PHẬT GIÁONHẬP THẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀXÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI Ở VIỆT NAM Thích Gia Quang
1. Đặt vấn đề
Tham luận của Hòa thượng TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN
Xã hội ngày nay đang phát triển, tiến bộ về mọi mặt đã nâng caođời sốngcon người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đềtiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sứcgiải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đềphức tạp khác, như: trí tuệnhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học… Vậy làm thế nào để đưa giáo lýPhật giáoứng dụng vào cuộc sống của con người để giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại?
Đứng trước những thách thức đó, Phật giáocần phải tiếp cận các vấn đề trên như thế nào ở góc độ tôn giáo; tinh thầnnhập thế của Phật giáo đã giúp được gì cho đất nước Việt Nam; cũng như cho việc giải quyết những thách thức của nhân loại trong xã hội đương đại?
Tuy nhiên, Phật giáochưa bao giờ tách khỏi tế bào xã hội mà thay vào đó Phật giáo có những phương thức hữu hiệu để giúp xã hội phát triển bền vững và giải quyết những vấn đề “nóng” ở cấp độ toàn cầu.
2. Phật giáonhập thế - tư tưởng và nhận thức
2.1. Khái lược Phật giáonhập thế
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải quathời gian, Phật giáo với nền giáo dụcđạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền báchính pháp và nhanh chóng trở thànhtôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầmlịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởngnhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lýđức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đíchcuối cùng vẫn giúp con ngườitrở về với bản tính “chân – thiện – mỹ”.
2. 2. Tư tưởng và nhận thức
Một khi nói đến tính nhập thế của Phật giáo đối với xã hội đương đại, là chúng ta nói đến tính ứng dụng của giáo phápPhật giáo trong cuộc sống, mục đích ra đời của đạo Phật là để khơi nguồn tuệ giáctrong đời sống nhân gian, đem lại ánh sáng giác ngộ và tinh thầngiải thoát cho nhân loại.
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyệnđộ sinh của các bậc chân tuthạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thếđộ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật phápthấm nhuầnsâu rộngtrong đời sống người dân Việt.
3. Phật giáonhập thế và các vấn đềxã hội đương đại ở Việt Nam
3.1. Phật giáonhập thế và vấn đềgia đình và xã hội
Theo số liệu từ Viện Nghiên cứugia đình và giới, cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, tỉ lệ 30%, tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 cặp ly hôn. Xu hướng này tiếp tục tăng ở cả thành phố và nông thôn. Điều đáng nói, 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, vợ hoặc chồng trong độ tuổi từ 18-30; trong đó có 60% ly hôn sau khi kết hôn từ 1-5 năm, nhiều trường hợp chỉ mới cưới nhau được vài tháng. Nghiên cứu cho thấy, mâu thuẫn về “lối sống” là nguyên nhân hàng đầu (27,7%) dẫn đến ly hôn. Các yếu tốtiếp theo là ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình (6,7%), sức khỏe (2,2%), xa nhau lâu ngày là 1,3%.
Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng.
Để tránh hôn nhân tan vỡ và bạo lực gia đình, đức Phật đã dạy về đời sốnghạnh phúcgia đình của con người như trong Kinh Lễ Sáu Phương (Kinh Ca ThiLa Việt) đức Phật dạy: Chồng đối với vợ thì phải thương yêu vợ, chung thủy với vợ, săn sócđời sống vật chất cho vợ, trao cho vợ quyền quản lý những công việc trong gia đình, kính trọnggia đình vợ; còn vợ đối với chồng thì phải thương kính chồng, chung thủy với chồng, quản lýgia đình tốt, siêng năng làm việc, đối đãithân thiện với gia đình chồng và bạn bè của chồng. Đấy là những phép ứng xử rất hợp tình hợp lý, là nếp sốngđạo đứclành mạnh, là nhân tố tạo nên hạnh phúctrong đời sống hôn nhângia đình.
Trong kinh Tăng Chi Bộ I (chương 4), đức Phật dạy: Này các gia chủ, có bốn hạng người sống chung: Một là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữthấp hèn. Hai là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữ cao thượng. Ba là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữthấp hèn. Bốn là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữ cao thượng. Đức Phậtkết luận, hạng người sống chung thứ tư, tương đồng phẩm chất tâm lý cao thượng là “đời sống nhiều hạnh phúc chờ đợi hai người”.
Hiện nay, bên cạnh các lễ cưới truyền thống, có không ít các lứa đôi chọn cách tổ chức lễ cưới tại chùa theo các nghi thứcPhật giáo, lễ cưới này được gọi là lễ Hằng thuận. Đây được xem là nét văn hóatâm linh đặc thù thể hiện rõ tinh thầnnhập thế của Phật giáo về hạnh phúcgia đình của mỗi lứa đôi.
3.2. Phật giáonhập thế và vấn đềtừ thiện, nhân đạo
Phát huy tinh thầntừ bi, cứu khổ, ngày nay các tổ chức từ thiệnPhật giáođứng đầu là các tăng, ni đã tích cựctham gia công tác từ thiện và an sinh xã hội như là vận độngtăng ni, phật tửtích cựctham gia các phong trào hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ từ thiện, xây nhà tình thương, xây trường học, mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể, bữa ăntừ thiện tại các bệnh viện và nhiều công tác từ thiện, nhân đạo khác.
Với trên 165 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, hàng trăm phòng chẩn trị y học dân tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lýtrị liệu, khám và phát thuốc nam, thuốc bắc; có trên 10 phòng khám Tây y, Đông Tây y kết hợp, đã khám và phát thuốc từ thiện cho hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân, với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.
Trên 1.000 lớp học tình thương; 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật,…với trên 20.000 em; trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già; và có khoảng 10 trường dạy nghề miễn phí đã đào tạo và giới thiệu cho hàng nghìn học viên có việc làm.
Đặc biệt là những nơi xảy ra thiên tai bão lũ, dịch bệnh và những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra làm thiệt hại kinh tế nặng nề, thì các đoàn phật tử do tăng, ni dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho các gia đìnhgặp nạnvượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ngoài những món quà được trao bằng vật chất, tinh thầntừ bi của đạo Phật còn mang đến những giá trịtâm linh cao thượng cho con người, như trao sự cảm thông, tình yêu thương, trao niềm tintrong sáng, trao nguồn năng lượngtừ bi.
Hiện nay hoạt độngtừ thiện được xem là một hình thứcnhập thếnổi bật nhất của Phật giáo và được nhân rộng từ cơ sở chùa, tự việncho đếncộng đồngphật tử trong và ngoài nước đã mang lại nhiều ấn tượngtốt đẹp, thông qua đó giúp mọi ngườixích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, tương thân tương ái, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
3.3. Phật giáonhập thế và vấn đề phát triển kinh tế
Dưới góc nhìn của nhà tu hành, tôi xin trình bày những khía cạnh giáo lýPhật giáo góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng hiệu quả kinh tế như sau:
Thứ nhất về tư tưởng: Tư tưởngnhập thếPhật giáo đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đứccon người, đưa con người đến cuộc sống “chân – thiện – mỹ”, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai về kinh tế vănhóa tâm linh: Ngày nay ngành du lịch văn hóatâm linh là loại hình rất được ưa chuộng. Những nơi như chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính đã thu hút hàng vạn lượt khách du lịch hàng năm và còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội. Các công trình kiến trúc Phật giáo tạo cơ hội cho các ngành nghề phát triển như nghề điêu khắc tượng, nghề đúc đồng, vào tạo ra nhiều công trìnhvăn hóatâm linh có giá trị về văn hóa lẫn kinh tế.
Thứ ba về đóng góp kinh tế trong công tác phúc lợixã hội: với hệ thống trên 165 cơ sở khám chữa bệnh tại các chùa, tự viện trên cả nước, hàng năm đã điều trị và phát thuốc miễn phí cho hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân, với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng; các cơ sở đào tạomiễn phí đã dạy nghề và giới thiệuviệc làm cho hàng nghìn học viên. Phật giáo đã giúp giảm gánh nặng cho xã hội bằng việc chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn, sớm vượt qua để ổn định cuộc sống.
Thứ tư về huy động vốn xã hội: Với những tín đồ có niềm tinchính tín vào Phật giáo, họ sẵn sàng đóng góp một phần kinh phí vào các công trìnhphúc lợixã hội như xây chùa, xây trường học, xây nhà tình nghĩa, xây cầu đường và nhiều công trìnhphúc lợixã hội khác đã thực hiện mỗi năm.
3.4. Phật giáonhập thế và vấn đềgiáo dục
Trải qua hơn 2500 năm, nhìn lại những quan điểm về giáo dụcPhật giáođến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay giáo dụcPhật giáo không những tập trung ở Tăng đoàn mà còn phát triển ra ngoài cộng đồngxã hội ở các tầng lớp từ các em thiếu niênnhi đồng đến tầng lớp thanh thiếu niên, người trung tuổi và người cao tuổi, có xu hướngtìm hiểuPhật giáo ngày càng tăng.
Đường hướng giáo dụcPhật giáo không đề cao, cổ vũ niềm tin mù quáng, ngược lại lấy chính trí, chính kiến làm nền tảng cho giác ngộgiải thoát, làm động lựcthúc đẩy sự phát triển xã hội, cũng là nền móng cho sự thương yêu và cảm thông. Vì chỉ có trí tuệ và từ bi mới đẩy lùi những hành vi bất chính như các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, gia đình; tranh giành quyền lợi… vốn xuất phát từ vô minh.
Theo báo cáonghiên cứu được Bộ GD-ĐT kết hợp với Quỹ Nhi đồngLiên Hiệp Quốc công bố ngày 20/12/2016 thì bạo lực học đường là một trong những vấn đề nóng nhất của trường học phổ thông hiện nay.
Có 80% học sinhcho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhấtmột lần; 71% học sinh bị bạo lực học đường trong vòng 6 tháng trước đó. Trong đó, 73% học sinh bị bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…), 41% bạo lực thể chất và 19% bị bạo lực tình dục.
Một giải pháp hữu hiệu trong Phật giáo để giải quyếtvấn đề bạo lực học đường đó là các bậc phụ huynh nên khuyến khích các con em đến chùa để các em được gieo trồng hạt giốngyêu thương, nhân ái, hiểu được cội nguồn nhân quả, phân biệt được việc đúng sai, từ đó ngăn cản những hành vi bạo lực. Hiện nay nhiều chùa trên cả nước thường xuyên tổ chức khóa tu một ngày hay khóa tu mùa hè là khoảng thời gian quý giá để các em được trau dồi nhân cách, đạo đức, được tiếp xúc với những người bạn thân thiện, cảm thông, chia sẻ. Thông qua những khóa tu học ở chùa đã giúp các em có cơ hội nhìn ra lỗi lầm của mình, nhiều em sau khi đến chùa đã có lối sốngtích cực hơn.
Ngoài việc giảng dạy chữ nghĩa ra, nhà trường cần phải dạy các em con đường đạo đức“tiên học lễ, hậu học văn”, bằng cách đưa vào nhà trường những bài học hiếu thảo đối với cha mẹ, biết kính trọng thầy cô giáo và cần hun đúc cho tâm linh các em bằng những phương phápgiáo dục của Phật giáo để đánh thứcthiện tâm của các em.
+ Thứ nhất đưa tinh thầntừ bi, bất bạo động vào để các em biết thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau, diệt trừ những mối thù hận riêng tư, trong mối quan hệ bạn bè;
+ Thứ hai khuyến khích các em tham gia các khóa tu để giải tỏa căng thẳng, lo âu và các khóa tu về đạo đứcPhật giáo sẽ giúp các em trải nghiệm và hiểu về nhân quả, đạo đức làm người, từ đó các em sẽ ý thức được hành động của mình;
+ Thứ ba những gia đìnhphật tử thì nên áp dụngnăm giớiđạo đức của Phật giáo và tinh thầnlục hòa để giáo dục con cái.
Nếu chúng ta thử áp dụng những phương pháp này vào học đường, tôi tin chắc rằng nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho các em. Học tập tốt, đạo đức tốt, chấm dứt bạo lực học đường, có hiếu thảo với cha mẹ, làm cho xã hộivăn minhtốt đẹp.
3.5. Phật giáonhập thế và vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai
Lý thuyếtduyên khởi trong Phật giáo cho rằng sự sống là sự hỗ tương giữa các loài và vạn vật, thiên nhiên chính là một bộ phận cơ thể của con người, con người không thể tồn tại được nếu không có môi trường. Nếu môi trường bị ô nhiễmtrầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống của con người sẽ bị hủy diệt.
Việc bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sự sống của con người. Phật giáotôn trọng sự sống của muôn loại chúng sinh, khuyến khích việc giữ gìn mối quan hệ thân thiện, sống hoà hợpbền vững giữa con người với vạn vật, với tự nhiên và vũ trụ là điều kiện để bảo vệ sự sống.
Đứng trước vấn đề môi trường đang xuống cấp như hiện nay, tính nhập thế của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường là sự khuyến khích tín đồphật tửăn chay, ăn chay ngoài việc bảo vệsức khỏe cho bản thân người ăn chay mà còn là một cách để bảo vệ môi trường sống; tổ chức các khóa tu với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, trong đó vấn đềbảo vệ môi trường được chú trọng.
Song song với đó là sự giáo dục nhận thứccon người có mối liên hệmật thiết với thiên nhiên và môi trường sống và đặc biệt là hướng dẫn mọi ngườithực hànhnếp sống trên nền tảng đạo đứcPhật giáo là hướng thiện, là tôn trọng sự sống của vạn loài; khuyến khích tín đồ sống gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường. Tránh việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiênbừa bãi để trục lợi làm giàu, điều này sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên tai, gây ra khổ đau cho con người.
3.6. Phật giáonhập thế và vấn đề phát triển khoa học công nghệ
Chúng ta đang trên đà phát triển tiến lên cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0, thời đại công nghệ số phát triển trong các lĩnh vực của đời sống, con người đang chạm tới sự văn minh của thời đại mới, bên cạnh đó những hậu quả của sự phát triển khoa học công nghệ để lại cho toàn nhân loại cũng rất nghiêm trọng như: vấn đề vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học là sức mạnhtiềm ẩn của quốc gia này nhưng lại đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của quốc gia khác và một khi con người mất kiểm soát sẽ có nguy cơ hủy diệt toàn bộ trái đất.
Ngoài ra, những vấn đềảnh hưởng trực tiếp như bệnh stress, trầm cảm, nghiện game online, thích sống trong thế giới ảo và công nghệ số đã kết nối con người một cách nhanh chóng nhưng đồng thời cũng đưa con ngườixa nhau hơn trong thế giới thực.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các nhà khoa học thừa nhận rằng Phật giáo đã đi trước khoa học, những gì đức Phật thuyết chưa bao giờlạc hậu mà vẫn còn nguyên giá trị cho dù xã hội đã phát triển. Giáo lý của đức Phậtphù hợp, soi sáng khoa học và đời sốngxã hộicon người đúng như lời của nhà khoa học Albert Einstein đã nói: “Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật giáobao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kích thíchcon ngườikhám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật giáosiêu việtthời gian và mãi mãi có giá trị”.
Tổng thống Nga Putin từng phát ngôn tại Liên hoan Thanh niên và Sinh viên Thế giới lần thứ 19 đã cảnh báo về một loại siêu vũ khí vượt trội cả siêu bom hạt nhân. Theo lời Tổng thống Putin, nhân loại đang bước vào một giai đoạn phát triển mới khi bỏ qua các giá trịđạo đức và có thể gây ra một thảm hoạ còn lớn hơn cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông Putin cũng từng cảnh báo về sự phát triển trí tuệnhân tạo có thể gây nên các thách thức khổng lồ bởi "Quốc gia nào dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ trở thành kẻ thống trị thế giới".
Cuối tháng 10/2017, robot mang tên Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân tại đất nước Ả-rập Xê-út. Đây là một sự phát triển vượt bậc đối với nhân loại, đánh dấu một kỷ nguyên mới, nơi robot và con người hòa nhập, chung sống với các quyền bình đẳng như nhau.
Như vậy, vấn đềtrí tuệnhân tạo đang là thách thức đối với nhân loại, tinh thầnnhập thế của Phật giáo sẽ giải quyếtvấn đề như thế nào, phải nhận thức như thế nào về tâm thức, hành vi của trí tuệnhân tạo sẽ tác động đến nhân loại ra sao? Phải chăng, nếu nhân loạisử dụng những giá trịđạo đứcPhật giáo thì đó là nền tảng để xây dựngđời sốnghạnh phúc, xây dựngđời sống hòa bình và phát triển.
3.7. Phật giáonhập thế và vấn đề quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế và hội nhập, Phật giáo Việt Nam hàng năm đã đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn Phật giáo trên thế giới đến tìm hiểu, trao đổi về tình hìnhtôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam đã cử hàng chục đoàn đi dự hội nghị, hội thảo, đối thoại về tín ngưỡngtôn giáo và hoạt độngtôn giáo quốc tế tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản…
Từ khi thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 đến nay, Phật giáo Việt Nam đã giới thiệu 476 tăng ni sinh du học chương trìnhthạc sĩ và tiến sĩ Phật học tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Pháp, Nhật, Mỹ, Úc và Đài Loan... Hiện nay, số lượng tăng ni tốt nghiệp tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành Phật học và các ngành khác có trên 100 vị đã trở về nước tham gia các công tác hoằng pháp và giảng dạy tại các học viện Phật giáo, các lớp cao đẳng, các trường trung cấp Phật học trên cả nước và có trên 200 tăng ni sinh hiện đang du học tại các nước.
Nhờ có mối quan hệ quốc tế rộng rãi với các nước trên thế giới nên khi Phật giáo Việt Nam tổ chức các đại lễPhật giáo lớn như Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã có gần 100 quốc giađại diện cho các vùng lãnh thổ đến tham dự.
Kết quả của các hoạt động đối ngoại Phật giáo trong những năm gần đây đã góp phần làm cho thế giới ngày càng hiểu biết hơn về đất nước, con ngườiViệt Nam. Hoạt động quan hệ quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào thành công chung của đường lối mở rộng, tăng cường ngoại giao nhà nước Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
Ví dụ về tình hìnhtranh chấp biển Đông, quan hệ quốc tế được thể hiện rõ nét nhất là quan hệ trên biển Đông, chủ quyền biển đảo quốc gia. Tinh thầntừ bi, bất bạo động của Phật giáo rất phù hợp với đường lối ngoại giao của Việt Nam, giải quyếttranh chấp bằng đối thoại hòa bình. Lợi ích trong biển Đông là đi lại tự dohằng hải quốc tế, lợi ích chung của cộng đồngnhân loại. Như vậy làm cho mọi người hiểu hơn một Việt Namyêu chuộng hòa bình, biết bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thờitôn trọng chủ quyền của các nước lân bang và của cộng đồng quốc tế.
4. Đề xuất một số giải pháp và kết luận
4.1. Từ thực tiễnđời sống, chúng tôi đưa ra một số giải pháp mang tính gợi ý cho tinh thầnnhập thế của Phật giáo phát triển hơn trong tương lai như sau:
- Chương trìnhsinh hoạtPhật giáo ở các nơi trên khắp cả nước ngày càng được phát triển về chất lượng và số lượng có gia tăngđáng kể. Tuy nhiên chỉ mới tập trung tại các chùa ở thành phố lớn, chưa triển khai trên diện rộng, nhiều nơi chương trìnhsinh hoạt còn tự phát, chưa chú ý đến chất lượng. Vì vậy mỗi chùa cần phải nhanh chóng thành lập các câu lạc bộ, đạo tràngphù hợp với từng đối tượng và có chương trìnhsinh hoạtđều đặn để tạo thói quen cho phật tử đến chùa, tham dự các khóa tu và các bài giảng phải đi sát với thực tế làm sao cho dễ hiểu và dễ áp dụng.
- Hoạt độngtừ thiện, nhân đạo ngày nay đang được đông đảo tín đồphật tử trong và ngoài nước tích cực hưởng ứng. Vì vậy các tổ chức đoàn thể khi làm từ thiện phải dựa trêntinh thầntứ vô lượng tâm “từ bi, hỷ xả”, “thương người như thể thương thân” để đạt được hiểu quả cao nhất, tránh những hành vi trục lợi, làm hình ảnh thương hiệu, gây ảnh hưởng xấu đến Phật giáo. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội phải công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Ngoài ra, hoạt độngtừ thiện nên chăng để phật tử đứng ra tổ chức dưới sự bảo trợ của nhà chùa và các vị tu sĩ.
- Hiện nay một số nhà kinh doanh đang chạy theolợi nhuận kinh tế mà quên đi những đạo đức kinh doanh, vi phạmđạo đức và nhân quả một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sốngxã hội. Người phật tử khi làm kinh tế phải dựa vào nền tảng đạo đứcPhật giáo để trở thành người làm kinh tế theo xu hướngcạnh tranhlành mạnh, cùng nhau phát triển, không làm hại đến vạn vật và không gây tổn hại đến con người và xã hội.
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt đều xuất phát từ con người, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn môi trường bị đe dọa hàng ngày, việc này cần sự chung tay của toàn xã hội. Bởi vì môi trường đã cung cấp sự sống cho chúng ta, trước tiên mỗi người phật tử cần có ý thứcbảo vệ môi trường như bảo vệ thân thể của mình, các chùa, tăng, ni nên có nhiều chương trìnhsinh hoạt hướng đến việc giáo dụcbảo vệ môi trường và có những hành động cụ thể tại địa phương như ngày chủ nhật xanh, ngày vì môi trường, phát động phong tràophục hồi và bảo vệ sông ngòi, biển cả, rừng núi và vạn vậtxung quanhchúng ta.
- Tăng cường mối quan hệ trên trường quốc tế để giao lưu học hỏi nền văn hóaPhật giáo giữa các nước và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêubảo vệ hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại.
4.2. Kết luận:
Tinh thầnnhập thếPhật giáo trong xã hội ngày nay đã và đang được ứng dụngrộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống và đã góp phần giải quyết một số vấn đềxã hội đương đại như đã nêu trên. Tuy nhiên, để vai trò của Phật giáo được nhân rộng và mang lại giá trị lớn cho xã hội thì Phật giáocần phảiứng dụnggiáo lýđạo Phật một cách thực tiễn hơn trong đời sống xã hội như đức Phật đã từng tuyên bố: Đức Phậtxuất hiện ở đời vì sự khổ và sự diệt khổ cho chúng sinh, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người.
Phật giáo cần có những chương trình hành động cụ thể. Ví dụ: nạn lũ lụt, phá rừng bừa bãi, Phật giáo nên xây dựng chuyên đề về góc nhìn của Phật giáogiải quyếtvấn đề môi sinh và sự sống con người. Việt Nam bình quân mỗi năm trên 500 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD do thiên tai gây ra. Về vấn đềtai nạn giao thông, bình quân mỗi ngày cả nước có 22 người chết và hàng trăm người bị thương. Đứng trước vấn đề đó Phật giáo cần xây dựng chuyên đề văn hóatham gia giao thông để giảm thiểuthiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra.
Một vấn đề nữa là nạn tham ô, tham nhũng trong xã hội, Phật giáo nên có hướng chung tay góp sức giải quyếtvấn nạn tham nhũng cùng với Nhà nước và nhân dân thông qua việc truyền bágiáo lýBát chính đạo, khuyên từ bỏ tham – sân – si để đất nước được ấm no, nhân dân được hưởng hạnh phúc.
Như vậy, Phật giáo cần xây dựng một số chuyên đề về công tác phật sự đi sát với thực tế, giải quyết được vấn đềthực tiễntrong đời sống đương đại, tránh lý luận, kinh điểngiáo điều. Có làm được như vậy mới phát huy được tinh thầnnhập thế của Phật giáo để không hổ thẹn với lịch đạiTổ sư và các bậc tiền bối đã hy sinhcả đời mình vì đạo pháp, vì dân tộc./.
Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự – Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Viện trưởng Phân viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam tại Hà Nội
Tài liệutham khảo:
1. Kỷ yếu Đại hộiĐại biểuPhật giáo Toàn quốc lần thứ VII, Nhiệm kỳ 2012-2017.
2. Tạp chí Nghiên cứuPhật học – số 6 năm 2017
3. Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo – http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Gia-tri-cua-Khoa-ho-c-Quan-trong-cua-Phat-giao-P-1-26501/
4. Tinh thầnnhập thế của Phật giáo đời Trần - https://thuvienhoasen.org/a15533/tinh-than-nhap-the-cua-phat-giao-doi-tran-thich-phap-nhu
5. Giáo dục và giáo dụcPhật giáo: Bản chất và giá trị - http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11090-giao-duc-va-giao-duc-phat-giao-ban-chat-va-gia-tri.html
6. Giá trị của đạo đứcPhật giáotrong đời sống xã hội hiện nay - http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/9522/Gia_tri_cua_dao_duc_Phat_giao_trong_doi_song_xa_hoi_hien_nay
7. Việt Nam đang có bao nhiêu người thất nghiệp? - https://news.zing.vn/viet-nam-dang-co-bao-nhieu-nguoi-that-nghiep-post761579.html
8. Quan điểm của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi sinh - https://thuvienhoasen.org/a13025/quan-diem-cua-phat-giao-ve-thai-do-song-bao-ve-moi-sinh-ts-thich-phuoc-dat
9. Vài nét về : Phật giáo & Khoa học - http://sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh16.php
Thể cách nhà sư buộc phật tử chắp tay nghinh đón thế quyền như nghinh đón chư Tăng rất khó coi. Quan chức vui gì khi có những nhà sư xu nịnh trắng trợn
Chùa Bảo Quang, Santa Ana, vừa tổ chức Lễ Đại Tường, nhân ngày giỗ mãn tang cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, hôm Thứ Năm, 9 Tháng Sáu, với sự hiện diện của hàng trăm chư tôn đức tăng ni và Phật tử.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.