Lịch Sử Phật Giáo Sri Lanka Thời Kỳ Đầu

02/07/20143:08 CH(Xem: 12736)
Lịch Sử Phật Giáo Sri Lanka Thời Kỳ Đầu
 
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO SRI LANKA THỜI KỲ ĐẦU
Chủ biên: Giáo Sư Dhammavihari Thera
Thích Huệ Pháp dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

Lời giới thiệu

blankVào ngày 8 tháng 7 năm 2011 vừa qua tại Colombo, chúng tôihòa thượng Thích Minh Tâm đã được chính phủ Tích LanHội đồng Tăng già Tích Lan trao giải thưởng “Cao quý cho những người có công mang ánh sáng giáo lý Phật giáo đến người phương Tây”. Trong đoàn đại biểu của chúng tôi gồm 40 người, có thầy Thích Huệ Pháp đến từ Ấn Độ. Thầy là một nghiên cứu sinh tại Đại học Jammu. Sau khi tham dự lễ xong, chúng tôi đã đi thăm thủ đô Tích Lan và ghé tiệm sách Phật giáo để thỉnh một vài quyển cần thiết. Nhìn lên kệ sách chúng tôi thấy quyển: “Critical studies on the early history of Buddhism in Sri Lanka” (Nghiên cứu phê bình - Lịch sử Phật giáo Tích Lan - thời kỳ đầu). Tôi đọc thoáng qua mục lục và nói với thầy ấy rằng: Thầy nên dịch tác phẩm này ra tiếng Việt. Thế rồi chúng tôi chia tay nhau, kẻ về lại Đức, người về lại Ấn Độ để lo việc nghiên cứu của mình.

Đến giữa tháng 10 năm 2011, chúng tôi có dịp trở lại Ấn Độ và gặp Thầy ấy tại Bồ đề Đạo Tràng cùng với những Tăng Ni sinh khác đang du học tại đây. Không ngờ Thầy ấy đã mang tập bản thảo đã dịch xong ra trao cho tôi đọc và mong tôi viết lời giới thiệu. Dĩ nhiên là tôi rất vui, vì có cơ hội đọc được một dịch phẩm mới, lạ và nhất là về sử thì tôi lại càng yêu thích hơn nữa.

lich su phat giao sri lankaĐọc suốt 60 trang A4, tôi không thấy có bao nhiêu lỗi chính tả và cả cách dịch nữa; nên đã đặt bút viết lời giới thiệu này. Khi viết đôi lời giới thiệu cho một quyển sách, dầu dầy hay mỏng, người giới thiệu bắt buộc phải đọc hết cả quyển sách. Tuy tốn thời gian; nhưng đây là điều hay nhất để có cơ hội đọc được nội dung của tác phẩm mà chính người viết lời giới thiệu không phải bỏ công cả hai tháng trời như dịch giả để hoàn thành dịch phẩm ấy. Cái lợi khác là văn học sử Phật giáo Việt Nam có thêm một tài liệu về văn học sử của Phật giáo thế giới.

Đây là sách “Nghiên cứu và phê bình’; tuy hơi khô khan; nhưng rất có giá trị về tính cách lịch sử của nó. Sách đã giới thiệu hai việc chính, mà vào thời kỳ đầu, cách đây 2300 năm về trước, lúc Phật giáo mới được du nhập vào đây do Hoàng tử Mahinda và Công chúa Saṅghamittā, con vua A Dục đã có công truyền bá đến đất nước Sư Tử này. Sau một 100 năm, Phật giáo đã mọc rễ tại đây và người dân Tích Lan chấp nhận tôn giáo này một cách tự nhiên như hơi thở của họ.

Sự kiện thứ nhất, tác giả Jotiya Dhirasekara muốn minh thị rằng: nhà vua Duṭṭhagāmaṇi, được ghi trong Đại sử khi chiến đấu với vua Eḷāra thuộc bộ tộc Tamil, miền bắc Tích Lan ở Anurādhapura không mang giáo mác có gắn xá lợi của đức Phật để chiến đấu, mà vương trượng này chỉ biểu hiện cho một vương quyền về thời bình cũng như thời chiến.

Sự kiện thứ hai là sau khi chiến thắng vua Eḷāra và 32 vị tướng quân khác rồi, nhà vua Duṭṭhagāmaṇi rất lo lắng trong vòng một tháng trời, cho nên 8 vị A-la-hán đã dùng thần lực bay đến cung vua để an ủi, đọc kinh và khuyên đức vua thọ giới Bát Quan Trai để được an tâm; nhưng điều quan trọng của những nhà sử học về sau này đã căn cứ theo Đại sử, chứ không căn cứ theo Đảo sử hoặc những luận cứ chơn thật, lại cho rằng, các vị A-la-hán ấy đến cung vua để khuyên vua rằng: “Việc giết người trên chiến trường của vua không làm trở ngại cho việc sanh thiên của đức vua sau này; rằng trong số những người bị giết là những người thuộc đạo khác, không phải đạo Phật”. Do việc hiểu sai tinh thần giáo pháp của đức Phật, nên những nhà sử học của Tích Lan sau này muốn hai sự kiện trên đây phải hiểu một cách đúng đắn, nhất là không phải vì thành kiến mà đứng bên này hay bên kia để phê bình về những sự kiện này.

Quý độc giả hãy bình tâm, lặng ý để đọc cho hết tác phẩm này. Đây là một tác phẩmgiá trị về sử liệu. Khi đọc xong, quý vị cũng có thể nghiền ngẫm lại giá trị của sự nghiên cứuphê bình này. Từ đó, mỗi người có thể tự nêu lên ý kiến của mình cho việc này, để giai đoạn lịch sử ấy đúng với tinh thần của sử học và Phật học hơn.
Chúng tôi trân trọng viết lời giới thiệu này đến quý độc giả Việt Nam xa gần, nhất là những người Phật tử, để chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về giai đoạn đầu của Phật giáo tại Tích Lan cách đây 2300 năm về trước.

Thích Như Điển
Viết tại thư phòng Trung tâm Tu học Viên Giác tại Bồ đề Đạo Tràng - Ấn Độ, ngày 18 tháng 10 năm 2011.


Lời Người Dịch

Trước khi cầm quyển sách này, tôi biết rất ít về sử Phật giáo Sri Lanka; chỉ biết rằng, đất nước này là nơi giữ gìn Tam tạng kinh điển bằng tiếng Pali cổ xưa nhất trong thế giới Phật giáo, và những ai muốn nghiên cứu kinh tạng Pali thì không thể bỏ qua kinh văn đang được lưu trữ ở đảo quốc được gọi là đất nước Sử Tử này. Có thể nói, Sri Lanka là đất nước đầu tiên Phật giáo được truyền bá ra khỏi lục địa Ấn Độ, vào thời của vua Asoka. Trong Biên niên sử Sri Lanka thì tự hào ghi rằng, chính nước họ là nơi được đức Phật nhắm tới để duy trì và xiển dương chánh pháp sau này.Trong đó đã ghi lại rằng, đức Phật đã ba lần quang lâm đến đây để gia hộ.

Sau khi đức vua Asoka chinh phục toàn cõi Ấn Độ, phát nguyện trở thành người ủng hộ Phật giáo thì ông liền gởi đoàn truyền bá Phật giáo đến đảo quốc này, do Tôn giả Mahinda, người con của vua Asoka, dẫn đầu. Sau đó là sự hiện diện của trưởng lão ni Saṅghamittā, cũng là một người con của vua Asoka, đến và thành lập ni đoàn. Sự xuất hiện của trưởng lão ni Saṅghamittā cũng đem đến nhánh cây Bồ đề thiêng liêng từ Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay, trồng tại vùng Anurādhapura, phía bắc Sri Lanka. Hiện tại, cùng với cây Bồ đề thiêng liêng này, xá lợi Răng của đức Phật được tôn trí ở kinh đô cũ Kandy là hai Quốc bảo thiêng liêng của đất nước Phật giáo Sri Lanka.

Những dòng viết trên là tôi đọc được trong hai bộ Biên niên sử của đảo quốc Sri Lanka: Đại Vương Thống Sử - Mahāvaṃsa (thường gọi là Đại sử) và Sử liệu về Đảo Laṅkā – Dīpavaṃsa (Đảo sử), hai bộ sách sử ghi chép về sự hình thành và phát triển đảo quốc Sri Lanka từ thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch đến nay. Những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử văn hóa đất nước Sri Lanka, thì không thể không đọc hai quyển sách sử này. Phải nói rằng, truyền thống văn hóa của đất nước này gắn liền với văn hóa Phật giáo. Tôi chỉ xin nói tóm lược, khi quý vị đọc sách sẽ thấy rõ quan điểm đó.

Tôi có nhân duyên lớn khi được đặt chân đến đảo quốc xinh đẹp này vào một ngày đầu tháng 7 năm 2011, nhân dịp Chính phủ và Hội đồng Tăng già đất nước Sri Lanka trao giải thưởng danh dự cho quý Hòa thượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vì công lao truyền bá chánh pháp của đức Như Lai ở phương Tây. Cho đến lúc đó, tôi vẫn chưa biết nhiều về đất nước này, chỉ sau khi được Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác – Đức quốc (người nhận giải thưởng danh dự trên) trao quyển sách này bảo tôi dịch cho Ngài xem; và trong quá trình dịch thuật, tôi tìm đọc thêm trong hai bộ Biên niên sử trên, rồi một số thông tin về đất nước này trên mạng Internet.

Quyển sách gồm tập hợp các bài viết phản biện của các vị giáo sư về những sai lầm đã ghi trong Biên niên sử cũng như những quan điểm lệch lạc có trong sách, báo, bài viết tham luận do các vị học giả từ trước và bây giờ viết về Phật giáo Sri Lanka. Từ những bài phản biện này, chúng ta sẽ cảm thấy thú vị hơn khi đọc hai bộ chính sử của Sri Lanka. Như kinh nghiệm của mình, khi tôi đọc hai bộ sử đó, tôi cảm thấy không có gì bất thường và đọc lướt qua; nhưng khi đọc quyển sách này, sự việc trở nên sáng sủa hơn và hợp lý hơn.

Tôi chỉ xin nói ngắn gọn như thế để bạn đọc có thể hình dung được phần nào nội dung quyển sách, rồi tự mình trải nghiệm những cuộc phản biện lý thú đôi khi có phần gay gắt về ngôn từ của các học giả Sri Lanka.

Trong quyển sách có nhiều đoạn tiếng Pali trích trong Đại Vương Thống Sử và Sử Liệu về Đảo Laṅkā, tôi xin trích nguyên văn bản dịch Việt của Tỳ kheo Minh HuệTỳ kheo Indicanda (các bản dịch việt này hiện lưu hành trên mạng internet rất tiện cho việc nghiên cứu). Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Sư cô Thích Nữ Minh Túc đã xem lại giúp tôi vài đoạn dịch tiếng Pali có trong sách.

Xin cảm ơn quý Phật tử Đạo Tràng Pháp Hoa chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Nha Trang, và một số quý Phật tử thân hữu đã ủng hộ thỉnh sách để làm quà tặng cho các nơi. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần của quý vị.

Cuối cùng, con xin dâng quyển sách này lên Hòa thượng Phương Trượng Viên Giác – Đức quốc, Người không những khuyến khích con trong quá trình dịch thuật, còn bỏ thời gian trong khóa tu 06 ngày tại Trung Tâm Tu Học Viên GiácBồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ để chỉnh sửa bản thảo và viết lời giới thiệu với những ngôn từ thân thương nhất dành cho con. Niệm ân này con xin ghi tạc trong lòng.

Bằng tất cả nỗ lực của mình, trong quá trình dịch thuật không sao tránh khỏi sơ suất, tôi mong nhận được những lời chỉ dẫnphê bình từ quý thiện hữu tri thức.

Trân trọng,

Thích Huệ Pháp

huephap@gmail.com
(Jammu, mùa Hè – 2011)

(Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa)

Bài viết liên quan:
Su Lieu Ve Dao Lanka PDF




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33303)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.