Hiểu về nhân quả

15/02/20173:42 SA(Xem: 16984)
Hiểu về nhân quả

HIỂU VỀ NHÂN QUẢ  
Minh Mẫn

nhan quaNhân - quả là một hệ luận diễn tiến khá chặt chẻ, đành rằng  nhân-quả tương tục, nhưng không chỉ đơn thuần nhân nào quả đó một cách đơn giản; ví dụ anh A bị anh B làm khổ vì kiếp trước anh B làm khổ anh A. Nếu truy nguyên mãi người nầy làm khổ người kia do người kia làm khổ người nầy, cứ lòng vòng kéo dài mãi thì nguyên nhân đầu tiên do ai và tại sao?

Theo Đại Tự điển Phật Quang thì:" Trong hệ thống giáo nghĩa của Phật giáo, luật nhân quả sử dụng như là lý luận cơ bản để thuyết minh tất cả sự quan hệ của thế giới. Bởi vì trong sự hình thành của hết thảy các pháp thì nhân là năng sinh, quả là sở sinh. Tức là pháp nào có năng lực sinh ra kết quả là nhân, còn pháp nào từ nhân mà sinh ra là quả. Nếu nói về quan hệ nhân quả theo thời gian thì nhân trước, quả sau, thì gọi là nhân quả khác thời.Nhưng nếu nói về mặt không gian thì giống như những cây lau trong bó lau nương tựa vào nhau mà đứng vững, đó là quan hệ nhân quả theo nghĩa rộng, gọi là nhân quả cùng thời.

Về luận điểm nhân quả của ngoại đạoẤn độ thời xưa, có thể chia làm 4 loại: "nhân tà- quả tà, không nhân có quả, có nhân không quả, không nhân không quả".

Theo Tự điển Phật học Tuệ Quang: thì nhân quả gồm có: "nhân quả bát vô,nhân quả bất nhị môn,nhân quả lịch nhiên,nhân quả tương tục, nhân quả tỷ lượng,nhân quả báo ứng".

Cho dù phân tích chi li thì vẫn tựu chung nhân nào quả đó, đó là cách nói chung chung, nhưng đi sâu vào chi tiết khó mà quả quyết, ví dụ trong tập truyện tranh  Nhân quả của Thích Chân Quang viết:

nhan qua Thich Chan QuangKhông thể cả quyết dùng tay làm điều ác độc sẽ đọa làm loài không tay, chả lẽ tất cả loài không tay hay con người sanh ra không có tay đều do làm điều ác độc? kẻ giết người cũng làm điều ác độc, vô vàn cách làm ác kết quả cũng chỉ làm loài không tay sao? Trong luật nhân quả của nhà Phật, có ba loại nhân đưa đến ba loại quả: cố ý ác tâm mà không hành động; hành động mà không cố ý, hành động có tác ý. Như vậy dùng tay làm điều ác mà tâm không tác ý, đều là loài không tay sao? vả lại, không tay còn nhiều nguyên nhân, chặt tay chân chúng sanh, sanh tâm hoan hỷ khi thấy hoặc xúi dục người chặt tay chân chúng sanh...dĩ nhiên một hậu quả xấu xẩy đến do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ đơn thuần một nhân.

nhanquaNhân phải có duyên hỗ trợ mới thành quả. Luận Câu Xá phân tích có 6 nhân và 4 duyên: Năng tác nhân,câu hữu nhân,tương ứng nhân, đồng loại nhân,biến hành nhândị thục nhân. Bốn duyên là:Nhân duyên, sở duyên duyên, đẳng vố gián duyên và Tăng thượng duyên.

Như vậy nhân là hạt giống, duyên là những gì hỗ trợ bên ngoài để hạt nhân nẩy mầm phát triển. hạt giống cần có đất, phân, nước và ánh sáng thì nghiệp nhân cần có duyên từ cuộc sống cá nhân, tập thể và xã hội hỗ trợ mới thanh quả báo.

Việc xem một hiện tượng rồi kết luận đưa đến quả bao cố định là không đúng với giáo lý nhà Phật, mang tính chất chủ quan hàm hồ, là cớ để ngoại đạo xuyên tạc giáo lý nhân quả uyên thâm của nhà Phật. Giáo lý nhân quả của phật giáo là một hiện tượng khách quan đương nhiên, dù có Phật ra đời hay không thì nhân quả không hề thay đổi.

Những hiện tượng xẩy ra tương thích với hạt nhân đã gieo thì chỉ có chính đương sự cảm nhận và chuyển hóa từ tâm thức. Trong khi giáo lý Thần học quan niệm: "cọng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của Thượng đế" Đạo Baha'i quan niệm: " nếu sự xấu đến với ta mà tự do ta gây ra thì đương nhiên ta phải hứng chịu. Nhưng điều không may mắn đến không do ta làm ra thì chắc chắn đó là Ý chí của Đấng Tối cao và người Baha'i vui vẻ nhận lấy và tạ ơn, ví như các bậc phải chịu tử đạo để bảo vệ đức tin, hoặc cha mẹ sinh em bé nhưng em bé chết ngay thì người Baha'i tin đó là Ý chí của Đấng Tối cao.

Tóm lại, một quả báo xấu thì chắc chắnnguyên nhân xấu, nhưng không thể nguyên nhân xấu sẽ đưa đến quả báo tương ứng mà cò do duyên từ hoàn cảnh hỗ trợ mà biến cách khác nhau. Ví dụ giống xoài ngọt ở miền Tây, đem trồng trên cao nguyên, chắc chắc hương vị phải khác. Mít Long Khánh ngon hơn mít Mỹ tho, cùng loại giống nhưng hương vị khác, phải chăng do đất nước  của mỗi vùng. Chuối Tiền giang  mắc hơn chuối Long Khánh do đâu?

Từ đó ta hiểu rằng nhân như vậy, duyên như vậy sẽ ra quả như vậy. Nhân như vậy mà duyên sai biệt sẽ đưa đến quả sai biệt. Tốt sai biệt theo tốt, xấu sai biệt theo xấu.

Một giảng sư cần cẩn trong không nên chủ quan đưa cái hiểu cá nhân không y cứ vào giáo lý sẽ dân dắt chúng sanh mù quán lạc vào vô minh.

MINH MẪN

05/02/2017

(mồng 9 tháng giêng Đinh Dậu)  (còn tiếp)

HIỂU VỀ NHÂN QUẢ  (2)

"Dục tri tiền thế nhân-kim sanh thọ giả thị - dục tri lai thế quả - kim sanh tác giả thị". -muốn biết nhân trước đây, hãy xem đời sống hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem hành động hiện tại.

Đó là cách nhận xét chung chung. Đời sống hiện tại sung túc đầy đủ do nhân quá khứ bố thí giúp đỡ chúng sanh, hoặc tiết kiệm phẩm vật, xài tiền chính đáng, không phóng đãng, vung tiền qua cửa sổ...như vậy rất nhiều nguyên nhân để đưa đến quả hiện tại.Chỉ trừ người cực thiện hoặc cực ác mới không đầu thai kiếp người; cực thiện lên cỏi trời, cực ác xuống địa ngục.

                                                       ***

Mang thân người hiện tại, nhân quá khứ có cả thiện lẫn ác. Nếu thiện nhiều hơn ác thì cuộc sống tương đối thoải mái, ác nhiều hơn thiện thì cuộc sống khốn đốn vất vả. Thiện cũng tùy theo thiện, thiện do bố thí cúng dường, thiện do phục vụ chúng sanh vô ngã, thiện do cứu vớt mọi sinh vật đang lâm vào cảnh chết chóc hoặc đói khổ, thiện do tu tập chân chánh, thiện không hề sát sanh...Muôn hình vạn trạng việc thiện thì cũng sẽ có quả báo tương ứng cái thiện, nhưng còn tùy thuộc các duyên tiếp cận mà quả báo thiện có sai biệt, thế thì đừng nhìn thấy kẻ giàu sang bảo là duy nhất do kiếp trước bố thí cúng dường. Cái ác cũng thế, do hình thức tạo ác quá khứ, gặp trợ duyên hiện tại, quả báo có thể sai biệt. Nếu quá khứ tạo ác, hiện tại tu tập chuyên cần, quả báo ác không có dịp phát triển, thì nó sẽ xuất hiện trong cơn ác mộng, đó là cách trả quả nhẹ cho những hành giả chuyên tu tinh tấn.Hoặc giả nếu hành giả trong một thời khắc lơ đểnh  thiếu chánh niệm thì quả báo sẽ đến dưới bất cứ hình thức nào, minh chứng rõ nét  trong trong kinh Từ Bi Thủy sám mà ngài Ngộ Đạt Quốc sư, sau khi sát hại đồng nghiệp, do ăn năn hối lỗi, chuyên tu tinh tấn suốt nhiều đời nên oan hồn không theo báo oán được, đến khi được nhà vua thỉnh giảng trên pháp tòa sang trọng, khởi tâm vọng tưởng liền bị oan hồn nhập vào đầu gối làm thành mặt người, đau đớn vô cùng, nhớ lại lời một Thánh tăng căn dặn trước kia, ngài lên núi tìm giòng suối mà rửa oan, chuẩn bị rửa thì mụt ghẻ mới nói nguyên nhân ngài bị mụt ghẻ nơi đầu gối, ngài ăn năn sám hối, hồi hướng công đức cho oan hồn, từ đó oan gia mới chấm dứt. Như vậy nhân giết người không hẳn sẽ bị người giết lại, quả báo còn do ngoại duyên và nội phúc mà chuyển quả báo qua hình thức khác; đây không phải là lối bù trừ kiểu vay mượn mà do phước lực chuyển hóa nghiệp lực. Một giảng sư nổi tiếng có hàng vạn đồ chúng từng giảng cho thính chúng theo kiểu bù trừ như vậy, nếu tạo phước 5 mà ngiệp ác 10 thì phước hết mà nghiệp ác chỉ còn 5. Đây là lối suy diễn của đầu óc thế tục tính toán theo kiểu vay mượn.

Tội hay phúc từ tiền kiếp, kiếp nầy không hẳn trả quả hay hưởng phước một cách máy móc mà còn tùy điều kiện sinh hoạt của đương sự có tạo thêm tội hay gia tăng làm phước, do y báo nơi điều kiện của xã hội thì quả báo sẽ được chuyển hóa dưới một hình thức nặng hoặc nhẹ khác nhau. Trong tập tranh nhân quả quyến 1 của T. Chân Quang có nêu: Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu; Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương;Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta;khinh chê người quá đáng,bệnh độc không ai dám lại gần; bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm; Trong truyện tranh nhân quả số 3: Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp-Bị mù; biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc; miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí; không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành. quyển 4: Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu;khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình; Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời; bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân; tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình.

Qua 4 cuốn truyện tranh của T. chân Quang, có lẽ đương sự suy diễn theo cảm tính thế gian hơn là đặt trên căn bản giáo lý nhân quả của nhà Phật. Nếu là tâm lý xã hội thì chấp nhận được, nhưng đôi khi quá thừa không cần thiết, ví dụ quyển 2:xả nhiều xà bông, thuốc tẩy xuống ao hồ- nhà ở trong vùng nước hôi, đó là chuyện đương nhiên cũng như người ở quá dơ sẽ sanh ghẻ vậy.

Lần lượt ta phân tích một số đoạn tiêu biểu: "Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu";  Nhưng chư Tăng dạy cúng dường hương hoa, tâm hồn luôn vui tươi, hoan hỷ trước mọi nghịch cảnh, không đố kỵ ganh ghét...thì phước báu hiện qua khuôn mặt chứ không hẳn chỉ yêu quý tôn trọng mọi người.

"Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương" đây chỉ là tâm lý xã hội không thuộc nhân quả nhà phật.

"Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta" làm sao biết tài vật đó bất chánh nếu họ không nói, chỉ có kẻ trong cuộc đồng phạm thì mới liên lụy theo luật pháp chứ không phải nhân quả theo nhà Phật.

"khinh chê người quá đáng,bệnh độc không ai dám lại gần". Cái nầy phải xét lại.

"bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm" chứ không phải sau nầy bị con bất hiếu lại sao? Tách rời mẹ con, đàn bầy, hay giết khỉ mẹ bắt con, bắt cóc trẻ con...đều là nhân lãnh hậu quả mồ côi. Tóm lại rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ bất hiếu.

"Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp-Bị mù" Vậy là hàng vạn người bị mù đều là hàng vạn người thấy người hoạn nạn mà không giúp? cũng thế - "biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc". Đây chỉ là lối răn đe, giáo dục xã hội chứ không chỉ thuần về nhân quả của nhà Phật.

" miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí;"Vậy số người bị tai biến hiện nay trên toàn thế giới không phải do thực phầm độc hại, do môi trường sống..mà đều do trong lòng chê người?

"không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành".Chuyện kể vào thời Đức Phật đi khất thực đến nhà người Bà La Môn, chó trong nhà cứ sủa, Phật mới cho gia chủ biết kiếp trước con chó nầy là người chồng trong nhà chôn giấu hủ vàng dưới gầm giường nên phải đọa làm chó để giữ của. Theo C.Q thì ai không trung thành đều đọa làm chó hết???

"Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu" Vậy ai muốn đắc đạo cao siêu, khỏi cần tu tập, cứ cúng dường các bậc Thánh, và nếu như vậy, chỉ có những đại gia, những nhà giàu mới đủ điều kiện để đắc đạo cao siêu???

"khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình". Giống kiểu hùn vốn kiếm lãi, góp gạo nấu cơm chung của thế tục. Chuyện khuyên người làm phúc hành thiện là phước của việc khuyên người làm việc thiện, còn người được khuyên có hành hay không, hành nhiều ít là tùy người đó, chả lẽ khuyên làm thiện mà họ không làm rồi mình cũng mất phước sao???

"Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời" thế người giảng dạy về nhân quả không chuẩn xác thì về đâu? Địa ngục!

"bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân;" đây là lối hù dọa của chế độ cộng sản thời tiền sử. Ngày nay công nhân làm theo hợp đồng, tăng ca đều hưởng lương phụ trội. không ai lợi chẳng ai thiệt thì sao phải liệt chân. Vậy là bao nhiêu người liệt chân đều bắt công nhân làm suốt ngày!!!bó tay.

"tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình." Vậy là khỏi học tập, khỏi rèn luyện, cứ việc tôn trọng mọi người thì tài năng của họ dồn hết về cho mình? lý luận phản nhân quả,các giảng sư nghe xong chắc muốn bỏ nghề giảng sư, vì đã có một giảng sư quá cao siêu như thế đang đầu độc quần chúng.

Còn rất nhiều điều để phân tích cái nguy hiểm hiểu nhân quả như vậy, mất thì giờ nên tạm ngưng phân tích. Tuy nhiên nếu thuần tâm lý xã hội thì 4 quyền nhân quả góp phần răn đe cho giới bình dân, còn giới trí thức thì mỉm cười bái bai.

                                                       ***

Trong đời người không ai chỉ thuần thiện hoặc thuần ác ngoại trừ bậc Thánh. thế thì giả thử một người làm 50% thiện và 50% bất thiện thì họ đi về đâu, cuộc sống họ sẽ như thế nào? Dĩ nhiên khi thọ ác báo thì không thể nói quá khứ họ chưa từng làm việc thiện, chỉ nhìn thấy họ thọ nạn mà bảo là họ từng làm bất thiện, vậy  việc thiện họ đã làm thì để đâu? Nhân quả không đơn thuần nhìn hiện tượngkết luận như đinh đóng cột.

Dưới nhãn quang nhân quả của nhà Phật, nhân quả trùng trùng duyên khởi, đó là vấn đề cần cẩn trọng mà không nên phát biều tùy hứng. Còn nhiều vấn đề phức tạp ta cần bàn sâu hơn nữa.

MINH MẪN

07/02/2017      (CÒN TIẾP)

* HIỂU VỀ NHÂN QUẢ (3)
CÓ NHÂN MÀ KHÔNG CÓ QUẢ
Như ta đã biết, NHÂN QUẢ là một hệ thống phức tạp, đa dạng và biến thể; không thể dùng suy luận thế tục để kết luận về NHÂN QUẢ, cũng không thể giảng về NHÂN QUẢ mà không được nghiên cứu kỹ, thiếu tu tập. Do nghiệm chứng từ tâm thức mà vấn đề NHÂN QUẢ sẽ được hiểu một cách mạch lạc. Tuy vậy, câu nói NHÂN nào QUẢ đó chỉ là câu nói chung chung, nếu hiểu rằng, đôi khi có NHÂN nhưng không có QUẢ, thì sẽ thấy luật bất biến đôi khi cũng phải tùy biến.

Trong trang Fb của Chân Quang, nặc danh Trần Chánh Giới viết về NHÂN QUẢ của việc bố thí như sau:

"Trần Chánh Giới
1 tháng 2 lúc 19:41 
 
Bố thí
Theo luật nhân quả, người có bố thí sẽ được giàu sang. Nhưng sự thật phức tạp hơn nhiều.

Nếu ta bố thí, hay dùng từ khác là giúp đỡ, hỗ trợ, cúng dường, tặng biếu, đến với người tốt, rồi người tốt đó sẽ làm nhiều việc tốt cho đời, và như vậy ta sẽ có phước để dành dành cho mai sau (kiếp này hoặc kiếp sau).

Nhưng nếu ta bố thí nhằm người xấu thì có hai điều xuất hiện. Một là người xấu đó mắc nợ ta, hai là người xấu đó đi làm việc xấu và ta bị tội lây. Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy.

Nếu ta có quá nhiều phước thì ta cứ bố thí rộng rãi vì lỡ bố thí nhằm người xấu có bị cấn trừ chút phước cũng chẳng sao, và người xấu đó mắc nợ mình sẽ nghe lời mình khuyên bảo.
Nhưng nếu ta chưa có phước nhiều, bố thí nhằm người xấu, bị cấn trừ vào chút phước ít ỏi đó là tiêu luôn. Vì vậy, ta rất cần thực hiện bố thí để tạo phước cho kiếp sau, nhưng phải cân nhắc rất kỹ để đừng ảnh hưởng đến quỹ phước của mình.
Ban đầu làm phước phải chọn người rất kỹ, người càng tốt thì ta ráng "nịnh" để phụ giúp hỗ trợ mà càng có phước. Sau này phước dư dả rồi thì giúp ai cũng được.

Nhớ là ta phải bòn mót từng chút phước để tu trong vô lượng kiếp sau, và để hóa độ chúng sinh nữa."


Qua hai bài hiểu về Nhân Quả, đã giúp ta có ý niệm sự vận hành của LUẬT NHÂN QUẢ. Nhân Quả không phải là một công thức cố định, nó chuyển biến, bất định; nó không phải là cái khuôn đúc ra sản phẩm nhất định mười cái như một. Vì vậy, cùng một việc tốt, kết quả khác nhau trong một thời điểm khác nhau, do duyên hỗ trợ thuận hay nghịch khác nhau, và hạt giống tâm thức của đương sự lúc bấy giờ ở một trạng thái quyết định.

"... Nhưng nếu ta bố thí nhằm người xấu thì có hai điều xuất hiện. Một là người xấu đó mắc nợ ta, hai là người xấu đó đi làm việc xấu và ta bị tội lây. Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy..."

Đây là lối suy diễn của thế gian, nếu người xấu thọ nhận ơn của ta mới mắc nợ ta, thì người tốt thọ ơn họ không mắc nợ sao? Vả lại, việc ta bố thí là phước của ta, kẻ thọ ơn làm việc xấu là việc của kẻ đó, làm sao liên can đến ta mà bị tội lây? Ngay cả thế gian, kẻ thọ nhận ơn ta, họ phạm pháp thì nhà nước xử việc phạm pháp, làm sao liên can đến người giúp đỡ cho họ cuộc sống? Trên thế gian nầy đa phần con người đều phạm phải ít nhiều sai lầm, và ít nhiều chịu ơn lẫn nhau, vậy là tất cả đều bị tội lây lẫn nhau?

Giả thử bố thí cho con vật, nó không biết làm ác, cũng không biết làm thiện, chả lẽ ta cũng lãnh quả báo vô ký của nó?

"... Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy...".
Một giảng sư hướng dẫn Phật tử về Nhân Quả của việc bố thí như thể cuộc cờ bạc cấn trừ nợ nần lẫn nhau như thế, đã kéo giáo lý Nhân Quả xuống một tầng thấp thế tục, chẳng khác nào xuyên tạc giáo lý nhà Phật. Phước là phước, tội là tội, không thể cấn trừ lẫn nhau. Có ai phước bằng Phật, nếu cấn trừ được thì Phật không bao giờ bị nạn như bị voi say tấn công, bị kim mã thương, bị phải ăn lúa ngựa trong ba tháng (mã mạch).

Thần thông đệ nhất như ngài Mục Kiền Liên còn không tránh khỏi bị ngoại đạo truy sát. Nhân quá khứ chỉ được chuyển hóa dưới một dạng thức nhẹ nếu đương sự dày côngtinh chuyên tu tập chứ không thể cấn trừ như loại cấn trừ nợ nần cờ bạc như thế. Như thế mới thấy trình độ giáo lý Nhân Quả của Chân Quang còn ấu trĩ hơn một Phật tử thuần thành.

Một Nhân được gieo, nhưng không đủ duyên thuận thì cũng khó mà thành quả. Hạt giống không thể nảy mầm nếu thiếu phân bón, đất nước, ánh sáng, tay người chăm sóc... và cũng không thể thành quả nếu nghịch duyên đưa đến như bị cày xới, lửa đốt, nước trôi, phá hủy... Tuy nhiên, nếu hạt nhân chắc chắn, một thời gian lâu sau gặp đủ duyên nó cũng tái phát. Trường hợp nầy gọi là "NHÂN QUẢ SANH THỜI". Nếu Nhân và Quả trổ cùng một lúc như đánh trống nghe tiếng, hoa sen nở xuất hiện luôn hạt... Trường hợp nầy gọi là "NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI". Nhân tạo ra một thời gian sau có quả như trồng cây có trái, gọi là "NHÂN QUẢ DỊ THỜI".

Ngoại trừ đại phước hoặc tuệ giác giải thoát, quả báo tốt sẽ tăng trưởng thêm, quả báo xấu sẽ được chuyển hóa nhẹ nhàng. Ví như hạt muối hòa trong khối nước ngọt, muối sẽ bị loãng. Việc chuyển hóa không thể là sự cấn trừ nợ như Chân Quang giảng cho tín đồ. Nghĩa là quả báo vẫn phải trả dưới một hình thức tượng trưng.

... "Nhưng nếu ta chưa có phước nhiều, bố thí nhằm người xấu, bị cấn trừ vào chút phước ít ỏi đó là tiêu luôn. Vì vậy, ta rất cần thực hiện bố thí để tạo phước cho kiếp sau, nhưng phải cân nhắc rất kỹ để đừng ảnh hưởng đến quỹ phước của mình."

Theo tinh thần giải thoát của nhà Phật, làm phước, bố thí còn nghĩ đến phước báu mai sau là còn tính toán, là phước hữu lậu. Việc cấn trừ phước - tội lẫn nhau đã là quá sai mà còn khuyên tín đồ bố thí để tạo phước cho kiếp sau là không đúng với lời Phật dạy.

Kinh Thánh, Chúa cũng nói: "Tay phải làm việc thiện không cho tay trái biết", đấy chỉ là tín ngưỡng nhân thừa mà còn khuyên tín đồ như thế thì đạo Phật là đạo vô ngã, vô chấp, thượng thừa, Phật thừa... lại khuyên làm phước cho kiếp sau là thế nào?

Thế nào là có nhân mà không có quả? Người đã gieo nhân bất thiện trong quá khứ, nhân nào nặng nhất sẽ trổ quả mạnh nhất. Ví dụ một người đầu độc kẻ khác, lãnh quả báo khùng điên, người gieo nhân ác đó khi lãnh quả báo như vậy, họ không có ý thức đau khổ, thì quả báo đến với họ coi như họ không ý thức về quả báo. Như thế nhân có mà quả không (đối với chính nạn nhân đó). Bằng nếu người thọ quả báo mà có ý thức, có tĩnh táo hiểu biết, sẽ cảm nhận sự khổ đau tương xứng với nhân quá khứ đã tạo. Hạt giống gieo xuống bị gió thổi bay mất, bị nắng đốt cháy, bị kiến tha...thì nhân đó không thể có quả.

Một nhân xấu, chưa có điều kiện trổ quả, nhưng trong cuộc sống tạo nhiều việc thiện, tinh tấn tu tập thì quả xấu không thể kết quả tương xứng với nhân, mà chúng bị chuyển hóa dưới một hình thức khác nhẹ hơn. Trường hợp nầy được xem có nhân mà không có quả tương xứng. Một kiếp sống, nạn nhân chịu quả báo nặng, không có nghĩa là mất tất cả những gì còn lại.

Thí dụ, một người vất vả suốt đời để mưu sinh, nhưng không bệnh tật, hoặc không đói khổ, thỉnh thoảng có người giúp đỡ hoặc có việc hên mang đến, bởi vì quả báo chính là nghèo, nhưng quá khứ cũng đã tạo những việc thiện khác.

Cũng thế, người nhiều phước báu, cuộc sống không có nghĩa vẹn toàn, thỉnh thoảng cũng gặp những việc bất như ý, hoặc bệnh hoạn, hoặc tai ương bất trắc nhẹ. Bởi lẽ, ai cũng có lúc thiện, có lúc bất thiện, rồi gặp duyên thuận hoặc duyên nghịch mà phước họa đến nhiều dạng khác nhau.

VÔ HIỆU HÓA QUẢ BÁO

Một hành giả chấp nhận quả xấu đem đến, tâm an vui tự tại. Quả xấu không tác hại phiền não đau khổ cho đương sự. Trong nhiều truyện tích nhà Phật, một nhà vua hỏi một thiền sư về thân ngũ uẩn, Thiền sư đáp - tất cả là giả, không thật, nhà vua hỏi, nếu giả thì ta chặt đầu nhà ngươi cũng là giả. Thiền sư im lặng chấp nhận, vì biết nhân quá khứ ngài đã tạo ác nghiệp với người nầy, vui vẻ chấp nhận đầu rơi mà không hối tiếc, không đau khổ, không hoảng sợ. Như thế quả báo có mà như không có vì đương sự làm chủ được tâm thức, không bị quả báo tác động.

Một thiền sư khác đang ngồi đàm đạo với đệ tử, biết ngày giờ trả quả đã đến, ngài đi ra ngoài can ngăn hai người đánh nhau, thế là một cây gậy trong cuộc đánh lộn, phang vào đầu, ngài an nhiên thị tịch.

Như vậy quả báo đến có hai trường hợp: đến với thân xác và đến với tâm thức. Đến với thân xác sẽ tạo cảm giác khổ đau về mặt cảm thọ, quả báo đã tác động cả thể chấttinh thần, dĩ nhiên nặng nhẹ còn tùy thuộc về phúc tội của đương sự trong hoàn cảnh thực tại.

Một trường hợp khác, quả báo đến trong tâm thức mà không đến với thể chất, người thọ báo tâm hồn luôn phiền não, bất an, lo sợ, hoang tưởng, thậm chí ác mộng, luôn có cảm giác ai đó hăm dọa trong lổ tai, xúi dục làm bậy, có cảm tưởng đang bị ai đó rình mò giết hại.

Quả báo đến với thể chất mà không tác động đến tâm thức thì xem như quả báo đã bị vô hiệu hóa về mặt tâm lý.

Việc chuyển hóa nghiệp quả bằng tâm thức chỉ có ở đẳng cấp tâm linh cao hoặc những bậc chứng đắc. Hành giả đang trên tiến trình tu tập, cảm nhận nghiệp quả bằng tâm an lạc với trạng thái bình thường. Tâm bình thường của một hành giảtâm không bị tác động bởi kiết sử, khác với tâm bình thường của thế tục đầy tham sân si, khi chưa khởi họ nghĩ là tâm bình thường. Tâm bình thường tức là Đạo, hành giả chuyển hóa nghiệp báo bằng con đường đạo là mặc nhiên nhìn thấu rõ bản chất Nhân Quảan nhiên chấp nhận không bị tác động bởi cảm thọ khổ đau.

Có quả mà không có nhân.

Trong Phật giáo có hai trường hợp:- định nghiệpbất định nghiệp.Định nghiệp là sự vận hành của luật nhân quả dưới mọi hình thức, có nhân và có quả rõ rệt, còn một trường hợp không thể xác định nhân mà kết quả vẫn hiện hữu. ví dụ  đi vấp cục đá, nhân nó là gì? không thể bào kiếp trước mình làm cục đá vấp bây giờ cục đá làm mình vấp.Nếu truy nhân thì nhân nầy do thiếu chánh niệm, hay gọi là không để ý lúc đi đường, trường hợp nầy gọi là bất định nghiệp.Định và bất định nghiệp về quả, định và bất định về thời gian, địnhvà bất định về thời gianquả báo; theo luận Du già sư địa quyển 60 thì nghiệp có 4 loại:

- Dị thục định, chịu quả báo đã định mà thời gian thì bất định

-Thời phần định,Thời gian chịu quả đã định, nhưng quả báo phải lãnh nhận thì bất định.

- Câu định, chịu quả và thời gian chịu quả đều định.

- Câu bất định,chịu quả và thời gian chịu quả đều bất định

                    (Phật Quang Đại tứ điển)

Hành giả là người sống luôn tỉnh thức, luôn thấu rõ con đường vận hành của Nhân Quả, con người không bị tác động bởi lạc thọ hay khổ thọ; tỉnh thức còn gọi là chánh niệm,là bức tường thành ngăn chận vọng tưởng đã mở đường cho nghiệp báo phát sanh. Như cỏ không thể chui lên từ tảng đá, khi nó tìm cách tránh tảng đá để chui lên thì trở thành ngọn cỏ ốm yếu. Cũng vậy, nghiệp báo phát sanh một cách yếu ớt từ những hành giả tinh tấn, đó là lúc nghiệp báo được chuyển hóa nhẹ nhàng.

Tóm lại, quả báo đến tùy thuộc vào phước nghiệp mỗi cá nhân, tùy thuộc vào hành trạng đương cơ tiếp nạp thiện ác hiện hữutùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, y báu chánh báu, nhiều trợ duyên khác, vì thế nhân quả bất định Không thể cầu nguyện mà mọi ước muốn được thành đạt, không thể cầu an cầu siêu mà chuyển hóa được nghiệp quả. Nhân giải thoát mới đưa đến quả giải thoát, cũng vậy nhân phúc thiện và tâm bình thường (đạo) mới chuyển hóa được nghiệp quả. Ta còn nhớ Đức Phật trả lời một nghi vấn về khả năng của Ngài đối với nghiệp quả của chúng sanh:

BỐN ĐIỀU PHẬT KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC
Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thôngtừ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?
Phật rằng: “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là :
Điều 1:
- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2:
- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
Điều 3:
- Tột cùng của Diệu pháp không thể diễn tả được. Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4:
- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước, Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.


Thế mà, trong tập "NHÂN QUẢ" số 4 của Chân Quang khuyên: "Mỗi người làm việc gấp ba, chính mình có phước, nước nhà vinh quang".

Đọc câu nầy nhớ lại trước 1975, người dân miền Bắc thường nói: "Nhân dân làm việc gấp hai, để cho cán bộ có tiền xài chơi,nhân dân là việc gấp ba, để cho cán bộ có nhà lầu ô tô".

Bây giờ Chân Quang cũng khuyến khích dân làm việc gấp ba chính mình có phước? Điều nầy xét lại, làm việc vì miễn cưỡng làm sao có phước, ai mà hoan hỷ khi buộc phải làm việc gấp ba? đáng ra câu nầy hãy để cho Ban dân vận hay Ban Tuyên giáo nói đúng hơn.

- HẾT -

MINH MẪN
14/02/2017


* Mỗi người làm việc bằng 3, chính mình có phước nước nhà vinh quang (NHÂN QUẢ 2)


 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.