Chúng ta đang ở trong một thời khắc quan trọng của lịch sử Trái đất, khi mà loài người phải lựa chọn tương lai cho mình. Khi thế giới ngày càng trở nên mỏng manh và phụ thuộc lẫn nhau, tương lai cùng một lúc bao hàm cả những triển vọng và hiểm họa to lớn. Để phát triển chúng ta phải thừa nhận rằng giữa sự đa dạng văn hoá và lối sống, chúng ta là một gia đình chung, một cộng đồng Trái đất cùng chia sẻ một số phận. Chúng ta phải cùng nhau tiếp tụcxây dựng một xã hội toàn cầu bền vững trên nền tảng tôn trọngtự nhiên, quyền con người cho tất cả mọi người, công bằng kinh tế, và một nền văn hóa hòa bình. Để đạt được điều này, chúng ta, những công dân của Trái đất, phải thể hiệntrách nhiệm của mình với những người khác, với cộng đồng sống rộng lớn quanh ta và với các thế hệ tương lai.
Trái đất, Tổ ấm của chúng ta Loài người là một phần của vũ trụbao la đang từng ngày phát triển. Trái đất, ngôi nhà của chúng tađang tồn tại với một cộng đồng sống duy nhất. Sức mạnh của tự nhiên đã làm cho sự tồn tạitrở thành một cuộc phiêu lưu đầy thử thách và khôn lường, nhưng Trái đất đã cung cấp những điều kiện cơ bản cho sự tiến hoá của sự sống. Sự kiên cường của cộng đồng sống và sự tồn tạitốt đẹp của loài ngườiphụ thuộc vào việc bảo vệ một hệ sinh quyển lành mạnh với tất cả các hệ sinh thái học, một quần thể đa dạng thực vật và động vật, đất đai màu mỡ, nguồn nước trong sạch và không khí trong lành. Môi trường toàn cầu với nguồn tài nguyên đang cạn kiệt là mối lo chung của tất cả chúng ta. Bảo tồn sự sống, tính đa dạng, và vẻ đẹp của trái đất là sứ mệnh thiêng liêng.
Tình hình Toàn cầu Các mô hình sản xuất và tiêu dùng chính đang phá huỷ môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, và làm tuyệt chủng hàng loạt loài sinh vật. Các cộng đồng đang bị suy yếu. Các lợi ích của phát triển không được phân bổ đồng đều và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày một lớn. Sự không công bằng, đói nghèo, dốt nát, và xung đột bạo lực ngày một lan rộng và là nguyên nhân của những nỗi thống khổ. Một sự bùng nổ dân số chưa từng có đã đè nặng lên hệ thốngxã hội và sinh thái. Nền tảng an ninh toàn cầu đang bị đe doạ. Những xu hướng này là thảm hoạ - nhưng không phải là không thể tránh khỏi.
Các thử tháchtrước mắt Sự lựa chọn là của chúng ta: xây dựng một mối hợp tác toàn cầu để bảo vệ Trái đất và tất cả chúng ta hay chấp nhậnrủi ro phá huỷ cuộc sống của chúng ta và sự đa dạng của sự sống. Cần có những thay đổi cơ bản trong hệ giá trị, thể chế và cách sống của chúng ta. Chúng ta phải nhận thấy rằng khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, sự phát triển của con ngườitrước tiên phải là “trở thành nhiều hơn” chứ không phải “có nhiều hơn”. Chúng ta có tri thức và công nghệ để cung cấp cho tất cả mọi người và để giảm các ảnh hưởng của chúng ta đối với môi trường. Sự hình thành một xã hội dân sự toàn cầu đã tạo ra các cơ hội mới để xây dựng một thế giới nhân văn và dân chủ. Các thách thức về tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế và môi trường có liên hệvới nhau, và cùng nhau chúng ta có thể đạt được các giải pháp tổng thể.
Trách nhiệm chung Để đạt được tất cả các tham vọng này, chúng ta phải quyết định sống với một trách nhiệm chung, nhìn nhận chúng ta trong một cộng đồng Trái đất chung cũng như trong các cộng đồng địa phương. Cùng một lúc chúng ta là công dân của các dân tộc khác nhau và của chungmột thế giới trong đó các cộng đồng địa phương và toàn cầu gắn kết chặt chẽ với nhau. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm đối với sự tồn tại vững mạnh của loài người bây giờ và trong tương lai và thế giới sự sống rộng lớn hơn. Tinh thần đoàn kết và gắn bó của con người với tất cả sự sống được phát huy khi chúng ta sống với sự trân trọng các bí ẩn của sự sống, biết ơn các quà tặng của cuộc sống và nhận thức được vai trò khiêm nhường của loài người trong tự nhiên.Chúng ta khẩn thiết cần một tầm nhìn chung về hệ giá trị cơ bản để tạo ra một nền tảng đạo đức cho cộng đồngthế giới đang được hình thành. Do đó, cùng nhau, trong hy vọng, chúng ta khẳng định những nguyên tắc lệ thuộc lẫn nhau dưới đây để có được sự sống một cách bền vững như một chuẩn chung theo đó đạo đức của từng cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức xuyên quốc gia được định hướng và đánh giá.
CÁC NGUYÊN TẮC
I. TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆCỘNG ĐỒNG SỐNG
1. Tôn trọng Trái đất và sự sống với tất cả sự đa dạng của nó.
Nhận thức rằng tất cả các sinh vật đều có liên hệ lẫn nhau và các hình thái của cuộc sống đều có giá trị riêng không kể đến giá trị của chúng đối với loài người.
Khẳng định niềm tin đối với chân giá trị vốn có của con người và tiềm năng tinh thần, đạo đức, nghệ thuật và trí tuệ của nhân loại.
2. Bảo vệcộng đồng sống với sự hiểu biết, sự thương mến và tình yêu.
Thừa nhận/chấp nhận rằng gắn liền với quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệmbảo vệ các ảnh hưởng có hại/sự tàn phá môi trường và quyền con người.
Khẳng định rằng đi liền với sự tăng cườngquyền năng, kiến thức và tự do là một trách nhiệm lớn hơn để phát huy sự tốt đẹp chung.
3. Xây dựng các xã hộidân chủcông bằng, có sự tham gia của tất cả mọi người, bền vững và hoà bình.
Đảm bảo rằng các cộng đồng ở tất cả các cấp độ đều có các quyền tự do cơ bản và được cam kết quyền con người; và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người phát huy các tiềm năng của mình.
Khuyến khích công bằng kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có được cuộc sống ý nghĩa, đảm bảo và có trách nhiệm với hệ sinh thái.
4. Đảm bảo vẻ đẹp và quà tặng của Trái đất cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhận thức rằng sự tự do hành động của mỗi thế hệ sẽ được định tính bằng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Truyền lại cho thế hệ sau những giá trị, truyền thống, và các thể chế đã hỗ trợ việc phát huy các cộng đồng sinh thái và loài người của Trái đất.
Để thực hiện được bốn cam kết to lớn này, chúng tacần phải: Hiến chương Trái đất
II. HỆ SINH THÁI TÒAN VẸN
5. Bảo vệ và phục hồi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Trái đất, với sự lưu tâmđặc biệt đến đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiênđảm bảoduy trì sự sống.
Thông qua các kế hoạch và quy định phát triển bền vững ở tất cả các cấp để việc phục hồi và bảo tồn môi trường luôn là một phần của các sáng kiến phát triển.
Hình thành và bảo vệ các khu bảo tồn sinh quyển và tự nhiênbền vững, bao gồm các khu vực biển, các vùng đất hoang, để bảo vệ các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái đất, duy trì đa dạng sinh học và bảo tồn các di sảnthiên nhiên.
Khuyến khích sự khôi phục các hệ sinh thái và loài vật bị nguy hiểm.
Kiểm soát và loại bỏ các sinh vật hữu cơ biến đổi gien, có hại với các sinh vật tự nhiên và môi trường và hạn chế sự ra đời, phát triển của các sinh vật có hại như vậy.
Quản lý việc sử dụng các tài nguyên có thể tái tạo được như nước, đất đai, các sản phẩm của rừng và các sinh vật biển theo cách không vượt quá tốc độ tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái.
Quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo được như than đá, chất khoáng theo cách hạn chế sự suy kiệt và đảm bảo không gây ra các tổn hại môi trường nghiêm trọng.
6. Hạn chế các tổn hại là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, và khi kiến thức bị hạn chế, hãy sử dụngphương pháp tiếp cận cảnh giác.
Hãy hành động để tránh tất cả các khả năng có các hoạt độngtổn hại đến môi trường một cách thiếu trách nhiệm và không thể phục hồi được khi kiến thức khoa học chưa được hoàn tất và chưa thuyết phục.
Yêu cầu những người tuyên bố rằng hoạt độngđề xuất sẽ không gây bất cứ tổn hạinghiêm trọng nào đưa ra các chứng cứ xác thực, và buộc họ chịu trách nhiệm cho tất cả các tổn hại môi trường có thể xảy ra.
Đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra đã xem xét các hệ qua toàn cầu, từ xa, trực tiếp, lâu dài và tổng hợp các hoạt động của con người.
Hạn chếô nhiễm của tất cả các hoạt động môi trường và không cho phép việc hình thành các chất thải phóng xạ, chất độc và các nguyên liệu độc hạitương tự.
Ngăn ngừa các hoạt động quân sự gây hại cho môi trường.
7. Áp dụng các tiến trình sản xuất, tiêu dùng, và tái sản xuất để bảo vệnăng lựctái sinh của Trái đất và sự tồn tại của cộng đồng.
Giảm, tái sử dụng và tái sinh các tư liệu được sử dụng trong các hệ thốngtiêu dùng và sản xuất, và đảm bảo các chất thải thừa có thể được các hệ sinh thái phân huỷ.
Hành động một cách thận trọng và hiệu quả khi sử dụngnăng lượng, và ngày càng phụ thuộc vào các nguồn năng lượng tái tạo được như ánh sáng mặt trời và gió.
Khuyến khích phát triển, thu nhận và chuyển giaohợp lý các công nghệ thân thiện với môi trường.
Gộp chung tất cả các chi phí xã hội và môi trường trong giá bán của hàng hoá và dịch vụ, và tạo điều kiện để khách hàng lựa chọn các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao nhất.
Đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, tăng cường sức khoẻ sinh sản, và thực hiện sinh sản một cách có trách nhiệm.
Có lối sống đề cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo tài chính trong một thế giới hợp nhất.
8. Tăng cườngnghiên cứu sự bền vững sinh thái và khuyến khích việc trao đổi cởi mở và áp dụngrộng rãikiến thức đã thu nhận được.
Hỗ trợ các hợp tác kỹ thuật và khoa học quốc tế về sự bền vững, chú tâmđặc biệt đến nhu cầu của các nước đang phát triển.
Xác định và bảo tồn các kiến thứctruyền thống và trí tuệ của tất cả các nền văn hoá đã có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường và sự sống của nhân loại.
Đảm bảo rằng các thông tin quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường, và sức khoẻ của con người, bao gồm thông tin về gen luôn có sẵn để tham khảo rộng rãi.
III. CÔNG BẰNG KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
9. Xoá bỏ đói nghèo là một hành động đạo đức, xã hội và mang tính môi trường cấp bách.
Đảm bảo quyền có nước uống, không khí trong lành, an toànthực phẩm, nơi ở và đất đai không bị nhiễm độc, và vệ sinh an toàn, yêu cầu phân bổ các tài nguyên quốc gia và quốc tế.
Truyền sức mạnh cho tất cả mọi người thông qua giáo dục và tài nguyên để đảm bảo cuộc sống bền vững, và cung cấpan toànxã hội cũng như bảo vệ một môi trường an toàn cho những người không thể tự lo được cho bản thân họ.
Thừa nhận những người bị lãng quên, bảo vệ những kẻ yếu đuối, chăm sóc những người phải chịu đau khổ và giúp họ phát triển năng lực của mình và theo đuổi các ước muốn của họ.
10. Đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế và thể chế ở tất cả mọi cấp bậc khuyến khích phát triển mọi người một cách bền vững và công bằng.
Khuyến khích sự phân bổ đồng đều sự giàu có trong từng quốc gia và giữa các quốc gia.
Tăng cường các nguồn tài nguyên xã hội, kỹ thuật, tài chính và tri thức của các nước đang phát triển và gỡ bỏ cho các nước này khỏi gánh nặng nợ quốc tế.
Đảm bảo tất cả các hoạt độngthương mại hỗ trợ việc sử dụngbền vững các nguồn lực, bảo vệ môi trường và các chuẩn lao động tiến bộ.
Yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế hoạt động minh bạch vì sự tốt đẹp cho tất cả mọi người và các tổ chức này phải có trách nhiệm với hệ quả các hoạt động của mình.
11. Khẳng định bình đẳng và công bằng giới như là điều kiện tiên quyết của sự phát triển bền vững và đảm bảo quyền được đi học, được chăm sóc sức khoẻ và cơ hội kinh tế cho tất cả mọi người.
Đảm bảo quyền con người của phụ nữ và các em gái và chấm dứt tất cả các hành động bạo lực chống lại họ.
Khuyến khích sự tham giatích cực của phụ nữ trong mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, dân chủ, xã hội và đời sống văn hoá như những đối tác bình đẳng và chính thức, các nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo và người được thụ hưởng.
Tăng cườnggia đình và đảm bảo sự chăm sóc yêu thương và an toàn cho tất cả các thành viên của gia đình.
12. Bảo vệ quyền của tất cả mọi người, không phân biệt, đối với môi trường xã hội và tự nhiênủng hộnhân phẩm, sức khoẻ thể chất, đời sốngtinh thần tốt, chú ý đặc biệt đến quyền của các dân tộc thiểu số và người bản xứ.
Xoá bỏ sự phân biệt dưới mọi hình thức, như phân biệtchủng tộc, màu da, giới tính, thiên hướng giới, tôn giáo, ngôn ngữ, và nguồn gốc xã hội, dân tộc và quốc tịch.
Khẳng định quyền của người bản xứ đối với đời sốngtinh thần, kiến thức, đất đai và tài nguyên của họ và các hoạt động kiếm sống bền vững có liên quan của họ.
Tôn trọng và hỗ trợ thanh niên trong các cộng đồng của chúng ta, giúp họ thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong việc hình thành các xã hộibền vững.
Bảo vệ và bảo tồn các di sảntinh thần và văn hoá quan trọng.
IV. DÂN CHỦ, KHÔNG BẠO LỰC VÀ HOÀ BÌNH
13. Đẩy mạnh các thể chếdân chủ ở tất cả các cấp bậc, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong quản trị nhà nước, sự tham gia đầy đủ của mọi người trong việc đưa ra quyết định, và tiếp cận sựcông bằng.
Đảm bảo quyền của tất cả mọi người được cung cấp thông tin kịp thời và rõ ràng về các vấn đề môi trường và tất cả các kế hoạch và hoạt động phát triển có nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến họ hoặc là những việc họ quan tâm.
Hỗ trợ xã hội dân sự địa phương, khu vực và toàn cầu, và khuyến khích sự tham gia có ý nghĩa của tất cả các cá nhân và tổ chức có quan tâm vào quá trình ra quyết định.
Đảm bảo quyền tự doý kiến, thể hiện, tập hợp hoà bình, liên kết và sự bất đồng quan điểm.
Xây dựng việc tiếp cận hiệu quả và hữu hiệu tới các quy trình pháp lý và hành chính độc lậpbao gồm việc khắc phục và hồi phục các xâm hại môi trường và nguy cơ của các xâm hại đó.
Loại trừ tham nhũng trong tất cả các tổ chức tư nhân và nhà nước.
Tăng cường các cộng đồng địa phương, giúp họ bảo vệ môi trường của họ, và trao trách nhiêm bảo vệ môi trường cho các cấp chính quyền địa phương nơi mà các hoạt động này sẽ được thực hiệnhiệu quả nhất.
14. Kết hợpkiến thức, hệ giá trị, và kỹ năng cần thiết cho một cuộc sống bền vững vào trong giáo dục chính quy và việc học tập suốt đời.
Cung cấp cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em và thanh niên, các cơ hội học tập giúp các em đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Khuyến khích sự đóng góp của nghệ thuật, tính nhân văn cũng như khoa học vào giáo dụcbền vững.
Tăng cườngvai trò của truyền thôngđại chúng trong việc nâng cao nhận thức về các thách thức xã hội và sinh thái.
Nhận thức tầm quan trọng của giáo dụctinh thần và đạo đức cho đời sốngbền vững.
15. Đối xử một cách tôn trọng và chu đáo với tất cả các sinh vật sống.
Phòng chống các hành vi tàn bạo đối với động vật nuôi trong xã hộiloài người và bảo vệ chúng khỏi bị hành hạ.
Bảo vệđộng vậthoang dã khỏi bị săn bắn, đặt bẫy, và bắt giữ những hành vi sẽ gây ra đau khổ kéo dài và cùng cực mà có thể tránh được.
Tránh hoặc loại bỏhoàn toàn việc phá huỷ hoặc thu giữ các loài vật không được nhắm tới.
16. Khuyến khích văn hoá khoan dung, không bạo lực và hoà bình.
Khuyến khích và hỗ trợ sự thông hiểu lẫn nhau, tinh thần đoàn kết, và hợp tác giữa tất cả mọi người trong và giữa các quốc gia.
Thực hiện các chiến lược tổng thể để phòng chống xung đột bạo lực và sử dụng kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách hợp tác để quản lý và giải quyết các xung đột môi trường và các tranh chấp khác.
Phi quân sự hoá các hệ thốngan ninhquốc gia đến một mức độ quốc phòng không khiêu khích, và chuyển các nguồn lực quân sự sang cho các mục đích hoà bình, bao gồm cả việc phục hồi hệ sinh thái.
Xoá bỏ vũ khí hạt nhân, các vũ khí độc hại và sinh học và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
Đảm bảo việc sử dụng tàu vũ trụ và tàu quỹ đạo hỗ trợ bảo vệ môi trường và hoà bình.
Nhìn nhận rằng hoà bình là một tổng thể được hình thành bởi các mối quan hệ đúng đắn với bản thân, với những người khác, các nền văn hoá khác, sự sống khác, Trái đất, và của một thế giới lớn hơn thế nữa mà tất cả chúng ta đều là một phần của nó.
CON ĐƯỜNGTRƯỚC MẮT
Chưa từng xảy ra trong lịch sử, một số phận chung đã khiến tất cả chúng ta phải tìm kiếm một sự khởi đầu mới. Các nguyên tắc của Hiến chương Trái đất hứa hẹn tạo ra thay đổi. Để thực hiệnlời hứa này, chúng ta phải cam kết sử dụng và quảng bá cho hệ giá trị và các mục tiêu của Hiến chương.
Điều này yêu cầu phải có thay đổi trong suy nghĩ và tình cảm của chúng ta. Nó cũng yêu cầu một cách hiểu mới về trách nhiệm đối với tất cả mọi người và sự liên hệ lẫn nhau trên toàn cầu. Chúng ta phải phát triển và áp dụng chiến lược theo cách bền vững tại địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự đa dạng văn hoá của chúng ta là một di sảnvô giá và các nền văn hoá khác nhau sẽ tự tìm được cách riêng của mình để đạt được các mong muốn chiến lược này. Chúng ta phải mở rộng và tăng cường chiều sâu đối thoại toàn cầu để hình thành Hiến chương Trái đất, vì chúng ta sẽ còn phải học hỏi rất nhiều từ việc hợp tácthường xuyên nhằm tìm kiếmsự thật và tri thức.
Trong cuộc sống thường nảy sinh những căng thẳng giữa các giá trị quan trọng. Đây có thể là những lựa chọn rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm cách để hoà hợp đa dạng trong thống nhất, việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, vì sự tốt đẹp chung với các mục tiêu dài hạn. Tất cả các cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng. Nghệ thuật, khoa học, tôn giáo, các tổ chức giáo dục, giới truyền thông, giới kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ, và các chính phủ, đều được kêu gọi đóng vai tròlãnh đạo một cách sáng tạo. Mối quan hệ đối tác giữa chính phủ, xã hội dân sự, và giới doanh nhân đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị nhà nước hiệu quả.
Để xây dựng một cộng đồng toàn cầu bền vững, các quốc gia trên thế giới phải khẳng định lại cam kết của họ đối với Liên Hợp Quốc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các hiệp định quốc tế hiện hành, và hỗ trợ việc thực thi các nguyên tắc của Hiến chương Trái đất với các công cụ pháp lý quốc tế về môi trường và phát triển.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.