Sự Tích Đức Phật Thích Ca

25/05/20179:24 CH(Xem: 21545)
Sự Tích Đức Phật Thích Ca

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Soạn Giả: Minh Thiện – Diệu Xuân
(Phiên bản 2017, tu chính toàn bộ)

 

lichsuducphatthichca720Đọc quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca này quý vị sẽ biết rõ về :

1 - Cuộc đời đức Phật,
2 - Giáo lý giác ngộ và giải thoát,
3 - Các pháp môn tu để đi đến giác ngộ và giải thoát

Phần Phụ đính gồm có: 

1- Các kỳ Kiết tập kinh điển,
2- Nội dung Tam tạng kinh điển,
3- Thập Đại đệ tử,
4- Ba mươi ba vị Tổ sư và ngài Huyền Trang,
5- Phật giáo truyền sang Tích Lan,
6- Bốn Động tâm và các Phật tích tại Ấn Độ,
7- Ba tông phái lớn trong Đạo Phật,
8- Ba mươi bảy pháp tu căn bản,
9- Sáu pháp tu của Bồ tát,
10- Bốn pháp tu của Đại Bồ tát,
11- Thứ lớp tu chứng trong đạo Phật,
12- Ba mươi mốt cõi luân hồi,
Bảng tra nhân danh tiếng Pāli,
Bảng tra từ ngữ Phật học thông dụng

Soạn-giả
Minh Thiện Trần Hữu Danh
123 rue Pascal
92160 Antony, FRANCE
Email : danh.tranhuu@free.fr
Antony, 21/05/2017

Lời mở đầu

Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pāli, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh[1] không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắngđóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xácđáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.

Qua các tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy như quyển Đường Xưa Mây Trắng của Hòa Thượng Nhất Hạnh, quyển The Life of Buddha as Legend and History của Edward J. Thomas, quyển The Life of The Buddha According to The Ancient Texts and Monuments of India của A.Foucher, bộ Buddhist Legends 3 quyển của Eugene Watson Burlingame, quyển Geography of Early Buddhism của Bimala Churn Law, vân vân ... chúng tôi cố gắng chọn lựa, sắp xếp thành quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca này để giúp người học Phật thấy rõ diễn tiến cuộc đời gương mẫu và giáo lý cao thượng của Ngài, vừa thực tế vừa siêu phàmGiáo lý cao thượng của đức Thế Tôn được đặt trở lại trong khung cảnh đời sống hằng ngày của Ngài bằng những lời lẽ đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành.

Tuy nhiên để tránh mọi kiến chấp đúng/sai, có/không, thật/giả ... chúng tôi xin mạn phép nhắc lại lời Phật dạy về Pháp Tứ Ynhư sau : Muốn học hỏi giáo lý có kết quả tốt đẹp chúng ta nên y theo bốn điều này :

1- Y pháp bất y nhân : Nên nương theo sách vở hay lời chỉ dạy, không nên chấp nơi tác giả hay người nói.

2- Y nghĩa bất y ngữ : Nên nương theo nghĩa lý, không nên chấp vào lời nói hay văn tự.

3- Y trí bất y thức : Nên nương theo trí tuệ sáng suốt để tìm hiểu, không nên chấp trước vào kiến thức cá nhân của mình.

4- Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa : Nên nương theo lời nói hay kinh sách chỉ thẳng Chân lý rốt ráo, không nên chấp vào các lời nói hay kinh sách dùng phương tiện để chỉ dạy theo trình độ người nghe.

Vậy, qua các câu chuyện có tính cách huyền bí, thần thoại, khó tin, quý vị không nên tin, cũng không nên chấp là có thật hay không có thật, quý vị nên tìm hiểu ý nghĩa hay đạo lý mà câu chuyện đó đề ra. Vì hầu hết những mẩu chuyện có tính cáchhuyền bí, thần thoại, khó tin về sự tích đức Phật đều do chính đức Phật, chư Tổ, chư Hòa Thượng hoặc các học giả đặt ra vì lợi ích của người hậu học như chúng ta. Thật là ngây thơ khờ dại nếu chúng ta nêu ra câu hỏi : Chuyện Ông Già Noel, chuyện Con Quạ và Con Chồn của La Fontaine, chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sanh ra 100 trứng... là có thật hay không có thật ?

Ngoài rachúng ta cũng nên căn cứ vào Ba Pháp Ấn của đức Thế Tôn để biết giáo lý nào đúng là do ngài chỉ dạy hay không phải do ngài chỉ dạy. Ba Pháp Ấn đó là Vô ThườngVô NgãNiết Bàn theo Phật giáo Nguyên thủy, hay Không, Vô TướngVô Tác (Vô Nguyện) theo Phật giáo Đại thừa.

Chúng tôi mong rằng quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca này có thể mang đến cho quý vị độc giả một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời đức Phật và Giáo lý giác ngộ và giải thoát của ngài chỉ dạy.

Trong khi soạn thảo quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca này dĩ nhiên chúng tôi phải tra cứu các tài liệu hiện hành, nhiều khi phải trích dẫn nguyên văn, không dám sửa đổi, theo đúng tinh thần "Văn dĩ tải đạo, thuật nhi bất tác". Vì lợi ích chung của người học Phật, chúng tôi chân thành cầu xin quý vị tác giả các tài liệu tham cứu vui lòng thông cảm và tha thứ. Dù với sự cố gắng của chúng tôi, các tài liệu hiện nay về sự tích Đức Phật vẫn còn rất nhiều thiếu sót và sai lầmchúng tôi rất mong các vị thức giả vui lòng chỉ bảo thêm để chúng tôi có thể đính chánh và bổ túc thêm vào kỳ tái bản tới.        
Nam mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.

Viết tại Antony, Pháp quốc, mùa thu năm 2004. 

Minh-Thiện  Trần-Hữu-Danh

T.B.: Trong kỳ tái bản năm 2009 sự tích và giáo lý của Đức Phật đã được kiểm chứng lại toàn bộ với Tạng Kinh và Tạng Luật của Phật Giáo Nguyên Thủy, và có ghi chú đầy đủ xuất xứ của mỗi câu chuyện. Từ cuối năm 2015 chúng tôi lại tu chính sách STĐPTC một lần nữa để tăng phần chính xác  bằng cách tra cứu thêm các kinh điển Phật giáo, nhất là các nhân danh với các tiểu sử liên hệ theo “The Buddhist Dictionary of  Pāli Proper Names” của “Pāli Text Society”; để tăng phần dễ hiểu bằng cách thêm phần chú thích, dùng từ ngữ đơn giản hơn, cấu trúc câu văn sáng sủa hơn; để tiện việc ghi nhớ và tra cứu khi cần  bằng cách tóm lược ý chính mỗi kinh cho 34 kinh Trường Bộ và 152 kinh Trung Bộ là những kinh vô cùng quan trọng về sử liệu và giáo lý, bằng cách thêm “Bảng tra nhân danh tiếng Pāli”, và “Bảng tra từ ngữ Phật học thông dụng”. Công việc hoàn tất vào tháng 5 năm 2017. Minh-Thiện đã 80 tuổi, hy vọng quyển “Sự Tích Đức Phật Thích-Ca” hoàn chỉnh này có thể giúp người hậu học có được một tài liệu Phật học đầy đủ, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu và dễ thực hành.

Minh-Thiện, 21/05/2017.

 MỤC LỤC

Lời mở đầu. 4
MỤC LỤC.. 6
Bản đồ Phật tích. 16
Các đoàn truyền giáo của vua ASOKA.. 17
PHỤ HỆ THÁI TỬ SIDDHATTHA.. 18
MẪU HỆ THÁI TỬ SIDDHATTHA.. 19
Cách đọc chữ Pāli : 20

A- TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI. 21
1- Bồ tát Sumedha (Thiện Huệ) 21
2- Bồ tát Vessantāra (Hộ Minh) 22

B- ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH.. 24
1- Lai lịch họ Gotama và bộ tộc Sākya. 24
2- Lúc mới sanh (năm -623) 26
3- Sau khi sanh. 29

C- THỜI GIAN LÀM THÁI TỬ.. 31
1- Thời thơ ấu. 31
Siddhattha dự lễ hạ điền. 31
Siddhattha học văn. 32
Siddhattha học võ. 33
Siddhattha cứu chim thiên nga. 33
2- Tuổi trưởng thành. 34
Siddhattha lập gia đình. 34
Thái tử Siddhattha nhớ đại nguyện. 38
Thái tử Siddhattha dạo chơi bốn cửa thành. 39
Thái tử Siddhattha xin phép xuất gia. 42
D- THỜI GIAN XUẤT GIA HỌC ĐẠO.. 44
1- Ra đi (năm -595) 44
2- Vị đạo sư thứ nhất : Ālāra Kālāma. 49
3- Vị đạo sư thứ nhì : Uddaka Rāmaputta. 52
4- Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelā. 53
E- ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO.. 57
1- Chọn lối tu trung đạo. 57
2- Đêm thành đạo (năm -589) 58
3- Tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo. 65
4- Tuần lễ thứ hai sau khi thành đạo. 67
5- Tuần lễ thứ ba sau khi thành đạo. 68
6- Tuần lễ thứ tư sau khi thành đạo. 68
7- Tuần lễ thứ năm sau khi thành đạo. 69
8- Tuần lễ thứ sáu sau khi thành đạo. 70
9- Tuần lễ thứ bảy sau khi thành đạo. 71
10- Hai thiện tín đầu tiên. 73
F- ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP LẦN ĐẦU TIÊN.. 75
1- Lên đường đi Lộc Uyển. 75
2- Ông Kondañña và 4 người bạn xuất gia. 76
3- Đức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân (năm -589) 78
4- Đức Phật thuyết kinh Vô ngã tướng. 82
5- Ông Yasa và 4 người bạn xuất gia. 83
G- TỪ HẠ THỨ NHẤT ĐẾN HẠ THỨ 5. 85
1- Hạ thứ nhất tại Lộc Uyển (năm –589) 86

Năm mươi người bạn khác của ông Yasa xin xuất gia. 86

Phật trao sứ mệnh hoằng pháp cho các vị Tỳ kheo. 86

Ông Punna Mantānīputta và 29 người bạn xuất gia. 88

Ông Uruvelā Kassapa, 2 người em, và 1000 đệ tử xuất gia. 88

Đức Phật nói Kinh Lửa (Adittapariyāya Sutta) 95

2- Hạ thứ 2 tại Veluvana (năm -588) 96

Phật độ vua Bimbisāra. 96

Phật giảng năm giới của người cư sĩ 98

Phật kể chuyện cây bông sứ. 100

Vua Bimbisāra cúng dường ngự uyển Veluvana. 103

Hai ông Sāriputta, Moggallāna và 155 người bạn xuất gia. 103

Phật thành lập tinh xá đầu tiên Veluvana. 106

Kāludāyi thỉnh Phật về thăm vua Suddhodana. 108

Phật độ ông Dīghanakha. 109

Dư luận chống đối Phật tại Rājagaha. 112

Ambapālī gặp Phật 113

Phật về Kapilavatthu, ngụ tại vườn Nigrodha. 115

Nanda xuất gia. 121

Rāhula xuất gia. 122

Phật thuyết pháp lần thứ ba trong hoàng cung. 124

Phật đến thành phố Anupiya thuộc xứ Mallā. 125

Bhaddiya ngộ đạo. 128

Devadatta biểu diễn thần thông trước mặt Ajātasattu. 129

3 - Hạ thứ 3 tại Veluvana (năm -587) 130

Em bé cúng bánh bằng đất vào bát Phật 130

Bà la môn Akkosaka phỉ báng Phật 130

Ngoại đạo đào hầm lửa hại Phật 131

Mahā Kassapa (Ma ha Ca Diếpxuất gia. 131

Phật độ ông Sudatta Anāthapindika (Cấp Cô Độc) 132

Sudatta và Sāriputta đi Sāvatthi 134

Sudatta mua vườn của thái tử Jeta. 135

Phật thọ trai tại vườn xoài của bà Ambapālī tại Vesālī 136

Phật thọ trai tại cung điện các Vương tử Licchavī 137

Sāriputta rước Phật đi Sāvatthi 138

Con chó giữ hũ vàng. 140

Phật dạy có bảy hạng vợ trên thế gian. 141

Phật dạy có thương là có khổ. 142

Phật độ vua Pasenadi 143

Phật cho người gánh phân tên Sunīta xuất gia. 145

Vua Pasenadi và Tỳ kheo Sunīta. 147

Phật đưa Tỳ kheo Nanda lên cung trời Đao Lợi 148

4- Hạ thứ 4 tại Veluvana (năm -586) 150

Dân chúng Vesālī cầu Phật đến trừ bệnh dịch tả. 150

5- Hạ thứ 5 tại Mahāvana, thuộc Vesālī (năm -585) 152

Tranh chấp giữa hai xứ Sākyā và Koliyā. 152

Vua Suddhodana băng hà (năm -585) 154

Hoàng hậu Pajāpatī Gotamī xin xuất gia. 155

Hoàng hậu Pajāpatī và 500 nương tử xuất gia tại Vesālī 156

Cuộc đời đau khổ của sư cô Uppalavannā. 161

H- TỪ HẠ THỨ 6 ĐẾN HẠ THỨ 20. 163

1- Hạ thứ 6 tại Jetavana (năm -584) 163

Phật độ bà Khemā ở Rājagaha. 163

Đại đức Pindola Bhāradvāja biểu diễn thần thông. 164

Đức Phật biểu diễn đại thần thông tại Sāvatthi 166

2- Hạ thứ 7 tại làng Sankassa (năm -583) 167

Đức Phật thuyết pháp tại cung trời Đao Lợi 168

Pho tượng Phật đầu tiên. 169

Làm sao trở thành Sakka, vua Trời Đao Lợi ?. 170

3- Hạ thứ 8 tại rừng Bhesakalāvana (năm -582) 171

Ngoại đạo dùng cô Cincā vu cáo Phật 171

Chuyện ông bà Nakula gọi Phật bằng con. 172

4- Hạ thứ 9 tại tinh xá Ghosita, Kosambī (năm -581) 173

Bà Māgandiyā, thứ hậu vua Udena, phỉ báng Phật 173

Nắm lá simsapā và Tỳ kheo Mālunkyāputta. 175

Tranh chấp giữa một vị kinh sư và một vị luật sư. 176

Đại đức Bhagu gặp Phật tại thành phố Bālaka. 179

Đại đức Anuruddha gặp Phật tại núi Pācīnavamsa. 179

5- Hạ thứ 10 trong rừng Rakkhita (năm -580) 181

Phật an cư một mình trong rừng Rakkhita. 181

Phật dạy xử sự đúng Chánh Pháp. 181

Thất Diệt Tránh Pháp (Sattadhikarana samatha) 184

Phật độ bà Abhirūpa Nandā. 186

6- Hạ thứ 11 tại Ekanala, gần Rājagaha (năm -579) 187

Chú bé chăn trâu Svastica xuất gia 187

Phật giảng kinh Chăn Trâu. 188

Phật dạy sa di Rāhula trì giới 191

Đi tu cũng là lao động và sản xuất 192

Phật dạy Rāhula giữ chánh niệm trong lúc đi khất thực. 193

Phật dạy Rāhula tu hạnh của tứ đại 194

Phật dạy Rāhula tu hạnh Từ Bi Hỷ Xả. 195

Phật dạy Rāhula quán vô thường. 195

Phật dạy Rāhula quán hơi thở. 196

7- Hạ thứ 12 tại Verañjā, xứ Kosalā (năm -578) 196

Nạn đói tại Verañjā. 197

Nên ban hành giới luật lúc nào ?. 199

8- Hạ thứ 13 tại thành phố Cālikā, xứ Koliyā (năm -577) 200

Phật dạy cách tập sống một mình nơi thanh vắng. 200

9- Hạ thứ 14 tại Jetavana (năm -576) 201

Nữ cư sĩ Visākhā cúng dường tinh xá Đông Viên. 201

Phật thuyết kinh Người Biết Sống Một Mình. 206

Đức Phật khen đại đức Sangāmaji 208

Phật dạy vua Pasenadi cách cúng dường tại tư gia. 209

Phật dạy đám trẻ nghịch cua về lòng từ bi 210

10- Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575) 211

Vua Suppabuddha bị đất nuốt 211

Rāhula đúng 20 tuổi, thọ Cụ túc giới 212

Phật dạy Rāhula quán 18 giới phân biệt 213

Phật dạy Rāhula quán 5 uẩn để trừ ngã chấp. 213

Rāhula được cúng dường tinh xá riêng. 214

11- Hạ thứ 16 tại thành phố Alavī (năm -574) 215

Phật độ quỷ dạ xoa Alavaka (quỷ Khoáng Dã) 215

12- Hạ thứ 17 tại Veluvana (năm -573) 217

Có ai muốn mua thi hài người đẹp Sirimā không ?. 217

13- Hạ thứ 18 tại tảng đá Cāliya, xứ Koliyā (năm -572) 218

Con gái người thợ dệt ngộ đạo. 218

14- Hạ thứ 19 tại Gijjhakūta (năm -571) 219

Phật truyền tâm ấn cho Mahā Kassapa (Niêm hoa vi tiếu) 220

Vị lương y Jīvaka. 221

Phước điền y (saṅghāṭi, áo tăng-già-lê) 221

15- Hạ thứ 20 tại Jetavana (năm -570) 222

Sudinna, cha của Hạt Giống. 222

Angulimāla xuất gia sau khi đã giết 999 người 224

Ānanda được chọn làm thị giả thường xuyên cho Phật 227

Đại đức Ahimsaka (Angulimāla) bị hành hung. 229

Đại đức Ahimsaka cứu giúp một sản phụ. 230

I- TỪ HẠ THỨ 21 ĐẾN HẠ THỨ 43. 231

1- Hạ thứ  21 tại Jetavana (năm -569) 231

Vua Pasenadi kết thân với vua Mahānāma. 231

Bà Kisā Gotamī tìm xin hột cải để cứu con. 232

Quán thân người như bong bóng nước. 233

2- Hạ thứ 22 tại Jetavana và Pubbārāma (năm -568) 234

Phật nói kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthāna sutta) 234

Cô Sundarī bị giết chôn tại Jetavana để vu cáo Phật 238

Đức Phật chăm sóc một khất sĩ mắc bệnh kiết 239

Các ni sư Mahā Pajāpatī, Khemā và Dhammadinnā. 240

Cuộc đời đau khổ của ni sư Patācārā. 241

Phật thuyết kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpāna sati) 244

Tự sát không phải là tự giải thoát 247

3- Hạ thứ 23 tại Jetavana (năm -567) 248

Giáo lý là ngón tay chỉ mặt trăng. 248

Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. 248

Ngôn thuyết pháp và thân thuyết pháp. 249

Jīvaka hỏi Phật về ăn chay ăn mặn. 250

Sư cô Subhā gặp tên du đãng. 251

Phật nói kinh Phạm Võng (Brahmajāla sutta) 253

Lục sư ngoại đạo. 255

Upāli Gahapati xin xuất gia theo Phật 258

Thanh niên Bà-la-môn Sonadanda vấn đạo. 259

4- Hạ thứ 24 tại Jetavana (năm -566) 262

Cây Bồ-đề Ānanda ở tinh xá Jetavana. 262

Mười hai nhân duyên (Paticca samuppāda) 264

Phật cho phép ăn sau giờ ngọ và giữ thức ăn qua đêm trong lúc bệnh. 268

Thượng tọa Sāriputta bị vu cáo khinh khi một tu sĩ trẻ. 268

Phật dạy pháp Tứ Y (Catvari Pratisaranani) 271

Người tu sĩ như khúc gỗ trôi trên sông. 273

Phật giảng về Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân. 275

Phật thăm khất sĩ Vakkali đang hấp hối 276

Phật dạy cách vượt qua các đau khổ. 278

Vô minh, hành, thức và danh sắc trong 12 nhân duyên. 279

Thế nào là Chánh Kiến ?. 281

Thế nào là Chánh Định ?. 281

Phật nói kinh Vu Lan Bồn (Ullambana sutta) 282

Người chết có hưởng được vật cúng tế không ?. 285

5- Hạ thứ 25 tại Jetavana (năm -565) 286

Punna Mantānīputta đi hoằng hóa tại xứ Sunāparanta. 286

Phật thuyết kinh Hải Bát Đức. 287

Những mầm móng chia rẽ không đáng ngại 290

Phật dạy Tam Pháp Ấn (Ti-lakkhaṇa) 291

Nên học giáo lý bằng tiếng mẹ đẻ. 292

6- Hạ thứ 26 tại Jetavana (năm -564) 293

Nên làm gì khi biết mình sắp chết ?. 293

Bốn người mù sờ voi 294

7- Hạ thứ 27 tại Jetavana (năm -563) 296

Thầy Vangīsa hộ trì sáu căn. 296

Các luận chấp và những câu hỏi siêu hình do đâu mà có. 299

8- Hạ thứ 28 tại Jetavana (năm -562) 300

Thượng tọa Ānanda và cô gái hạ tiện tên Prakriti 300

Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm (Sūramgama sūtra) 306

9- Hạ thứ 29 tại Jetavana (năm -561) 310

Lòng từ bi của Phật đối với các khất sĩ còn non kém.. 310

Vị trời Rohitassa hỏi cách ra khỏi thế giới sinh tử. 312

10- Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560) 313

Những câu hỏi không được Phật trả lời 313

Như Lai không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả. 314

11- Hạ thứ 31 tại Jetavana (năm -559) 316

Phật nói kinh Khởi Thế Nhân Bổn. 316

Phật giảng cách THÂM NHẬP Giáo Pháp. 322

Phật nói kinh Sư Tử Hống. 324

12- Hạ thứ 32 tại Jetavana (năm -558) 325

Phật nói kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật 326

13- Hạ thứ 33, 34, 35 (năm -557/ -555) 327

Phật nói kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật 328

14- Hạ thứ 36 tại Jetavana (năm -554) 330

Bà Visākhā than khóc với Phật về một đứa cháu mới chết 330

Người tu phải biết lượng sức mình. 331

15- Hạ thứ 37 tại Veluvana (năm -553) 334

Devadatta xin thay Phật lãnh đạo giáo đoàn. 334

Devadatta lập giáo đoàn riêng tại Gayāsīsa. 337

Thái tử Ajātasattu soán ngôi vua. 340

Ajātasattu và Devadatta âm mưu ám sát Phật 341

Phật thuyết kinh Quán Vô Lượng Thọ. 342

Sāriputta và Moggallāna đến Gayāsīsa. 345

Devadatta lăn đá hại Phật 348

Như Lai chỉ nói những lời có ích lợi cho người nghe. 349

Devadatta thả voi say hại Phật 350

16- Hạ thứ 38 tại Jetavana (năm -552) 351

Phật thuyết kinh A Di Đà. 352

Nhờ Đức Tin có thể chứng Vô Sanh hay không ?. 353

Phật dạy cách xây dựng hạnh phúc. 354

Phật thăm cư sĩ Sudatta trên giường bệnh. 355

Phật dạy Singāla cách  sống đạo đức để có hạnh phúc. 356

Phật dạy Bát Quan Trai giới 358

Sāriputta dạy Sudatta cách quán tưởng lúc hấp hối 359

Chiến tranh giữa hai xứ Magadha và Kosalā. 360

17- Hạ 39 tại Jetavana (năm -551) 362

18- Hạ 40 tại Jetavana (năm -550) 362

Phật chỉ cách chấn chỉnh tư-pháp và kinh-tế. 363

19- Hạ 41 tại Jetavana (năm -549) 363

20- Hạ 42 tại Veluvana (năm -548) 364

Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa. 366

Phật nói kinh Sa Môn Quả (Sāmaññaphala sutta) 370

21- Hạ 43 tại Jetavana (năm -547) 373

Ni sư Pajāpatī và Thượng tọa Rāhula viên tịch. 373

Vua Pasenadi giết oan tướng Bandhula. 373

J- PHẬT NHẬP NIẾT BÀN.. 374

1- Hạ 44 tại Jetavana (năm -546) 374

Vua Pasenadi ca ngợi Phật 374

Vua Pasenadi băng hà ở Rājagaha. 377

Vua Vidūdabha tàn sát dòng họ Sākya. 378

Moggallāna bị ngoại đạo ám sát tại Rājagaha. 380

Devadatta qua đời tại Gijjhakūta. 381

Sứ giả của Ajātasattu thỉnh ý Phật về việc cử binh đánh xứ Vajjī 382

Sāriputta ca ngợi Phật 385

Cổng thành và bến đò Gotama tại Pātaliputta. 386

2- Hạ 45 tại làng Beluva gần Vesālī (năm -545) 387

Phật bệnh nặng tại Beluva, gần Vesālī 388

Phật dạy nương tựa nơi Tự Tính Tam Bảo. 389

Thượng tọa Sāriputta viên tịch tại Nālaka. 390

3- Phật nhập niết bàn tại Kusinārā (năm -544) 391

Phật báo tin sẽ nhập diệt trong ba tháng. 391

Bát cháo nấm của người thợ rèn Cunda. 393

Thế nào là làm vẻ vang Như Lai 397

Thượng tọa Upavāna đứng che án chư Thiên. 398

Lợi ích của sự chiêm bái Bốn Thánh Tích. 399

Phật dạy chư tăng cách đối xử với nữ giới 399

Phật khen tài làm thị giả của Ānanda. 399

Subhādda, người đệ tử xuất gia cuối cùng của Phật 401

Lời nói cuối cùng của đức Phật 403

Đức Phật viên tịch. 404

Lễ trà tỳ tại Kusinārā. 406

Phân chia xá lợi Phật ra làm 8 phần. 408

PHỤ ĐÍNH : 411

1- Kiết tập kinh điển (Dhamma Saṅgāyana, Dhamma council): 411

Kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại Rājagaha (năm -544) 411

Kiết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesālī (năm -444) 413

Kiết tập kinh điển lần thứ ba tại Pātaliputta (năm -251) 414

Kiết tập kinh điển lần thứ tư, của Nam tông tại Aluvihāra (năm -25) 415

Kiết tập kinh điển lần thứ tư, của Bắc tông tại Kudalavana (năm 140?) 415

Kiết tập kinh điển lần thứ năm, của Nam tông tại Mandalay, Miến Điện (năm 1871) 416

Kiết tập kinh điển lần thứ 6, của Nam tông tại Rangoon, Miến Điện (năm 1954) 417

2- Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka) 418

Tạng Luật (Vinaya Pitaka) 418

Tạng Kinh (Suttanta Pitaka) 420

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka) 550

3- Thập Đại Đệ Tử.. 552

1- Sāriputta (Xá Lợi Phất), trí tuệ đệ nhất. 552

2. Moggallāna (Mục Kiền Liên), thần thông đệ nhất. 554

3. Mahā Kassapa (Ma-Ha Ca-Diếp), hạnh đầu-đà đệ nhất. 556

4. Subhūti (Tu Bồ Đề), giải không đệ nhất. 556

5. Punna Mantānīputta (Phú-Lâu-Na Mãn-Từ-Tử), thuyết pháp đệ nhất. 557

6. Mahā-Kaccāna (Ma-Ha Ca-Chiên-Diên), luận nghị đệ nhất. 559

7. Anuruddha (A Na Luật), thiên nhãn đệ nhất. 559

8. Upāli (Ưu Ba Ly), trì luật đệ nhất. 561

9. Rāhula (La Hầu La), mật hạnh đệ nhất. 563

10. Ānanda (A Nan), đa văn đệ nhất. 564

4- Ba mươi ba vị Tổ sư.. 564

1. Mahā Kassapa (Ma Ha Ca Diếp) -623/-540?. 564

2. Ānanda (A Nan) năm -604/-484?. 566

3. Sānavāsī (Thương Na Hòa Tu, Thai Y) -534?/-435?. 568

4. Upagupta (Ưu Ba Cúc Đa) -455?/-360?. 570

5. Dhitaka (Đề Đa Ca) -380?/-290?. 571

6. Michaka (Di Già Ca) -320?/-220?. 572

7. Vasumitra (Bà Tu MậtThế Hữu) -250?/-150?. 573

8. Buddhanandi (Phật Đà Nan Đề) -170?/-80?. 574

9. Buddhamitra (Phật Đà Mật Đa) -130?/-10?. 576

10. Pārsva (Hiếp Tôn Giả) -30?/+20?. 577

11. Punyayasa (Phú Na Dạ Xa) -10?/+80?. 578

12. Asvaghosa (Mã Minh) 50/150. 579

13. Kapimala (Ca Tỳ Ma La) 100?/160?. 580

14. Nāgārjuna (Long Thọ) 100?/190?. 582

15. Kānadeva (Ca Na Đề Bà) 140?/200?. 584

16. Rāhulata (La Hầu La Đa) 150?/210 ?. 585

17. Sanghanandi (Tăng Già Nan Đề) 160?/220?. 587

18. Sanghayasas (Tăng Già Da Xá) 170?/230?. 588

19. Kumārata (Cưu Ma La Đa) 180?/240?. 589

20. Jayata (Xà Dạ Đa) 190?/250?. 591

21. Vasubandhu (Bà Tu Bàn ĐầuThế Thân) 200?/270?. 592

22. Manura (Ma Nô La) 220?/280?. 594

23. Haklenayasas (Hạc Lặc Na) 240?/320?. 595

24. Simha Bodhi (Sư Tử Bồ Đề) 280?/340?. 597

25. Vasasuta (Bà Xá Tư Đa) 300?/370?. 599

26. Punyamitra (Bất Như Mật Đa) 330?/420?. 601

27. Prajnātāra (Bát Nhã Đa La) 340?/460?. 602

28. Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma), Sơ Tổ tại Trung Hoa, 440/529. 602

29. Huệ Khả (Hoei Keu), Nhị Tổ tại Trung Hoa, 487/593. 608

30. Tăng Xán (Seng Tsan), Tam Tổ tại Trung Hoa, 517?/606. 611

31. Đạo Tín (Tao Sinn), Tứ Tổ tại Trung Hoa, 580/651. 613

32. Hoằng Nhẫn (Houng Jenn), Ngũ Tổ tại Trung Hoa, 601/674?. 616

33. Huệ Năng (Hoei Neng), Lục Tổ tại Trung Hoa, 638/713. 619

Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (Hiuen Tsang), 602-664. 625

5- Phật Giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan) 627

Vua Asoka (trị vì -268 / -232) 627

Vua Devanampiya Tissa. 629

Đại sư Mahā Mahīnda. 629

Ni sư Sanghamittā. 630

6- Bốn động-tâm và các Phật-tích tại Ấn độ. 631

Lumbinī (Lâm Tỳ Ni) 631

Bodh-Gayā (Bồ-đề đạo tràng) 633

Migadāya (Lộc Uyển) 634

Kusinārā (Câu Thi Na) 635

Rājagaha (Vương Xá) 637

Jetavana (Vườn Kỳ Đà, Kỳ Viên Tinh Xá) 639

Vesālī (Tỳ Xá Ly) 641

Đại Học Phật Giáo Nālandā. 642

7- Ba tông phái lớn trong đạo Phật 643

8- Ba mươi bảy pháp tu căn bản. 644

9- Sáu pháp tu của Bồ tát 647

10- Bốn pháp tu của Đại Bồ tát 648

11- Thứ lớp tu chứng trong đạo Phật 649

12- Ba mươi mốt cõi luân hồi 650

Sách tham khảo : 652

Bảng tra nhân danh tiếng Pāli. 654

Bảng tra từ ngữ Phật học thông dụng.. 664

Lời cảm tạ. 675


pdf_download_2
Sự Tích Đức Phật Thích Ca -2017


Đọc thêm:
Đức Phật Lịch Sử
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 1 
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 2 
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 3
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 4 
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 5 
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 6
Đường Xưa Mây Trắng - Thích Nhất Hạnh

su-tich-duc-phat-thich-ca-2017-page-016
su-tich-duc-phat-thich-ca-2017-page-017su-tich-duc-phat-thich-ca-2017-page-018su-tich-duc-phat-thich-ca-2017-page-019

Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ:

Vừa qua con có đọc một bài viết trên Thư viện Hoa Sen; bài viết có tiêu đề "SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA" Soạn Giả: Minh Thiện – Diệu Xuân (Phiên bản 2017, tu chính toàn bộ) nên con có thắc mắc nhỏ, Đức phật là người được lịch sử ghi lại thế nếu ghí là" sự tích" như vậy sẽ làm cho người đọc thêm  nghi ngờ là không biết Đức Phật Thích Ca có thật hay không? nên gây mất lòng tin cho người mộ đạo. Con có tìm hiểu được thông tin trên

1. Thái tử Tất Đạt Đa ra đời 

Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nêpan và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh, làm Hoàng tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da). Vua Suddhodana trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya (Thích Ca).

Nên với tiêu đề "Sự tích Đức phật Thích Ca là chưa phù hợp mong ban quản trị xem xét để cho những người đang vào Đạo thêm vững lòng tin.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.

BBT. Đúng như Đạo hữu nói. Tựa đề quyển sách chưa phù hợp. Nghĩa của từ “Sự tích” là những câu chuyện từ thời xa xưa được truyền từ đời này sang đời khác, còn Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứĐức Phật Thích Ca là một nhân vật có thật trong lịch sử loài người, nên dùng từ ngữ Lịch Sử Đức Phật Thích Ca có thể thích hợp hơn. Tuy nhiên, như tác giả đã viết ltrong lời mở đầu cuốn sách là độc giả "nên nương theo nghĩa lý, không nên chấp vào lời nói hay văn tự", hãy được ý mà quên lời.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :