Theo Dấu Chân Phật- Kỳ 3

13/01/20184:18 SA(Xem: 8775)
Theo Dấu Chân Phật- Kỳ 3

THEO DẤU CHÂN PHẬT- Kỳ 3
(Tại Khổ Hạnh Lâm và nơi nàng Sujātā dâng sữa)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

sông Ni Lien resize
Tăng đoàn đang băng qua sông Ni Liên

Chúng tôi dừng lại bờ Bắc sông Ni Liên. Từng căn lều tiện lợi được dựng trên một thửa ruộng khô, cách không xa Khổ Hạnh Lâm, nơi xưa kia Bồ Tát và năm anh em Kiều Trần Như hành đạo. Chúng tôi cần ở lại đây bốn, năm ngày để chiêm bái các Thánh tích quanh Bodhgāya.

Trời rét đậm. Vài nhóm người đang đốt lửa giữa đêm khuya thanh vắng (có lẽ vì lạnh các Sư không ngủ được). Co mình trong chiếc y Tăng-già-lê, như mơ như thực tôi nghe có tiếng nước chảy rạt rào vọng vào từ phía dòng sông. Vài tiếng mái chèo khua động, gõ vào mạn thuyền. Nước từ trên cao theo mái chèo rơi trở lại dòng sông tí tách, tí tách... Tôi thấy một dáng người khô gầy, chỉ còn xương và da. Người ngồi tĩnh lặng giữa núi rừng hoang vu. Một tiếng nói đầy ma mị, huyễn hoặc cất lên: “Có đáng gì chứ! Hãy trờ về với đời sống sung sướng của một vị Thái tử. Người sẽ chết mà chẳng được gì. Từ bỏ, từ bỏ đi.” Lưng hơi còng vì kiệt sức nhưng Người vẫn ngồi uy nghiêm, mắt không mở. Người nói: “Hãy thôi đi những lời đường mật, ta đã biết ngươi rồi, này Ma Vương, nhưng ngươi nói đúng một điều. Ta sẽ chết mà không đạt được gì nếu còn khổ hạnh thế này. Ngươi hãy trở về với ngai vàng bóng tối của ngươi đi thôi “. Gió qua. Từng phiến lá lay động. Khu rừng vừa trở lại yên tĩnh bỗng có một tiếng đàn vang vang. Âm thanh chùng, thấp không nghe ra giai điệu gì. Âm thanh từ thấp chuyển thành vút cao, chát chúa chợt như có gì đứt gãy. Rồi âm thanh từ từ chuyển sang vừa phải. Giai điệu mượt mà, du dương như tiếng nhạc trời vang lên trong màn đêm tối... Người mở mắt ra và mỉm cười. Không nói gì, Người chậm rãi đi về phía dòng sông. Mặt nước sông Ni Liên lấp lánh, mềm như dải lụa vàng Kashmir. Sáu năm dài khổ hạnh, kham nhẫn tận cùng những nỗi đau về thân, đêm nay, Người đã thấu hiểu. Trăng trôi bàng bạc, toả ánh sáng dịu êm. Nhẹ nhàng xả buông, xả buông Người trầm mình xuống mặt trăng phía dưới.

Sương rơi nhiều, ướt cả lều trại. Cái lạnh thấm vào người làm tôi tỉnh giấc. Ôi! Một giấc mơ kỳ diệu. Ngồi dậy và tôi thấy mình khóc!

Đã bước vào tháng cuối năm, lúa xanh rì mặt đất. Lúa lún phún cao chừng gang tay. Lúa thoảng hương bùn đất gợi nhớ quê nhà. Vài ruộng cải đã trổ hoa vàng ngút mắt. Bông cải cao ngã xuống chèn cả lối đi. Từ bờ sông, băng qua cánh đồng chúng tôi tìm về thăm nơi xưa kia nàng Sujātā dâng Đức Phật bát cháo sữa. Cảnh trí thật bình giản, đơn sơ. Một ngôi miếu nhỏ có lối đi vòng quanh. Hai bức tượng mộc mạc được tôn trí cho mọi người chiêm bái. Hình ảnh xa xưa như thoáng hiện về: nàng Sujātā dịu hiền kính cẩn quỳ dưới chân Bồ Tát. Nàng dâng lên "Vị Thần Linh Chói Sáng" thức ăn mà mình đã dày công chuẩn bị. Chắc hẳn nàng cũng không biết, chút vật thực ấy là nhân duyên kỳ diệu góp phần tạo nên một nhân cách vĩ đại nhất giữa tam giới. Quả báu mai này nàng nhận được vô cùng rực rỡ khắp ngàn thiêng. Chúng tôi xếp bằng tụng một thời kinh. Gió đưa hương đồng len qua từng tấm y sờn cũ. Hương vương vào y. Hương vương vào mắt. Hương vương vào tâm hồn nhẹ nhàng, dung dị.

Tôi phân phát chút ít vật thực, bánh trái vừa nhận được từ một đoàn hành hương người Thái cho những người hành khất quanh đó. Đoàn lại bộ hành về phía xa xa. Quay lại nhìn ngôi miếu lần nữa tôi khẽ ngâm hai câu thơ của Thầy mình:

Một chút lòng mai sau là phấn trắng
Điểm tô đời ai biết những màu thi!

Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Thư Viện Hoa Sen

thap Sujata1  resizethap Sujata  resizesu  resizengoi thien ben trong dong MKL  resizeKhohanhlam2  resizekhohanhlam  resizekhatthuc tai chua Hoang Gia Thai  resizeduong den Kho Hanh Lam6  resizeduong den Kho Hanh Lam5  resizeduong den Kho Hanh Lam4  resizeduong den Kho Hanh Lam3  resizeduong den Kho Hanh Lam-2  resizeduong den Kho Hanh Lam2  resizeduong den Kho Hanh Lam resize
thap Sujata2 resizesu21 resizesông Ni Lien2 resizesông Ni Lien resizequa song Ni Lien1 resizequa song Ni Lien resizedoc duong26 resizedoc duong23 resizedoc duong13 resizedoc duong7 resizedoc duong5 resizedoc duong4 resizedoc duong2 resizedoc duong 72 resizedoc duong 70 resizedoc duong 64 resizedoc duong 46 resizedoc duong 40 resize38 resize37 resizetren duong resize





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6947)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :