- Lời Đầu Sách
- Giảng Đề Kinh
- Giảng Văn Kinh 1
- Giảng Văn Kinh 2 Thập Thiện
- Giảng Văn Kinh 3 Sát Sanh
- Giảng Văn Kinh 4 Trộm Cướp
- Giảng Văn Kinh 5 Tà Hạnh
- Giảng Văn Kinh 6 Vọng Ngữ
- Giảng Văn Kinh 7 Nói Hai Lưỡi
- Giảng Văn Kinh 8 Ác Khẩu
- Giảng Văn Kinh 9 Ỷ Ngữ
- Giảng Văn Kinh 10 Tham Dục
- Giảng Văn Kinh 11 Sân Hận
- Giảng Văn Kinh 12 Tà Kiến
- Giảng Văn Kinh 13 Thập Thiện Và Bố Thí
- Giảng Văn Kinh 14 Thập Thiện Và Lục Độ Ba-la-mật
- Giảng Văn Kinh 15 Thập Thiện Và Từ Bi Hỉ Xả
- Giảng Văn Kinh 16 Thập Thiện Và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
- Giảng Văn Kinh 17
KINH THẬP THIỆN
GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997
NÓI HAI LƯỠI
ÂM:
Phục thứ Long vương, nhược ly lưỡng thiệt, tức đắc ngũ chủng bất khả hoại pháp. Hà đẳng vi ngũ?
Nhất |
: |
Đắc bất hoại thân, vô năng hại cố. |
Nhị |
: |
Đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố. |
Tam |
: |
Đắc bất hoại tín, thuận bản nghiệp cố. |
Tứ |
: |
Đắc bất hoại pháp hạnh, sở tu kiên cố cố. |
Ngũ |
: |
Đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố. |
Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chánh quyến thuộc, chư ma ngoại đạo, bất năng trở hoại.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu lìa nghiệp nói hai lưỡi thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm?
1. Được thân bất hoại, không ai có thể hãm hại.
2. Được quyến thuộc bất hoại, không ai phá được.
3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bản nghiệp.
4. Được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố.
5. Được thiện tri thức bất hoại, không dối lừa nhau.
Đó là năm pháp bất hoại. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật được quyến thuộc chân chánh, các ma ngoại đạo không thể phá hoại.
GIẢNG:
Người không nói hai lưỡi để ly gián tình thân giữa người này với người khác, giữa nhóm này với nhóm khác thì thân không bị hại, được an ổn.
1. Đắc bất hoại thân, vô năng hại cố: Người không nói hai lưỡi để ly gián phá hoại sự thân tình đoàn kết của người thì thân mình không ai phá hoại, được an ổn.
2. Đắc bất hoại quyến thuộc, vô năng phá cố: Do không nói hai lưỡi để ly gián phá hoại chia lìa ai, nên được quả báo tốt là cha mẹ, anh em, quyến thuộc mình không ai phá hoại chia lìa được.
3. Đắc bất hoại tín, thuận bản nghiệp cố: Do đời trước mình không nói hai lưỡi làm cho người thù địch nhau, mất niềm tin với nhau, nên ngày nay không ai mất niềm tin nơi mình. Khi mình nói ra ai cũng tin tưởng thuận theo.
4. Đắc bất hoại pháp hạnh, sở tu kiên cố cố: Do công phu tu hành của mình vững, nên pháp hạnh mình không ai phá hoại được.
5. Đắc bất hoại thiện tri thức, bất cuống hoặc cố: Thiện tri thức là thầy lành bạn tốt. Vì không dối gạt người, nên thầy lành bạn tốt của mình không bị ai phá hoại làm cho ly tán được.
Quí Phật tử tự kiểm lại xem, có khi nào mình nói hai lưỡi không? Nếu người nào không nói hai lưỡi để phá hoại việc người khác, thì biết chắc đời sau được năm món phước báo kể trên. Rõ ràng tạo nhân không phá hoại chia lìa ai, thì thành tựu quả không bị ai phá hoại từ bản thân, quyến thuộc, lòng tin, pháp tu hành cho đến thiện hữu tri thức. Quí vị đọc kinh Pháp Hoa, thấy Phật và Bồ-tát có bao nhiêu quyến thuộc? Các vị Bồ-tát đến dự hội trong kinh Pháp Hoa đem theo hàng trăm ngàn quyến thuộc. Quyến thuộc của các ngài toàn là Bồ-tát. Tại sao vậy? Vì các ngài tu hành giữ giới nghiêm tịnh, nên quyến thuộc của các ngài toàn là những người thanh tịnh như Thanh văn, Bồ-tát, Bích-chi Phật… Nếu là Phật thì đệ tử của các ngài cũng là La-hán, Bồ-tát, chớ không có phàm phu hung ác, ngoại đạo tà kiến xen dự trong đó. Cũng như vậy, nếu chúng ta giữ giới không lưỡng thiệt chín chắn thì được phước báo đời sau quyến thuộc mình toàn là người chân chánh, trong gia đình thì anh em hòa thuận, ăn nói ngay thẳng đàng hoàng. Nếu trong gia đình anh em ăn nói gian xảo, quyến thuộc đối xử không ra gì, chúng ta có buồn trách giận hờn không? Lúc đó phải tự xét lại nhân đời trước mình đã tạo, do mình không tu, ăn nói gian xảo nên ngày nay thọ quả báo ở trong cảnh không tốt không vui. Nếu chúng ta tu như lời Phật dạy, thì chắc chắn được phước báo sanh trong vòng quyến thuộc chân chánh hòa thuận. Người hiểu đạo nghe một câu kinh suy nghiệm, tự tu sửa, chớ không phải nghe xong rồi bỏ. Phải xét lại hoàn cảnh sống của mình, để biết đời trước chúng ta tu thiếu hạnh nào, khiến đời này phải chịu khổ như vậy. Khi biết mình tu giới chưa tròn đủ thì ngay bây giờ phải nỗ lực tu thêm, chớ không thể chần chờ hẹn mai hẹn mốt. Người học Phật phải thấy nhân đời này, biết quả đời sau, xét quả hiện tại biết nhân đời trước của mình. Nếu mình tu thiếu hạnh nào, phải nỗ lực tu hạnh đó để không còn thiếu nữa, nếu không tu thì thiếu lại càng thiếu thêm.