Giảng Văn Kinh 13 Thập ThiệnBố Thí

28/05/201012:00 SA(Xem: 10859)
Giảng Văn Kinh 13 Thập Thiện Và Bố Thí

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

THẬP THIỆNBỐ THÍ

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn: Nhược hữu Bồ-tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố. Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại. Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật pháp tạng. Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thuận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả…. Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp trì chánh pháp, như kỳ thệ nguyện, sở tác tất quả. Ly ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc hòa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh. Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỉ qui y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả. Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc. Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực. Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm hảo kiến giai kính ái. Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, hằng sanh chánh kiến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng Tăng, thường bất vong thất đại Bồ-đề tâm.

Thị vi đại sĩ tu Bồ-tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi.

DỊCH:

Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Long vương: Nếu có Bồ-tát nương mười nghiệp thiện này để tu hành:

- Hằng lìa giết hại mà thực hành hạnh bố thí, nên giàu sang nhiều của báu không bị xâm đoạt, trường thọ không chết yểu, không bị tất cả oán tặc làm tổn hại.

- Do lìa nghiệp không cố lấy của chẳng cho, lại tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không ai sánh kịp và thâu thập được đầy đủ những kho tàng Phật pháp.

- Do lìa lỗi tà hạnh mà tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, trong nhà trinh thuận (vợ thủ tiết với chồng) mẹ và vợ con không ai đem lòng dục xâm phạm.

- Lìa nói dối, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không bị nhục mạ, gìn giữ được chánh pháp như bản nguyện và khi thực hành nhất định kết quả.

- Lìa lời nói ly gián, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai xâm phạm, thân bằng quyến thuộc thuận hòa, cùng một ý chí vui vẻ, hằng không trái nghịch.

- Lìa lời nói thô ác, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, tất cả hội chúng đều vui vẻ qui về, nói ra đều được người tin nhận không chống trái.

- Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ), tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, nói không hư dối, người đều kính thọ, hay dùng phương tiện khéo léo đoạn dứt mọi nghi hoặc.

- Lìa tâm tham cầu, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, có vật gì đều đem ban cấp, tin hiểu vững chắc, đủ oai lực lớn.

- Dứt lòng sân hận, tu hạnh bố thí, nên thường được của báu không ai chiếm đoạt, tự mình mau thành tựu trí vô ngại, các căn nghiêm trang tốt đẹp người thấy kính ưa.

- Lìa lòng tà đảo, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh kiến, thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng Tăng, thường không quên mất tâm đại Bồ-đề.

Đó là bậc Đại sĩ khi tu đạo Bồ-tát, làm mười nghiệp thiện, dùng hạnh bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.

GIẢNG:

Đến đây Phật nhắc lại một lần nữa, những vị Bồ-tát y theo nghiệp lànhtu hành thì được nhiều điều lợi ích lớn:

- Người chẳng những không đoạn mạng sống chúng sanh lại còn bố thí, thì được giàu có không ai xâm phạm chiếm đoạt tài sản của mình, sống lâu không chết yểu, không bị oán tặc làm hại.

- Người chẳng những không trộm cướp mà còn bố thí, thì được giàu có, của cải không bị cướp đoạt, không ai sánh kịp, lại chứa nhóm được kho tàng Phật pháp.

- Người chẳng những không tà hạnh lại còn bố thí, thì thường được giàu có, của báu không ai xâm chiếm cướp đoạt. Gia đình trinh thuận, nghĩa là mẹ, vợ, con không bị người đem lòng dục xâm phạm.

- Người chẳng những lìa nói dối lại còn bố thí, thì được giàu có, của báu không ai xâm phạm chiếm đoạt, tránh được các điều chê bai, khéo giữ gìn chánh pháp, quyết định kết quả được như lời nguyện của mình.

- Người chẳng những không nói hai lưỡi lại còn bố thí, thường được giàu có, của báu không bị xâm đoạt, quyến thuộc thuận hòa, vui vẻ đồng một chí hướng, lòng không chống nghịch, gia đình sống an vui hạnh phúc.

- Người chẳng những lìa lời nói ác lại còn bố thí, thì thường giàu có, của báu không bị ai xâm phạm chiếm đoạt. Lời nói thường được người nghe vui vẻ kính tin làm theo không chống trái. Lại có phương tiện khéo léo giải nghi ngờ cho người đời.

Đó là những điều lợi ích của thân nghiệpkhẩu nghiệp thiện. Sau đây là những nghiệp thiện của ý.

- Người chẳng những lìa tham dục lại còn bố thí thì được giàu có, của báu không ai cướp đoạt. Có của cải đều muốn đem ban bố cho người, lòng tin kiên cố, có đủ oai lực lớn.

- Người chẳng những lìa nóng giận lại còn bố thí thì được giàu sang, của báu không ai cướp đoạt, tự mình mau được trí vô ngại, tức là nghĩ và làm điều gì cũng đúng, hình dung tốt đẹp ai thấy cũng mến.

- Người chẳng những lìa tà kiến điên đảo lại còn bố thí thì được giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, thường được sanh vào nhà chánh kiến, kính tin Tam Bảo, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, không quên mất tâm đại Bồ-đề.

Các vị Bồ-tát là bậc Đại sĩ, khi tu đạo Bồ-tát thì tu mười nghiệp lành, lấy bố thí để trang nghiêm, nên được lợi ích lớn như vậy. Quí Phật tử hiện giờ tuy chưa tu hạnh Bồ-tát, mà biết tu mười nghiệp lành không trái phạm, lại biết bố thí thì sẽ được quả báo tốt về sau.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58721)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.