Điện thoại di động – lợi và hại

05/12/20162:37 CH(Xem: 8353)
Điện thoại di động – lợi và hại

ĐỊNH TUỆ 
Chân Hiền Tâm 
Nhà xuất bản Phương Đông

 

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG – LỢI VÀ HẠI 

Lúc đầu tôi không thấy điện thoại di động có chút lợi ích nào. Bởi điện cho ai mà có ai để điện? Con cái đòi mua cho một cái tôi không chịu, nói để tiền làm chuyện khác. Mẹ không chịu, nó quay sang mua cho bố. Bố không dùng nhưng con muốn mua tặng là niềm vui của nó, nên PQ ừ, lấy rồi để đó.

Rốt cuộc, tôi dùng cái điện thoại ấy và mua thêm một cái nữa cho PQ để tiện liên lạc ở những nơi không có điện thoại bàn.  

Lần tôi cảm nhận điện thoại di động cần thiết là lúc bạn sư cô HN đến thăm. Chuông điện thoại réo gọi inh ỏi mà cô thì không có ở đó. Những người bạn đã tới Thường Chiếu và đang gọi vì không biết đường vào thất. Cô cũng đã đi đón nhưng không biết hiện giờ đang ở chỗ nào. Phải mất một lúc chạy tìm rất lâu, hai bên mới gặp được nhau. Lúc ấy mới thấy sự cần thiết của chiếc điện thoại di động.

Ngay cả trong các chính viện, mỗi khi tăng ni đi công tác đâu xa, quí thầy cũng dễ liên lạc để biết tin tức, tìm được người muốn gặp ở chỗ cần gặp. phật tử cũng có thể trình gặp những chuyện cần kíp với quí thầy ở nơi không có điện thoại bàn v.v…

Phải nói, điện thoại di động là rất cần thiết trong thời buổi hiện đại này.

Song thế giới này là thế giới duyên khởi. Nghĩa là, hoặc ta không phân biệt gì hết, tức điện thoại di động chỉ là điện thoại di động, không tốt cũng không xấu. Còn một khi đã nhận ra mặt lợi của nó, thì cũng có nghĩa là điện thoại di động cũng có mặt hại khi đủ duyên. Tất cả pháp ở thế gian đều như thế.

Quả tình, trong một số duyên nào đó, điện thoại di động trở thành không tốt chút nào, thậm chí còn tai hại nữa là khác.

Thiền tăng thiền ni không có chức vụ trách nhiệm phật sự gì trong các thiền viện nhưng vẫn dùng điện thoại để liên lạc hằng ngày với thân nhân hay phật tử đến hàng tiếng đồng hồ thì quả tình là không chút lợi ích mà còn tai hại là khác. Bởi vào thiền viện là để cắt ái ly thân, để tiêu trừ những tập khí thói quen ngoài đời. Nếu cứ dùng điện thoại kiểu đó thì thân ở trong thiền viện mà không khác ngoài thiền viện. Chỉ khác là ngoài thiền viện thì phải tự túc sinh nhai, còn trong thiền viện thì hưởng của cúng dường của bá tánh. Bá tánh cúng dường là để chúng tathời gian tu tập, giúp chúng tađiều kiện giữ gìn sáu căn được thanh tịnh, tiêu trừ các thói quen bất thiện. Thói quen bất thiện có bớt thì Định Tuệ mới dần phát triển, chánh pháp mới có thể trường tồn ở đời. Không phải phật tử cúng dường để chúng tađiều kiện thỏa mãn những tham dục của chúng ta. Đó là điều chúng ta nên ý thứctự giác, không nên để Thầy Tổ phải nhắc nhở hay làm cái việc là khám xét và tịch thu như đối với con nít lên năm.

Phật tử chúng ta cũng cần ý thức chỗ này, không nên thương quí thầy quá rồi mua cúng dường quí thầy chiếc điện thoại di động để dễ liên lạc, lại còn tặng máy xịn, đầy đủ các chức năng nghe nhìn để quí thầy thám thính ‘việc bên ngoài’ được dễ dàng. Không nên chút nào, bởi những vị ‘có đủ năng lực được dùng điện thoại di động’ thì chư vị rất ít đụng đến nó, cũng không cần dùng những chiếc điện thoại di động quá đặc biệt với các chức năng ngoài lề. Ngoài việc bấm số để nghe và gọi, chư vị chẳng biết cũng không cần thấy làm gì thêm với chiếc điện thoại di động. Ni sư Như Đức kể chuyện dùng điện thoại của thầy như sau: “Không biết lưu số, không biết tra danh bạ, không biết nhắn tin, và đôi lúc cầm nhầm cái remode tưởng là điện thoại… ”. Những việc tầm thường đó chư vị còn không màng, nói là chơi điện tử hay nghe nhạc kèm với các hình ảnh rối ren v.v…

Chưa kể, đã dùng điện thoại nhiều thì phải có tiền để trang trải cho cái khoản dịch vụ ấy. Tâm giao dịch và mong cầu sự cúng dường của phật tử sẽ xuất hiện. Song trong các thiền viện, Hòa thượng Trúc Lâm không cho thiền sinh giữ tiền bạc riêng. Việc này đã thành Thanh Qui trong các thiền viện.

Chỉ từ một việc dùng điện thoại di động, ta thấy rất nhiều việc tệ hại khác nẩy sinh, trong đó có cả việc giấu giếm. Khác gì trở thành kẻ dối trá. Dối trá thì tâm bất an. Tán dóc thì tâm loạn động. Định Tuệ sẽ không có.

Điện thoại di dộng không chỉ bất lợi đối với tăng ni trong cái duyên như thế, mà với phật tử chúng ta, những người đã phát tâm tu hành cầu Phật đạo, dùng điện thoại nhiều cũng không hay. Nghe nhiều thì ù lỗ tai, nhức não, không chừng lại ung thư luôn phần não tai ấy. Tám nhiều thì tâm tán, mất thì giờ, tốn tiền bạc, lại thêm cái tâm mong chờ. Bởi thứ gì dùng hoài cũng dễ thành thói quen. Nghe hoài mà hôm nay chưa có cú nào gọi tới thì cứ thấy trống, rồi ngóng. Tâm ngóng kiểu đó thì chánh niệm đâu còn.  

Hòa thượng cũng như các bậc Tôn túc đã không cho thiền sinh dùng điện thoại di động trong các thiền viện nhất định là vì điện thoại di động có mặt hại của nó khi đủ duyên, không hẳn chỉ có mặt lợi như mình đã thấy.

Việc của ta là nên dùng nó như thế nào để nó trở thành lợi ích với mình. Những gì khiến điện thoại trở thành tai hại thì ta nên hạn chế.

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên”. Biết dùng pháp đúng duyên thì ở trong đời mà vẫn vui đạo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.