Thư Viện Hoa Sen

Đi vào đời ác năm trược

08/07/20174:00 SA(Xem: 11597)
Đi vào đời ác năm trược

ĐI VÀO ĐỜI ÁC NĂM TRƯỢC
Nguyễn Thế Đăng

Số 276-01-07-2017Xã hội là sự hiện hành, sự biểu hiện của tâm, tâm sở chúng sanh với rất nhiều tạp nhiễm phiền não của con người. Để đi vào cuộc đời, đi vào tâm tưởng tạp nhiễm phiền não của người khác hầu giải thoát cho họ, Bồ- tát phải mặc mũ giáp của trí huệ tánh Khôngđại bi vô ngại: “Các Đại Bồ-tát mặc đại mũ giáp có thể khắp tùy nhập trong hành động của tâm và tâm sở của tất cả chúng sanh, có thể khắp tịnh hóa các tạp nhiễm phiền não của tất cả chúng sanh. Các ngài ngồi Đại thừa để làm lớn các thiện căn cho tất cả chúng sanh”.

Mặc mũ giáp tánh Khôngđại bi, Bồ-tát thấy tánh Không của sắc, của các căn và thức, do đó không bị lây nhiễm tạp nhiễmphiền não của chúng sanh. Căn, trần và thức là sanh tử, thế nên thấy tánh Không của chúng là thấy không có sanh tử. Thấy tánh Không mà thấy không có sanh tử nên sanh tử không thể làm nhiễm ô.

“Lúc an trụ trong đạo ấy, Đại Bồ-tát được ánh sáng pháp. Do ánh sáng ấy nên thấy được tự tánh duyên khởi của tất cả pháp vốn Không, tự tánh không có tướng, tự tánh không có khởi.

Ở trong sắc mà chẳng thấy có sắc, ở trong thọ tưởng hành thức mà chẳng thấy có thọ tưởng hành thức. Ở trong thức mà chẳng thấy có thức khác với duyên khởi của thức. Biết rõ tướng của thức tự tánh vốn không, tự tánh không có tướng, tự tánh không có khởi, chỉ thuộc các duyên hòa hiệp, các duyên cũng là Không, là vô tướng, là vô khởi”.

Thấy sắc thọ tưởng hành thức của mình và của người là Không, vô tướng, vô khởi tức là thấy không có phiền não, không có sanh tử. Bồ-tát ở nơi sanh tử, ở với chúng sanh phiền não mà không thấy có sanh tử, không thấy có chúng sanh phiền não vì là “Không, là vô tướng, là vô khởi”, nghĩa là như huyễn. Đây là việc làm của Bồ-tát trong tánh Không, cho nên khi làm việc tự giác, giác tha, vị ấy giải thoát ngay trong công việc.

Cho đến thế giới bên ngoài, Bồ-tát thấy thế giới, quang cảnhnhân duyên sanh nên là tánh Không, và do đó giải thoát khỏi sự sanh trụ dị diệt của thế giới: “Cho đến địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới, đều không có tác giả, không có thọ giả. Chẳng ở chút pháp nào mà thấy có chút pháp khác với duyên mà sanh khởi. Các pháp đều thuộc nhân duyên, tự tánh các pháp không có tướng, không có khởi. Tự tánh của nhân duyên cũng là Không, là vô tướng, là vô khởi”.

Thế nên “các Đại Bồ-tát ngồi Đại thừa này dầu thọ lãnh sanh tử (thế giới, chúng sanh) nhưng ở đâu cũng chẳng bị ô nhiễm mà có thể thấy được lỗi lầm để có thể lìa khỏi”.

Thật sự thấy các pháp là Không, là vô tướng, là vô khởi tức là vô sanh pháp nhẫn; tất cả tướng và tưởng đều tịch diệt: “Các Đại Bồ-tát dùng pháp hành này để nắm giữ đạo mới được gọi là tùy thuận đạo, vì quán tất cả pháp tánh vốn Không, vì không tên, vì không tướng, vì không nguyện, vì không sanh, vì không tác. Lúc được ánh sáng pháp, quán thấy sự sanh dứt hết thì chẳng ở trong vô sanh mà khởi tưởng sanh. Liền ngay lúc ấy siêu thoát, lìa sự sanh, ra khỏi phi pháp mà được đạo thanh tịnhvô sanh pháp nhẫn. Vì đạo thanh tịnh nên vượt quá tất cả tưởng, chẳng còn trụ phi tưởng, tịch diệt cả đạo tưởng, lìa khỏi pháp tưởng, ra khỏi lưới vô minh. Dùng minh tu tập, những pháp đáng được đều có thể được cả”.

Tương ưng và an trụ tánh Không, Bồ-tát vô ngại đối với chúng sanhthế giới: “Các Đại Bồ-tát lúc hành đạo này chẳng trụ nơi xứ, chẳng bị tướng làm hại, biết tất cả pháp đồng với hư không, sanh như hư không sanh, tánh như tánh Không, không có chút tướng nào chướng ngại”.

Khi trọn vẹn sống trong tánh Không, các pháp không còn biên giới mà mở trống, không có biên giới; các pháp vốn tự giải thoát: “Do ánh sáng đại pháp nên thấy tất cả pháp đều không có biên bờ”.

Chính vì được an toàn trong sanh tử, tức là trong những tạp nhiễm phiền não của chúng sanh như vậy, với đại bi, Bồ-tát có thể gánh vác lấy gánh nặng chúng sanh:

“Này Vô Biên Huệ! Ông đã nhiếp thủ vô lượng thiện căn, ở đời mạt thế sau này, ông sẽ dùng pháp ấy để nhiếp lấy chúng sanh. Ông sẽ vì chúng sanhgánh vác lấy gánh nặng, được phước đức vô lượng, khó có thể nói hết được”.

Gánh vác chúng sanh trong đời mạt thế, như lời nguyện của ngài A-nan trong kinh Lăng Nghiêm:

Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho
Đời ác năm trược thề vào trước
Còn một chúng sanh chưa thành Phật
Rốt chẳng nơi kia nhận Niết-bàn.

Bồ-tát gánh vác chúng sanh bằng cách mặc mũ giáp vô biên của tánh Khôngđại bi:

Bồ-tát mặc giáp trụ
Để nhiếp các chúng sanh
chúng sanh vô biên
Mặc giáp cũng vô biên…
Chúng sanh khổ sanh tử
Bức bách chẳng an ổn
Tôi thường làm cứu hộ
Mặc mũ giáp vô biên.
Vô biên khổ sanh tử
Tôi làm giải thoát được
Lưới ái kiến trói chặt
Tất cả đều sẽ đứt.

Mũ giáp ấy chính là tam-muội hải ấn bao trùm tất cả chúng sanhthế gian. Tam-muội hải ấntánh Khôngđại bi trùm khắp: “Dùng ấn lìa tánh ấn tất cả pháp nên các Đại Bồ-tát phải nhập vào ấn môn biết khắp tự tánh của tất cả. Lại như biển lớn, tất cả các dòng nước đều chảy vào trong ấy. Tất cả các pháp vào trong pháp ấn cũng như vậy. Thế nên gọi là hải ấn, ấn tất cả pháp đều vào trong hải ấn tất cả pháp, ở trong ấn ấy thấy tất cả pháp đồng pháp ấn”. Hải ấn ấy cũng là đại bi trùm khắp tất cả chúng sanh: “Đời mạt thế năm trăm năm sau, lúc Chánh pháp gần diệt, ông dùng pháp ấn ấy để ấn chúng sanh”.

Mũ giáp cứu thế gian, nhưng thế gian chẳng thể làm hư hại, vì mũ giáp ấy là vô tướng, chẳng thể thấy, chẳng thể chạm đến được. Mũ giáp là sự chiến thắng hoàn toàn với thế gian:

Đạo ấy rất sâu: không sanh không khởi, không xuất không tác, không đắc không hành, không xứ không trụ, không chướng không sự. Nơi tất cả sự lại có thể hiển hiện rõ ràng. Nơi tất cả sự mà không sai biệt. Chẳng xoay chuyển theo sự; do vì vô sự mà đến chỗ tối thượng.

Nơi mũ giáp ấy, thừa ấy, đạo ấy, các Đại Bồ-tát phải biết như vậy. Nhưng mũ giáp ấy, thừa ấy, đạo ấy không chỗ thấy được, không chỗ biết được, vì bất khả đắc vậy. Người mặc mũ giáp, người ngồi thừa ấy, người hành đạo ấy cũng chẳng thấy được, cũng chẳng biết được, cũng chẳng thể đắc”.

Mũ giáp vô địch ấy còn gồm cả thệ nguyệnhồi hướng, nghĩa là gồm cả những yếu tố của con đường Bồ-tát:

Chúng tôi dùng ánh sáng
Sẽ ở trong mạt thế
Vì các người cầu pháp
Mà làm lợi ích lớn.
Chúng tôi phát thệ nguyện
Sẽ ở trong mạt thế
Vì tất cả chúng sanh Hộ trìkiến lập.
Chúng tôi nơi nước pháp
Thệ nguyện uống trọn hết
Mà với pháp môn ấy
Sẽ làm người thủ hộ
. “

Chúng tôi đem thiện căn này hồi hướng cho tất cả chúng sanh…”. Chính vì lời nguyện bổn nguyện đại bi với vô biên chúng sanh mà Bồ-tát ở lại thế gian, vì nếu khônglời nguyện đại bi, mũ giáp tánh Không sẽ phá hủy tất cả thế gian và Bồ-tát sẽ hoàn toàn thoát khỏi ba cõi:

“Lúc Bồ-tát mặc đại mũ giáp, nếu chẳng dùng từ bi hỷ xả soi khắp chúng sanh, chẳng yêu chúng sanh như mình, thì mũ giáp ấy cả đại địa chẳng chịu đựng nổi, tất cả chúng sanh chẳng thân cận được. Vì thương xót tất cả chúng sanh mà các Đại Bồ-tát mặc đại mũ giáp, có thể dùng mũ giáp gia trì cho địa giới và thủy, hỏa, phong giới, làm cho địa giới này chẳng nghiêng đổ, tất cả chúng sanh khỏi kinh sợ, lại có thể làm cho thủy giới, hỏa giớiphong giới tùy theo chỗ thích ứngphát khởi hiệu năng”.

Tóm lại, mũ giáp của Bồ-tát là tánh Không hợp nhất với đại bi vậy. 

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017 | Số 276 ngày 1-7-2017





Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: