗ an lạc.

(iv) Hoan Hỷ Tam Muội (Huan-Hsi san-mei) : phá A Tu La Hữu. A Tu La đa nghisợ hãi. Để làm giảm cái sợ vì ác nghiệp,kiến hoặctư hoặc, thiếu trí, và vô minh, Bồ tát thực hành nhiều thánh hạnh. Như kết quả đưa đến từ sự diệt hãi sợ nầy, ‘Không pháp hỷ tam muội’ (K’ung-fa hsi san-mei), như Không, tâm vui thấy chúng sinh tam muội (I-ch’ieh Chung-sheng Hsi-chien san-mei), như Giả, và Hỉ vương tam muội (Hsi wang san-mei), đó là Trung Đạo, được thành tựu. Vì muốn cứu độ chúng sinh, không những Bồ tát đạt những tam muội nầy, mà còn ban vui cho kẻ khác.

(v) Nhật Quang Tam Muội (Jih-kuang san-mei) phá Phất Bà Đề Hữu (Fu-p’o-t’i Yu) ở phương Đông (235). Nhật Quang tương tự với ánh sáng trí tuệ có thể xóa tan bóng tối của vọng tâm. Trong Hữu nầy vẫn có những vọng động khác nhau. Để vượt qua, Bồ tát thực hành những thánh hạnh liên quan đến ánh sáng trí tuệ. Với bóng tối đã bị hủy diệt, Nhất Thiết Trí Nhật Quang Tam Muội, Đạo Chủng Trí Nhật Quang Tam Muội, và Nhất Thiết Chủng Trí Nhật Quang Tam Muội thành tựu. Vì muốn cứu độ chúng sinh, Bồ tát không những phá tan bóng tối mà còn giúp chúng sinh phá tan bóng tối.

(vi) Nguyệt Quang Tam Muội (Yueh-kuang san-mei) phá Cù Đà Ni Hữu (Ch’u-yueh-ni)) ở phương Tây. Tam muội nầy cũng như tam muội nói trên về ánh sáng mặt trời, vì ánh trăng cũng xóa tan bóng tối.

(vii) Nhiệt Viêm Tam Muội (Je-yen San-mei) phá Uất Đơn Việt Hữu (Yu-tan-yueh) phương Bắc. Chúng sinh phương Bắc lạnh lẽo và khó khăn, vô ngã tưởng là thành ngã. Bồ tát, để diệt tướng ngã, thực hành những hạnh liên quan đến lửa trí tuệ, từ đó vượt qua cái thấy sai lầm về ngã, cùng lúc giúp chúng sinh vượt qua cái thấy sai lầm về ngã. 

(viii) Như Huyễn Tam Muội (Yu-huan San-mei) : phá Diêm Phù Đề Hữu (Yen-fu-t’i) ở phương Nam. Chúng sinh trong thế giới nầy có những đoạn đời và quả báo khác nhau. Như một sự bấp bênh mộng mị, ảo vọng là sản phẩm của tâm. Bồ tát, vì muốn diệt tất cả các loại vọng tâm, đưa đến các chân lý từ bốn loại trí tuệ Tứ Đế. Với sự hủy diệt các vọng động nầy, Như Huyễn Tam Muội thành tựu để hoán chuyển chúng sinh

(ix) Bất Động Tam Muội (P’u-tung San-mei) : phá Hữu cõi Trời Tứ thiên vương (Ssu t’ien wang t’ien). Bốn vị thiên vương cai quản khắp thế giới, giữ gìn cương thổ. Vì vậy các vị có quả báo từ cái động. Bồ tát, vì muốn diệt những cái động nầy, thực hành nhiều thánh hạnh tựu thành tam muội. Vì đáp ứng căn cơ của tứ thiên vương, Bồ tát giúp chư vị diệt cái động để đến với cái bất động.

(x) Nan Phục Tam Muội (Nan-fu San-mei) : phá Hữu ở ba mươi ba cõi Trời (San-shih-san T’ien) (236). Hữu nầy ở trên đỉnh cõi đất, như núi Tu Di. Quả báo và ba loại vọng ở đây rất khó điều phục. Vượt trên những cái khó điều phục nầy, Bồ tát thực hành nhiều hạnh nguyện khác nhau. Hủy diệt những vọng động, Bồ tát thành tựu tam muội, và giúp chúng sinh thành tựu tam muội.

(xi) Duyệt Ý Tam Muội (Yueh-I san-mei) : phá cõi Thiên ma (Yen-mo T’ien). Mặc dù chúng sinh trong cõi Trời nầy vui thú an bình, vui thú nầy đến từ quả báo giữ gìn an bình. Các chúng sinh nầy không cái lạc bất động, và không có cái lạc thanh tịnh, Đạo TríTrung Đạo Trí. Bồ tát, vì muốn diệt các sầu khổ, thực hành nhiều hạnh nguyện, thành tựu tam muội, và giúp chúng sinh thành tựu tam muội.

(xii) Thanh Sắc Tam Muội (Ch’ing se san-mei) : phá Đâu Suất Thiên Hữu
(Tou-shuai T’ien). Chúng sinh cõi Trời nầy ưa thích sắc xanh lục đến đổi hầu hết vật đều là màu lục. Bồ tát, vì muốn phá sắc xanh lục nầy, hành trì chân lý tối thượng cả hai mặt phủ định và xác định. Điều nầy để nói lên rằng chân tánh không là giới, định, và tuệ, nhưng cũng là giới, định, và tuệ. Giới là phá những quả báo từ sự chấp vào sắc xanh lục. Tuệ Sinh Siệt, và Vô Sinh phá những cái thấy và làm sai lạc vì chấp vào sắc xanh lục. Tam Đế được hội nhập cả hai mặt xác định và phủ định cũng phá sự chấp vào sắc xanh và thành tựu ba loại tam muội. Cùng đạo lý trên có thể áp dụng cho hai tầng Trời theo sau.

(xiii) Hoàng Sắc Tam Muội (Huang-se San-mei) : phá Hóa Lạc Thiên Hữu. Tầng Trời nầy có nghĩa là vui thú và biến hóa.

(xiv) Xích Sắc Tam Muội ( Ch’ih-se San-mei) : phá Tha Hóa Tự Tại Thiên Hữu. Tầng Trời nầy có nghĩa là tự tại biến hóa lấy cái vui của kẻ khác làm vui thú.

(xv) Bạch Sắc Tam Muội (Pai-se san-mei) : phá Hữu cõi Trời sơ thiền (Ch’u-ch’an T’ien). Mặc dù chúng sinh nơi cõi Trời nầy dùng ‘sắc trắng’ biểu thị sự xa lìa ngũ dục, nhưng vẫn còn trong ‘sắc đen’ bởi vì vẫn chưa tách rời chính họ ra khỏi tâm ý quán chiếu thô và tế (Chueh and Kuan) (237). Bồ tát, vì muốn phá những bất tịnh nầy, thực hành những hạnh thanh tịnh, thành tựu ba loại tam muội qua Tam Đế, và giúp chúng sinh thành tựu các tam muội.

(xvi) Các loại Tam Muội (Chung chung san-mei) : phá Đại Phạm Thiên Hữu (Ta Fan T’ien) (238). Vị Phạm Thiên cai quản Đại Thiên thế giới đủ chủng loại, vì vậy đủ chủng loại quả báo. Phạm Thiên không thông đạt Không, Giả, và Trung Đạo. Vì muốn phá chủng chửng loại nầy, Bồ tát hành trì nhiều hạnh, thành tựu nhiều loại tam muội qua Tam Đế, và giúp chúng sinh thành tựu như vậy.

(xvii) Song Tam Muội (Shuang San-mei) : phá Nhị Thiền Hữu ( Erh-Ch’an T’ien). Điều nấy bởi vì hành giả đã không thông đạt được song Tam Đế, đó là, song Không, song Giả, và song Trung Đạo (Shuang K’ung, Shuang Chia, Shuang Chung) (239).

(xviii) Lôi Âm Tam Muội (Lei-yin san-mei) : phá Tam Thiền Thiên (San Ch’an T’ien). Điều nầy bởi vì hành giả chìm sâu trong lạc thọ, bị trói buộc của cái vui thông đạt được Tam Đế. Để lay tỉnh các vị nầy, Bồ tát hành trì nhiều hạnh như âm thanh sấm dậy, thành tựu tam muội qua Tam Đế, và giúp chúng sinh thành tựu như vậy.

(xix) Chú Vũ Tam Muội (Chu-yu San-mei) : phá Tứ Thiền Thiên (Ssu Ch’an T’ien). Điều nầy bởi vì tất cả những yếu tố thanh tịnh hiện ra trong cõi thiền nầy, nhưng cần mưa tưới khắp. Bồ tát thực hành nhiều hạnh như mưa, thành tựu ba loại tam muội, và giúp chúng sinh thành tựu như vậy.

(xx) Như Hư Không Tam Muội (Ju-hsu-k’ung san-mei) : phá Vô Tưởng Thiên (Wu-hsiang T’ien). Điều nầy bởi vì những cái khác với chủ thuyết Bất Không, là những cái nhìn sai lệch về Niết Bàn. Các vị nầy nhìn quả báo không phải là Không, và Tam Đế không phải là hoàn toàn rỗng lặng. Bồ tát thực hành nhiều ‘tịnh hạnh’ về tánh Không, thành tựu ba loại tam muội, và giúp chúng sinh thành tựu như vậy.

(xxi) Chiếu Cảnh Tam Muội (Chao Ching San-mei) : phá A na hàm Thiên, cõi vô nhiễm của bậc thánh (Sheng wu-lou T’ien). Mặc dù các vị đã đạt đến chỗ thuần tướng, sự thuần tướng nầy vẫn còn quả báo là kết quả của vô lậu, vì vẫn chưa phải là cái rốt ráo Không của sắc tướng. (Chih chin Se K’ung). Với Tam Đế, tam muội nầy giúp hành giả tiếp nhận sâu hơn tịnh tướng như tương tự trong gương. Nói cách khác, tịnh tướng giống như một tấm gương : Không tướng chỉ cho siêu việt, Giả tướng chỉ cho không phản chiếu, và Trung Đạo chỉ cho thanh tịnh và toàn hảo.

(xxii) Vô Ngại Tam Muội (Wu-ai san-mei) : phá Không Vô Biên Xứ (K’ung Wu-pien-ch’u) (240). Vô ngại tam muội đạt đến vô ngại qua Tam Đế . Điều nầy bởi vì mặc dù cõi nầy đã vượt qua sự trói buộc của hình tướng, sự vô ngại nầy vẫn còn là một loại quả báo.

(xxiii) Thường Tam Muội (Ch’ang san-mei) : phá Thức Vô Biên Xứ (Chih wu-pien ch’u) (241). Điều nầy bởi vì cõi nầy lấy sự liên tục không gián đoạn của Thức làm Thường. Cái Thường nầy đến từ sự tu tập tịnh, nhưng không phải từ sự thấy được Tam Đế là Thường Không (San- wu Wei Ch’ang), Thường Biến (Hua-yung Ch’ang) như dụng. Theo Trí Khải Đại Sư, cái Thường nầy thực sự không phải là Thường, mà do tịnh mà có, nên vẫn còn là một loại quả báo.

(xxiv) Lạc Tam Muội (Luo san-mei) : phá Vô Sở Hữu Xứ (Wu-suo yu ch’u) (242). Chỗ nầy ứng dụng lạc tam muội phá tương tự ngu si (Ju ch’ih) trong cõi Trời nầy, vì sự tương tự ngu si đồng như khổ và vô minh.

(xxv) Ngã Tam Muội (Wo san-mei) : phá Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Fei hsing fei fei hsiang Ch’u) (243). Điều nầy bởi vì vẫn còn có những ô nhiễmvô minh vi tế ngăn ngại sự tự tại. Phá được vi tế ô nhiễmvô minh, hành giả chứng đắc được chân ngã (chen-wo) hiển lộ tánh Phật, tùy thuận ngã (Sui-su-wo) nhằm mục tiêu hoán chuyển chúng sinh, và Thường lạc ngã (Ch’ang-luo-wo), tức Niết Bàn.

Phần trên là sự diễn tả hai mươi lăm Tam Muội Bồ tát thành tựu qua việc phá hai mươi lăm Hữu. Sự thành tựu hai mươi lăm tam muội là kết quả tu trì tuệ hạnh liên quan đến Vô Tác Tứ Đế. Đây là hạnh thứ nhất trong năm hạnh của Bồ tát thuộc Biệt giáo, tức Thánh Hạnh’. 

(2) Phạm Hạnh (Fan-hsing)
‘Phạm Hạnh’ là hạnh thứ hai trong năm hạnh của Bồ tát. Theo Trí Khải, Phạm có nghĩa là thanh tịnh , và thanh tịnh có nghĩa là rời cả hai mặt hiện hữu và không hiện hữu. Để cứu chúng sinh với phạm hạnh đồng như lòng từ bi, hỷ, xả vô điều kiện. Khi Bồ tát thực hành Thánh Hạnh, Bồ tát đạt đến vô úy (Wu-wei-ti) và tự trang nghiêm bằng hai mươi lăm tam muội. Đức từ biBồ tát có, căn cứ trên những chứng đắc, hiển bài ‘phạm hạnh’, và khác với lòng từ bi như kết quả của những phương pháp tu trì khác. Trí Khải nhấn mạnh rằng để gây ảnh hưởnghành trì các hạnh từ bi hỷ xả nầy, Bồ tát có thể làm tất cả để cứu chúng sinh thoát khổ, và ban bố an lạc. Trí Khải mô tả đức từ bi đồng như tánh Phật, tự trang nghiêm với giá trịđức hạnh. Vì thế được gọi là ‘phạm hạnh’.

 (3) Thiên Hạnh (T’ien Hsing)
‘Thiên Hạnh’ là hạnh thứ ba trong năm hạnh của Bồ tát. Trí Khải giải thích rằng chữ ‘Thiên’ liên quan đến nguyên lý. Cái được gọi là ‘Thiên Lý’(T’ien-jan Chih Li) chuyển đạt sự kiện rằng sự thành hình của thiên hạnh đến từ những nguyên lý nầy. Nói cách khác, thiên hạnh phù hợp với chân tánh, và là sự trang nghiêm của trí tuệ. Trí Khải nói rằng Thánh HạnhThiên HạnhBồ tát thượng cầu Phật đạo (Shang ch’iu Fo-tao); và Phạm Hạnh, Như Bệnh Hạnh, Anh Nhi Hạnh là Bồ tát hạ hóa chúng sinh (Hsia -hua Chung sheng).

 (4) Anh Nhi Hạnh (Ying-erh-hsing)
‘Anh nhi hạnh’ là hạnh thứ tư trong năm hạnh của Bồ tát. Theo Trí Khải, hạnh nầy dựa trên tâm từ lạc, chỉ cho Bồ tát là những bậc đã hòa mình với căn cơ chúng sinh. Thực hành nhiều thứ lớp tu trì, như Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, và Tam Đế, Bồ tát huớng dẩn chúng sinh khám phá cội nguồn giá trị, và ngay cả nhận ra được Phật trí.

(5) Bệnh Hạnh (Ping hsing)
‘Hạnh như người bệnh’ là hạnh sau cùng trong năm hạnh của Bồ tát. Theo Trí Khải, hạnh nầy có từ lòng đại biđiều kiện của Bồ tát, trong việc chữa lành tâm bệnh cho chúng sinh. Bồ tát, với mục đích chữa trị những chủng tử xấu ác của chúng sinh, đã tự hòa đồng với chúng sinh. Để chia sớt bệnh tình của chúng sinh trong các cõi, Bồ tát hoặc thị hiện làm súc sanh, ngạ quỷ, người v.v... Đồng hóa với chúng sinh, Bồ tát chỉ bày cho chúng sinh kiếp người vô thường, sinh, già, bệnh, chết; và vì chúng sinh, Bồ tát trải thân trong pháp giới.

2.Viên Giáo Ngũ Hạnh (Yuan Wu-hsing) (T33, 725 a-726 b)

Bên cạnh năm hạnh của Bồ tát Biệt giáo, Trí Khải thêm vào ‘năm hạnh của Bồ tát Viên giáo’, và gọi đó là Như Lai Nhất Hạnh (Ju-lai I Hsing), vượt trên những hạnh của Bồ tát Biệt giáo. Trí Khải lập luận rằng so sánh với đề mục trước, chánh thức đây là Đại Thừa (Ta sheng), vì Đại Thừa chỉ cho Phật thừa,đồng với ‘Phật hạnh.’ Trí Khải giải thích
‘(Sự hành trì của) Viên Giáo viên dung mười pháp giới, và một thực hành liên quan đến tất cả thực hành. Đây gọi là ‘Đại Thừa’(có nghĩa) đi trên cổ xe Phật. Vì thế, được gọi là Như Lai hạnh’(244)

‘An Lạc Hạnh’ được nói đến trong kinh Pháp Hoa biểu thị ‘sự hành trì của Viên giáo’. Trí Khải giải thích rằng ngay cả nơi cái tựa đề ‘an lạc’ nói lên ý nghĩa ‘trọn vẹn’, như quả Phật tánh. Nói cách khác, sự hành trì an lạc là nhân để đạt đến Phật giới :

 ‘An lạc gọi là Niết Bàn, chỉ cho cái quả toàn vẹn. Hạnh chỉ cho cái nhân toàn vẹn, tương tự với nghĩa Niết Bàn. Vì thế, ( hạnh an lạc) tức Như Lai hạnh.’(245)

Một lý do khác khiến năm hạnh của Bồ tát Viên giáo được gọi là ‘Như Lai Hạnh’ vì những hạnh nầy có thể từ tâm hành. Vì tâm viên dung tất cả năm hạnh, nên có thể được xem là nhất hạnh Như Lai: ‘Năm hạnh chứa trong một tâm, và đầy dử không có bất cứ sự thiếu sót, vì vậy được gọi là Như Lai hạnh.’(246) 

Lý do một tâm có thể viên dung năm hạnh Viên giáo vì tâm biểu thị vũ trụ, và đồng với ba tam muội của Tam Đế (Không, Giả, và Trung Đạo). Như Trí Khải nói :

‘Khi nhất tâm chiếu soi mười pháp giới, tức thì đầy đủ năm loại hành trì thuộc Viên giáo. Hơn nữa, một tâm viên dung năm hạnh đồng như ba loại tam muội Tam Đế.’(247)

Mỗi hạnh trong năm hạnh mở ra sự tương quan với những đoạn kinh Pháp Hoa liên hệ đến sự bước vào ‘nhà Như Lai’, khoác lên ‘chiếc y Như Lai’, và ngồi được trên ‘tòa Như Lai’ như sau :

(1) Thánh hạnh thuộc Viên giáo (Yuan Sheng hsing) là hạnh thứ nhất trong năm Như Lai hạnh, gồm giới, định, và tuệ. Về giới, liên quan đến Phật giới ‘xiển dương tịnh giới của Phật ’(249). Trí Khải nhấn mạnh rằng Phật giớigiới hạnh của Viên giáo. Giới nầy cũng tương quan với sự nhu nhuyễn của ‘áo Như Lai’. Như Trí Khải nói :
‘( Khi sự nhu nhuyễn) phản ảnh tánh và tướng thanh tịnh, trở nên đồng nhất với giới. Khi sự chiếu soi tĩnh lặng, tức đồng với tịnh và tuệ. Đây là (ý nghĩa) Thánh hạnh.’(250)
Về tịnh và tuệ, hai hạnh nầy liên quan đến sự trang nghiêm của Phật nói đến qua đoạn kinh sau : ‘Phật trú tại Đại Thừa. Phật chứng đắc Pháp như tự trang nghiêm chính mình với lực của tịnh và tuệ.’(251)

(2) Phạm hạnh thuộc Viên giáo (Yuan Fan-hsing) là hạnh thứ hai trong năm Như Lai hạnh. Phạm hạnhbiểu tượng của ‘nhà Như Lai’(252), vì chúng sinh nương tựa vào lòng từ bi vô điều kiện trên khắp pháp giới. Thêm nữa, chư Phật hướng tâm chúng sinh khắp cả mọi nơi, vớI thệ nguyện, thần thông, và trí tuệ, an trú trong Phật giới. Trí Khải giải thích hạnh nầy khi nói rằng :
‘(Vì muốn) hoán chuyển tánh và tướng (như thế ấy) trong chín pháp giới, lòng từ (của chư Phật) sinh khởi; (vì muốn) ban bố sự an lạc của Phật giới (trên chúng sinh), lòng bi vì vậy sinh khởi. Đó là Phạm hạnh.’(253) 
Phạm hạnh nầy đồng với tam muội Thế tục đế, liên quan đến sự đáp ứng của chư Phật khế hợp với căn cơ chúng sinh có thể lãnh hội được chân lý Giả.

(3) Thiên Hạnh thuộc Viên giáo (Yuan T’ien Hsing) là hạnh thứ ba trong năm Như Lai hạnh. ‘Thiên hạnh’ nầy là biểu tượng của ‘tòa Như Lai’ (254), và tương hợp với thực tánh. 
Thực tánh nầy được hiển lộ bởi chân lý tối thượng, và được chư Phật hộ niệm. Trí Khải nói :
‘ Nguyên lý tự nhiên của chân lý tối thượngChân Như của vi diệu lý, được chư Phật hộ niệm, và là nơi chư Phật an trụ’.(255)
Đặc tính của nguyên lý tự nhiên nầy là tĩnh lặng, biểu tượng bởi tòa Như Lai :
‘ (Nếu hành giả) đi xa hơn, nhận ra được (đặc tính của) tịch diệt trong mười pháp giới, đây là chỗ ngồi của Như Lai.’ (256).
‘Thiên hạnh’ đồng với vua của các tam muội, đó là ‘Trung Đạo Vương Tam Muội’, là sự đáp ứng của chư Phật với căn cơ khế hợp của chúng sinh nhận ra được lý Trung Đạo.

(4) ‘Anh Nhi Hạnh’ (Yuan Ying-erh-hsing) là hạnh thứ tư trong năm hạnh Như Lai. Anh nhi hạnh là biểu tượng bởi ‘áo Như Lai’ (257), tương quan với sự nhu hòa. Trí Khải nhìn sự nhu hòa như thanh tịnh, sánh với trẻ thơ :
‘Nhu hòa phản ảnh tánh tướng thanh tịnh, đồng với hạnh trẻ thơ.’(258)
Anh nhi hạnh đồng như Thế tục đế tam muội, là sự đáp ứng của chư Phật với căn cơ khế hợp của chúng sinh, là những chúng sinh phát sinh thiện hạnh.

(5) ‘Bệnh Hạnh’(Ping Hsing) là hạnh thứ năm trong năm hạnh Như Lai. Hạnh như người bệnh cũng là biểu tượng của ‘y Như Lai’, nhưng tương quan với khía cạnh nhẫn nhục (Jen-ju). Trí Khải nói :
‘(Nhu hòa đi với tánh nhẫn nhục) phản chiếu tánh và tướng tà vạy, đó cũng đồng như bệnh hạnh.’(259)
Hạnh nầy đồng như Thế tục đế tam muội, là sự đáp ứng của chư Phật với căn cơ khế hợp của chúng sinh, là những kẻ đắm chìm trong vô minhluân chuyển trong các cõi luân hồi.

Phần trên là phần diễn tả sự phân tích của Trí Khải Đại Sư về ‘Diệu Hành’. Các loại hành trì khác nhau được khảo sát qua Tứ giáo. Hành mang những đặc tính khác biệt tương quan với Tứ giáo

(i) Hành thuộc Tạng giáo được hướng dẩn bởi hạ trí, có đặc tính tu trì giới, tịnh, và huệ với mục đích điều phục thân tâm hành giả, và đưa đến chỗ diệt Hữu. 

(ii) Hành thuộc Thông giáo được hướng dẩn bởi trung trí, có đặc tính hủy diệt huyễn hữu để đưa vào Không.

(iii) Hành thuộc Biệt giáo được hướng dẩn bởi thượng trí, có đặc tính tinh thông vô lượng phương pháp hành trì riêng biệt để hủy diệt từng lớp vô minh và vào được chỗ huyền nhiệm. 

(iv) Hành thuộc Viên giáo được hướng dẩn bởi bậc thượng thượng trí, có đặc tính một hạnh trùm khắp muôn hạnh. Điều nầy nói lên rằng vạn hạnh đồng tương giao, một là tất cả và tất cả là một., từ đó hành giả có thể hội nhập tất cả các hạnh qua một hạnh. Vì thế, Trí Khải kết luận rằng hạnh của ba giáo pháp trên là thô, và hạnh thuộc Viên giáovi tế.

Các loại hành trì được phân tích hầu hết qua năm hạnh thuộc Biệt giáoViên giáo. Biệt giáo thuộc Bồ tát hạnh, và Viên giáoNhư Lai hạnh. Sự phân loại thứ nhất của năm Bồ tát hạnh- ‘Thánh hạnh’ được Trí Khải mô tả chi tiết qua giới, định, và tuệ. Trí Khải nói về Thánh hạnh giới qua năm giới hạnh tự lợimười giới hạnh lợi tha. Thánh hạnh về Định được nói đến qua Thế gian thiền, Xuất thế gian thiền, và Xuất thế gian thượng thượng thiền. Thánh hạnh về Tuệ được nói đến qua bốn loại tuệ thuộc Tứ Đế : Tuệ Sinh Diệt Tứ Đế, Tuệ Vô Sinh Vô Diệt Tứ Đế, Tuệ Vô Lượng Tứ Đế, và Tuệ Vô Tác Tứ Đế. Liên quan đến sự tu tập trí tuệ Vô tác Tứ Đế, hai mươi lăm tam muội được Đại Sư đưa ra như sự diễn đạt sống động về hạnh nguyện chuyển hóa chúng sinh của chư Bồ tát qua hai mươi lăm Hữu. 

(i) Vô cấu tam muội diệt hữu địa ngục,
(ii) Bất thoái tam muội diệt hữu súc sanh,
(iii) Tâm lạc tam muội diệt hữu ngạ quỷ 
(iv) Hoan hỷ tam muội diệt hữu A tu la,
(v) Nhật quang tam muội diệt hữu Đông Phất Bà Đề
(vi) Nguyệt quang tam muội diệt hữu Tây Cù Đà Ni
(vii) Nhiệt viêm tam muội diệt hữu Uất Đơn Việt
(viii) Như Huyễn tam muội diệt hữu Nam Diêm Phù Đề
(ix) Bất Động tam muội phá hữu Tứ thiên xứ,
(x) Nan Phục tam muội phá hữu Tam Thập Tam thiên xứ,
(xi) Duyệt Ý tam muội phá hữu Diêm Ma thiên xứ,
(xii) Thanh sắctam muội phá hữu Đâu Suất thiên xứ,
(xiii) Hoàng sắc tam muội phá hữu Hóa Lạc thiên xứ,
(xiv) Xích sắc tam muội phá hữu Tha Hóa Tự Tại thiên xứ,
(xv) Bạch sắc tam muội phá hữu Phạm Thiên xứ,
(xvi) Các thứ tam muội phá hữu Sơ thiền,
(xvii) Song tam muội phá hữu Nhị thiền,
(xviii) Lôi Âm tam muội phá hữu Tam thiền,
(xix) Chú Vũ tam muội phá hữu Tứ thiền,
(xx) Như Hư Không tam muội phá hữu Vô Tưởng,
(xxi) Chiếu cảnh tam muội phá hữu Tịnh Cư A Na Hàm,
(xxii) Vô Ngại tam muội phá hữu Không xứ,
(xxiii) Thường tam muội phá hữu Thức xứ,
(xxiv) Lạc tam muội phá hữu Bất Dụng xứ, và
(xxv) Ngã tam muội phá Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ

Nhìn về năm hành của Viên giáo, thấy có cùng loại như Biệt giáo qua Thánh hạnh, Phạm hạnh, Thiên hạnh, Anh nhi hạnh, Như người bệnh hạnh. Tuy nhiên, Trí Khải gọi năm hạnh của Viên giáoNhư Lai hạnh, vì vậy, vượt trên năm hạnh thuộc Biệt giáo. Với lối so sánh như trên giữa Biệt giáoViên giáo, năm hạnh Viên giáo được thấy là hạnh tối thượng.

Liên hệ đến Diệu Cảnh, Diệu Trí, và Diệu Hành, và sự tu trì của hành giả từ Trí vào Cảnh như thực, đề mục tiếp theo dưới sự khảo sát của Đại Sư là ‘Diệu Vị’.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58714)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.