Giảng Văn Kinh 4 Trộm Cướp

28/05/201012:00 SA(Xem: 10465)
Giảng Văn Kinh 4 Trộm Cướp

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

TRỘM CƯỚP

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?

Nhất

:

Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt.

Nhị

:

Đa nhân ái niệm.

Tam

:

Nhân bất khi phụ.

Tứ

:

Thập phương tán mỹ.

Ngũ

:

Bất ưu tổn hại.

Lục

:

Thiện danh lưu bố.

Thất

:

Xử chúng vô úy.

Bát

:

Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.

Cửu

:

Thường hoài thí ý.

Thập

:

Mạng chung sanh thiên.

Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ-đề trí.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa lìa trộm cướp thì được mười pháp bảo tín. Những gì là mười?

1. Của cải đầy dẫy, vua, giặc cướp, nước lửa và con hư không thể phá hoại.

2. Nhiều người thương mến.

3. Người không khinh khi phụ bạc.

4. Mười phương khen ngợi.

5. Không lo sợ tổn hại.

6. Tiếng tốt đồn khắp.

7.  Ở trong hội chúng không hề sợ hãi.

8.  Của cải, sanh mạng, hình sắc, sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu.

9.  Thường sẵn lòng bố thí.

10. Chết sanh lên cõi trời.

Đó là mười. Nếu biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.

GIẢNG:

Phật nói người nào lìa nghiệp trộm cướp thì được mười pháp bảo tín (tin bảo đảm).

1. Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt: Phật dựa trên nhân mà nói quả. Nếu người trộm cướp phá hoại gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo gia sản mình bị tiêu tán. Còn người không cướp phá gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo tiền của nhà mình càng ngày càng sung túc. Dù cho vua ác, giặc cướp, nước lũ, lửa cháy, con bất hiếu cũng không thể làm cho tiêu tan được. Kinh Phật nói: Của cải vô thường là do năm duyên cớ trên làm cho tan hoại. Trong thời quân chủ, vua ra lệnh sung công tài sản của ai thì người ấy phải nộp, không trốn được, đó là nạn vua. Tài sản mình cất giữ mà trộm cướp đến vây ngặt khủng bố cướp lấy, đó là nạn trộm cướp. Đang làm ăn sung túc, nhà cửa chắc chắn mùa màng tốt tươi bị một trận nước lũ, bão lụt cuốn trôi, trắng tay không còn gì cả, đó là nạn nước. Hoặc đang làm ăn phát đạt bị một cơn hỏa hoạn thiêu rụi hết nhà cửa của cải, chẳng còn món gì, đó là nạn lửa. Hay sanh phải đứa con bất hiếu, làm được bao nhiêu nó tiêu xài, phá hết bấy nhiêu, đó là nạn con bất hiếu. Người đương thời gia sản bị năm lý do trên làm tiêu tán, phải biết người đó trước không giữ giới không trộm cướp. Người đã xa lìa trộm cướp thì được quả báo tốt, hiện đời của cải không bị cướp phá, mà đời sau gia sản không bị tiêu hao tán diệt bởi năm lý do vừa kể ở trên.

2. Đa nhân ái niệm: Người không trộm cướp thì không đụng chạm tới quyền lợi kẻ khác nên được nhiều người yêu mến, thương tưởng.

3. Nhân bất khi phụ: Không cướp lấy của người thì được đức tánh không tham, nên người đời quí trọng, kính yêu không phụ bạc dối lừa.

4. Thập phương tán mỹ: Người không trộm cướp, không làm tổn hại tài sản của kẻ khác đó là người tốt, nên được mọi người khen ngợi, tán thán.

5. Bất ưu tổn hại: Không cướp lấy của người, nên không chiêu cảm quả báo mất của. Vì vậy mà không lo buồn về việc mất mát tổn hại tài sản.

6. Thiện danh lưu bố: Người không cướp đoạt, không lấy của phi nghĩa là người thanh bạch liêm sỉ nên được tiếng tốt đồn đi xa.

7. Xử chúng vô úy: Người không trộm cướp ở chỗ đông người không sợ sệt, vì tâm không có niệm bất chánh, hành động từ trước tới giờ lúc nào cũng đứng đắn liêm sỉ, không có những cử chỉ của người tham lam cướp của, nên không e ngại sợ sệt chi cả.

8. Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết: Người không trộm cướp, được quả báo tốt là của cải, mạng sống, sức lực đều được an ổn. Về mặt nói năng biện luận đầy đủ không thiếu sót.

9. Thường hoài thí ý: Người không có lòng tham, không trộm cướp của người, lại còn nuôi lòng bố thí, muốn giúp đỡ mọi người được đầy đủ sống no ấm, an vui hạnh phúc như mình.

10. Mạng chung sanh thiên: Người không trộm cướp được quả báo sau khi chết sanh lên cõi trời.

Đó là những quả báo tốt của người giữ giới bậc trung. Nếu muốn tiến thêm nữa là biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật thì sẽ chứng được trí thanh tịnh đại bồ-đề. Chúng ta tu một điều lành hay đôi ba điều lành, điều lành nào cũng hướng về Phật quả, đến một ngày nào đó công đức viên mãn thì sẽ thành Phật. Ở đây tuy Phật dạy chúng ta tu Thập thiện bậc trung để được sanh lên cõi trời hưởng phước báo, nhưng nếu đi sâu hơn thì sẽ thấy mục đích cứu kính mà Phật nhắm là dạy chúng ta tu, hướng đến Phật quả, để khi thành Phật được trí tuệ rộng lớn như Phật.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58776)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :