- Lời Đầu Sách
- Giảng Đề Kinh
- Giảng Văn Kinh 1
- Giảng Văn Kinh 2 Thập Thiện
- Giảng Văn Kinh 3 Sát Sanh
- Giảng Văn Kinh 4 Trộm Cướp
- Giảng Văn Kinh 5 Tà Hạnh
- Giảng Văn Kinh 6 Vọng Ngữ
- Giảng Văn Kinh 7 Nói Hai Lưỡi
- Giảng Văn Kinh 8 Ác Khẩu
- Giảng Văn Kinh 9 Ỷ Ngữ
- Giảng Văn Kinh 10 Tham Dục
- Giảng Văn Kinh 11 Sân Hận
- Giảng Văn Kinh 12 Tà Kiến
- Giảng Văn Kinh 13 Thập Thiện Và Bố Thí
- Giảng Văn Kinh 14 Thập Thiện Và Lục Độ Ba-la-mật
- Giảng Văn Kinh 15 Thập Thiện Và Từ Bi Hỉ Xả
- Giảng Văn Kinh 16 Thập Thiện Và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
- Giảng Văn Kinh 17
KINH THẬP THIỆN
GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997
Ỷ NGỮ
ÂM:
Phục thứ Long vương, nhược ly ỷ ngữ tức đắc thành tựu tam chủng quyết định. Hà đẳng vi tam?
Nhất |
: |
Định vi trí nhân sở ái. |
Nhị |
: |
Định năng dĩ trí như thật đáp vấn. |
Tam |
: |
Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng. |
Thị vi tam. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời đắc Như Lai sở thọ ký giai bất đường quyên.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu được ba món quyết định. Những gì là ba?
1. Quyết định được người trí ưa thích.
2. Quyết định có thể dùng trí như thật đáp các câu hỏi.
3. Quyết định đối với người trời có oai đức tối thắng, không hư vọng.
Đó là ba món quyết định. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật được Như Lai thọ ký chẳng luống dối.
GIẢNG:
Phật dạy người không nói thêu dệt (ỷ ngữ), không dùng lời hoa mỹ để lừa gạt người thì được ba công đức:
1. Định vi trí nhân sở ái: Người không nói thêu dệt để lừa gạt người thì được người trí mến thương.
2. Định năng dĩ trí như thật đáp vấn: Người không nói thêu dệt thì được phước báo là có trí như thật để trả lời một cách quyết định những câu hỏi của người khác. Khi được hỏi điều gì là đủ trí trả lời điều đó một cách đúng đắn không quanh co dài dòng.
3. Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng: Người không nói lời ỷ ngữ được phước báo là đối với người trời có oai đức tối thắng, không ai sánh bằng.
Đó là ba món quyết định của người tu nhân không nói ỷ ngữ. Nếu biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, sẽ được lời Như Lai thọ ký không sai dối. Nghĩa là sau khi thành Phật biết được người này tu công hạnh thế nào, người kia tu công hạnh thế nào, rồi thọ ký cho họ đời nào sẽ thành Phật không luống dối. Đó là do tu biết giữ giới không nói ỷ ngữ mà được. Sở dĩ Phật thọ ký cho hàng Thanh văn và Bồ-tát tu bao nhiêu kiếp nữa thành Phật là do công đức không nói ỷ ngữ. Còn chúng ta ngày nay nói gì trật nấy là do không giữ được giới này.
Đó là những công đức của khẩu nghiệp thiện.