Phật Giáo tại Bangladesh
Dr. Sitangshu Bikash Barua
Nguyễn Văn Hòa Việt dịch
Tổng số dân chúng của nước Bangladesh trong năm 2004
vào khoảng 125 triệu người với một triệu
Phật tử sống ở các thành phố Chittagong, Chittagong Hill Tracts, Comilla, Noakhali, Cox Bazar và Barisal. Những
Phật tử của nước Bangladesh thuộc bốn nhóm của các
quốc gia đã từng bước được pha trộn
với nhau. Các nhóm là Austic, Tây Tạng-Miến Điện, các Draviyans và người Aryan.
Theo các nhà sử học thì nhóm Tây Tạng-Miến Điện
bao gồm 3 bộ tộc -bộ tộc Pyu, bộ tộc Kanyan và bộ tộc Thét (Chakma). Các bộ tộc Chakma sống trên mảnh đất
lịch sử của họ ở Chittagong Hill Tracts. Bộ tộc Kanyan được biết đến như nhóm người Rakhine (Arakanese) vẫn còn sống ở phía Đông Nam của Chittagong. Những người
Phật tử ở phần đồng bằng của Bangladesh được gọi là
Phật giáo Burua các dân tộc cổ xưa của Bangladesh
đã sống ở đây 5000 năm dựa theo niên đại của người Arakanese. Họ khẳng định rằng họ đến từ Aryavarta hoặc
quốc gia của người Aryan mà
thực chất
là giống như
quốc gia mà sau này gọi là Majjhimadesh hoặc Madhyadesh trong
văn học Pali.
Vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch, Đức Phật đã thuyết giảng Phật pháp trong vùng Majjhimadesh còn được gọi là vùng Trung Châu trong nước vùng này trải dài ở phía đông từ thị trấn Kajangal, qua đó là
thành phố Mahasal; ở phía đông nam đến tận dòng sông Salalavati; ở phía
nam bao gồm thị trấn Satakannika; ở phía tây đến quận Brahman của tỉnh Thumo; ở phía bắc đến tận rặng núi Usiradhaja. Ngài đã du hành trong những địa hạt này với đôi chân trần trong việc truyền bá Phật pháp. Phật
tử tin rằng Đức Phật là vị toàn trí, toàn năng. Bất cứ khi nào Ngài nhìn với cặp mắt toàn trí của Ngài, Ngài có thể ban bố những thiện duyên
vì lợi ích của thế gian, với lòng từ bi Ngài thường ban phước báu; và bất cứ nơi nào Phật pháp được nở rộ, Ngài cũng đến đó để thiết lập đạo pháp ngay cả ở thiên đường Tavatims. Tạp chí Dhannyawadi Chronicles thì ghi rằng tôn tượng Đức Phật được gọi là Maha Mrat Muni (Đức Thích Ca Mâu
Ni) đã được điêu khắc với sự hiện diện của chính Đức Phật. Ông Maurice Collis trong tác phẩm "The Land of Great Image" đã nói rằng tôn tượng Đức Phật này đã bị đoàn quân chiến thắng Bhama lấy qua Mandalaya vào năm
1784. Theo Anguttaranikaya và Majjhimanikaya Đức Phật đã đến Kajangal và đã thuyết giảng cho các Phật Tử nơi đây hai lần. Nhưng không có tài liệu nào chứng minh rằng Đức Phật đã tới bất cứ vùng nào của Bangladesh để thuyết giảng. Cũng có giả thuyết cho rằng giáo pháp của Đức Phật lan truyền đến Bangladesh trong thời gian Đức Phật còn tại thế là nhờ có một
hai tăng sỉ người Bangal đã tìm đến qui y thọ giáo với Đức Phật.
Một lần nữa, chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp cho thấy rằng Phật giáo đã được truyền giảng ở Bangladesh trong suốt cuộc đời của Hoàng đế Asoka Mauryan. Theo truyền thống sau khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ 3 tại Pataliputra, hai vị cao tăng Sonak và Uttara đã đến các xứ mang tên gọi chung là Suvarnabhumi (nay là bán đảo Đông Dương) để truyền bá Phật Giáo. Gần đây một trong những học giả nghiên cứu đến từ Ấn Độ và nói với tôi rằng ông đã tìm thấy một trụ đá Asokan trong Damrai gần thành phố Dhaka là thủ đô của Bangladesh và ông đang cố gắng để tìm hiểu làm thế nào mà trụ đá Asoka có mặt tại nước Bangladesh. Có một hoặc hai trường hợp khác, chẳng hạn như người ta tìm thấy hai chữ khắc vàng ở Sanchi ghi lại những phẩm vật của hai cư dân ở Purnavardhan (Pundravardhan) cho thấy tồn tại của Phật giáo ở Bangladesh
trước kỷ nguyên Kitô giáo.
Trước khi chúng tôi thảo luận về việc truyền bá Phật Giáo ở Bangladesh, chúng tôi muốn đề cập đến những Hội Đồng Tăng Sỉ Phật Giáo. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn , Hội Đồng Tăng Sỉ đầu tiên được tổ chức tại Thành Vương Xá dưới sự bảo trợ của Vua A Xà Thế để kết tập Tam Tạng duy trì những lời dạy của Đức Phật cho hậu thế. Hội Đồng Tăng Sỉ lần thứ
nhì được tổ chức tại Tỳ Xá Vệ trong thời trị vì của vua Kalasoka một trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Hội Đông Tăng Sỉ lần thứ ba được tổ chức tại Hoa Thị Thành (Pataliputra) dưới thời trị vì của vua A Dục (Asoka). Trong thời kỳ này nhiều tông phái Phật Giáo được hình thành
và phát triển. Nhiều kẻ kém đạo đức và nhân phẩm cũng cố gắng thành lập
những tông phái theo đường lối riêng của họ. Cuối cùng tất cả những người này cũng thu xếp tổ chức một Đại Hội Đồng Tăng Sỉ ở Puruspura hoặc
Jalandhar dưới sự lãnh đạo của Đại Đế Kanishka. Hội đồng này được gọi là hội đồng của các Dị Tăng. Hội đồng này không thu thập kinh điển mà chỉ thu thập những chú giải được gọi là Vibhasha-Shastra. Trong hội đồng
một bộ kinh điển mới viết bằng tiếng Sanskrit được chuẩn nhận cùng với những nguyên tắc căn bản của Đại Thừa. Dưới ảnh hưởng của Hội đồng, những tác phẩm của các học giả như Asvaghosa, Parsva, Vasumitra cùng với
sự khuyến khích, hổ trợ của hoàng gia, Phật Giáo Đại Thừa đã phát triển
không ngừng qua vùng Trung Á, đến Trung Hoa và rồi đến Triều Tiên và Nhật Bản. Đồng thời Phật Giáo Đại Thừa cũng được truyền bá đến khắp các quốc gia Đông Nam Á, qua tận quần đảo Java và Borneo của Nam Dương. Với sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa, một trung tâm giáo dục Phật giáo to lớn đã được thành lập tại Nalanda. Ngài Nagajuna cũng đã sống nhiều năm nơi đó. Trong thời đại đế chế Gupta, trung tâm Nalanda đã phát triển
cả về tầm vóc cơ sở, nhân sự lẫn sự quan trọng của nó cho đến khi được trở thành một viện đại học Nalanda vỉ đại cùng một lúc có đến từ 3 tới 10 ngàn tăng sỉ nội trú để giảng dạy và thụ huấn, và nơi đó rất nhiều bộ
môn khác nhau đã được giảng dạy chẳng hạn như Phật học, Luận lý, Triết lý, Luật pháp, Y học, Ngữ học, Thiền học, Thần Lực học, và Chiêm Tinh học. Viện Đại Học Phật Giáo Nalanda đã nhận được sự bảo trợ của nhiều đời vua trong nhiều đế chế và đã phục vụ như một trung tâm giáo dục quốc
tế vỉ đại cho đến khi bị quân Turks tiêu hủy vào năm 1750 Phật Lịch (1200 Tây Lịch)
Phật giáo phát triển mạnh ở Bangladesh vào đầu
thời kỳ của đế quốc Gupta điều đó cho thấy
Phật giáo đã hưng thịnh ở các thành phố khác của Bangladesh trong những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Bây giờ thì đã
rõ ràng rằng
Phật giáo trong
thời gian đó là những người theo
tông phái Phật giáo Đại thừa. Trong tập ký sự của
Cao Tăng Pháp Hiển đã đề cập đến
hành trình của mình (399-414 AD) trong đó có viết về Vương quốc Champa ở bờ Nam của
sông Hằng khi ông đi qua có nhiều bằng chứng về sự
sinh hoạt của
Phật giáo mà chủ yếu là
Phật giáo Đại Thừa. Trong thế kỷ thứ 7,
Cao Tăng Hiền Trang, một
học giả du tăng
nổi tiếng của
Trung Quốc
ở
Ấn Độ, đã ghi lại nhiều
trường hợp đàn áp Phật giáo của vua Sasanka, Gouda (Tây Bắc một phần của Bengal). Ngài đã ghi lại
Phật giáo Đại thừa ở
nhiều tỉnh khác nhau của xứ Bangladesh với một số
giáo phái Thượng Tọa Bộ (Sthavir).
Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 12,
giáo phái Đại Thừa đã có một
thời kỳ vàng son ở Bangladesh, một số những
tu viện lớn ở Paharpur, Somapura,
Jagaddal, Vikrampur, Pattikeraha đã được
thành lập. Các
học giả như Sree Dipankar Atish, Shilabadra, Shantiraksit
xuất hiện ở Bangladesh cùng với
công trình học thuật của họ đối với các trường phái
Đại Thừa,
cuối cùng hấp thu phép
tu thiền định của
Kim cương thừa,
Phật giáo Mật tông (Tantricism).
Phật giáo Mật tông đã bỏ những
giáo lý nguyên thủy của
Đức Phật. Họ không theo nguyên tắc cơ bản của
Phật giáo. Ngay cả các
nhà sư của
cộng đồng Phật giáo đã
phạm giới luật . Nhìn thấy sự sụp đổ của
Phật giáo ở Bangladesh nhiều
nhà sư và những người
thế tục đã
cố gắng để khắc phục
tình trạng này. Trong thế kỷ thứ 15 (theo
Tiến sĩ Heinz Bechert) một thành viên của
Hoàng gia có tên là "Keyakcu" của Cakaria đến thành phố Moulmein ở Miến Điện và được
thọ giới xuất gia dưới sự
giám hộ của Ven. Sharbu. Ngài được
pháp danh là
Tỳ Kheo Ven. Chandrajyoti và ở lại 20 năm
tại Miến Điện để học
kinh điển. đã đến thành phố Chittagong và
thành lập Asrams trong các thành phố Sitakunda, Haidgaon gọi là Cakrasala, cendirpuni, thegarpuni, Chittagong, Ramu vv cho công việc hoằng dương
Phật Giáo Nguyên Thủy.
Tuy nhiên, ngài không tổ chức
truyền thống Tăng đoàn Phật giáo ở Bangladesh. Những người dân của Bangladesh vẫn còn chưa
hiểu rõ về
Phật Giáo Nguyên Thủy.
Tiến sĩ BM Barua viết "Phật giáo được
thịnh hành trong thế kỷ 19 ở miền Đông
Ấn Độ bao gồm cả thành phố Chittagong, vùng đồi núi Chittagong, Tipera, Laksham và Comilla không phải là
Phật giáo Nguyên Thủy. Đó là một
hỗn hợp của phép
tu thiền định của
Kim cương thừa (Tantric),
Ấn Độ giáo và các
tông phái khác của
Phật giáo.
Kim cương thừa (Tantrayana) sau này
dần dần chia thành ba
giáo phái khác nhau:
Pháp thời luân
Kim Cang (Kala-Chakrayana) là một pháp tu thuộc về bộ
Tối Thượng Du Dà của
Mật Tông Tây Tạng,
Kim Cương thừa và
Phật giáo Sahajayana .
Phật giáo Sahajayana đã
kết hợp với các
tông phái
Ấn Độ giáo (Hindu), như
tông phái Sivaite và Vaisnavaite mà về sau đã
trở thành các
tông phái nổi tiếng Nath, Bauls, Avadutas v.v... Kết quả là các vị
tu sĩ Phật giáo đã không
tuân thủ giới luật Patimokkha và các
cư sĩ đã mất đi
lý tưởng Phật giáo của họ. Họ bắt đầu
thờ phượng Durga, Kali, Laksmi, Manasa, Saraswati, Kartika và nhiều vị thần và
thần nữ khác. Họ thường
cử hành những
nghi thức và
nghi lễ không có
liên hệ tới
truyền thống Phật giáo."
Nhiều
Phật tử đã
cố gắng để
sửa đổi những
hành vi hủ bại này mà thời đó đang được các
Phật tử của Bangladesh
tin theo. Ven. Cainga Bhikkhu của Pahartali, Chittagong đã đến thăm Mrohang (Mijhan), cố đô của Arakan
và đã được
chiêm ngưỡng tôn tượng toàn mỹ của Đức Mahamuni được
thờ phụng trong một ngôi chùa thanh tĩnh. Ông đã
lập tức vẽ ra một bức họa
giống hệt như
tôn tượng này với đầy đủ
chi tiết bao gồm chiều cao, vòng kính của
tôn tượng, vv ... Sau khi
trở về, ông đã khởi công
xây dựng tôn
tượng Mahamuni với sự giúp đỡ của một số nhà
điêu khắc Arakanese. Dù
cố
gắng Ông cũng không thể
thành lập một
Tăng đoàn Phật giáo. Ven. Pannasar Mahasthavir (Khetromohan) của Raozan đi Miến Điện để
nghiên cứu
kinh điển Phật giáo. Ông
trở về xứ sở và
cố gắng sửa đổi các
nhà sư hủ bại của Bangladesh nhưng
vô ích. Sau đó, ông đã rời Bangladesh trong sự
thất vọng.
Người dân Bangladesh đã
lo lắng về tương lai của
Phật giáo trong xứ sở họ. Nhiều người như Bhikkhu Chandramohan, Radhu Mathe đã
suy nghĩ về
việc làm thế nào để
cải thiện tình trạng này. Tại thời điểm quan trọng này
Thượng Tọa Saramedh Mahasthavir của Arakan đến thăm
Ấn Độ qua một cuộc
hành hương. Trong chuyến đi, ông gặp một tăng sỉ của Barua Raoli tên là Radhu Mathe (Radharam Mahasthavir).
Thượng Tọa Radharam Mahasthavir rất
thông thạo tiếng Miến Điện (Arakanese), tiếng Phạn và tiếng Pali. Ông đã
thảo luận tình hình thực tế của
Phật giáo ở Bangladesh với
Thượng Tọa Sangharaj Saramedha Mahasthavir và mời
Thượng Tọa đến Bangladesh. Trong khi đó, lãnh thổ Chakma là một nhà nước
phong kiến do chính phủ Anh
bảo hộ và người trị vì Chakma là hoàng hậu Kalindi
(1830 - 1873).Bà cũng mời Ven. Sangharaj Saramedha Mahasthavir đến Bangladesh. Năm 1864 Ven. Sangharaj Saramedha đến Chittagong và tháp tùng với Ngài là một
phái đoàn gồm các tăng sĩ được
đào tạo đầy đủ ngỏ hầu có thể
truyền bá đạo pháp thâm sâu hơn cho những người tha thiết tìm
đạo. Sau đó Ngài dừng chân tại Pahartali Mahamuni ở Chittagong. Trong
thời gian có
lễ hội "Mahamuni Fair" hàng năm rất nhiều
Phật tử tập trung
nơi đây và vào dịp
tốt lành đó, ông đã làm lễ thọ ty kheo giới cho bảy
tu sĩ Chittagong của Udaka-Ukkhepa, Sima của Hancoar-Ghona gần làng Mahamuni. Đây là
buổi lễ lịch sử Upasampada đầu tiên ở Chittagong mà
Phật Giáo Nguyên Thủy đã
chính thức chủ lễ. Các vị vua cổ đại của Arakan
đã tạo ra một
tiền lệ tôn vinh các
Tỳ Kheo nổi tiếng, người đã
hiến thân cho
đạo pháp, bằng những sắc phục và danh xưng rất được
sùng kính. Ven. Saramedha đã được chính phủ Anh vinh danh với một
danh hiệu tối cao. Đây là
lý do tại sao ông đã được nhiều người biết đến với danh xưng
là "Sangharaj" và các
đệ tử của ông đã
thành lập tổ chức
Phật Giáo Nguyên Thủy nổi tiếng có tên là "Sangharaj Nikay."