Như Như Bất Động

21/05/20174:32 CH(Xem: 19116)
Như Như Bất Động

NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG
Nguyễn Thế Đăng

Số-273-15-05-2017Mặc mũ giáp là tu tánh Không tức Pháp thân. Pháp thân này đi liền với Báo thân ánh sáng đại pháp, từ đó mà có các Hoá thân. Pháp thân tánh Không là nền tảng của sự tu hành:

“Đức Phật dạy: Vô Biên Huệ! Do vì pháp môn này vô sở đắc, vô ngôn thuyết nên chẳng thể hiển bày, vô sanh vô diệt. Các Đại Bồ-tát phải đúng như lý, chuyên cần tu tập. Nếu có Bồ-tát an trụ nơi nghĩa lý tất cả các pháp, phương tiện thiện xảo an lập, dùng vô sở đắc được vô sanh nhẫn, viên mãn Phật pháp, vô lượng công đức để trang nghiêm mà hướng đến Giác ngộ vô thượng. Vô Biên Huệ! Ta chẳng bao giờ nói các Đại Bồ-tát lìa ngoài pháp này mà có riêng chút pháp nào có thể thành tựu nhanh chóng Nhất thiết trí. Nếu có ai ở trong pháp Không, vô sanh vô diệt rất sâu ấy mà chuyên cần tu tập thì chóng được nghĩa lý pháp giới phương tiện thiện xảotổng trì của Bồ-tát…, được thanh tịnh nhãn, vô thượng tinh tấn, vô duyên thiền định, dùng đại trí huệ hướng đến Giác ngộ vô thượng”. (Kinh Đại Bảo tích - Pháp hội Mặc giáp Trang nghiêm - Bồ-đề-lưu-chí dịch)

Tánh Không là Nền tảng, trên đó Con đường hay pháp môn tiến hành, để đắc Quả. Quả đó với vị Bồ-tát là Vô sanh pháp nhẫn:

“Không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô sanh”.

Các pháp và pháp giới
Cả hai đều vô tướng
Các pháp xa lìa tướng
Gọi đó là pháp giới.

Vô tướngtâm không trụ vào một pháp nào, dầu nhỏ đến đâu:

“Các Đại Bồ-tát nơi các pháp không chỗ an trụ, chẳng vào chẳng ra, nên Ta nói họ sẽ được đại dương vô biên công đức. Các Đại Bồ-tát chẳng ở nơi một chút pháp nào mà có an lập hoặc có tích tập, không xứ không trụ, không khởi không tác. Tại sao thế? Vì xứ sở bất khả đắc. Vì không có xứ sở nên không có phân biệt, vì không có phân biệt nên an trụ nơi chỗ bất động, như pháp giới mà an trụ. An trụ nơi hạnh vô phân biệt như vậy, dùng hạnh vô phân biệt thấy tất cả pháp không có chỗ động thì an trụ nơi Chân như, thì tương ưng với Chân như bất động, thì tương ưng với Chân như chẳng nắm giữ”.

Vô sanh pháp nhẫn còn được gọi là địa Bất động. Vị chứng đắc tánh Không thì sống được trong pháp giới Như như bất động, tức là Pháp giới tánh Không, không có một pháp nào để đắc, để an lập:

“Các ngài thấy tất cả các pháp như hư không thanh tịnh, ánh sáng chiếu thông suốt, lìa xa phiền não. Vì ánh sáng chiếu tất cả các pháp, nên mới gọi là được phương tiện thiện xảo nơi tất cả pháp giới, chẳng dùng an lập để quán thấy pháp giới. Vì sao thế? Vì chẳng có chút an lập nơi pháp giới vậy.

Ví như hư khôngphong giới không có xứ sở, cũng không thấy được, không chỗ an lập, nương tựa; pháp giới cũng như vậy, không chỗ vào được, không chỗ thấy được, không chỗ an lập nương tựa, cũng không phân biệt cũng không hiện bày”.

Pháp giới tánh Không ấy vì không có hình tướng nào để an lập, không có hình tướng nào để phân biệt, nên như như bất động:

“Các Đại Bồ-tát vì không hiện bày (thị hiện) nên tương ưng với như như giới mà an trụ. Tất cả pháp giới không sanh không mạng, không già không chết, không khởi không chìm, không đi cũng không chỗ đi. Không hiện bày, đó là pháp giới; cũng không đổi khác, đó là pháp giới, mà pháp giới ấy khắp tất cả chỗ. Trong pháp giới như như không có xứ cũng không có chẳng phải xứ. Vì sao thế? Vì pháp giới như như tự tánh vô sở hữu vậy. Vô Biên Huệ! Các Đại Bồ-tát nghe ta nói như vậy thì ở nơi nghĩa lý tất cả pháp giới được vô biên ánh sáng đại pháp. Do ánh sáng pháp được vô sanh nhẫn, mau chóng viên mãn Mười lực, Mười tám pháp bất cộng của Phật”.

Người tu hành không trụ dầu một chút pháp nhỏ, và vì không trụ, nên tâm tương ưng với pháp giới như như bất động và ánh sáng đại pháp. Pháp giới như như bất động, nói theo Bát-nhã Tâm kinh, thì “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm”. Pháp giới vốn như như bất động, ánh sáng đại pháp vốn đầy khắp pháp giới ấy, chỉ vì có chỗ an lập, có chỗ trụ, có chuyển động của tâm thức mà thành ra sanh tử chuyển dộng, biến hoại. Như luận Đại thừa Khởi tín nói: “Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh, tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt”.

Tâm diệtbản tánh của tâm, vốn là tịch diệt, là như như bất động. Pháp giới như như bất động chính là bản tánh cùa tâm, đó là Nền tảng để Bồ-tát tu hành tánh Không. Tu hành tánh Không tức là đưa tâm thức tạo ra sanh tử trở lại với nền tảng Không, bản tánh Không của tâm thức, cũng tức là pháp giới như như bất động:

Tất cả các Bồ-tát
Chẳng an trụ ở xứ
Bèn thấy được các pháp
Không an trụ, không mất.
Tất cả các Bồ-tát
Thấy pháp không chỗ trụ
Trong Phật pháp chẳng động
Trong Phật pháp chẳng cầu.
Tất cả các Bồ-tát
Thấy pháp không biến dị (đổi khác)
Trong Phật pháp chẳng động
Cũng chẳng có suy tìm
.

Pháp giới như như bất động hay bản tánh của tâm ấy được đoạn sau của kinh gọi là Hải ấn tam-muội của tất cả pháp:

Các Đại Bồ-tát có thể ở nơi tất cả pháp Hải ấn tammuội mà chuyên cần tu tập, thấy tất cả pháp đồng với pháp giới… Do các giới của tất cả pháp hòa hiệp, phương tiện thiện xảo ở nơi các giới của tất cả pháp hòa hiệp mà không chấp bám, không phân biệt, cũng không chỗ động”.

Trong Hải ấn tam-muội của tất cả pháp, tất cả pháp đều không động. Tam-muội Hải ấnđại định như cái ấn lớn như đại dương bao la in hình tất cả pháp, tất cả thế giới chúng sanh, và đại dương ấy không động, nên các pháp không động, Đại dương bất động ấy là cái ấn, ấn tất cả các pháp thành bất động. Đại dương bất động ấy chính là cái ấn của tánh Không khiến tất cả đều “vô sanh và vô diệt, không đến không đi”.

Tánh Không nên vô tướng
Tất cả không có khởi
Các uẩn xa lìa tướng
Lìa tướng thì vô sanh
Vô sanh thì vô diệt.

Hải ấn tam-muội của các pháp là các pháp “không chỗ động”, đây là vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Khi thấy các pháp không chỗ động thì tâm cũng trở về nguồn bất động của nó. Nguồn bất động ấy là tâm vô niệm:

“Dùng ấn vô niệm ấn tất cả các pháp, nên Đại Bồ-tát phải nhập vào ấn môn vô phân biệt bình đẳng chân thật”.

Vô niệm là thấy tâm, ý, thức không sanh không diệt: “Tôi cũng chẳng thấy từ ai, do ai, chỗ nào, tâm ý thức của tôi hoặc có sanh hoặc có diệt”. Ở trong Hải ấn tam-muội thì thấy được như vậy.

Thấy tâm không động, như như bất động, đó là thấy bản tánh của tâm, “thấy Phật pháp”:

“Ở trong Phật pháp, lúc các Đại Bồ-tát không chỗ an lập, an trụ thì thấy Phật pháp. Không có an lập, không có chỗ trụ, cũng chẳng thắng trụ, cũng không biến trụ, bèn thấy Phật pháp trụ. Vì sao thế? Vì chẳng khuynh động, vì chẳng lưu chuyển, vì chẳng biến dị vậy”.

Một người chứng ngộ không phải là không có tư tưởng, không có niệm. Nếu khôngtư tưởng làm sao để sống ở đời này, để ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm ngồi, thuyết pháp độ sanh? Vị ấy cũng có tư tưởng, nhưng tư tưởng ấy không lìa khỏi nền tảng hay cội nguồn của tư tưởngvô niệm, nên tư tưởng ấy cũng là vô niệm.

tư tưởng, nhưng tư tưởng ấy “chẳng khuynh động, chẳng lưu chuyển, chẳng biến dị” vì tư tưởng ấy luôn luôn nằm trong nền tảng vô niệm chẳng khuynh động, chẳng lưu chuyển, chẳng biến dị của tâm thức. Cũng như những bọt sóng không hề lìa đại dương nên luôn luôn là một với bản tánh bất động của đại dương. Cũng như các bóng trong gương chẳng thể lìa ngoài ánh sáng của gương, “ánh sáng của đại pháp”, nên các bóng luôn luôn là ánh sáng bất động của gương, ánh sáng bất động của đại pháp. Trụ nơi bóng thì thấy bóng động, trụ nơi gương bao la toàn khắp thì tất cả chỉ là gương bất động.

Hiện giờ chúng ta sống trong tướng và niệm cho nên chúng ta thấy tướng và niệm to lớn và thật, nhưng nếu chúng ta sống trong đại dương bản tánh của tâm thì chúng chỉ là những bọt nước, vừa sanh liền diệt, chúng tiêu tan ngay khi chúng sanh khởi, nên tất cả chỉ là đại dương không sanh không diệt. Nếu an trụ trong đại dương thì thấy bọt sóng không có sanh không có diệt. Cũng thế, nếu an trụ trong bản tánh như như bất động của tâm thì thấy, “không thấy tâm ý thức hoặc có sanh hoặc có diệt”.

Nếu trong đời sống hàng ngày, không có an lập, không có an trụ nơi các tướng, các niệm, thì thấy các tướng chính là tánh, các niệm chính là bản tánh vô niệm, thấy “các sắc tức là Không, Không tức là các sắc”.

Đó là “thấy Phật pháp, thấy Phật pháp trụ”...
Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo số 273 5-5-2017



Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…