Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết, Tóm Tắt Nội Dung 12 Chương Bản Tiếng Phạn

29/05/201012:00 SA(Xem: 16818)
Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết, Tóm Tắt Nội Dung 12 Chương Bản Tiếng Phạn
KINH DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT
TÓM TẮT NỘI DUNG 12 CHƯƠNG BẢN TIẾNG PHẠN

Chương I

Sự kiện xảy ra tại rừng Am-la-vệ (sa. āmrapālīvana), nơi Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp cho Pháp hội với rất nhiều Thanh Văn, Bồ Tátchư thiên tham dự. Một đồng tử với tên Bảo Tích (sa. ratnākara) cùng với 500 đồng tử thuộc dòng tộc Li-thiếp-tì (sa. licchavi) đến dự pháp hội, tán thán Phật qua một bài kệ khá dài được ghi lại dưới dạng tiếng Phạn lai (hybrid Sanskrit). Sau đó, Phật giải thích thế nào là sự thanh tịnh của Phật độ và sự thanh tịnh tâm của một vị Bồ Tát. Cuối cùng, Phật xua tan hoài nghi của Xá-lợi-phất và những vị khác, nói lí do vì sao thế giới này không thanh tịnh mặc dù Phật xuất hiện, và sau đó, ngài thi triển thần thông để pháp hội có thể chứng kiến được điều này.

Chương II

Cảnh tượng được chuyển đến nhà một vị cư sĩ với tên Duy-ma-cật. Cư sĩ không rời nhà được vì thụ bệnh. Những nhân vật quan trọng trong thành phố Quảng Nghiêm đều đến thăm ông và nhân dịp này, ông ta trình bày cho họ những khuyết điểm của thân thể, đặc điểm của thân Phật và vì sao ta nên gắng sức tu tập để đạt được thân Phật.

Chương III (III & IV)

Duy-ma-cật suy tư tại sao Phật không gửi ai đến hỏi bệnh an ủi. Phật Thích-ca, lúc này vẫn còn trú tại rừng Am-la-vệ, biết ý của ông, lần lượt yêu cầu 10 đại đệ tử: Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-ca-diếp, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, Ca-chiên-diên, A-na-luật, Ưu-ba-li, La-hầu-laA-nan-đà đến thăm và hỏi bệnh Duy-ma-cật. Tuy nhiên, tất cả những vị này đều từ chối đi thăm với lí do là đã bàn luận với ông và hổ thẹn vì không đủ khả năng đối đầu tài biện luận của vị cư sĩ này. Và cũng như vậy, bốn vị Bồ Tát Di-lặc (sa. maitreya), Quang Nghiêm (sa. prabhāvyūha), Trì Thế (sa. jagatindhara) và Tô-đạt-đa (sa. sudatta) đều khước từ đi thăm.

Chương này được ba bản Hán phân làm hai chương, tức là III và IV với phần thứ nhất miêu tả hoàn cảnh của mười đại đệ tử hàng Thanh Văn và phần hai bao gồm cuộc nói chuyện với bốn vị Bồ Tát.

Chương IV (V)

Cuối cùng, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi chấp nhận yêu cầu của Phật. Khung cảnh được chuyển về nhà của cư sĩ Duy-ma-cật, một căn phòng nhỏ bé nhưng có thể dung nạp vô số người viếng thăm. Nơi đây, cuộc đàm thoại giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật bắt đầu. Rất nhiều Bồ Tát, thiên, nhân và vô số chúng sinh khác đến nghe cuộc đàm thoại vô song giữa hai người được tán thántrí huệ đệ nhất. Các đề tài được đàm luận ở đây là tính không (sa. śūnyatā), một cái nhìn phân tích sâu sắc về bệnh tình của Duy-ma-cật và lĩnh vực hoạt động (sa. gocara) của một Bồ Tát.

Chương V (VI)

Xá-lợi-phất suy nghĩpháp hội lớn như thế làm sao có chỗ ngồi trong căn phòng nhỏ. Duy-ma-cật biết ý khuyên tôn giả Xá-lợi-phất không nên tìm chỗ ngồi mà phát tâm cầu pháp, và sau đó ông ta giải thích ý nghĩa của việc cầu pháp này. Pháp hội ngồi trên những toà sư tử to lớn, được Như Lai Tu-di Đăng Vương (sa. merupradīparāja) ở cõi Tu-di tướng (sa. merudhvāja) gửi đến. Sau đó, Duy-ma-cật diễn giảng sự giải thoát bất khả tư nghị (sa. acintyavimokṣa) cho các vị Như LaiBồ Tát.

Chương VI (VII)

Cuộc luận đàm giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật được tiếp nối và lần này, những điểm quan trọng dành cho một Bồ Tát được đề cập đến. Ví dụ như Duy-ma-cật giải một trường hợp nghịch lí là Bồ Tát một mặt xem chúng sinh không thật hiện hữu, nhưng mặt khác vẫn phát triển lòng đại bi (sa. mahāmaitrī) dành cho chúng sinh. Sau đó, một thiên nữ (sa. devatā) xuất hiện và bắt đầu một luận đàm nghịch lí với Xá-lợi-phất với nội dung nhấn mạnh bản chất ưu việt của Đại thừa. Sau khi giảng tám điều huyền diệu nơi nhà Duy-ma-cật, thiên nữ thi triển thần thông, hoán chuyển hình tướng giữa chính mình với Xá-lợi-phất để làm tôn giả tin vào tính phi nam phi nữ của các pháp. Cuối cùng, Duy-ma-cật cho biết thiên nữ này trước đây đã phụng sự nhiều vị Phật nên giờ đây đạt được những năng lực siêu nhiêu, thi triển thần thông một cách ung dung tự tại (sa. abhijñājñānavikrīḍita).

Chương VII (VIII)

Cuộc đàm luận giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật được tiếp nối và bây giờ, Duy-ma-cật giảng thế nào là theo Phật đạo mặc dù không trực tiếp đi trên đường này, cũng như giảng thế nào là chủng tính Như Lai. Thêm vào đó, ông còn dùng bài kệ được ghi lại bằng tiếng Phạn lai (hybrid Sanskrit) để ứng đáp vị Bồ Tát tên Hiện Nhất Thiết Sắc Thân (sa. sarvarūpasaṃdarśana).

Chương VIII (IX)

Theo lời yêu cầu của Duy-ma-cật, ba mươi mốt vị Bồ Tát trình bày quan điểm của mình về pháp môn bất nhị. Khi Văn-thù-sư-lợi trình bày quan điểm của mình và yêu cầu Duy-ma-cật trình bày kiến giải, ông ta chỉ lặng thinh.

Chương IX (X)

Xá-lợi-phất nghĩ đến giờ ăn và thức ăn cho các vị trong hội. Duy-ma-cật biết ý, hiện thần thông cho đại chúng thấy cảnh ẩm thựcPhật độ Nhất Thiết Diệu Hương (sa. sarvagandhasugandha) của Phật Tối Thượng Hương Đài (sa. gandhottamakūṭa). Duy-ma-cật dùng thần lực tạo một vị Bồ Tát uy nghiêm, bảo vị này đến Phật độ kia khất thực. Vị Bồ Tát này trở về bát khất thực đầy thức ăn và được 90.000 Bồ Tát hộ tòng. Duy-ma-cật trao đổi ý kiến với các vị Bồ Tát từ cõi Nhất Thiết Diệu Hương về cách dạy của Phật Tối Thượng Hương Đài và của Phật Thích-ca Mâu-ni.

Chương X (XI)

Sự việc lại chuyển đến khu rừng Am-la-vệ tại thành Quảng Nghiêm. Toàn pháp hội tại nhà Duy-ma-cật được chuyển đến rừng Am-la-vệ, ngay trước mặt Phật Thích-ca. Sau khi hỏi Duy-ma-cật, A-nan-đà bạch Phật rằng thức ăn tại nhà Duy-ma-cật có cùng hiệu quả như hiệu quả của Phật (sa. buddakṛtya). Phật Thích-ca đồng ý và thuyết một bài pháp tên Ngộ nhập nhất thiết Phật pháp pháp môn (sa. sarvabuddhadharmapraveśa), giải thích những điểm sau: những điểm dị biệt và giống nhau của Phật độ, tính bình đẳngbất khả tư nghị của Phật, tính chất siêu việt của các vị Bồ Tát so với hàng Thanh Văn. Thể theo yêu cầu của các vị Bồ Tát từ Phật độ Nhất Thiết Diệu Hương (sa. sarvagandhasugandha), Phật Thích-ca giảng thêm pháp môn Tận vô tận vô ngại giải thoát pháp môn (sa. kṣayākṣayo nāma vimokṣa). Các vị Bồ Tát nghe bài thuyết pháp (sa. dharmaparyāya) xong hoan hỉ trở về Phật độ của họ.

Chương XI (XII)

Được Phật hỏi quán Như Lai như thế nào, Duy-ma-cật trình bày cách quán Như Lai, tức là quán thân Như Lai như thể không hiện hữu. Xá-lợi-phất trao đổi vài lời với Duy-ma-cật và sau đó, Phật cho Xá-lợi-phất biết rằng Duy-ma-cật đến từ cõi Diệu Hỉ (sa. abhirati) của Phật Bất Động (sa. akṣobhya). Biết pháp hội muốn chứng kiến cõi Diệu Hỉ, Phật Thích-ca yêu cầu Duy-ma-cật chỉ cho họ. Duy-ma-cật liền dùng thần thông nắm lấy cõi Diệu Hỉ bằng bàn tay mặt mang đến cho pháp hội xem. Sau khi thụ kí là những người trong pháp hội sẽ tái sinh tại Phật độ Diệu Hỉ này, Duy-ma-cật mang Phật độ Diệu Hỉ đưa về chỗ cũ. Sau đó, Phật Thích-ca nhấn mạnh đến công đức đạt được khi bảo trì bài kinh (sa. dharmaparyāya) này.

Chương XII (XIII & XIV)

Đế Thích thiên (sa. śakra) hứa sẽ bảo hộ kinh và những ai thụ trì đọc tụng kinh này. Phật tán thán và kể lại mẩu truyện của Chuyển luân thánh vương tên Bảo Cái (sa. ratnacchattra) và các người con trai của ông, nói về việc cúng dường pháp (sa. dharmapūjā). Sau đó, Phật phó chúc pháp vô thượng chính đẳng chính giác cho Bồ Tát Di-lặccuối cùng, A-nan-đà được Phật yêu cầu thụ trìtruyền bá kinh này rộng rãi.

Tham khảo

Tài liệu chủ yếu

  • Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004.
  • Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (zh. 佛說維摩詰經), Taishō No. 474.
  • Duy-ma-cật sở thuyết kinh (zh. 維摩詰所說經), Taishō No. 475.
  • Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (zh. 說無垢稱經), Taishō No. 476

Tài liệu thứ yếu

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Watson, Burton: The Vimalakīrtisūtra, Motilal Banarsidass Delhi, 1999.
  • Thurman, Robert A.F.: The Holy Teaching of Vimalakīrti. Pennsylvania State Univ. Press University Park, Pa. [u.a.], 1988.
  • Lamotte, Étienne: L’Enseignement de Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa), Louvain, 1962.
  • Thích Tuệ Sĩ: Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, Nha Trang 2004.

(Bách Khoa Toàn Thư http://vi.wikipedia.org/)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :