Đạo Phật Trong Thế Giới Ngày Nay

15/03/20174:21 CH(Xem: 9778)
Đạo Phật Trong Thế Giới Ngày Nay
ĐẠO PHẬT TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Nguyễn Thế Đăng

World_Map_Buddhist_data_by_Pew_Research
Percentage of Buddhists by country, according to the Pew Research Center.

Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.

Năm 1949, trong cuốn Nguồn gốc và Mục đích của Lịch sửKarl Jaspers (1883-1969), triết gia hiện sinh Thiên Chúa giáo, một trong vài triết gia quan trọng nhất của thế kỷ XX, đã nêu lên khái niệm thời trục và sau đó được công nhận như là một cột mốc khách quan của lịch sử nhân loại. Thời trục (axial age) là thời gian khoảng thế kỷ thứ VIII đến thứ III trước tây lịch. Trong thời gian này, ở Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp, La Mã đồng thời xuất hiện những triết gia mở đầu cho văn hóavăn minh nhân loại. Ấn ĐộĐức Phậtbộ kinh Upanisad, Trung Hoa có Khổng TửLão Tử, ở Iran có Zarathustra, ở Palestine là những vị lập ra Do Thái giáo, Hy Lạp thì có Socrates, Parmenides, Heraclitus, Platon…

Thời trục là bình minh của văn hóa văn minh nhân loại. Nói như Jaspers, “…trong thời trục, những nền tảng đó đồng thời nhưng độc lập được thiết lậpẤn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, Judea và Hy Lạp. Trên chính những nền tảng này mà nhân loại tồn tại và phát triển cho đến ngày nay”.

Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.

Như bất kỳ một công trình vật chất hay tinh thần nào được sáng tạo trên trái đất, nếu không đáp ứng được nhu cầu của con người hiện thời thì sẽ dần dần mai một. Phật giáo càng ngày càng có sức sống mạnh mẽ khắp thế giới, vậy Phật giáo đáp ứng cho nhu cầu nào của con người hiện đại?

  1. Thoát khỏi cái chết, sự vô thường

Đây là nhu cầu, sự ước ao căn bản của con người. Chưa bao giờ con người được đáp ứng hầu hết các nhu cầu vật chất như ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật. Nhưng vẫn luôn luôn có đó nỗi bất an, sự buồn phiền, mau chán, sự mong manh và hữu hạn của thân phận con người. Mỗi chúng ta đều có thể biết bản đồ gien của mình, có thể biết những hạt và sóng tạo thành thân thể mình là hạt nào, sóng nào, nhưng gien nào hạt nào sóng nào cũng vô thường, không ai có thể thỏa mãn với những sự trả lời “khách quan” như vậy. Tôi là cái gì, tôi từ đâu sanh ra và chết tôi đi về đâu, đây vẫn là câu hỏi treo trên đầu mỗi người.

Trong khi đó, Đức Phật là người đã chiến thắng số phận sanh già bệnh chết của thân phận con người, khám phá con đường đưa đến “cánh cửa bất tử” . Thế nên Đức Phật được xưng là bậc Chiến Thắng  (Jina).

“Rồi này các Tỳ-kheo, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, già, bệnh, chết, ta tìm cầu cái không sanh, không già, không bệnh, không chết, cái vô thượng an ổn các khổ ách tức Niết-bàn, và đã chứng được cái không sanh, không già, không bệnh, không chết, cái vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, tức Niết-bàn.

          Những cửa mở đến Bất Tử đang rộng mở
          Cho những ai muốn nghe”. (Kinh Thánh CầuTrung bộ).

Những cánh cửa mở vào cái không sanh, không già, không bệnh, không chết đã được mở ra, đang mở ra, và mãi mãi còn mở ra. Đó là lý do sự hấp dẫn của đạo Phật trong một thời đại mà mọi thứ đã được bão hòa như ngày nay.

  1. Có trong hiện tại

Nhưng chúng ta không phải đi ngược về quá khứ mấy ngàn năm hay chờ đợi ở tương lai bao lâu nữa.

“Pháp được Thế Tôn khai thị là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, trực tiếp hướng thượng, mỗi người trí tự mình chứng nghiệm”.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa tin và chờ đợi một cách thụ động mà là trực tiếp chứng nghiệm cái đang có trong hiện tại. “Thiết thực hiện tại” nghĩa là luôn luôn có trong bất kỳ không gian thời gian nào. Nó hiện diện bình đẳng khắp không gianthời gian.

“Mỗi người” nghĩa là ai cũng có thể. Mọi người đều bình đẳng trước “cánh cửa bất tử” ấy, không có điều kiện gì khác ngoài việc phải “tự mình chứng nghiệm”.

Sự việc có trong hiện tại và mỗi người tự mình chứng nghiệm là sự bình đẳng rốt ráo của đạo Phật.

  1. Có nhiều phương tiện, nhiều con đường

Trong cuốn kinh nào cũng nói đến nhiều phương tiện để thực hành. Những phương tiện ấy không bị giới hạn trong hoàn cảnh sống nào. Những phương tiện để thực hành ấy dựa vào những cơ sở mà mọi người đều có như hơi thở, cảm thọ, thân thể, tâm thức, sắc thọ tưởng hành thức, đất nước lửa gió…

Những pháp môn của đạo Phật khởi từ những yếu tố hàng ngày mà ai cũng có chứ không bắt nguồn từ một yếu tố siêu nhiên. Chính vì những phương pháp thực hành đặt cơ sở trên những yếu tố cụ thể của cuộc sống mà đạo Phậthiện thực cụ thể: “thiết thực hiện tại, đến để mà thấy”.

Hơn nữa, mỗi một phương tiện, pháp môn đều huy động toàn bộ thân khẩu ý, lý trí và tình cảm, nói theo ngôn ngữ ngày nay là chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc.

Tóm lại, vì lấy nguyên liệu là tất cả những gì của trần gian này nên những phương pháp, con đường của đạo Phật đáp ứng cho mọi loại khuynh hướng, mọi loại cấu trúc thân tâm, bởi thế, đạo Phật trở nên phổ quát cho toàn nhân loại. Đó là con đường rộng lớn đến bao la, chứa đựng tất cả những con đường nhỏ khác thích hợp với từng loại người. Như kinh xưng tán Đức PhậtĐại Y vương, vua thầy thuốc, có thể chữa tất cả mọi loại bệnh của con người.

  1. Tương tục kế thừa

Sau khi có một số đệ tử đã đạt đạo quả A-la-hán, Đức Phật nói các đệ tử hãy truyền bá chánh pháp khắp nơi:

“Này các Tỳ-kheo! Hãy ra đi khắp nơi, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, lợi ích, an lạc cho loài người loài trời. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỳ-kheo, hãy hoằng dương chánh pháp, toàn hảo ở giai đoạn đầu, toàn hảo ở giai đoạn giữa, toàn hảo ở giai đoạn cuối cùng; toàn hảo trong cả hai, ý nghĩavăn tự . Hãy công bố đời sống thiêng liêng cao thượng, vừa toàn thiện, vừa trong sạch…

Hãy đưa cao ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang đến sự tốt đẹp cho người khác. Được như vậy, là các con đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Ngay khi còn tại thế, Đức Phật đã cho các đệ tử truyền bá giáo pháp khắp nơi. Khi sắp nhập diệt, Đức Phật không nói ai là người duy nhấttrách nhiệm với việc hoằng pháp, như một “giáo chủ”; mà “Pháp và Luật, sau khi ta diệt độ, sẽ là đạo sư của các ông”.

Chính vì không có một giáo chủđạo Phật đã mọc lên ở từng nước, riêng biệt nhưng thống nhất trong Pháp và Luật. Như vậy, đạo Phật dù về sau được chia thành những tông phái, nhưng tất cả đều y vào Pháp và Luật, Pháp ấy có thể là từ kinh, tức là những lời dạy của Đức Phật.

Trong các kinh Đại thừa, Đức Phật dạy các Bồ tát tiếp tục ở trong sanh tử giáo hóa cho chúng sanh. Như Kinh Viên Giác nói, “Thiện nam tử! Bồ tát chỉ sống bằng đại bi, từ đó khởi phương tiện vào các thế gian khai phát cho những người chưa ngộ, cho đến thị hiện đủ thứ hình tướng, cảnh giới khi thuận khi nghịch cùng họ đồng sựgiáo hóa cho. Tất cả đều y vào nguyện lực thanh tịnh từ vô thủy.”

Sự truyền thọ giữa các đệ tử về sau, trong cả bốn chúng, không đứt đoạn, đã tạo thành những dòng truyền thừa tiếp nối chuyển giao Pháp của Phật. Những dòng truyền thừa này chính là sức mạnh của đạo Phật để trụ vững và phát triển với thời gian.

Sức sống để tồn tại và phát triển của đạo Phật chính là dòng truyền thọ từ đời này sang đời khác Phật Pháp bất biếnĐức Phật đã giác ngộ.

Qua thế kỷ 21 này, sự tiến bộ về vật chất hình như đã quá đủ cho con người, nhưng sự thiếu hụt về tâm linh lại lớn lao hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh đó chúng ta có thể hình dung sự phát triển của đạo Phật sẽ như thế nào.

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 249)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.