Phật Học Ứng Dụng

29/12/20149:20 SA(Xem: 13193)
Phật Học Ứng Dụng
PHẬT HỌC ỨNG DỤNG
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2013


MỤC LỤC

blankNgỏ 
Bat chánh đạo 
Bat chánh đạo liên hệ với các trợ đạo 
Bat chánh đạo liên hệ đến ba pháp quy y 
Bat chánh đạo với năm giới qúy bau 
Bat chánh đạo với tứ diệu đế 
Bat chánh đạo với tứ hoằng thệ nguyện 
Phap duyên khởi 
Giới định tuệ 
Giới định tuệ liên hệ đến uẩn xứ và giới 
Giới định tuệ liên hệ đến tứ thánh đế 
Giới định tuệ liên hệ đến pháp duyên khởi 
Tài liệu tham khảo 

NGỎ
Bát chánh đạogiáo lý xuyên suốt của Phật giáo từ khởi điểm đến phát triển. Đây là giáo lý đức Phật thuyết giảng đầu tiên tại Vườn Nai (Mṛgadāva) cho năm anh em Kiều-trầnnhư (Kondñña), trước khi Ngài trình bày giáo lý Tứ Diệu đế, và đức Phật cũng đã thuyết giảng Bát chánh đạo sau cùng cho Tôn giả Tu-bạt-đà-la (Subhadda), tại rừng Câu-thi-nayết- ra (Kuśinagara), trước khi Ngài nhập Niết-bàn. Nên, Bát chánh đạogiáo lý xuyên suốt trong cuộc đời chuyển vận pháp luân của đức Thế Tôn.


Ở trong Đạo đế, Bát chánh đạo vừa là đạo và vừa là trợ đạoBát chánh đạo liên hệ chặt chẽ với các pháp trợ đạo như Ngũ căn, Ngũ lực, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Thất bồ đề phần và ngay cả pháp quán chiếu lưu chuyểnhoàn diệt đối với pháp mười hai duyên khởi.

Chánh kiến ở trong Bát chánh đạo, không phải chỉ thấy rõ sự thật của Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà còn thấy rõ sự thật trong Khổ có Tập, trong Tập có Khổ; thấy rõ sự thật trong Đạo có Diệt và trong Diệt có Đạo…

Hành giả thể nhập Chánh đạo qua thực hành các pháp trợ đạo và nhờ thực hành các pháp trợ đạo, khiến các thiện pháp vô lậu phát sinh, làm cho hành giả thể nhập Thánh đạo giải thoát.

Bát chánh đạo cũng gọi là giáo lý Trung đạo, vì nó giúp hành giả vượt ra khỏi hai cực đoanép xác khổ hạnhbuông lung trong các dục, chấm dứt sanh tử, để thành tựu đời sống an tịnh của Niết-bàn ngay trong hiện thế.

pdf_download_2
XEM NỘI DUNG SÁCH 
Phật Học Ứng Dụng Thích Thái Hòa

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.