Nội dung tu tậpphương pháp hành trì của hệ phái Khất Sĩ

31/07/20164:13 CH(Xem: 5683)
Nội dung tu tập và phương pháp hành trì của hệ phái Khất Sĩ

NỘI DUNG TU TẬPPHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
Thích Nữ Hòa Liên

chu tang khat si khat thuc

 Với bổn nguyện độ sanh, bắt nguồn bởi lòng từ bi, vị tha, bác ái, thúc giục ngài không một phút ngừng nghỉ, Ngài hành đạo, mở mang mối đạo, mưa pháp xối chan lợi lạc biết bao nhiêu chúng sanh và bởi lối tu tịnh hạnh giải thoát ấy mà bóng y vàng khắp nơi tỏ rạng chẳng khác chi vừng thái dương ló dạng đã xoá tan đi bóng đêm trùm khắp nhân gian. Cũng vì thế mà ánh đạo vàng đã lan toả, làm chuyển đổi cuộc đời này, đưa con người rời xa sông mê  trở về bến giác nên  vắng đi thân ngũ uẩn nhưng bóng pháp thân thanh tịnh vẫn hiện hữu. Dù trãi qua thăng trầm, sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Ngài từng thời kỳ càng thêm khởi sắc, càng được nảy nở thêm, các giáo đoàn Tăng Ni, sau thời gian trụ xứ để tự tu trì, trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình đổi mới cũng đã từng bước  hội nhập trong lòng đạo pháp, cùng lãnh đạo giáo hội tham gia vào ban vận động Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam và là thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Giờ đây bao thăng trầm đã đi qua, nước non cuối cùng đã thu về một mối tinh thần dân tộc được ổn định, bản sắc văn hoá vẫn còn giữ gìn phần lớn là sức mạnh đoàn kết của toàn dân, trong đó Tôn Giáo đóng vai trò chủ đạo nối kết mọi tư tưởng, tinh thần dân tộc, bằng tấm lòng xả kỷ lợi tha, hơn thế nữa đã và đang tiếp tục là nòng cốt, tiên phong trong cuộc sống xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày nay trong xã hội kinh tế thị trường, xu hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước thì mọi hoạt động, tư duy nghiên cứu, sống và làm việc v…v…tất cả đều mang tính khoa học rất cao, nó phải chứa đựng tầm nhìn lớn lao trong mọi lãnh vực, phải tồn tại lâu dài trên mặt không gian, phải áp dụng được thực tiễn trong cuộc sống, cải tiến được xã hội,đưa xã hội và con người đi dần lên đến đỉnh cao của thế giới chân thiện mỹ. Bộ chơn lý của Tổ Sư Minh Đăng Quang, Người Thầy khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam đã khẳng định được điều này, trình bày một cách đúng đắn, khoa học, hợp lý về nguồn gốc con người, triết lý con người và thiên nhiên về đời sống đạo đức xây dựng một xã hội an lành hạnh phúc cho khắp nhân gian này.

Nói đến vị Thầy Khai Sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam thì không thể không nhắc đến bộ Chơn Lý mà người đã dày công thân chứng nói ra. Thật là một công trình vĩ đại của một bậc chân tu, một vị Bồ Tát nay đủ hạnh nguyện lợi tha. Nội dung bộ chơn lý đã khẳng định được trí huệ, tu chứng của Ngài hết sức thâm hậu, cao niên, mang tầm cỡ của bậc đại trí, đa văn, xây dựng xã hội xây dựng con người vượt qua đêm tối vô minh, lạc hậu không đi theo huyễn hoặc, siêu hình, tìm hạnh phúc chân thật từ chính cuộc sống này, từ con người này từ xã hội này, tạo nên mắc xích giữa con người và xã hội, con người với thế giới tự  nhiên, con người với con người.

Với sự nghiệp thiêng  liêng của Tổ Thầy như vậy là lý do để chúng con viết bài tham dự. Vì sự nghiệp của Tổ Thầy, làm sao cho ngọn đèn ấy ngày mỗi sáng lên lan toả rộng ra làm lợi ích cho khắp vũ trụ, nhân loài.Vì Đạo Phật Khất Sĩ đã và đang là một tôn giáo dân tộc, trong lòng dân tộc, cho nên nhận thức được điều này tự thân đã mạnh dạn cầm bút lên tìm tòi, nghiên cứu, chắc lọc những tinh hoa, đặc sắc, biệt truyền của hệ phái, hầu nhân đôi sức mạnh của niềm tin chánh pháp cho mình và cho hết thảy mọi tín đồ, pháp hữu gần xa về một hệ phái của dân tộc hầu đáp ứng nhu cầu học hiểu tu tập về phương pháp hành trì truyền thống của hệ phái. Có được ngọn đèn chánh pháp toả sáng đúng nghĩa ngày hôm nay là đã trãi qua biết bao thăng trầm gian truân, dày công khai sáng vun đắp. Vì thế ôn lại và làm sáng ngời sự nghiệp ấy chính là đền đáp công  ơn của Tổ Thầy trong muôn một. và nguyện sẽ giữ gìn ngọn đèn ấy sáng mãi trên thế gian

Trong khuôn khổ cho phép chúng con xin được trình bày một phần nhỏ trong sự nghiệp thiêng liêng của Tổ Thầy đó là NỘI DUNG TU TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ –ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM

1.1 Nội Dung Tu Tập- Nhiếp phục ba nghiệp thân khẩu ý .

Niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau của nhân loại trên thế gian này đều xuất phát từ chỗ biết và không biết nhiếp phục thân khẩu ý. Chính vì vậy giới luật của Đức Phật ra đời chỉ cho nhân loại thấy được nguyên nhân của khổ đau và phương pháp đi đến an lạc giải thoát khổ đau .Đức Phật đã dạy các vị Tăng, Ni bằng nhiều cách khác  nhau để giúp các vị đoạn trừ lậu hoặc. Sự việc này nói lên ý nghĩa của giáo dục cá nhân: “Mỗi người có một nghiệp riêng, như thế họ cần có cách riêng để xoá bỏ nghiệp ấy. Nói khác đi mỗi cá nhân suy nghĩ với khối óc của mình và đi với đôi chân của mình”, Đức Phật đòi hỏi con người không tuỳ thuộc vào Ngài hay vào một quyền năng nào ở bên ngoài. Ngài dạy: “Hãy tự mình là chủ tể của mình, ai khác có thể là chủ tể ? với sự tự điều phục, con người tìm thấy đấng chủ tể khó có”[1]

Trong Luật Nghi Khất Sĩ Tổ Sư Minh Đăng Quang cũng có phương pháp cho Tăng Ni tu tập nhiếp phục ba nghiệp ở điều, 37, 39, 40, 41, 42, 43, 44 như sau: “Cấm nói chuyện người, cấm nói xiên xỏ qua lại, cấm nói phạm thượng, cấm cải cọ lớn tiếng, cấm  vô lễ bất kỉnh với bậc bề trên, cấm nói lời thô lổ cọc cằn, cấm nói lời vô ích với Sư Trưởng”. Ý căn rất quan trọng và vô cùng vi tế thân khẩu là tướng thô có thể nhìn thấy, có thể nhiếp phục còn ý nghiệp được ẩn tàng trong tiềm thức, trong suy nghĩ  khó có thể ngăn chặn từ ban đầu nếu tự hành giả không chịu nhiếp phục vì thế Sư Tổ đã có những điều luật để ngăn ngừa cho ý không phát sanh.

  “Ở điều 32 cấm cố ý muốn đòi hỏi kêu xin sái luật, điều 64 cấm viết giấy thư từ mà nói chuyện hoặc gởi cho người thân quen biết mà không xin phép, điều 70 cấm người xuất gia mà còn tham lam sân giận si mê, điều 74 cấm đem lòng phiền giận khi có ai chỉ dùm chổ lỗi, điều 86 cấm cố ý bất hoà và sau mỗi việc không hoà, điều 88 cấm Tăng Sư khinh bỉ ra lệnh thị nạt Ni Cô, điều 90 cấm Tăng Sư kêu đòi Ni Cô đến riêng nói chuyện, và điều 113 cấm hay kiếm chuyện này chuyện kia làm phiền trong giáo hội”[2].

Giới luật và những pháp học căn bản cho Tăng Ni khất sĩ xuất gia

Để bảo vệ giới luật của đức Phật đứng vững trên đất Giới, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế thêm 114 điều luật cho tăng ni khất sĩ  xuất gia để được an trú, được thanh tịnh, gìn giữ  giềng mối cho đạo pháp. Trong bài học SaDi Tổ Sư dạy bậc đã bước gần  ngưỡng cửa của hàng tỳ kheo là hàng tập sự tỳ kheo học hỏi để đến ngày đứng vào hàng tỳ kheo thiệt thọ nhận lãnh giới luật tỳ kheo, vì vậy Bài học SaDi là bài mở đầu kế Bài học SaDi I là bài Kệ giới, tức dạy cho SaDi dùng giới luật SaDi mà làm hàng rào giữ thân tâm, đến pháp học SaDi II là bài học Tổ dạy lên cao hơn 1 chút là diệt lòng ham muốn còn pháp học SaDi III là pháp học vi tế  dạy hàng đệ tử SaDi nên lấy bài học này mà soi rọi tâm mình  sẽ thấy những pháp vi tế khó thấy chính những lỗi vi tế này ngủ ngầm trong tiềm thức của mình nếu mình không mạnh dạn diệt trừ thì nó chính là một chướng ngại lớn lao để mình bước lên nấc thang cao hơn trên đường giác ngộ giải thoát. Còn gíới bổn Tăng, giới bổn Ni và 114 điều luật này cũng thế có những loại giới cũng như giới của đức Phật đều mang tinh kết hợp hoặc giới chỉ trì và tác trì, giới tạm thời và giới trọn đời, giới thế gian và xuất thế gian, giới thuộc bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, giới vị kỷ, vị tha, vị pháp, có thanh tinh, bất tịnh, khả nghi, giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu và giới do nhiều đời trước, giới thanh tinh hữu lậu, thanh tịnh vô lậu, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc và thanh tịnh để tịnh chỉ tất cả. vì sự lợi ích của chúng sanh vì sự trường tồn của giáo pháp Tổ thầy, nên tất cả điều đưa về một mục đích ấy.

Tổ Sư  thường  cảnh  tỉnh “ tinh thần không chật vật chất không hao, sự  của lý là có, lý của nó là không”  ý của Tổ muốn hàng xuất gia hãy vì lợi ích chung bước đầu khép mình trong khuôn khổ giới luật để thuần hoá thân tâm của mình vốn đã từ lâu như ngựa rong chơi ngoài đồng nội và chúng ta đã từng thọ học, hành lời Phật dạy “hãy thừa tự pháp Bảo hơn là thừa tự tài vật” đối với người con Phật, Pháp bảo chính là nguồn tài sản cao quí hơn mọi thứ tài sản trên đời. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Thánh hạnh Đức Phật cũng dạy: Tại sao được  gọi là Thánh nhân? được gọi là Thánh Nhân vì  những bậc này thường hành Thánh hạnh và có bảy thứ tài sản của Phật thánh là : Tín, Giới, Tàm, Quí, Đa văn, Trí tuệ, và xả ly. Người xưa đã bảo tu mà không học là tu mù học mà học không tu là cái đãi chứa sách như  trong bài hoc  Khất Sĩ đã dạy: “khất Sĩ là học trò khó đi xin ăn đi xin ăn để tu học, Khất Sĩ là cái sống của chơn lý vũ trụ mà tất cả chúng sanh điều là học trò cả thảy… chúng sanh đây là căn thân chủ thức… học không phải ở một chỗ mà cần phải bước lên đi tới, phải đi theo thời duyên cảnh ngộ… ngoài khất thực ra không có pháp nào thứ hai để diệt trừ tham sân si được, mà nếu tham sân si không diệt thì người ta với cỏ cây loài thú như nhau vậy tiếng khất sĩ chỉ có nơi Người, Trời, Phật mà thôi. Khất Sĩ khuyên lơn người giàu an ũi người nghèo… tránh khổ cho người giác ngộ cảm hoá kẻ ác dạy dỗ người thiện …”[3]

 Thiền định – quán chiếu, sổ tức quán : đạt đến thân chứng

“Định là chánh,  Thể của định là vũ trụ bao la vô cực , Tướng của định là chơn như không vọng động Dụng của Định là thay đổi tiến hóa ,an vui giác ngộ qủa linh thần thông, Lý của Định là tự nhiên chơn thật, thân của Định là Giới, Trí của Định là Huệ, Tánh của Định là chơn còn Định là tâm của tất cả chúng sanh hay cũng là sự sống sức mạnh bao gồm tất cả”[4]

Không bận tâm bởi ngũ dục lục trần thì mới đạt được định tĩnh ở trong tâm rất cao rất vững, không còn dao động bởi những cám dỗ tầm thường của thế tục, như ngọn đèn vững vàng được bao bọc bởi bóng đèn, ánh sáng toả rạng soi rọi khắp nơi. Thật vậy hành giả Khất Sĩ đầy đủ giới trang bị giới như áo giáp không sợ bị mũi tên độc của tham sân si, phiền não, nghiệp chướng đâm xuyên phá được và từ đây bước chân đi du hoá khắp nhân gian gieo hạt giống từ bi trí tuệ khắp muôn nơi đấy là hạnh nguyện của một tỳ kheo Khất Sĩ.

Trong nếp sống thiền môn của chư Tăng Ni Khất Sĩ Thiền Định – quán chiếu là một nếp sống không thể thiếu để trau dồi nội lực tịnh hoá tam nghiệp để trở về với bản tâm thanh tịnh chơn như của chính mình, Chính sự quán chiếu này Tôn Sư Minh Đăng Quang đã đạt được đạo khi nhìn thấy bọt sóng từng đợt vào ra tựu  tán. Để được như vậy người xuất gia phải là chơn tâm xuất gia cầu đạo giải thoát quyết lòng đạt đạo mới thôi, muốn thế phải chánh định diệt trừ vọng niệm cắt đứt vòng hệ luỵ, cỡi trói sợi dây oan nghiệt, trở về với chơn tâm thường trú của chính mình tìm lại Phật tánh của mình.

 Và như vậy ĐPKSVN của Tổ Sư Minh Đăng Quang chủ trương thiền định quán chiếu vì đó là mục tiêu quan trọng của người xuất gia, có chánh định mới làm chủ được mình mới làm thầy của trời và người, làm chỗ dựa cho bao tâm hồn bị lạc lỏng không nơi nương tựa, nương vào Tăng là người thừa kế sự nghiệp của chư Phật ba đời “kế vãng khai lai báo Phật ân đức” làm rường cột cho ngôi nhà Phật Pháp, để đảm bảo cho ngôi nhà Phật Pháp trường tồn mãi mãi trên thế gian này.

1.2 Giữ gìn Y Bát chơn truyền

  Đời sống của một Tỳ Kheo chơn chánh thì tài sản chỉ có 3 Y và bình Bát. Đức Thế Tôn là hình ảnh gương mẫu cho tinh thần này, trở thành người vô sản ngay từ khi quyết định ra đi tìm con đường giải thoát cho nhân loại. Một mình một bóng, Ngài dấn thân vào kiếp sống tu hành khổ hạnh giữa chốn rừng già, Ngài biết rằng cung vàng địện ngọc vợ đẹp con xinh uy quyền thế lực là chất men nồng cao độ nó sẽ làm đê mê say cuồng và có thể giết chết  một ông Hoàng giữa vòng tục lụy, cũng như bao nhiêu khách trần khác, ròng rã hơn mười năm con người ấy đã thật sự thoát ly những khổ đau trói buộc của phàm tình, đầu tiên trên bước lữ hành ôm bát hoá duyên theo hạnh xưa của ba đời chư Phật, ngày trở về thành để thăm Hoàng tộc, Ngài đã dùng hình ảnh này để hóa độ Hoàng thân quốc Thích. Thử hỏi, còn hình ảnh nào cao đẹp hơn và hạnh phúc hơn người đã cát ái ly gia chỉ xem vật chất là thứ yếu nêu cao tinh thần thiểu dục tri túc để hoà nhập san xẻ cùng với tất cả chúng sanh để hoá độ chúng sanh không còn khổ đau trói buộc trong cuộc đời giả tạm vô thường. Một cuộc đời nhẹ nhàng giải thoát không tham cầu ước muốn, thì như cánh chim trời lộng gió bay khắp muôn phương đem tình thương cho khắp mọi loại. Một hình bóng chỉ có duy nhất ở Đạo Phật mà không có ở đạo giáo khác.

Ba Y gồm Y Thượng, Y Hạ, Y Trung. Bát phải được làm bằng đất nung đỏ vuốt tròn đốt đen có lăn sáp bên ngoài  để không còn có giá trị sang trọng, 1 cái nắp đậy bát bằng nhôm trắng nhẹ, 1 cái túi vải tròn vừa với bát có nắp phủ, có quai mang choàng vào vai. Y tượng trưng cho bầu trời, Bát tượng trưng cho vũ trụ càn khôn, Bát là ruột Y là da luôn luôn gìn giữ trân quý. Tấm Y đã được giáo pháp của Phật ba đời truyền trao khi thực sự đứng vào hàng trưởng tử  của Đức Như lai thì Y Bát là một pháp khí thiêng  liêng đánh dấu sự trưởng thành đầy đủ giới đức trang nghiêm xứng đáng đứng vào hàng ngũ  của tăng đoàn. Vì vậy Y Bát đã được Tổ Sư truyền  thừa sau Đức Phật nhập diệt, không có y Bát hành giả như chim mất cánh như cây lìa cành vì Y Bát là đôi cánh cho hành giả hướng đến một phương trời cao rộng, vượt thoát ấm ma, làm bậc xuất trần thượng sĩ,  làm lợi lạc quần sanh, tạo Niết Bàn tịnh lạc ngay cõi trần gian này. Người Khất Sĩ đã tiếp nối truyền thống Thích Ca, xây dựng chánh pháp tại thế gian này qua hình ảnh tiêu biểu:

Y vàng nhẹ buớc vân du

Bát nung nặng mối tình thu muôn ngàn.

Đấy là hình bóng của Tổ Sư Minh Đăng Quang đầu tiên hành đạo ở làng Phú Mỹ ngày xưa, Ngài đã nối truyền Thích ca chánh pháp lập nên ĐPKSVN với y bát chơn truyền đi khắp đó đây nối hạnh Phật xưa ôm Bát hoá duyên hoá độ chúng sanh lập nên hệ phái biệt truyền với ý nghĩa nhiệm mầu của đoàn du tăng Việt nam, với chí nguyện thiêng liêng cao cả ĐPKSVN đã làm rạng ngời giáo pháp Tổ thầy.

Một bát cơm ngàn nhà

Thân đi muôn dặm xa

Mắt xanh xem trần thế

Mây trắng hỏi đường qua.

Y bát đã làm lợi lạc cho muôn loài, cho tất cả cho nhân loại, đem tinh thần xả kỷ lợi tha, giáo hoá chúng sanh cang cường dị độ, lấy hạnh từ bi bình đẳng để đến với muôn người, không phân biệt nghèo giàu. Tấm y có năng lực Bố ma Phá ác ngăn ngừa mọi lỗi lầm có thể xảy ra, “bởi khất cái với khất sĩ cũng tương tự in nhau, vì kẻ gian manh muốn sắm áo bát bao nhiêu cũng được người khất sĩ phải là có thật học phải đủ đức hạnh, phải có chơn tu mới được gọi đúng danh từ Khất Sĩ”[5] và tạo nên miếng ruộng Phước điền cho người gieo hạt giống bồ đề, chiếc bát có công dụng diệt trừ tham sân si tăng trưởng tinh thần thiểu dục tri túc của người xuất gia.

Nói về lợi ích của hạnh mặc y phấn tảo “ vị này không đau khổ do phải giữ gìn y phục, sống không tuỳ thuộc vào người khác, không sợ trộm cướp, không có sự thèm muốn đối với y phục. Vì những vải ấy dễ kiếm, ít giá trị, nhờ đó sẽ phát sinh kết quả ít muốn biết đủ và tinh tấn tu tập”[6]

Nhà Sư Khất Sĩ đầu đội trời chân đạp đất, đi khắp đó đây để giáo hoá chúng sanh, tự lợi và lợi tha, vũ trụ là nhà chúng sanh là thân bằng quyến thuộc Ngài đi giáo hoá, gieo duyên phật pháp với tất cả muôn loài, đêm về tĩnh toạ dưới gốc cây, lấy trời làm màn lấy đất làm chiếu, không gì của ta tâm thảnh thơi giải thoát, không lo lắng buồn phiền. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận trang 36 có mô tả về hạnh ở gốc cây “ Người theo hạnh này phát nguyện  Tôi theo khổ hạnh ở gốc cây hoặc tôi từ chối một mái nhà có 3 cấp bậc: cấp thượng là không được phép quét dọn sạch sẽ gốc cây đã chọn, cấp trung có thể nhờ  người nào đó quét dọn gốc cây, cấp hạ là có thể sai những chú tiểu trong chùa quét dọn sạch sẽ trải cát bằng phẳng xung quanh gốc cây”[7].

Ngồi dưới gốc cây thấy lá cây rơi rụng quán chiếu được sự vô thường biến đổi, hợp tan, ly biệt, tụ tán, hoại không mà đoạn trừ được lòng tham, vì mục đích cao thượng ấy người du tăng Khất Sĩ đã chọn cho mình lý tưởng thoát trần này để làm mục tiêu cho chí nguyện xuất gia với tinh thần lục hoà được Tôn sư Minh Đăng Quang đề cao “Nên tập sống chung tu học”

 Đó là hạnh nguyện độ tha của du tăng Khất Sĩ khi chọn cho mình pháp môn thực hành Khất Thực ôm bát  hoá duyên không nấu nướng để nuôi dưỡng lòng từ không bận rộn để  dành thời gian tham  thiền nhập định, không cất giữ của riêng đồ ăn uống để tâm trí rảnh rang cất chứa giáo lý Phật Đà, làm tài sản để ban phát cho tất cả chúng sanh  làm hành trang cho mình đi về bến bờ giác ngộ. 

Về sự đi khất thực của hệ phái như sau :

 a)  “Phép đi khất thực chỉ từ 1 đến 2 người mà thôi trừ khi nào đến xứ lạ, 1,2 ngày đầu đi chung cho biết đường sá, đi từ người cách khoảng 2 thước.

 b)  Khi đi lấy cơm hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ  thì đươc đi chung, đi 1 hàng 1 cách nhau 2 thước tây ai lớn tuổi đạo đi trước tập sự đi sau.

c)  Tại TX có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cùng dường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng thì giáo hội nếu đông chia ra: Phân nữa tăng đi khất thực, phân nữa tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.

d)  Tốt hơn là mỗi người hằng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp chỉ hộ thêm sau khi đi về .

đ ) Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây xa đường lộ, phố xá chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi bặm cấu trược ồn  ào vì thế sẽ làm nhẹ  thể pháp phật.

e)  Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ hoặc chen lấn chỗ đám đông. Nên phải đi vào trong xóm và các đường lộ  xa chợ.

f)  Mỗi đường có thể đi 3  ngày, đi xa không quá 3 ngàn thước.

g)  Bận đi phải đi luôn bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà ( ngoài đường chớ không dược vào thềm ) mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.

h)  Khi bát còn lưng thì ôm qua tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để vào túi phủ nắp lại quảy phía tay mặt không nhận nữa

i)  Không nhận lãnh đồ vật để trong túi ngoài bát hoặc trên nắp bát.

k)  Không được nhận tiền, gạo, không nhận đồ ăn mặn, khi người đem đến cúng mình có thể hỏi xem chay mặn, đó là gương dạy thiện cho người.

l)  Không được đi vào nhà ai, khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai hoặc có việc của giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chứ không ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trở về.

m)  Không được dừng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực

n)Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát  mang trong túi cấm thâu nhận.

o)Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá  năm sáu câu.

ô)Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ cơm rồi sẽ nói hoặc mời người đến ngay chỗ trụ hoặc để ngày khác người thỉnh cúng dường tại nhà có tăng đông có cư sĩ  nhiều sẽ nói .

ơ )  Khi đi khất  thực ai muốn cúng và thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ dạy , bằng không thì thôi chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người ta.

p)  Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ không được dùng bằng khi túng ngặt phai gụt rữa sạch mới được dùng.

q)  Khi đi khất thực phải trang nghiêm hoà hưỡn ngó ngay xuống ngó xa 2 thước chớ ngó liếc 2 bên chớ tìm lóng nghe chuyện người nói tâm phải niệm  phật.

r )  Đừng vừa đi vừa nói chuyện chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng lại xây mình, chớ đừng đi tắt xéo.

s)  Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau cho để bát trước.

t )  Ngày nào ai đi bát đường nào phải sắp đặt trước tại chùa chớ đừng ra đường lộn xộn.

u )  Khi đi khất thực ngoài món ăn ra không nhận món chi ai gởi hết hãy bảo người đem lại các chùa kia. Ai gởi cúng Phật thì không được nhận hãy nói “ Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi”

ư )Ăn rồi đồ nếu còn dư phải cho hết không được để dành.

v )Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.

x )Khi đi khất thực không được chống gậy che dù…  phải mặc áo chừa cánh tay mặc đầu trần chân không, phải mặc quấn thượng y trùm kín.”[8]

“Xin là để khắc sâu tình vạn loại”

  Tôn sư Minh Đăng Quang cũng thế ngài đã nối truyền Thích Ca Chánh Pháp. Ngài được chư Phật 3 đời hộ trì, hình thành nên hệ phái Khất Sĩ là hệ phái giữ nguyên nếp sống đạo hạnh thanh bần của thời Đức  Phật không chấp chứa không tham đắm cuộc sống thật sự giải thoát, thời khắc buổi sáng là thời khắc dành để giáo hoá độ sanh, thời khắc chiều tối là thời khắc dành riêng tu tập.

1)Chiều 5giờ đến 7giờ sáng tu tịnh ngủ nghỉ, hoặc gốc cây vườn rừng hoặc chùa am cốc tuỳ theo phương tiện .

2)Sáng mai 8 đến 9 giờ khất thực theo đường dài hoặc nơi xóm làng thành thị.

3)Giờ trưa 11 đến 12 giờ độ cơm

4)Chiều 3 đến 4 giờ thuyết pháp.

5)6 đến 7 giờ thiền định.

6)12giờ đến 1 giờ khuya thiền định.

Du tăng khất thực bước đầu hành đạo tại các tỉnh miền tây từ Mỹ Tho trở ra phất phới bóng huỳnh y buổi sáng đã làm cho dân chúng có một sự kính trọng muốn hộ trì, từ đó mối đạo cũng được mở mang. Lần lên miền Đông nơi mảnh đất phồn hoa đô hội của sài gòn, hệ phái Khất Sĩ có mặt ở Miền Trung, nơi mảnh đất khô khan khổ cực nhưng đoàn du tăng của Ngài đã thổi vào nơi này một luồng sinh khí mới đem ánh sáng của đạo giải thoát đến cho mọi người, thay đổi được cuộc đời của người dân nơi này biết quy y tam bảo biết bố thí cúng dường, biết trì trai giữ giới, dần dần ĐPKSVN đã trở thành chỗ nương tựa tinh thần vững chắc cho đa số người dân nơi này.

Ngày nay Miền Trung là nơi vẫn tiếp nối truyền thống này giáo hoá độ sanh, Miền Tây, Miền Đông bảo tồn truyền thống của chư Phật 3 đời, quyết không để cho mọi thành phần  khác lợi dụng hình thức y bát  để làm mất đi niềm tin vào tam Bảo của tín đồ, đã đổi phương cách giáo hoá nhưng đã đem lại lòng tín ngưỡng, sự tôn kính của Phật Tử vaò hệ phái.

  Cơm áo gạo tiền là huyết mạch nuôi sống con người nếu không thì cuộc sống không được duy trì nhưng người khất sĩ không duy trì mạng sống bằng con đường giết hại đến vạn vật chúng sanh, chỉ xin ở lòng từ hoà rộng mở, quý đạo chơn chánh mà cúng dường tịnh vật chay lạc để nuôi thân này. “ấy vậy tiếng chay lạc là sự trong sạch hiền lành để trau tâm hay cũng vì tâm đã hiền lành trong sạch mà đã ăn như vậy, chứ không thể nuôi sống bằng cách ác hay cấu trược được. Nên gọi rằng miếng ăn của tâm chay, hay miếng ăn chay là của tâm trong sạch hiền lành”[9]

Từ ngày quyết chí lập tu theo hạnh xưa của phật Ngài thực hành pháp hạnh khất thực không nhà cửa không bếp lửa, du hoá ta bà nhận cơm từ lòng tịnh tín trong sạch mà nuôi thân chớ không nhận thức ăn bất tịnh “vì miếng ăn mà người khóc người than miếng ăn mà người thù người óan, ăn đầu ăn sọ người ta, ăn óc ăn tủy người ta, ăn phá hại nhà cửa ăn xác thân quần áo của người ta, miếng ăn độc ác bất nhân ăn thịt chúng sanh vô nhân phi nhân có đâu là phải lẽ cho loài người, mà sao chúng ta lại không chừa bỏ ? ăn là để sống thì ăn thiện mới sống yên, chứ ăn ác độc thì làm sao mà sống được, quên cái gì cũng được chớ cái tội ác của chúng ta sao lại đi nỡ quên, mà hại người mãi mãi”[10]

 Thức ăn thanh tịnh trong sạch làm cho lòng mình nhẹ nhàng tâm trí yên ổn bình tĩnh không vọng động  không nóng nảy máu huyết điều hoà cơ thể khoẻ mạnh khiến cho tinh thần minh mẫn sáng suốt là nền tảng cho sự phát triển thiền định, quán chiếu soi rọi tâm linh, quán chiếu hơi thở, điều chỉnh thân tâm đạt đến thân an tâm lạc tháo gỡ mọi vướng mắc kiến chấp, xã niệm lạc trú thành tựu quả vị vô ưu đó là nấc  thang cuối cùng cho người xuất gia đứng trên mảnh đất thân chứng đạo quả.  

             Để khép lại bài tham luận xin được trích bài kệ Phật dạy:

“Người trú giới có trí

Tu tập tâm và tuệ

Nhiếp Tâm và thận trọng

Tỳ kheo ấy thoát triền."[11]

( trong kinh Tương Ưng I tr 13 )

   Thích Nữ Hòa Liên








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.