Giảng Văn Kinh 11 Sân Hận

28/05/201012:00 SA(Xem: 10841)
Giảng Văn Kinh 11 Sân Hận

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

SÂN HẬN

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly sân nhuế tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?

Nhất

:

Vô tổn não tâm.

Nhị

:

Vô sân nhuế tâm.

Tam

:

Vô tranh tụng tâm.

Tứ

:

Nhu hòa chất trực tâm.

Ngũ

:

Đắc Thánh giả từ tâm.

Lục

:

Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm.

Thất

:

Thân tướng đoan nghiêm chúng cộng tôn kính.

Bát

:

Dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế.

Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật vô ngại tâm, quán giả vô yểm.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa lìa sân hận thì được tám pháp hỉ duyệt nơi tâm. Những gì là tám?

1. Tâm không tổn não.

2. Tâm không sân hận.

3. Tâm không tranh tụng.

4. Tâm nhu hòa ngay thật.

5. Được lòng từ của bậc Thánh.

6. Sẵn lòng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh.

7. Thân tướng đoan nghiêm chúng đều tôn kính.

8. Do hòa nhẫn mau sanh về cõi Phạm thiên.

Đó là tám pháp hỉ duyệt nơi tâm. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật được tâm vô ngại của Phật, người xem không chán.

GIẢNG:

Phật dạy nếu người nào xa lìa sân hận thì được tám pháp hỉ duyệt nơi tâm:

1. Vô tổn não tâm: Lòng không sân hận thì không khởi niệm làm xúc não tổn hại người. Vì vậy mà mình an người vui.

2. Vô sân nhuế tâm: Không có tâm giận hờn. Ở đời này tâm không còn sân giận thì đời sau cũng không còn chủng tử sân giận, thường được an ổn vui vẻ.

3. Vô tranh tụng tâm: Người không sân hận thì không khởi niệm tranh chấp, không tranh chấp thì đâu có thưa kiện ai.

4. Nhu hòa chất trực tâm: Người không sân giận thì được tâm nhu hòa ngay thẳng. Người có tâm nhu hòa ngay thẳng lúc nào cũng đem nguồn sáng cho mọi người.

5. Đắc Thánh giả từ tâm: Người không sân hận thì thường có tâm từ bi thương xót tất cả chúng sanh như các bậc Thánh.

6. Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm: Người không sân hận, thường thương xót làm cho chúng sanh an vui lợi ích.

7. Thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính: Người không sân hận, tâm thường nhu hòa vui vẻ, nên có hình tướng đoan chánh trang nghiêm. Thế nên được nhiều người tôn kính.

8. Dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế: Người không sân hận, lúc nào cũng hòa nhã an nhẫn nên mau sanh lên cõi trời Phạm thiên.

Đó là tám pháp hỉ duyệt nơi tâm do không sân hậnthành tựu. Vậy người muốn khỏi tranh tụng, muốn được nhu hòa ngay thẳng, muốn có lòng từ bi như vị Thánh… thì hiện đời phải dứt sân hận. Người còn sân hận thì không được tám pháp hỉ duyệt này. Vậy người nào hay tranh tụng thiếu lòng nhân ái, thân hình thô xấu, quạu quọ, thì biết người đó do nghiệp nhân sân hận đời trước chiêu cảm quả báo như vậy.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58789)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :