II. Ảnh hưởng triết lý Phật giáo trong pháp luật triều Lý

26/05/201511:04 SA(Xem: 3265)
II. Ảnh hưởng triết lý Phật giáo trong pháp luật triều Lý

II. Ảnh hưởng triết lý Phật giáo trong pháp luật triều Lý:

 

Pháp luật thường lấy căn bản triết lý hoặc là pháp trị hoặc là nhân trị.

Đối với quan niệm pháp trị thì các nhà làm luật nghĩ rằng con người không có bản tính thiện và con người thường có lòng vị kỷvị lợi nên thường gây ra những xáo trộn trong xã hội. Do đó, để giữ trật tự trong xã hội, cần phải áp dụng luật pháp một cách nghiêm minh tức là phải đưa ra những hình phạt cứng rắn để sửa sai các việc vi phạm. Quan niệm pháp trị cho rằng càng nghiêm khắc và công minh thì những kẻ mưu toan phạm pháp sẽ sợ hãi và không dám vi phạm. Do đó trật tự xã hội được ổn định và con người sẽ được hạnh phúc.

Còn đối với quan niệm nhân trị, các nhà làm luật tin tưởng rằng con người có một bản tính thiện vốn sẵn có. Do đó chỉ cần tu dưỡng nhân cách và phát triển bản tính thiện ấy thì trật tự xã hội sẽ ổn định. Phái này cho rằng luật pháp là điều thừa và chỉ cần lấy lễ, lấy đạo đức, lấy tình thương để cảm hoá con người là đủ.

Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy cả hai quan niệm pháp trị và nhân trị đều có nhiều khuyết điểm khi áp dụng vào trong thực tế của xã hội con người. Chúng ta biết rằng pháp trị là một biện pháp rất cần thiết để tạo lập một trật tự, nhưng nếu áp dụng quá nhiều biện pháp khắt khe và sử dụng nhiều hình phạt cứng rắn thì nhiều khi con người không thể chịu đựng nổi mà đâm ra trở thành những kẻ hung dữ, đó là những mầm mống đi đến chỗ sa đọa và gây ra sự rối loạn trong xã hội. Phái nhân trị thì quá lý tưởng khi chú trọng vào lễ, nhạc để cảm hoá và hướng dẫn con người, nhưng trong thực tế khi áp dụng chính sách nhân trị cũng khó mà đưa đến kết quả tốt.

Có lẽ vì những khuyết điểm của quan niệm nhân trị và quan niệm pháp trị đã nêu trên mà nhà cầm quyền triều Lý đã áp dụng một luật pháp theo con đường chiết trung. Tức là khi thì nhân trị, khi thì pháp trị, tuỳ theo trường hợpáp dụng. Khi áp dụng con đường chiết trung, luật pháp nhà Lý đã chịu ảnh hưởng sâu xa của triết lý Bát-nhã của Phật giáo. Triết lý Bát nhã đưa ra quan niệm về trung đạo với quá trình biện chứng bát bất  để phủ nhận tất cả mọi cực đoankhông chấp nhất vào một quan điểm nào cả. Do đó, triết lý Bát-nhã đã đưa ra quan niệm "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (Đừng khởi vọng tâm trụ chấp một nơi nào - Kinh Kim Cang). Hơn nữa, việc áp dụng khi thì nhân trị, khi thì pháp trị tuỳ theo trường hợp của luật pháp nhà Lý, đã cho chúng ta thấy rằng đó là đường lối của Phật giáo trong quan niệmKhế lý và Khế cơ”  tức là phải tùy duyênáp dụng, tuỳ theo mỗi hoàn cảnháp dụng những giáo lý cho thích ứng. Việc "thích ứng với hoàn cảnh" là một đặc điểm của pháp luật nhà Lý, vì nó không chấp vào tội mà chỉ xét xử  tội ấy trong một hoàn cảnh riêng biệt.

Tinh thần chiết trung của luật pháp nhà Lý có thể được soi sáng qua hai vụ xử án như sau:

-Theo Khâm-định Việt sử Thông giám Cương mục (được soạn dưới triều Nguyễn), chính biên. quyển ba, tờ II chép về luật lệ thời Lý: "Theo luật lệ định trước: phàm các quan chức, hể ai bỏ trốn, phạt 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt và phải tội đồ. Quân lính đào ngũ mà cướp của cã, đồ vật của người khác, phạt 100 trượng, thích 30 chữ vào mặt. Người giữ trấn hay trại mà bỏ trốn cũng bắt tội như vậy. Quân lính bỏ trốn hơn một năm, phạt 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt. Người nào bỏ trốn không theo xa giá khi vua đi chơi, phạt 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt.

Nay định rõ lại điều lệ cấm: quân lính nào bỏ trốn thì khép vào một tội trong ba hạng tội lưu. Kẻ coi ngựa không được sai khiến làm việc cho mình, nếu kẻ nào vi phạm, phạt 80 trượng và bắt đi phối dịch."

Đoạn văn trên cho thấy rõ tinh thần pháp trị trong pháp luật triều Lý.

-Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, quyển 2 chép: "Năm 1038. Lý Thái Tông thân chinh đi đánh giặc và bắt được Tồn Phúc cùng con trưởng là Trí Thông, một đứa con thứ là Trí Cao trốn thoát. Sau khi đem bọn Tồn Phúc về Thăng Long, có xuống chiếu cho rằng họ Nùng phản quốc nên ra lệnh xử tử.

Đến năm 1041, Nùng Trí Cao trở về chiếm lại đất cũ, đổi tên nước là Đại Lịch, Lý Thái Tông lại thân chinh đi đánh giặc một lần nữa và bắt được Nùng Trí Cao. Nhưng lần này nhà vua lại khoan hồng cho tên phản nghịch, và nói rằng thương tình vì cha là Tôn Phúc và anh là Trí Thông đều bị giếttha tội, cho giữ Châu Nguyên như cũ, lại phụ thêm cho 4 động Lôi-hoả, Bình-an, Bà châu và Tư-lang nữa."

Đoạn Văn trên cho thấy rõ tinh thần nhân trị trong luật pháp triều Lý.

 Đó cũng là đặc điểm của dân tộc ta là "bên ngoài là lý, bên trong là tình", lý và tình phải đi đôi với nhau thì việc áp dụng luật pháp mới không gây ra sự bất công quá đáng.

Thật vậy, theo kinh nghiệm thì có nhiều vụ án thật là tế nhị, nếu chỉ căn cứ hoàn toàn vào các bộ luật hiện hành để áp dụngtuyên án thì thấy tội nhân sẽ gánh chịu những hình phạt e răng quá nghiêm khắc. Do đó cần phải chọn con đường chiết trung của đạo Phật, tức là ngoài việc căn cứ vào pháp luật hiện hành, còn nên lấy tình thương để quyết định việc tuyên án tội nhân.

Ngoài việc chịu ảnh hưởng tinh thần trung đạo của Phật giáo, luật pháp nhà Lý còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật ở các khía cạnh khác như sau:

Đạo Phật quan niệm phải lấy đức từ bi làm triết lý hành động trong đời sống đạo đức. Từ bi là một tình thương bao la không phân biệt giai cấp trong xã hội, người theo đạo Phật cần phải thương xót tất cả mọi người khi họ gặp cơn hoạn nạn. Chính lòng từ bi đã giúp cho ta cảm thương được những người đang gặp khốn khổ, và do đó, ta sẽ tìm cách giúp đỡ họ. Các vị Bồ-tát trong Phật giáo cũng đều vì lòng từ bi mà chấp nhận một hạnh nguyệnđi vào cuộc đời lầm than để cứu độ chúng sinh. Do chỗ thấm nhuần tinh thần của đạo Phật về đức hạnh từ bi, nên ta thấy ngay trong việc ban hành bộ Hình-thư, vua Lý Thái Tông đã biểu lộ rõ rệt lòng từ bi của mình đối với phạm nhân, khi thấy nhiều người có thể bị tội oan và phải nhận lãnh những hình phạt nặng nề nên ngài mới sai viên Trung-thư (quan Trung-thư, theo chế độ nhà Tống, là người chuyên dự thảo những kế hoạch để tâu lên vua về mọi việc cải cách, mọi việc tuyển bổ quan lại, và vận truyền các mệnh lệnh) biên soạn quyển Hình-thư. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì: "Trước kia, trong việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai viên Trung-Thư san định luật lệ châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu."                                                                  

Đại Việt sử ký toàn thư đã cho chúng ta biết rõ rằng sở dĩ Hình thư được ban ra chỉ vì hình luật lúc bấy giờ không được thống nhất; do đó đã đưa đến nhiều hình phạt khắc nghiệt mà hậu quả là các tội nhân phải gánh chịu. Nhà vua cũng rất thương tội nhân, vì họ chỉ là nhũng người lầm lỡphạm tội, chớ đâu có phải hầu hết tội nhân đều muốn gây ra tội ác để gánh chịu hình phạt và ngục tù đâu. Do đó việc ban hành Hình thư là một biện pháp thích nghi để chỉnh đốn lại những hình phạt xử bất công mà nhân dân nước ta lúc bấy giờ phải gánh chịu và hành động này có thể quả quyếtxuất phát từ lòng từ bi mà Đức Phật đã dạy bảo cho hàng Phật tử chúng ta tuân theo vậy.

Lòng từ bi còn được thấy rõ khi vua Lý Thánh Tông cảm thương cho các tội nhân phải chịu cảnh lạnh lẽo và đói khát nơi nhà giam, nên ngài đã truyền lệnh cung cấp đủ thực phẩm và chiếu mền cho họ. Tình thương này quả rất rộng lớn không còn bị ngăn cách bởi một biên giới nào nữa cả. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư: "Mùa đông năm Ất Mùi (1055), trời giá lạnh khủng khiếp, Lý Thánh Tông phán với các vị quan lại rằng: Ta ở trong cung kín, sưởi lò than, khoác áo lông mà còn rét run như thế này, ta nghĩ đến tù nhân bị nhốt trong lao chịu đói lạnh khổ sở, chưa biết phải trái ra làm sao. Ăn không đầy bụng, mặc không đủ che thân, vì gió rét nên có kẻ chết không nơi nương tựa. Ta thật lấy làm thương. Rồi vua truyền lấy chiếu cho tù nhân và cho mỗi ngày hai bữa ăn."

Thật là một hành động hiếm có đối với các bậc vua chúa dưới thời đại quân chủ chuyên chế. Chúng ta thấy sống trong cung kín, nhà vua được hưởng biết bao nhiêu là tiện nghi dồi dào, nào là ăn những món cao lương mỹ vị, nào là có cung phi mỹ nữ, nào là có kẻ hầu người hạ. Nhưng nhà vua vẫn luôn luôn nghĩ đến hàng thứ dân, nghĩ đến đời sống của người dân coi có được sung túc không? Và ngay cả những tội nhân là kẻ đã gây ra xáo trộn trong xã hội mà vẫn được nhà vua thương xótlo lắng cả đến việc ăn mặc nữa. Như vậy, vua nhà Lý đã đi sát với đời sống của nhân dân để tìm hiểu đời sống của họ và lo lắng cho họ.

Do chỗ thương xót các tội nhân, nên vua Lý Thánh Tông đã áp dụng nhiều biện pháp khoan hồng, vì ngài nghĩ rằng những kẻ phạm tội phần lớn là vì không hiểu rõ luật lệ nên họ mới phạm pháp. "Năm 1064, vua Lý Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Đông Thiên công chúa đứng hầu bên cạnh; Thánh Tông chỉ vào con gái yêu mà nói với các quan rằng: Ta yêu con ta, như là cha mẹ dân yêu dân; vì dân không hiểu luật lệ nên mới bắt tội, ta lấy làm thương. Vậy từ rày về sau không kể tội nặng hay nhẹ, các người phải xử một cách khoan hồng cả." ( Đại Việt sử ký toàn thư). Nhận xét của vua Lý quả thật là xác dáng. Trong thực tế, có nhiều vụ án mà phần lớn tội nhân khi ra trước vành móng ngựa đã hối tiếc vì mình không hiểu biết luật lệ nên mới phạm pháp.

Ngoài việc khoan hồng trong lúc xử án, nhà vua còn áp dụng các biện pháp đại xáân xá tội nhân trong các dịp khánh thành một ngôi chùa, một đền đài. Như năm 1010, cung Thúy Hoa làm lễ xong, xá thuế ba năm cho cả nước, những loại thuế thiếu năm trước đều được xoá bỏ, những tù binh người Mán bắt từ năm Cảnh Thuỵ (1008 - 1009) đều được phát quần áo và tha cho về quê quán. Trong nhiều trường hợp gặp thiên tai, nhà vua cũng ra lệnh cho ân xá tội nhân. Có năm, xảy ra những hiện tượng thiên nhiên lạ lùng như có sự xuất hiện của những vì sao lạ, nhà vua cũng coi đó là một duyên cớ để ân xá tội nhân. Thậm chí, nhiều khi nhà vua hạ lệnh xá tội một cách rộng rãi, ví dụ như trường hợp năm 1128, những tội nhân ở Đô hộ phủ đều được tha, lại xá tội cho cả 130 người bị biếm truất.

Sự khoan hồng còn được áp dụng đến mức triệt để khi nhà vua tha tội cho những kẻ nổi loạn để lật đổ vương triều nhà Lý. Đó là hành động xoá bỏ hận thù để thực thi chính sách "hoà giải" ngõ hầu cảm hoá được kẻ thù. Đây là một thái độ chính trị rất thích hợp trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, vua Thái Tông đã tha tội chết cho Nùng Trí Cao là tên giặc đã âm mưu lật đổ vương triều nhà Lý (đã dẩn ở trên): "Đến năm 1041, Nùng Trí Cao … và Tư Lang nữa”.

Đối với tên tội phạm là Nùng Trí Cao đáng lẽ ra phải chịu hình phạt tử hình mà nhà vua lại tha tội chết, lại còn phong tước, ban ấn tín và cho thêm vài châu quận nữa, quả là một hành động "hoà giải" tuyệt mức vậy.

Ngoài ra, chúng ta nhận thấy nhà Lý còn tiết giảm các hình phạt xử tử có lẽ để thực thi giới cấm sát sanh trong ngũ giới cấm. Sát sanh là một trong điều mà đạo Phật ngăn cấm. Do ảnh hưởng này mà chúng ta thấy có nhiều vụ án đáng xử tử như vụ án vừa dẫn trên, hoặc những tội sát nhân lại được giảm xuống còn phạt trăm trượng, thích 50 chữ và phải tội.

Nhà Vua còn ấn định việc cho chuộc tội bằng tiền, chỉ trừ tội thập ác thì không được chuộc. Tội thập ác được qui định trong luật của đời Đường bên Tàu mà triều Lý đã dựa theo đó, gồm có mười tội ác như sau:

1. Mưu phản: Lật đổ nền cai trị của vua đương thời.

2. Mưu đại nghịch: Phá đền đài, lăng tẩm, cung điện của nhà vua.

3. Mưu bạn: Phục vụ cho nước địch, làm gián điệp (trong tiếng Hán Việt, bạn có nghĩa là phản quốc đi phục vụ cho nước địch).

4. Ác nghịch: Đánh hay giết Ông, Bà, Cha, Mẹ, Tôn thuộc.

5. Bất đạo: Vô cớ giết ba người cùng nhà.

6. Đại bất kính: Lấy trộm đồ tế lễ trong lăng tẩm, làm giả ấn vua.

7. Bất hiếu: Tố cáo hay chửi rủa Ông, Bà, Cha, Mẹ hoặc Ông, Bà, Cha, Mẹ chồng, không phụng dưỡng cha mẹ, tự ý bỏ nhà phân chia tài sản, cưới xin khi có tang Cha Mẹ, vui chơi trang sức trong khi tang chế, được tin Ông Bà và Cha Mẹ chết không chịu tang hoặc Ông, Bà, Cha, Mẹ còn sống mà nói dối là chết.

8. Bất mục: Mưu giết hay bán các thân thuộc, đánh hoặc cáo giác chồng, hay các tôn thuộc.

9. Bất nghĩa: Giết trưởng cơ quan của mình, giết quan lại tại chức, hoặc thầy dạy học, không để tang chồng, vui chơi bỏ tang phục để lấy chồng khác.

10. Nội loạn: Thông dâm với người trong họ phải để tang từ bực thứ tư trở lên, thông dâm với các vợ bé của Cha hay của Ông, và cả người đàn bà bằng lòng tư thông cũng bị tội.

Trong Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, chính biên, quyển 3 tờ b, đã ghi lại việc khoan hồng đã kể trên như sau: "Phàm nhân đản, người từ 70 tuổi trở lên, người có nhược tật (bệnh hoạn) và người có họ thân với nhà vua phải để tang nhau từ chín tháng trở lên, nếu phạm tội đều được cho chuộc tội, chỉ trừ người nào phạm vào tội thập ác thì không tha."

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân nữa. Đạo Phật rất tôn trọng giá trị của con người và vì giới cấm nói dối cũng được giữ gìn, nên không bao giờ dám kết tội ai một điều gì khi chưa nắm đủ yếu tố buộc tội; và do chỗ đó nên phải đối xử tử tế với người không có tội. Bởi vậy nên vua Lý Thánh Tông mới xét thấy cảnh khổ của các tù nhân đang bị giam cầm khổ cực trong khi tội vạ chưa xét rõ, và truyền đối đãi với họ rất tử tế: "Mùa Đông năm Ất Mùi (1055) ...... .. mỗi ngày hai bữa ăn." (đã dẩn ở trên).

Quan niệm về cách đối xử tử tế với người đang bị giam cầm mà chưa định tội lỗi bằng một phiên xử công khai đã cho ta thấy pháp luật triều Lý tôn trọng nhân quyền, đây có thể nói là bước đầu tiên công nhận nhân quyền trong lịch sử nước ta vậy. Quan niệm tôn trọng nhân quyền đã được Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền công nhận và đã ghi: "Phàm ai bị cáo về một tội phạm gì đều được đoán coi như là vô tội, cho đến khi tội trạng ấy được chứng minh rõ rệt trang một vụ xử công khai có đủ hết đảm bảo cho bị cáo về quyền bào chữa." Quan niệm tôn trọng nhân quyền là một đặc điểm mới mẻ trong pháp luật hiện đại, như vậy chúng ta nhận thấy pháp luật triều Lý đã vượt qua thời đại, đó quả là một đặc điểm đáng lưu ý trong pháp luật nhà Lý. Có thể nói rằng do ảnh hưởng của triết lý Phật giáo về việc tôn trọng nhân phẩm của con người vậy.

Ảnh hưởng Phật giáo còn thấy rõ trong việc áp dụng quan niệm "Sám hối" vào chính sách hình sự để xử tội phạm nhận. Sám hốiquan niệm cho rằng một người khi đã phạm phải một lỗi lầm thì có thể ăn năncố gắng tìm cách chuộc tội với ước nguyện sẽ không tái phạm nữa. Chính sự hối cải sẽ giúp họ trở về đường ngay nẻo chánh và khiến họ có thể giúp được xã hội gây lại một trật tự ổn cố hơn. Do quan niệm về sám hối, chính sách hình sự của pháp luật triều Lý đã áp dụng chính sách cải hoá tội nhân, chính sách này được thể hiện một cách rõ ràng nhất qua chỉ thị của vua Lý Thánh Tông về việc xử các tội nhân một cách khoan hồng không kể nặng hay nhẹ: "Năm 1064, ..... .. một cách khoan hồng cả." (đã dẫn ở trên)

Chính sách cải hoá tội nhân là một chính sách mới phát triển ở Âu Mỹ vào thời cận kim. Theo quan niệm của chính sách này thì các phạm nhân được coi như là một nạn nhân của xã hội. Do đó, đối với các phạm nhân, nhà cầm quyền không nên dùng những hình phạt quá nghiêm khắc như thể loại họ ra khỏi xã hội, nhà cầm quyền cần phải xét xử các phạm nhân như là một bệnh nhân cần phải được chữa trị, vì vậy, các sự trừng phạt phải được cân nhấc và ấn định một cách hợp lýnhân đạo để giúp họ sám hối và hối cải tội lỗi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.