Tại sao có sự sống chết tiếp nối nhau?

28/12/20163:57 SA(Xem: 10207)
Tại sao có sự sống chết tiếp nối nhau?
TẠI SAO CÓ SỰ SỐNG CHẾT TIẾP NỐI NHAU?
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thich Dat Ma Pho GiacChết không phải là chấm hết
Mà chỉ thay hình đổi dạng
Ta cứ đi trong lẩn quẩn
Mà không biết cách yêu thương.

    Phát triển bền vữngchâm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững.

    Chúng sinh lúc nào cũng mong sự tiếp nối liên tục để tìm kiếmduy trì hạnh phúc. Chúng sinh đó dù đẹp đẽ hay xấu xí, trẻ trung hay già nua, cư sĩ hay tu sĩ, loài này hay loài kia đều muốn tìm về cội nguồn của bình yên, hạnh phúc. Chúng ta làm đủ thứ chuyện như đi học, đi làm, tham gia các chương trình hội thảo đạo đức, giáo dục, hay tìm kiếm người thương yêu cũng là để mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, do lòng tham của con người nên ta đang có hạnh phúc nhưng lại không biết trân trọng mà lo tìm cầu bên ngoài nhiều quá.

    Sinh là biểu hiện của đời sống kế tiếp và người đời thường lầm tưởng là đang có, đang sống, đang hiện hữu hay đang tồn tại. Đã có sinh thì phải có diệt, khi các điều kiện bắt đầu tan rã hay không còn kết hợp nữa thì người đời thường lầm tưởng là đang không hiện hữu, hay đang không tồn tại. Sự sống con người là một sự tiếp nối nên không có sinh ra và cũng chẳng mất đi, nói cho dễ hiểukhông sinh, không diệt.

    Chúng sinh cũng thế, hạt giống được nuôi dưỡng bằng lòng từ bi sẽ sinh ra quả có nhân cách tốt, thọ mạng của chúng sinhvô lượng nên sinh chỉ là một sự kiện tiếp nối đánh dấu một kiếp sống mới. Tình yêu của thế nhân có muôn màu sắc nên hàng triệu cặp vợ chồng không thể bày tỏ tình yêu giống nhau vì suy nghĩ, tư duyviệc làm khác nhau.

    Tùy theo nhận thức của từng người mà cung bậc của tình yêu được diễn tả theo cảm xúc riêng khác biệt. Chúng sinh lúc nào cũng trầm luân trong luân hồi-sinh tử nhưng đến khi nào có đủ điều kiện thì chúng sinh cũng chuyển hóa khổ đau sống chết. Khi đầy đủ nhân duyên chúng sinh sẽ thành Phật vì biết buông xả, không chấp thân tâm này làm ngã.

    Do tính vô thường của vạn vật nên thân này sinh ra rồi phải già-bệnh-chết, cũng có nhiều người tuy rất trẻ cũng đã chết; trẻ sơ sinh chết, thiếu niên chết, thanh niên chết, trung niên chết; tất cả đều chưa già mà đã chết, cành già không gãy mà lại đổ cành non.

    Chết là một quá trình diễn biến liên tục trong mỗi một giờ phút trôi qua. Một ngày qua là đời sống ngắn lại và cái chết cận kề. Mỗi ngày, hàng triệu tế bào trong cơ thể chết đi để sinh ra các tế bào mới. Khi vừa mới sinh ra là chúng ta đã bắt đầu chết theo thời gian. Sự tiếp nối liên tục không ngừng nghỉ khiến chúng sinh cứ sinh ra rồi chết đi và rồi lại sinh ra, không biết bao giờ có chỗ dừng nghỉ trọn vẹn

    Tình yêu có sự ràng buộc trong ích kỷ sẽ đem đến nhiều hệ lụy khổ đau, vì ta chỉ muốn là của riêng mình nên sợ bị người chiếm lấy, sợ mất mát và chính vì thế ta bị ràng buộc trong ý niệm. Nhiều bậc cha mẹ đã ly thân, hoặc ly dị nhưng trước mặt con cái phải đóng kịch để làm tròn vai diễn của mình.

    Trong tình yêu luôn mang theo yếu tố của sự ràng buộc vì hai người đã ký hợp đồng bằng tờ giấy kết hôn, lúc bình thường mang lại cảm giác được an toànche chở nhưng về lâu dài không thể tránh khỏi các hệ lụy khổ đau do sự ràng buộc ấy. Khi thân tâm chúng ta không còn bị ràng buộc bởi một thứ gì thì ta sẽ được tự do, tự tại. Chúng ta luôn mong mỏi tìm kiếm thọ lạc trong thú đau thương để mong nó được lâu dài. Bản năng của chúng sinhtìm kiếm hạnh phúc trong sự khoái lạc cho dù kết quả có được chỉ thoáng qua mau.

    Hai vợ chồng cuối tuần rủ nhau lên chùa sám hối, công quả, nghe pháp, niệm Phật-Bồ tát và hành Thiền. Đây là cặp vợ chồng có ý thứctrách nhiệm trong cuộc sống. Cả gia đình biết tu tập chuyển hoá những nỗi khổ, niềm đau là gia đình hạnh phúc. Đứa con được sinh ra, đi học, lớn lên, làm việc, lập gia đình, lo cho vợ con, trung niên, già và chết; hầu như ai cũng như vậy.

    Cuộc sống tạo ra nhiều điều nương tựa để chúng ta có thể bám víu vào đó mà tồn tại. Trước tiên, chúng ta cần có ăn để sống. Chúng ta bám víu vào tiền tài, danh vọng, tình yêu, sắc đẹp và đủ các thứ dính mắc khác. Cái phao có thể cứu người trong lúc chết chìm, tiền bạc mua được thức ăn uống, tình yêu giúp người làm việc trong sáng tạo; nhưng tiền bạc thường bị 5 nhà cuốn trôi nên có khi ta cũng trắng tay; danh vọng vụt sáng rồi chợt tắt; tình yêu chợt đến rồi đi vì có lúc phải tàn phai. Nương tựa bản thân, quay lại chính mình là cách hay nhất để chúng ta mở cánh cửa của tự do mà làm chủ mọi cảm xúc buồn thương, giận ghét.

    Một sự vật nhỏ bé như hạt bụi và to lớn như địa cầu đều trải qua giai đoạn thành-trụ-hoại-không hay sinh-già-bệnh-chết, chúng sinh tiếp nối sống chết không có ngày cùng. Có những lúc chúng ta sinh làm người với những vui buồn lẫn lộn, lúc thì hưởng phước báo đầy đủ, lúc lại đau khổ oằn oại trong muôn vàn khổ đau.

    Chúng ta hãy nhìn cho ra nguồn gốc của sinh tử là từ vô minh mà ra. Bao nhiêu tham ái, giận hờn, ngu si tạo thành oan gia trái chủ hay kết nên ân nghĩa vẹn toàn. Chết là lẽ đương nhiên trong cuộc sống, nó chỉ đến sớm hay muộn mà thôi; nhưng khi nó xảy ra ta vẫn cứ bàng hoàng, sợ hãi vì không biết mình sẽ đi về đâu. Ai rồi cũng phải chết thì nói gì đến tiền bạc, của cải, danh vọng hay tình yêu thương.

    Sinh ra và chết đi là quy luật tất yếu không chỉ áp dụng cho con ngườiáp dụng cho tất cả vạn vật từ vật vô tình cho đến loài có tình thức. Chết là một sự kiện linh thiêng, mầu nhiệm giống như khi ta mới sinh ra, nhờ có chết mà các loài được sinh ra và tiếp nối vô cùng tận.

   Xã hội hiện đại đặt ra quá nhiều mục tiêu khiến con người phải mệt mỏi, lao tâm nhọc sức cũng chỉ để hưởng thụ chút vật chất cỏn con mà phải chịu nhiều hệ luỵ khổ đau. Làm việc nhiều, đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội thì tốt; yêu thương nhau bằng tình người trong cuộc sống cũng tốt; nhưng nếu chúng ta nhuộm vào đó màu đen tối của sự tranh giành, chiếm đoạt, giết hại lẫn nhau thì khổ đau cứ thế chồng chất.

    Chúng tavô minh lôi kéo dẫn đi mà luân hồi-sống chết không có ngày cùng, cứ nối tiếp nhau trong ba cõi sáu đường. Người tu Phật là người cầu giải thoát sanh tử, muốn giải thoát sanh tử thì phải dẹp sạch vô minhhiện tại phải dứt trừ luyến áichấp thủ, tức chấp thân tâm làm ngã và ngã sở.

   Trong mười hai nhân duyên điều đầu tiên Phật nói đến là vô minh. Từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh ra rồi già, chết. Cái khổ của tất cả chúng sinh là chịu luân hồi-sống chết tiếp nối nhau không có ngày cùng do vô minh mà ra.

   Trong nhiều bản Kinh Phật dạy vô minh nghĩa là đối với sắc thân vật chất này duyên hợp giả có mà ta lầm tưởng là thật, rồi sinh ra chấp ngã. Tâm suy tư, nghĩ tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần mà cho đó là thật ta”.

    Xét về thân ai rồi cũng già-bệnh-chết, có ai sống đời bao giờ đâu. Nếu chúng ta biết tu thì thấy già là một lẽ thật, nó phải tự nhiên tới và không ai trốn tránh được, kể cả Phật cũng không trốn được. Nếu Phật trốn được thì Ngài đâu có nhập diệt năm 80 tuổi.

    Ai có thân thì cũng phải già-bệnh-chết vì đó là quy luật của nhân quả tương tức, chúng ta không ai cưỡng lại được. Đã là quy luật thì sợ già, sợ chết có khỏi được không? Nếu không khỏi được thì hoang mang, sợ hãi làm chi cho vô ích. Thay vì sợ chúng ta hãy mỉm cười nhìn cuộc đờivui vẻ đón nhận thì có phải hơn không? Tại chúng ta quá lo lắng, sợ hãi khi chết rồi không biết mình về đâu nên mới khổ. Lúc còn trẻ khoẻ ta hãy lo làm phước và tu tập thì đến lúc già mình sẽ bớt khổ đau và sợ hãi hơn.

    Chúng ta hay nói bệnh khổ, vậy đau bụng mình có khổ không? Khổ toàn thân hay chỉ khổ cái bụng? Ta đau chỗ nào thì thấy khổ chỗ đó mà thôi. Vậy mà lâu nay ta cứ hiểu lầm, cứ nghĩ đau cái tay thì cả thân đều đau nên than van, rên rỉ “đau quá!”; nhưng thật ra ta đau hay chỉ cái tay đau? Tay đau thì chỉ đau một chút ngay tay chứ các bộ phận khác đâu có đau. Chúng ta hay có tật đồng hóa nên khi tay đau thì nghĩ là mình đau nên quằn quại, rên xiết.

    Thân tứ đại là mình thì khi nó hết thở mình cũng phải tan rã theo chứ? Nhưng tứ đại này rã không phải là hết nên mình vẫn hiện hữu, nếu không ai tiếp nối sự tái sinh. Chúng ta khi bệnh phải biết nhìn lại xem thân tứ đại hành hạ ta đau nhức như thế nào.

   Ta phải luôn can đảm nhận thấy sự đau là một bộ phận trên cơ thể đau chứ mình không đau, nếu nghĩ được vậy ta sẽ bớt đau. Chúng ta vận dụng được như thế thì trong lúc đau cái đau không còn là nỗi khổ nữa. Ngược lại, nếu chúng ta thấy đau là mình thì sự khổ sẽ kéo dây dưa, nay nhức đầu, mai đau bụng, mốt nhức lưng, lúc nào cũng thấy bệnh là khổ.

   Còn cái chết có khổ không? Phật nói chết là khổ, đó là nói theo con mắt của thế gian vì người phàm tục rất quý thân, lúc nào cũng muốn sống mà bây giờ phải chết thì thấy khổ. Vậy chết khổ là đối với những luyến ái, dính mắc vào thân do muốn giữ nó mãi. Cho nên, người thế gian khi gần chết sẽ hoảng loạn, sợ hãi vì không có tu tập chuyển hoá khi đang còn sống.

    Chúng ta thường nghĩ thân này là “mình”, là “ta”, là “tôi’, khi mất rồi không còn nữa thì người đó sẽ khổ; nhưng thân này giả dối, tạm bợ, đủ duyên thì nó hình thành, hết duyên nó chuyển biến theo dạng khác; nên khi thân sắp hoại, ta chỉ nhìn nó cười thôi chứ không có gì phải sợ sệt hết.

    Do đó, ta chỉ một bề dẹp ái, thủ; nhưng ái là ái cái gì? Thường trong nhà Phật nói ái nặng nhất và nguy hiểm nhất là ái ngã. Ái ngã tức là thương mình, là yêu quý bản thân mình nhất. Vì ái ngã nên chúng ta thương mọi người để được người thương lại nên ta thương ai cũng đều qua cái ngã của mình. Bởi thương mình nhiều nên thân này sắp hoại mình khổ, khổ vì sợ mất nó. Khi nó hoại rồi mình hoảng hốt tìm thân khác để gá vào, từ đó vô minh sinh hành là như thế.

    Từ vô minh dẫn đến ái ngã nên tìm thân khác để tựa vô rồi sanh ra ngã kế tiếp, chính vì vậy nó dẫn mình đi trong sanh tử dài dài. Sinh tử mà được đi ba đường trên thì còn khỏe một chút, sinh tử mà đi ba đường dưới địa ngục, quỷ đói, súc sinh thì khổ đau vô cùng tận. Phật dạy muốn đi ba đường trên thì ít nhất phải giữ gìn 5 giới, tu 10 điều lành và làm phước, bố thí cúng dường.

    Nếu trong hiện tại ai không có những chất liệu như vậy thì e rằng thân người khó đượcPhật pháp càng khó gặp hơn. Do ái ngã mà sanh tử tiếp nối không cùng nhưng ta phải biết chọn lựa con đường tốt đẹp dù sao cũng đỡ hơn. Dẹp được ái ngã thì vòng sanh tử đời sau không còn, nếu dẹp không được thì khó mà đi trên con đường giác ngộ, giải thoát. Tuy nhiên, dẹp ái ngã là chuyện rất cay đắng; mặc dù nó chẳng tốt lành gì nhưng dẹp được rất khó vì ai cũng thương mình hết; đã thương mà muốn dẹp thì làm sao dẹp được đây?

    Phật dạy thân này vô ngã, tức không có “cái ta” thật. Nếu biết thân này không có “cái ta” thật thì bớt thương nó sẽ phá dẹp từ từ tâm chấp trước, còn thấy thân này là “ta” thì nhất định phải thương, thương thì phải bảo vệ và dính mắc vào nó.

    Vì vậy, Phật dạy phải quán thân vô thường, quán các pháp vô ngã. Các pháp vô ngã thì thân này cũng không thật có, cái gì thật thì trước sau như một, còn cái thân này sẽ già-bệnh-chết nên rõ ràngvô ngã rồi. Nếu thân này không thật có cái ngã thì ta thương là thương cái gì? Ta nhờ thường xuyên quán chiếu như vậy thì sẽ phá trừ được thành trì ngã chấp kiên cố từ bấy lâu nay.

    Do ái ngã nên tất cả vật chung quanh ta mình cũng ái theo và muốn gìn giữ mãi. Mình thương mình nên mới thích đồ ăn ngon, nếu không thương mình thì ăn cái gì cũng được. Thương mình nên mới thích mặc quần áo đẹp và luôn quan tâm trau chuốt thân này nên lại càng thêm dính mắc.

    Tóm lại, tất cả những gì đáp ứng cho thân này sử dụng được tốt, được vừa ý thì mình thương hết. Chính vì vậy mà có ái ngã thì muốn chiếm hữu, chiếm hữu thì sinh chấp giữ rồi dính mắc vào đó tạo nhân luân hồi không có ngày cùng.

     Thân do tứ đại hòa hợp không thật có, khi hết duyên thì tứ đại phân ly, hiểu được như vậy nên ta soi thấy sắc thân này là không. Mắt thấy sắc liền phân biệt đẹp xấu, đẹp thì muốn chiếm hữu, xấu thì muốn chán bỏ. Tai nghe một bản nhạc tình tứ liền thích thú, cảm thấy vui lòng. Mũi ngửi hương thơm dịu ngọt thì đem lòng yêu thích, thấy mùi hối thối thì lại khó chịu. Lưỡi nếm thức ăn rồi phân biệt ngon dở, nhưng nhờ có thức ăn và nhờ có lưỡi ta mới có cảm giác ngon dở nên cảm giác ấy không thật. Vậy mà chúng ta ăn món gì ngon thì khen, dở thì chê, rõ ràng ta đang lầm tưởng thọ uẩn là thật. Nếu dùng trí tuệ soi sáng chúng ta sẽ thấy thọ uẩn do sáu căn (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý) và sáu trần (sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp) hợp lại nên mới có cảm giác. Cảm giác ngon dở nuốt qua liền hết, đâu phải là thật. Cho nên, quán tất cả thọ là không thật thì ta sẽ không dính mắc vào chúng.

    Tưởng uẩn là nhớ về quá khứ hay tưởng tượng đến tương lai, tức là bóng dáng của sáu trần cảnh. Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến nên không có. Do vậy, chúng ta dùng tuệ giác thấy chúng duyên hợp giả có, chỉ là bóng dáng chớ có thật đâu.

    Hành uẩn là những suy tư, nghĩ tính của mình, như trước khi đi chợ chúng ta tính mua nấm, mua thịt, mua trái cây hay mua rau cải gì đó… ta tính trước rồi mới ra chợ mua. Khi mua về rồi phải tính chế biến thành món gì ăn cho ngon, cứ thế từ sáng sớm cho đến chiều tối ta hết suy nghĩ rồi lại tính toán.

    Vậy suy nghĩ, tính cái này tới cái kia cũng giống như từng bước đi của mình, nó không có thật. Sự suy tư, nghĩ tính đó khi gặp duyên thì nó phát ra, hết duyên lại mất. Như vậy, hành uẩn sinh diệt như dòng nước chảy nên không thật có.

    Thức uẩn là sự phân biệt, như việc chúng ta phân biệt đẹp xấu, trắng đen, cao thấp, đúng sai … Thức uẩn tự nó phân biệt hay phải có duyên tác động mới phân biệt? Mắt thấy sắc liền phân biệt đẹp xấu, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng đều như thế nên thức tự nó không có mà phải do căn-trần tiếp xúc mới có nên nó cũng không thật.Rõ ràng thọ-tưởng-hành-thức (danh) là tâm sinh diệt nên nó không thật có. Sắc thân do bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp lại nên cũng không thật.

    Người tu phải làm sao soi sáng lại chính mình chớ không phải chỉ đọc suông, hiểu suông lời Phật dạy. Nếu chúng ta thấy thân năm Uẩn là thật thì mê muội, nếu thấy thân năm Uẩn do duyên hợp giả có là tỉnh giác. Mê hay tỉnh là do sự nhận thức của chúng ta và nhờ có sự quán chiếu, xem xét thường xuyên ta dần hồi sẽ bớt chấp thân tâm làm ngã.

    Chúng ta cần phải nhận rõ hình tướng của thân tâmhoàn cảnh, hiểu rõ mọi thứ đều do sự tác động của nhân duyên đối với mọi hiện tượng, sự vật là trùng trùng duyên khởi. Dứt bỏ ái, thủ là cắt đứt dây xích 12 nhân duyên để chứng ngộ đạo quả của Duyên giác thừa.

    Mười hai nhân duyên là một dây chuyền liên tục chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời. Do có vô minh nên có hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này. Thức tâm ấy theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục nhập, lục nhập duyên sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ đều là cái quả báo dị thục (quả báo của cái nhân thiện hay ác đã tạo ra từ đời trước) của các nghiệp đã gây ra.

    Khi tâm chúng sanh chịu cái quả báo đó thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa-ghét, đó là ái. Do có ưa-ghét mà gắn bó với thân và cảnh rồi chấp là thật có, không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn, đó là thủ. Do có chấp trước nên mọi sự vật vốn là huyễn hóa lại biến thành thật có. Thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có, rồi từ đó sinh ra có gây nghiệp và có chịu quả báo.

    Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo thì khi hết thân này nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong vị lai, đó chính là sinh, mà đã có sinh thì nhất định phải có già-chết.

    Như chúng ta đã biết, ái ngã làm cho chúng sinh mê muội, tham muốn chấp giữ đủ thứ. Thứ nhất, vì ái ngã nên ai quan tâm đến thân này thì ta thương yêu, trìu mến. Thứ hai, vì ái ngã nên ai đụng chạm đến thân này thì ta thù hằn, ghét bỏ. Thứ ba, vì ái ngã mà luân hồi sinh tử cứ nối tiếp, khi mất thân này thì tìm thân khác không có ngày cùng.

    Chúng ta lúc nào cũng thấy thân này hư dối, không thật thì tất cả những gì đến với mình đều không làm mình khổ; già không khổ, bệnh không khổ, chết cũng không khổ. Cho nên, người biết tu là tự giải khổ cho mình và có cơ hội cứu khổ chúng sinh. Nếu chúng ta còn đang khổ thì làm sao cứu khổ cho người khác được?

    Chúng ta thường xuyên quán chiếu từ con người cho đến muôn loài vật đều do nhân duyên hòa hợp nên nó không có thực thể cố định, nhờ vậy ta thấy thân tâmhoàn cảnh đều là không thật có nên sống an nhiên, tự tại. Chúng ta soi sáng để thấy rõ mình nên không lầm chấp mà si mê, dính mắc vào chúng. Khi đã sáng rồi ta mới chỉ lại cho nhiều người khác để từng bước phá những lầm chấp đó. Bởi vậy, nói đến Thiền quán là ngồi lại để soi sáng chính mình, thấy rõ mình là thực hay giả, thấy rõ mình thanh tịnh hay ô uế…

    Tóm lại, mười hai nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thừa, phép này chủ yếu quán sát tất cả các sự vật cho đến sự luân hồi đều do nhân duyênphát khởi. Nhân duyên hội hợp thì gọi là “sinh”, nhân duyên tan rã thì gọi là “diệt”.

    Trước khi Phật ra đời cũng đã có nhiều vị tu hành giác ngộ được đạo lý nhân duyên mà ra khỏi luân hồi sinh tử, đó là các vị Độc giác. Các vị Độc giác thường quán tất cả các sự vật dù thân tâm hay hoàn cảnh, sự vật đều do nhân duyên hòa hợp nên giả có chứ không thực thể cố định.

    Các vị Độc giác quán sát như thế nên ngộ được các pháp đều vô ngã, thân cũng vô ngã, cho đến tất cả mọi hiện tượng sự vật đều vô ngã. Mỗi hành giả nhờ thường xuyên quán sát như vậy nên dần hồi phá được sự mê chấp thân tâm làm ngã, thấy rõ nguyên nhân do ái thủ mà ra, nhờ đó từ từ chứng ngộ từng phần giải thoát cho đến khi nào thành tựu viên mãn mới thôi.

Ta làm người để sống yêu thương
Ta chia sẻ để cùng hiểu biết
Ta cho nhau trong từng hơi thở
Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời.

 Trong kinh thường nói do một niệm vô minh nên bất giác mà sinh ra   có núi đồi, sông biển, đất cát, cây cỏ tức là do một ý niệm.  Một niệm bất giác chính là tâm vọng động bị cuốn theo gió nghiệp thức mà tạo ra một cái bản ngã chấp làm Ta. 

Tâm Phật luôn thường biết rõ ràng mà hay chiếu soi muôn loài vật, nhưng vì một niệm bất giác mà bị gió nghiệp thức cuốn đi duyên theo trần cảnh nên gọi là vô minh.

Do bất giác vô minh, tâm không ngưng ở đó, nó khởi tiếp một niệm thứ hai, thứ ba và cứ như thế liên tục trong dòng luân hồi vô cùng tận.  Tất cả những sự khởi niệm liên tục về sau này của tâm vọng động thì gọi là hành. Hành là sự hoạt động của tâm hư dối nhưng đã mang tính chất vô minh

 Tâm đã quên nó là chủ nên càng suy nghĩ thì nó càng tạo thêm nhiều ý niệm về cái Ta, cái Tôi.  Càng khởi niệm thì tâm càng vẩn đục và bị bao phủ bởi cái ngã, giống như con tằm nhả tơ rồi tự mắc kẹt trong tơ.  Do vô minh và hành, nên tâm trở thành thức.  Thức ở đây tương đương với A-lại-da thức.  Cái minh, tức cái biết ban đầu của tâm bây giờ bị ô nhiễm bởi cái ngã nên mỗi khi khởi niệm suy nghĩ, tính toán, mọi sự đều liên quan đến cái ngã, suy nghĩ lợi hại cho cái Ta, tính toán hơn thiệt cho cái Ta, v.v...  Cái ngã (Ta) ban đầu chỉ mới ảnh hiện ngấm ngầm dưới trạng thái chủng tử, nhưng do tâm năng khởi khiến cho cái Ta kiên cố dần và muốn hiện hành (đây chính là Mạt-na thức).  Dòng tâm thức mang nặng cái Ta trong đó (tức A-lại-da và Mạt-na) bắt đầu đi tìm vật chất để hiện hữu (hay hiện hình), nó tìm tới một cặp nam nữ vợ chồng, nương theo tinh cha huyết mẹ để nhập thai.  Sau khi nhập thai, nó thành hình dần dần, lúc đó gọi là danh sắc, danh là tâm lý, sắc là vật lýTâm lývật lý quyện lấy nhau biến hiện ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, gọi là lục căn hay lục nhập.  Lúc này tâm đã đi quá xa bổn tánh thanh tịnh vô tướng ban đầu, lạc vào thế giới vật chất và tưởng nó là cái thân.  Sau khi đứa bé sinh ra đời thành một chúng sinh, có đầy đủ sáu căn, nó bắt đầu tiếp xúc với cảnh trần, gọi là xúc.  Do lục căn tiếp xúc với lục trần nên phát sinh ra cảm thọ, dễ chịu hay khó chịu, gọi là thọ.  Từ cảm thọ dễ chịu hay khó chịu sinh ra ái.  Cái gì dễ chịu thì tâm ưa thích (ái), cái gì khó chịu thì tâm chán ghét (ố).  Do ưa thích nên tâm suy nghĩ tìm cách đem về cho cái Ta, đây gọi là thủ (nắm giữ).  Thí dụ gặp một cô gái đẹp, ăn nói có duyên, tâm thấy ưa thích, muốn tới lui làm quen để cưới cô về làm vợ, đó là thủ.  Do tâm muốn thủ, muốn chiếm hữu, nắm giữ cho nên phải ra tay hành động, tạo nghiệp, thực hiện ý muốn, đó gọi là hữu, tức là nghiệp nhân.  Do có nghiệp nhân nên sinh ra nghiệp lựcnghiệp quảNghiệp lực dẫn tâm đi tái sinh để thọ quả báo, gọi là sinh.  Hễ có sinh ra thì tất nhiên phải có già chết, lão tử.   

Mười hai nhân duyên (ở trên) là cuộc du lịch (hay sự đi hoang) của tâm từ lúc bất giác vô minh, tự quên mình tạo ra một cái Ta, rồi sau đó đắm đuối say mê đi vào thế giới vật chất âm thanh, sắc tướng, mùi vị của thân, đi hoài không biết đường về, hết thân này qua thân khác, hết kiếp này sang kiếp khác.  Ngày nào còn vô minh, chấp ngã thì ngày đó tâm còn tiếp tục du lịch trong luân hồi sinh tử.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.