Phần 1. Giải thích đề kinh

17/03/20163:57 SA(Xem: 5009)
Phần 1. Giải thích đề kinh

KINH ANAN VẤN PHẬT SỰ CÁT HUNG
HT Tịnh Không  giảng | Thích Nhuận Nghi dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức 

 

PHẦN MỘT

I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

 

Đề kinh này gồm 8 chữ có thể phân giải như sau:

1.- “A-Nan” là em chú bác của Phật, sau khi được Phật hóa độ cho xuất gia, và được chư Tăng cử làm thị giả hầu Phật, cũng là người tùy tùng luôn luôn bên Phật. Trong hàng đại đệ tử của Phật, Tôn giả được khen tặng là bậc đa văn đệ nhứt. Sau khi Phật Niết bàn, chính Tôn giả A-Nan là người được thánh chúng suy cử tường thuật lại những lời Phật dạy để rồi từ đó kết tập thành tạng kinh điển.

2.- “Hỏi”, chữ này trong Phật pháp có những cách giải thích. Luận Du-Già-Thích nói: 1/- Vì không hiểu nên hỏi. Nghĩa là đối với sự việc nào đó mà không thấu hiểu nghĩa lý, cần phải hỏi bậc thầy mình. 2/- Vì nghi hoặc mà hỏi. 3/- Vì để thực nghiệm nên hỏi. Chữ để ở đây là để khảo nghiệm bậc thầy hoặc hàng thức giả xem thử chỗ hiểu của mình có giống với họ hay không. 4/- Khinh xuất mà hỏi. Nghĩa là hỏi mà không cố tâm thành ý trong việc tìm hiểu, không có dụng tâm suy nghĩ chín chắn trước khi hỏi. Hỏi để mà hỏi cho vui chơi vậy. 5/- Vì lợi ích cho chúng sanh mà hỏi. Nghĩa là không phải vì mình nghi ngờ mà hỏi. Hỏi là vì thấy còn có số người trong đại chúng đối với sự lý Phật thuyết giảng chưa thông suốt, lòng họ còn ôm mối nghi ngờ mà không dám hoặc không biết cách hỏi, nên giả trang mình không hiểu mà thay họ để hỏi.

Kinh đây Tôn giả A-Nan vì lợi ích chúng sanh để họ thấu hiểu đạo lý, nên nêu vấn đề thưa hỏi Phật. Thâm ý là vì lợi ích chúng sanh đời sauTôn giả A-Nan nêu ra bốn vấn dề quan trọng để hỏi Đức Thế Tôn. Nói cách khác, bốn vấn đề quan trọng mà Tôn giả A-Nan hỏi đây đối với những người mới phát tâm bồ đề tu hành như chúng ta, thì nơi lòng ít nhiều đều mang nỗi lo nghĩ nghi ngờ. Qua tâm thành thưa hỏi của Tôn giả, Đức Phật từ bi khai thị giải bày, mỗi mỗi câu hỏi, mỗi mỗi lời giải đáp, qua đó chúng ta có thể lãnh hội nghĩa lý thâm thúy, phá trừ được nghi hoặc nơi lòng, từ đó đối với lý đạo vi diệu nhiệm mầu và phương pháp tu hành tự nhiên thông suốt. Đấy chính là ý nghĩa của chữ “hỏi” trong kinh nầy.

3.- Sự Phật: Sự là thừa sự phụng hành. Phật là người đã giác ngộ dứt sạch tất cả mọi nghiệp chướng phiền khổ, giải thoát luân hồi sanh tử. Sự Phật là thuần tâm chánh niệm phụng thờthực hành vơi lòng thành kính tin vâng lời giáo huấn của Phật. Phật giáogiáo dục hướng đạo chúng sanh tu hành để trở nên an lành thánh thiện, chứ không phải thuần túy tôn giáo phụng thờ lễ bái ỷ lại thần quyền cầu xin lợi lộc. Nếu Phật giáo chỉ thuần là tôn giáo thần quyền, thì con người có thể tin vâng học tập và cũng có thể không. Và như thế Phật giáo chỉ là thứ tôn giáo tạo cho con người mê tín cuồng nhiệt nơi thần linh, phó thác tương lai sinh mạng mình cho đấng thần linh sáng tạo. Điều này tối kỵ đối với Phật giáo. Chính vì Phật giáogiáo dục, tức là khai thị phương phápdưỡng dục trí đức, giáo hóa con người biết cách khai triển khả năng chân thiện mỹ ẩn tàng chính nơi con người để trở nên thánh thiện, để từ nhơn cách đến Phật cách, từ khổ lụy buộc ràng đến an vui giải thoát, từ phàm phu ngu muội đến Phật thánh giác ngộ. Nên những ai thành tín chánh tâm tín tin theo lời Phật dạythực hành, thì kết quả sẽ được tiến bộ trong ánh sáng an lành hạnh phúc, được giác ngộ như Phật. Bằng không tin thì tạo thành lầm lẫn tổn thất nghiêm trọng cho sự an lànhtiến hóa của mình và xã hội. Từ tinh thần căn bản chánh thống này, nên một cách khách quan vô tư, thì cho dù các tín ngưỡng tôn giáo nào đi nữa cũng nên tiếp nhận tu học theo Phật pháp, chẳng khác nào người có thói quen uống các thứ nước rượu, bia, coca 7up v.v.. nhưng uống nước thiên nhiên vẫn cần thiết cho sức khỏe hơn. Phật pháp như nước thiên nhiên trong lành bồi bổ dinh dưỡng cho nguồn sống an lạc tiến bộ của khắp mọi chúng sanh. Phật giáo như biển cả có khả năng dung chứa tất cả nước của sông ngòi làm thành một vị. Lời dạy của Đức Phật bao dung tất cả giáo lý thiện của các tôn giáo thành một năng độ giác ngộ giải thoát.

Phật là một con người như bao nhiêu con người ở trần gian. Nhưng là con người có tâm tu, có ý chí hướng thượng, có tinh thần dũng tiến không ngừng, có thực chứng, nên tâm trí giác ngộ giải thoát.

Phật giáo là những lời giáo dục của Đức Phật phát ra từ đại trí tuệ, đại giác ngộ cảm hóa chúng sanh, nên sự giáo dục của Phật thường được gọi là giáo hóa. Mục đích giáo lý của Đức Phậtđánh thức chúng sanh thực sống lại với chính trí huệ giác ngộ của mình. Tôn chỉ của Phật giáotriệt để phá trừ mê tín, khai mở chánh trí, khiến cho mọi người nhận rõ chân vọng, chánh tà, thị phi, thiện ác, lợi hại, đắc thất, để phấn tấn tiến lên kiến lập lý trí đại giác, tiến thủ lạc quan, hướng thượng phát huy tâm lượng từ bi thanh tịnh hoàn thành nhơn cách thánh thiện cứu thế độ sanh, gải quyết tất cả phiền khổ của chúng sanh để cùng đạt đến vũ trụ an hòa, nhơn sanh chân thật viên mãn hạnh phúc. Vì thế, Đức Phật giáo hóa, lời dạy của Ngài đối với bất cứ ai, ở bất luận tôn giáo hay lãnh vực nào cũng có thể tiếp thọ thực hànhnhất định sẽ đạt được kết quả an lành thánh thiện tiến bộ. Đây gọi là sự Phật.

4- Cát hung: Phàm làm việc gì thích với lòng, hợp với tâm, như ý mãn nguyện, được mọi người lương thiện khen mừng thì gọi là cát, tức là tốt lành. Trái lại, việc không xứng hợp với tâm, bất như ý mà bị mọi người lương thiện hiền đức ta thán thì gọi là hung. Tất cả sự việc trái ý nghịch lòng, cho đến tai ương hoạn nạn bịnh hoạn đều gọi là hung. Hai chữ “Cát - Hung” ở đây đã trở thành chủ yếu cho nghi vấn về kết quả việc “sự Phật”. Nói cách khác là, tại sao có người tin học Phật, kính thờ, Phật, thừa sự phụng hành lời Phật mà lại kết quả hung xấu? Điều này được Phật tường tận giải đáp trong kinh nầy: Tám chữ “A-Nan Hỏi Phật Sự Cát Hung” là tên riêng của kinh nầy, chứ không phải tên chung cho tất cả các kinh của đạo Phật.

5.- Kinh: Chữ kinh là danh từ, là đề tài chung. Phàm những lời Phật dạy được kết tập thành bộ, thành quyển đều gọi là kinh. Như kinh Pháp-Hoa, kinh Niết-Bàn, kinh Hoa-Nghiêm, kinh Bát-Nhã là tên, là đề tài riêng của mỗi bộ kinh, mang nội dung khác nhau. Cũng như kinh đây, tên là A-Nan Hỏi Phật Sư Phật Cát Hung.

Chữ kinh trong Phật Giáo hàm chứa rất nhiều nghĩa, mà nghĩa cốt yếu là khế hợp. Tức là khế hợp sở chứng của Phật, khế hợp chân lý vũ trụ hạn hữu muôn đời, khế hợp trình độ căn cơ của chúng sanh suốt mọi thời khắp nơi chốn, nên gọi là kinh. Đối với chữ kinh, xưa nay thường dùng bốn chữ “Quán nhiếp thường pháp” để giải thích.

Quán quán xuyến. Nghĩa là văn nghĩa trong kinh điển Phật đều mang đặc tánh nghiêm cẩn về thể thức tổ chức, kết cấu, tinh suốt một mạch quán xuyến từ đầu đến cuối, không có rối loạn, tương phản.

Nhiếp nhiếp thọ chúng sanh, khiến cho chúng sanh an lành, tiến bộ trên đường thánh thiện giác ngộ.

Thường là trước sau như một, thường hằng bất biến, thể hiện chân lý siêu thời gian, vượt không gian, khắp cùng nơi chốn, cổ kim trong ngoài vẫn như như thường nhiên.

Pháp là pháp tắc, là nguyên lý, là nguyên tắc, mà tất cả hiền thánh phàm phu ngoại đạo đều nên tuân giữ phụng hành thì được an lành giải thoát giác ngộ. Bất cứ văn cú sách sử nào mang đủ bốn nghĩa trên đây thì mới được gọi là kinh Phật. Do tính chất có đặc thù, có điều lý, có thể hiện, có tổ chức, có cấu kết quán xuyến thuyết minh chân tướng vũ trụ nhơn sanh, có khả năng khiến cho mọi người đều lãnh hội, có thể thực chứng chân tướng vạn pháp, nên kinh Phật còn được gọi là giáo khoa thư về chân lý.

Tổng hợp tên kinh nầy là một cách sát nghĩa yếu gọn là Tôn giả A-Nan thưa thỉnh với Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni rằng: “Có người vâng tin y giáo phụng hành theo lời Phật dạy thì được phước quả kiết tường vạn sự như ý. Nhưng có người phụng Phật mà lại bị họa hại tai ương bất lợi, ấy là tại vì sao?”. Như thế thì tên kinh nầy trọn nghĩa và Đức Phật giải đáp điều đó.

Nội dung kinh đây thuyết minh về phương cách học Phật, đạo lý cơ bản làm người. Có thẻ nói bổn kinh nầy là giáo khoa sơ học nhập môn cho hành giả xây dựng hạnh phúc thánh thiện, tuy là thuộc hàng nhơn thiên tiểu thừa, nhưng thực chất lại là nền tảng căn bản của Đại thừa Phật Giáo. Đại thừa Phật pháp như nhà lầu mười tầng mà học khoa của nhơn thiên tiểu giáo tức là kinh nầy chính là nền móng cho tòa nhà lầu mười tầng dó. Từ yếu nghĩa đây có thể thấy rằng, kinh nầy đối suốt trong toàn thể giáo học Phật pháp nó chiếm địa vị quan trọng đến chừng nào. Hình thức kinh thì đơn giản, ý nghĩa kinh không bí ẩn tàng sâu, nhưng lại hết sức căn bản. Người học Phật phải nên bắt đầu học từ kinh nầy. Người giảng kinh cũng nên bắt đầu khởi đi từ kinh nầy giảng lên.

Tôn chỉ kinh đây rõ ràng Đức Phật bảo chúng ta rằng: Ai y theo giáo pháp của Phật phụng hành thì nhất định được kiết tường tự tại. Trong giáo pháp Phật-Đà Ngài dạy chúng ta “tu hành” để thăng hoa thánh thiện nhơn cách. Tu là tu chánh. Hành là hành vi. Tu hành có nghĩa là tu sửa hành vi ngôn ngữ ý nghĩ của mình để trở nên đoan chánh lành thiện. Đức Phật dạy chúng ta “Chớ làm các điều ác, nên làm các việc lành”. Lời khuyên nầy hết sức đơn giản mà bảy đời Đức Phật cũng đều khuyên như thế. Đơn giản đến độ trẻ ba tuổi cũng biết, mà người già tám mươi tuổi làm chẳng xong.

Tu học Phật là sửa thân miệng ý để chấm dứt tất cả các ý ngỹ hành vi xấu ác. Tu thì nên nói những lời hiền hòa lợi ích chúng sanh. Tâm nên luôn luôn nuôi dưỡng lòng thành kính, bình đẳng, từ bi, hiếu hòa đối với tất cả chúng sanh và lúc nào cũng mang tâm nguyện hóa độ tất cả chúng sanh không mỏi mệt. Điều hòa ba nghiệp thân miệng ý lành thiện thanh tịnh. Phải luôn luôn ghi nhớ nơi tâm, tin chắc vun trồng nhân lành thì quyết định sẽ được quả lành. Nếu người y theo lời Phật dạy thành tâm dốc chí thực hành thì nhất định gặt hái mọi điều như ý. Có y giáo phụng hành mới là chân chánh nghe theo lời Phật dạy. Nhược bằng học Phật chỉ để hiểu cho thỏa mãn óc hiểu biết, rồi đem hết thì giờ lo suy diễn về viết sách hoặc rao nói mà tâm niệm hành vi đời sống không chân chánh thánh thiện tiến bộ như lời Phật dạy thì đó là lối y giáo phụng hành chỉ cầu lợi danh thì thuộc vào hư ngụy, tất nhiên kết quả sẽ trái ngược chứ không trọn lành như ý.

 

II. Hình thức tổ chức của kinh.

 

Toàn thể bổn kinh nầy có thể phân làm bảy đoạn:

Đoạn một: Từ câu “A-Nan thưa Phật”, đến câu “Vâng làm tất cả những điều đã nghe được”: Đây là nói rõ việc tin Phật, vâng lời Phật dạy, y theo lời Phật dạy mà chánh tâm thành ý phụng hành, thì nhất định sẽ được quả báo cát tường. Trái lại, nếu mê tín làm ngược những điều Phật dạy hoặc miệng tỏ ra thành khẩn mà tâm hạnh lại không chân thật, không tương xứng thì sẽ phải nhận lấy quả báo không cát tường. Đây là điều mà các học giả học Phật chân chánh hết sức quan tâm đến.

Đoạn hai: Từ câu “A-Nan bạch Phật rằng”, đến câu “Tội lỗi sâu nặng như thế”: Đoạn nầy luận giảng về tội lỗi của việc sát sanh. Điểm nầy thiên trong về giới luật, cũng là thực tế luận giải về vấn đề giới luật, cũng là thực tế luận giải về vấn đề thiện ác thuộc hành vi sinh hoạt của chúng ta. Phạm vi giới luật thì rộng rãi vô cùng, đây chỉ lược nêu lên một vấn đề sát sanh có tánh cách tiêu biểu để luận giải, hy vọng chúng ta từ vấn đề nầy để có thể suy rộng ra hiểu được những vấn đề khácnhân đó mà thể nhận công đức lợi ích của tinh thần giới luật, tiến lên phát nguyện tu học ngõ hầu đạt đến cảnh giới tri hành hợp nhứt.

Đoạn ba: Từ câu “A-Nan lại bạch Phật rằng”, đến câu “Há chẳng thận trọng ư”: Đoạn nầy thảo luận về vấn đề giáo và học. Giáo học đối với quá trình sinh hoạt của con người rất là trọng yếu. Giáo học thành quả hay không đều do tâm lý song phương của giáo sư và học sinh, cùng với thái độphương pháp giáo học tốt, hướng dẫn tốt và học tập chuyên cần thì giáo học nhất định thành công. Phật Giáo vốn mang nặng đặc tính giáo hóa, xem trọng sự giáo dục cải thiện, tức là nhằm mục đích dạy dỗ con người tiến hóa trên đường thánh thiện giác ngộ giải thoát. Giáo sư ở đây tức chỉ cho hàng Tăng già đạo hạnh khéo khai thị giáo hóa. Học sinh là chỉ cho tín chúng chánh tâm khéo lãnh hội ngộ nhập, thành tựu cứu cánh trí huệ viên mãn, rồi sau đó đem khả năng kiến giải, tinh thần phục vụ để cứu giúp quốc gia xã hội, tạo an lành hạnh phúc cho chúng sanh. Nhân đây có thể nói tinh thần giáo hóa của Đức Phậtphương pháp giáo dục đặc thù truyền thống có khả năng cảm hóa vi diệu đưa người đến chân thiện mỹ.

Đoạn bốn: Từ câu “A-Nan lại bạch Phật”, đến câu “Đạo có thể độ được đời”: Đoạn nầy nhằm giải thích Phật pháp đối với thực tế sinh họat của chúng ta có sự va chạm không? Tương phản không? Vấn đề nầy, ngày nay đối với những người muốn học Phật mà còn do dự nghi ngờ, thì trong đoạn kinh đây, Đức Phật đã giải đáp một cách xác đáng rõ ràng, khiến cho người tu học Phật pháp theo đó có được lợi ích cho đời sống hạnh phúc mỹ mãn, mà không có chút gì trở ngại trên đường hạnh phúc tiến bộ thánh thiện. Văn kinh hàm dưỡng nội dung đến đây đã giải đáp các nghi vấn căn bản của chúng ta một cách viên mãn về bốn chữ Tu-Học-Phật-Pháp. Bốn đoạn trên đây là chủ đề vấn đáp của kinh nầy.

Đoạn năm: Từ câu “A-Nan nghe Phật nói”, đến câu “Chưa có thể nhận lấy quả Niết bàn”; Đoạn kinh đây ghi lại cảm tưởngtâm đắc của Tôn giả A-Nan sau khi nghe pháp được lợi ích.

Đoạn sáu: Từ câu “A-Nan nhân đó mà khuyến tụng rằng”, đến câu “Phát nguyện chân thành vô thượng”; Đoạn kinh nầy thuộc thể thi kệ ngũ ngôn, bốn câu một bài, mang nội dung “A-Nan trình bày chỗ tâm đắc của mình. Đồng thời hỗ trợ Phật bằng cách khuyến hóa đại chúng trong pháp hội nên y theo lời dạy của Đức Phậthành trì thì mới được công đức lợi ích thù thắng, và như vậy không uổng công dạy dỗ cực khổ của Đức Phật”.

Đoạn bảy: Từ câu “A-Nan tụng như thế rồi”, đến câu “Lãnh thọ lời Phật dạy mà lui ra”: Đoạn nầy kết thúc pháp hội, đại chúng nghe Phật thuyết pháp xong lòng tin hiểu thâm sâu, phát nguyện thọ trì, đảnh lễ tạ ơn Phật. Đến đây là tổng kết toàn kinh.

III. Dịch giả

Ngài An-Thế-Cao vị Sa-môn người nước An-Tức nay là nước Iran dịch kinh nầy.

Hậu Hán là chỉ một triều đại của Trung Hoa để đại biểu cho niên đại kinh dịch. An-Thế-Cao là tên của người dịch kinh. Đại-sư Thế-Cao là người nước An-Tức, lấy tên nước làm họ mình. Ngài tên thật là Thanh, tự là Thế-Cao. Nước An-Tức đời nhà Đường gọi là nước Ba-Tư, tức là nước Iran ngày nay. Đại sư Thế Cao vốn là thái tử của vua nước An-Tức, bẩm tánh thông minh nhân từ hòa hiếu. Người có trí hụê đức hạnh lại đa tài nghệ. Sau khi phụ vương băng hà, Ngài kế thừa vương vị chưa đầy một năm rồi nhường ngôi cho người chú để thực hiện ý chí xuất gia học đạo tu hành. Sau khi thông hiểu Phật lý, lòng mang đại nguyện, Ngài rời bỏ quê hương đến Trung Quốc du hóa truyền bá Phật pháp. Lịch sử dịch kinh của Trung Quốc buổi sơ thời, Ngài là một Đại sư nổi tiếng nhất.

Ngài đến thủ đô Lạc-Dương của Trung Quốc vào thời Hậu Hán vua Hoàng-Đế niên hiệu Kiến-Hòa năm thứ hai, Tây lịch năm 148, được triều đình quý trọng kính lễ. Ở đây, suốt hai mươi hai năm (148-170), Ngài dịch được hai mươi chín bộ kinh, tổng cộng hơn 176 quyển. Đến đời Hán-Linh-Đế niên hiệu Kiến-Minh năm thứ ba, Tây lịch năm 170, Ngài mới ngừng công tác phiên dịch để đi du hóa đó đây khắp vùng Giang Nam. Tại đất Dự-Chương, ngày nay thuộc tỉnh Giang-Tây, ở tỉnh thành Nam-Xương, Ngài kiến tạo chùa Đại-An, đây là ngôi chùa đầu tiên của Trung Hoa thuộc vùng Giang Nam. Những chuyện thần bí kỳ lạ về Ngài rất nhiều, có thể tìm đọc ở Cao-Tăng-Truyện tập một.

Danh từ Sa-môn là phiên âm từ tiếng Phạn Sramana. Ngày xưa người Ấn Độ gọi người xuấ gia là Sa-môn, với ý nghĩa cần-tức, tức là người đã dứt bỏ việc thế gian, chuyên cần tu giới định hụê, dứt trừ tham sân si.

Bản kinh nầy nguyên là Phạn văn được Đại sư An-Thế-Cao phiên dịch từ Phạn văn ra thành Hán văn, hiện kết lục nơi Đại-Chánh-Tân-Tu-Đại-Tạng quyển 14 từ trang 753.

Trên đây lược giới thiệu về tên kinh, nọi dung và dịch giả của kinh nầy.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58788)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :