Phật Pháp Cho Mọi Người 2

22/07/20149:41 SA(Xem: 17365)
Phật Pháp Cho Mọi Người 2
Nhiều Tác Giả
PHẬT PHÁP
CHO MỌI NGƯỜI 2
Tổng Hợp & Biên Dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

MỤC LỤC
Phần 1. Giáo Lý Căn Bản
Làm Sao Để Bày Tỏ Lòng Yêu Kính Đức Phật
Năm Mới
Hãy Nhìn Phiền Não Bằng Con Mắt Khác
Chế Ngự Căng Thẳng
Nghi: Cánh Cửa Dẫn Đến Trí Tuệ
Năm Cách Sống Hạnh Phúc Hơn Theo Phật Giáo
Quán Niệm Hơi Thở
Quán Niệm Xứ
Tâm Lý Nóng Nảy
Phần 2. Quan điểm Của Phật giáo Về Các Vấn đề Xã Hội
Thái Độ Của Người Phật Tử Đối Với Của Cải Vật Chất
Tài SảnPhương Tiện Đưa Đến Hạnh Phúc
Suy Gẫm Về Tiền Bạc
Phật Giáo & Doanh Nghiệp
Các Loại Vợ
Hòa Thuận
Phật giáoSức Khỏe Tâm Thần
Hãy Là Bác Sĩ Cho Chính Mình
Những Vấn đề Trong Gia đình Hiện ĐạiGiải Pháp Của Phật giáo
Gia ĐìnhVị Thầy Tâm Linh
Phần 3. Một Số Kinh Nghiệm Tu Tập
Sa-di Bom
Cuộc Sống Ở Tu Viện
Cha Mẹ & Con Cái
Thầy & Trò
Ảnh Hưởng Của Thiền Vipassana Nơi Làm Việc
Rời Khỏi Chiếu Thiền
Hồi Ức Về Cuộc Sống Ở Một Tu Viện Tây Tạng
Phần 4. Hỏi & Đáp
Hỏi Từ Trái Tim: TS Thích Nhất Hạnh Giáo Huấn Về Sự Tu Tập
Phỏng Vấn Với Ngài Gehlek Rimpoche
Trong Vùng Sáng Của Tử Thần
Cuộc Phỏng Vấn Với HELEN TWORKOV: Phật giáo có thể tồn tại ở Mỹ?

LỜI NGƯỜI DỊCH
blankVới quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi.


Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày.

Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống.

Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Diệu Liên Lý Thu Linh
Vu Lan 2014
pdf_download_2
PHIÊN BẢN PDF ĐỂ IN:
Phật Pháp Cho Mọi Người Q2
XEM QUYỂN SÁCH TRƯỚC:
Phật Pháp Cho Mọi Người:
http://thuvienhoasen.org/a5922/phat-phap-cho-moi-nguoi


Thay mặt độc giả, chân thành cảm ơn Cư sĩ Diệu Liên Lý Thu Linh và Cư sĩ Diệu Ngộ Mỹ Thanh đã gửi tặng sách (ấn bản in trên giấy và phiên bản vi tính điện tử) đến Thư Viện Hoa Sen. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến toàn thể độc giả xa gần. (Tâm Diệu 7/2014)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :