CẦU NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO
Thích Thanh Hòa dịch
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Cầu nguyện là một hành vi trong đó chúng ta biểu lộ những ước muốn khẩn thiết và mãnh liệt tự trong sâu thẳm của chúng ta và mong ước chúng được thành tựu”. Đức Phật nhấn mạnh rằng, để nhận ra tính linh thánh của chúng ta - tức Phật tánh hay giác tánh - chúng ta phải tìm từ bên trong, không phải từ bên ngoài. Có nhiều truyền thống và bộ phái trong Phật giáo, cũng giống như có nhiều giáo phái ở trong các tôn giáo khác. Những truyền thống Phật giáo khác nhau có những lễ nghi, pháp tu khác nhau nhưng chúng đều có chung một giáo lý căn bản của Đức Phật, giáo lý ấy được tóm tắt ở trong Tứ đế và Bát chánh đạo. Ở đây chúng ta không thảo luận về nội dung giáo lý ấy mà chỉ bàn đến vai trò của cầu nguyện trong Phật giáo. Trong khi bàn đến nội dung đó, chúng tôi muốn chia sẻ một số trích dẫn từ những truyền thống Phật giáo và những đạo sư khác nhau, tiếp đó sẽ trình bày một số những nhận định của bản thân. Nên nhớ trong Phật giáo, từ “thiền” được dùng thường xuyên hơn từ “(cầu) nguyện”, nhưng cả hai từ đều được dùng để chỉ một phương pháp tu tập bản thân, mặc dù có những sự khác biệt trong mục đích và cấu trúc. Điều này sẽ được giải thích ở đoạn sau. Trước hết chúng ta hãy trích lời của nhà sư Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche từ cuốn sách The Joy of Living (Niềm Vui Sống) của ông. “Không cần biết bạn thiền bao lâu, hay bạn đang sử dụng phương pháp nào, mọi pháp thiền Phật giáo sau rốt sẽ phát khởi tâm từ bi, dù bạn có nhận thức được nó hay không. Bất kỳ lúc nào nhìn vào tâm mình, bạn phải nhận thấy được sự giống nhau giữa bạn với những người xung quanh. Khi biết rằng bạn muốn được hạnh phúc, bạn không thể không nhìn nhận ước muốn tương tự nơi những người khác; và khi thấy rõ nỗi lo sợ, giận dữ hay ghen ghét nơi bạn, bạn không thể không thấy rằng mọi người xung quanh cũng có cảm giác lo sợ, giận dữ hay ghen ghét tương tự. Khi bạn quán chiếu tâm mình, tất cả những sai biệt ảo tưởng giữa bản thân bạn với những người khác sẽ tự động tan biến; và khi ấy lời nguyện cầu kinh điển về Tứ vô lượng tâm trở nên tự nhiên và miên mật như nhịp đập của con tim: Nguyện cầu hết thảy chúng sinh được hạnh phúc và đầy đủ nhân duyên của hạnh phúc. (Từ) Tiếp theo là trích dẫn từ cuốn Prayer in Buddhism (Cầu nguyện trong Phật giáo) của G.R. Lewis, một người theo Tịnh độ Chân tông Nhật Bản. “Sự cầu nguyện trong Phật giáo là một phương pháp để thức tỉnh những năng lực bi, trí, dũng vốn tiềm ẩn trong chúng ta hơn là thỉnh cầu những năng lực bên ngoài nhờ vào sự kính sợ, sùng tín và lợi lộc thế gian hay thần thánh nào. Cầu nguyện của Phật giáo là một hình thức thiền, đó là một phương pháp tu chỉnh nội tâm. Cầu nguyện Phật giáo thay thế cái tiêu cực bởi cái đức hạnh, và hướng chúng ta đến những cái tốt đẹp của đời sống”. Lewis đưa ra ví dụ Lời Cầu Nguyện Từ Bi (The Prayer of Metta-karuna) sau đây được lấy từ ngài Tịch Thiên, một đại đạo sư Phật giáo Ấn độ thế kỷ thứ VIII: Đấng Chân như của Thọ mạng và Quang minh Có sự sóng đôi giữa lời nguyện Phật giáo này với lời nguyện của Thánh Francis(1). Sự khác biệt đáng chú ý đó là lời nguyện của Thánh Francis được hướng ra bên ngoài đến “Đức chúa trời” trong khi lời nguyện của Phật giáo được hướng vào bên trong đến “Đấng/Cái Chân như của thọ mạng và ánh sáng”. Sự khác biệt này phản ánh điểm nhấn mạnh của Đức Phật trên sự vô ngã, bản chất hỗ tương của mọi thực thể, bao gồm ảo giác về một cái ngã độc lập, tự chủ, quyền năng mà nó tách biệt với những kẻ khác và phần còn lại của hiện hữu. Đức Phật nội tại hóa hơn là ngoại hóa căn nguyên của mọi hiện hữu, dù cái đó được gọi là gì, là Thượng đế, Yahweh, Allah, Ý thức vũ trụ, Không tính, Nhất Thể... hay nói một cách đơn giản là Sự Huyền bí không thể trắc lượng. Sự trích dẫn tiếp theo đây từ ngài Dalai Lama: “Hầu hết các lời cầu nguyện chúng ta tụng đọc đều chứa đựng ý nghĩa cần được phản chiếu... Có một loại tán tụng mà nó được thực hiện để khấn nguyện lòng từ bi của Đức Phật, nhưng sự khác nhau giữa sự khấn nguyện ấy với cầu nguyện một vị chúa trời được xác định bởi động lực và sự nhận thức những gì người ta đang làm. Bất kỳ khi nào một Phật tử đại thừa lễ bái hay cầu nguyện Đức Phật hoặc Bồ-tát, thì đó là lúc vị ấy cầu xin sự hộ trì từ những đức tính thánh thiện nội tại của họ để đạt được giác ngộ ngõ hầu đem đến lợi ích cho hết thảy sinh linh”. Và đây là một đoạn trích từ Daisaku Ikeda, chủ tịch Quốc tế Sáng giá Học hội (Soka Gakkai International - SGI) và là người đứng đầu truyền thống Phật giáo Nhật Liên tông, một truyền thống thực hành tụng đọc như một hình thức chính của thiền thay vì tịnh tọa: “Những lời kinh nguyện là một thực thể cụ thể trong cuộc sống của chúng ta. Cầu nguyện là đối thoại, là trao đổi với vũ trụ. Khi chúng ta cầu nguyện là khi chúng ta ôm lấy vũ trụ bằng đời sống và quyết tâm của chúng ta. Cầu nguyện là một cuộc tranh đấu để trải rộng cuộc đời của chúng ta. Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Cầu nguyện là một hành vi trong đó chúng ta biểu lộ những ước muốn khẩn thiết và mãnh liệt tự trong sâu thẳm của chúng ta và mong ước chúng được thành tựu”. “Niềm tin của chúng ta được phản ánh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong môi trường thực tế. Những lời cầu nguyện của chúng ta không thể được đáp lại nếu chúng ta không nỗ lực thích đáng với hoàn cảnh”. Ngoài ra tôi cũng muốn lấy thêm một trích dẫn từ Deborah Guthrie, một hành giả sở tại của truyền thống này. Bà ấy nói, “cầu nguyện trong Phật giáo Nhật Liên tông là sự thực hành tụng đọc. Những lời kinh cầu có thể là những lời thỉnh cầu một thứ gì đó cụ thể, chẳng hạn đó là sự bảo hộ tài chính; hoặc trừu tượng, như hạnh phúc; thế nhưng sự cầu nguyện được xem như một sự chú tâm hay kiên quyết hơn là một sự cầu xin. Những lời cầu nguyện được tụng lên với sự hiểu biết rằng những phước lợi đó sẽ giúp họ tiến bước trên con đường hướng đến sự giác ngộ, để họ có khả năng giúp đỡ những kẻ khác cùng tiến bước trên con đường đạo. Những lợi ích tinh thần được xem là cái quan trọng nhất trong quá trình này, chứ không phải những lợi ích vật chất, chẳng hạn đó là sự tăng thêm an lạc, từ bi và trí tuệ”. Trích dẫn tiếp theo đây từ truyền thống Phật giáo Lamrim của Tây Tạng: “Đức Phật dạy rằng vạn pháp tùy tâm, vì thế, nếu chúng ta muốn xây dựng một thế giới yên bình, trước hết chúng ta phải thiết lập sự yên bình từ trong tâm của chúng ta”. Tôi trích dẫn lời này bởi vì nó thực sự thích hợp với thời đại hôm nay, một thời đại đang đối diện với những nguy cơ tận diệt do chiến tranh nguyên tử hoặc sự ấm lên của địa cầu. Chúng ta phải có được an lạc nội tại trước khi có được an lạc từ bên ngoài. Và đây là một đoạn trích từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn “Bụt Ngàn Đời, Chúa Ngàn Đời”, trong phần ông gọi là “Lời nguyện cầu cụ thể”: “Sơ tâm, từ bi tâm, bồ đề tâm là những yếu tố tối cần thiết đối với vị hành giả Phật giáo. Người Phật tử luôn luôn tuân thủ (ít nhất) năm học giới (không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, và không dùng chất gây say độc hại). Những học giới này thể hiện sự hiểu biết và tình yêu thương của vị hành giả. Chúng không phải là những luật tắc bị ép buộc từ bên ngoài mà là sự thực tập cụ thể chánh niệm và thiền định. Sự nguyện cầu của con tim không thể có đối với những ai không thọ trì giới cấm. Chẳng hạn, nếu bạn không giữ giới “không giết hại”, làm sao có thể “bạn sẽ yêu thương thượng đế của bạn”? Chúng ta hãy cùng đọc một bài thơ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà nó có thể được xem như một sự thực tập thiền định hay nguyện cầu và phản ánh thơ mộng sự hòa hợp của vạn pháp đang hiện hữu. Thiền sư viết bài thơ này năm 1976 khi ông hay tin một cô gái 12 tuổi, một trong số rất nhiều thuyền nhân vượt biên, đã trầm mình vào lòng đại dương sau khi bị một tên cướp biển hãm hiếp. Sau mấy tiếng đồng hồ thiền quán, ông nhận thấy “tôi không thể hùa theo mọi người để kết án tên cướp. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi phải sinh ra trong ngôi làng của hắn và lớn lên trong hoàn cảnh tương tự, tôi có thể trở thành như chính hắn”. Bài thơ đã tuôn chảy theo niềm đau khổ ấy: Hãy gọi đúng tên tôi Đây là một bài thơ hay và cũng là một bài tập thiền quán phản ánh tính đồng nhất và lòng từ bi. Giờ đây tôi muốn có một vài sự quán sát của bản thân. Từ trước đến giờ tôi đã nói về những lời cầu nguyện và thiền mà chúng nhấn mạnh việc sử dụng quá trình suy tư và nhận thức của chúng ta để phát triển trí tuệ và từ bi. Thực tế, phương pháp thiền hay cầu nguyện mà Đức Phật thường đề cập đến và kỹ thuật mà chính Ngài đã sử dụng để được giác ngộ là phương pháp thiền tọa để giảm thiểu và vượt qua quá trình nhận thức và tư duy. Thực hành phương pháp này, hành giả phải ngồi yên tĩnh, chú tâm vào hơi thở hoặc một lời nói được lặp đi lặp lại, hoặc chú tâm vào một âm thanh hay hình ảnh tưởng tượng. Và cứ như thế kéo tâm trở lại trên hơi thở hay đối tượng đã được chọn mỗi khi bị xao lãng do những âm thanh, sự xúc chạm, hay những ý tưởng, cảm giác và hình ảnh khởi lên một cách tự nhiên trong thức. Thông qua việc thực tập thường xuyên phương pháp chú tâm vào hơi thở và điều tâm để trừ bỏ những tư tưởng và cảm giác không như ý, hành giả dần dần tu bồi trí tuệ và từ bi của mình. Nó dẫn đến một sự tỉnh giác và từ bỏ những tư tưởng phân biệt, trù tính để rồi hành giả chiêm nghiệm được sự an lạc, vắng lặng và bình yên - những phẩm chất vốn tiềm tại trong tâm và vượt lên trên sự thấy biết. Tôi nhớ một câu chuyện về mẹ Teresa, một phóng viên hỏi rằng bà đã nói gì khi cầu nguyện Chúa. Bà trả lời: “Tôi chẳng nói gì cả, chỉ lắng nghe thôi”. Và tiếp đó khi vị phóng viên hỏi, “Vậy Chúa nói với mẹ điều gì khi mẹ cầu nguyện”, bà trả lời, “Chúa không nói gì cả, Ngài cũng chỉ lắng nghe thôi”. Thể nghiệm sự tĩnh lặng và vượt lên trên những suy tư, dù được hoàn thiện bằng cách nào đi nữa, có lẽ là mục đích chung cao nhất và là mẫu số chung cho tất cả sự cầu nguyện, hành thiền, và trầm tư trong tất cả các tôn giáo. Và tọa thiền là một phương pháp kỳ diệu ngày này đã được xác nhận bởi sự nghiên cứu khoa học thuộc các ngành tâm sinh lý và thần kinh học trong nửa thế kỷ qua. Nó tạo điều kiện cho sự trưởng thành tâm lý và tâm linh, sự đổi thay và chuyển hóa nội tâm, và sau cùng là thể nghiệm cái mà Thiên Chúa gọi là “hợp nhất với Chúa”, Phật giáo gọi là giác ngộ, và cái mà tôi diễn tả như là kinh nghiệm siêu việt về “cái nhất không đối đãi” hoặc “sự tỉnh giác trống không”. Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp thiền và cầu nguyện Phật giáo sử dụng quá trình nhận thức để tạo điều kiện cho sự phát triển tâm linh. Chúng bao gồm các thiền tu tập bốn phẩm tính thiêng liêng đã nói ở trước: từ, bi, hỷ và xả. Loại thiền này chú trọng sự lặp đi lặp lại những câu như: “Mong cho tôi được khỏe mạnh, mong cho tôi được an lành, mong cho tôi được an lạc, và mong cho tôi được yên tịnh”. Những câu đó trước hết được hướng đến bản thân, sau đó được hướng đến người thân, rồi những người xa lạ, kẻ thù, và tất cả chúng sinh. Mặc dù các phương pháp thiền như thế có vẻ giống như những lời kinh cầu nguyện ở trong Thiên Chúa giáo, thế nhưng chúng khác biệt nhau ở chỗ mục đích của chúng là để phát triển bản thân nội tại và nhận ra những phẩm tính từ, bi, hỷ, xả vốn có ở nơi những người khác; đồng thời tu tập những phẩm đức này để vượt qua cái ảo giác cách biệt giữa bản thân với những người khác và để thể nghiệm thật tính tương quan giữa mọi chúng sinh và các pháp, giữa các hiện tượng thuộc tâm và sắc. Những lời ca tụng tán dương cũng có ở trong Phật giáo, tuy nhiên chúng chỉ là thể hiện sự nhận thức mối dung thông tương nhiếp của các pháp cũng như sự cảm nghiệm sâu xa về lòng tri ân. Trong Thiên Chúa giáo, kinh nghiệm đó thường được cho là lòng tri ân đối với Chúa, trong khi đối với người Phật tử, đó đơn giản chỉ là một kinh nghiệm tri ân không có chủ thể bản ngã. Khi người Phật tử thể hiện lòng tri ân, họ chỉ thể hiện lòng biết ơn cuộc sống và những điều huyền bí của cuộc sống như nó biểu lộ nơi chính bản thân họ hơn là cảm ơn đối với những cá thể ngoại tại. Có thể, lời nguyện thực hành Bồ tát đạo mô tả đúng nhất sự định hướng mục đích cho những phương pháp thiền, tụng niệm, cầu nguyện và những pháp tu tâm khác trong Phật giáo, kể cả việc những Phật tử nỗ lực như thế nào cho cuộc sống thường nhật. Bồ tát nguyện là một lời nguyện thương yêu hết thảy chúng sinh, nó được phản ánh ở trong bài kệ sau: Nguyện tôi được giác ngộ Charles Day - THANH HÒA dịch (1) Francis of Assisi (Giovanni Francesco Bernardone; born 1181/1182 - October 3, 1226) [2] was a friar and the founder of the Order of Friars Minor, more commonly known as the Franciscans. |