Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 1

09/01/20184:16 SA(Xem: 16726)
Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 1

THEO DẤU CHÂN PHẬT - Kỳ 1
(Hành trình đầu đà của chư sư Huyền Không Sơn Thượng về miền đất Phật)
Bài viết: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

 

Theo dau chan Phat14Tại vùng đất cổ xưa nơi khởi nguồn triết lý tâm linh cùng tín ngưỡng Vệ Đà và nhiều giáo phái của Ấn Độ giáo, nơi của những âm vang cầu nguyện không bao giờ dứt và là nơi chứng kiến hành trạng một nhân cách vĩ đại nhất giữa tam giới - Đức Phật Sakyā Gotama. Cuộc đời Ngài là một cuốn phim dài sống động. Với từ bituệ giác, Ngài đem đến cho tất cả chúng sanh đang chìm trôi trong bóng tối của vô minh một con đường đầy ánh sáng thiêng liêng, mầu nhiệm. Suốt 45 năm đầu trần, chân đất Ngài rong ruổi từ núi cao cho đến xóm gần, từ thành thị cho đến những miền quê hẻo lánh, Ngài độ cho những ai hữu duyên, cho những ai có trí để hiểu và có lòng muốn hướng về nguồn cội. Năm 80 tuổi, sau những năm tháng dài dẫn lối cho vô vàn chúng sanh tìm về ánh sáng, tại Kusinārā Ngài nhập Niết-bàn an nhiên như mặt trời kia lặng chìm sau bóng núi. Màn đêm buông, nhưng vầng dương thì có bao giờ tắt chẳng phải thế sao!

Uớc nguyện được một lần trở về Ấn Độ chiêm báiđảnh lễ 4 thánh tích luôn là tâm nguyện của tất cả những thế hệ người con Phật. Về để tri ân, để tận mắt thấy, để cảm nhận niềm tịnh tín phát sanh và tăng trưởng vững chắc trong tâm mỗi người như lời Đức Phật đã dạy trong kinh Mahāparinibbāna trước phút giây Ngài nhập Niết-bàn: "Này Ānada, có bốn thánh tích nơi chư tỳ kheo tăng, ni, các thiện nam tín nữ đến đây đảnh lễchiêm bái. Họ sẽ suy niệm như vậy: Đây là nơi Đức Phật đản sanh (Lumbinī), đây là nơi Ngài thành đạo (Bodhgāya), nơi này Ngài chuyển pháp luân (Sarnath), đây là nơi Ngài nhập Niết-bàn (Kusināra)và rồi họ tín tâm, hoan hỷ". buddhist_pilgrimage_pap_revVà hơn thế chúng tôi còn muốn về đây "theo dấu chân Phật" lần mò theo mỗi con đường, dòng sông, ngọn núi để thấu hiểu tấm lòng từ bi mênh mông mà suốt quãng đời mình Ngài đã dành cho sanh chúng. Với ước nguyện đó, đầu năm mới chúng tôi tháp tùng theo một đoàn du tăng đầu đà người Thái Lan sang Ấn Độ. Đoàn hơn 120 vị sẽ bắt đầu khởi hành từ Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ chậm rãi bộ hành về Lâm-tỳ-ni, Nepal. Chặng đường đi và về ước tính 1500 cây số xuyên qua bốn thánh tích, những làng mạc xa xôi, những vương triều nay chỉ còn là phế tích. Trong dịp này ban biên tập chùa Huyền Không Sơn Thương xin chia sẻ những hình ảnh và chú thích các địa điểm chính, những nơi Đức Phật từng đi qua nhằm giúp cho những ai đã phát tâm nhưng chưa từng được đến đều có thể thấy và đồng phát sanh tín tâm, hoan hỷ.

Theo dau chan Phat15Theo dau chan Phat14Theo dau chan Phat13Theo dau chan Phat12Theo dau chan Phat11


Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Thư Viện Hoa Sen


________________________

Phần dưới đây là chú thích của BBT/TVHS nhằm giúp độc giả dễ theo dõi bước chân du hành của đoàn đoàn du tăng đầu đà người Thái Lan cùng với tăng đoàn Tu Viện Huyền Không Sơn Thượng, Huế Việt Nam sang Ấn Độ. Đoàn hơn 120 vị đã khởi hành từ Bồ Đề Đạo TràngẤn Độ chậm rãi bộ hành về Lâm-tỳ-ni, Nepal. Chặng đường đi và về ước tính 1500 cây số xuyên qua bốn thánh tích, những làng mạc xa xôi, những vương triều nay chỉ còn là phế tích.  (Xem bản đồ phía bên dưới bài này)

 

Bodhgaya: Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Phật thành đạo bên bờ sông Ni Liên Thiền (Niranjana). Nay là một thành phố thuộc quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được coi là thánh tích quan trọng nhất, nằm cách thủ phủ Patna của bang Bihar 96km

Rajgir (Hán-Việt: Vương Xá Thành) là một thành phố và là một khu vực quy hoạch (notified area) của quận Nalanda thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Thành phố này là kinh đô đầu tiên của vương quốc cổ Magadha.

Nālandā Nalanda có nghĩa là “người trao trí tuệ”. Đó là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Sinh thời Phật nhiều lần đến chỗ này, lúc đó thì chưa có đại học. Khi đi từ Vương Xá đến Hoa Thị Thành (Pataliputta nay là thành phố Patna), Phật thường đi ngang Nalanda, dừng chân tại vườn xoài của Pavarika và thuyết kinh tại đây. Tôn giả Xá Lợi Phất (śāriputra) tịch diệt tại đây. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) cũng từng học tại Nalanda. Nalanda cách thủ phủ Patna 90km về hướng Đông nam, cách Vương Xá khoảng 12km. Địa danh này ngày nay được xác định nằm tại ngôi làng Bada Ganon.  Lúc thịnh thời , khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn sinh viên và hai ngàn giáo sư. Nalanda bị hủy diệt, thiêu rụi hoàn toàn vào năm 1193, khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của Bakhtiyar Khilji đánh phá nơi này. Họ đã đốt phá trường học, tự viện và giết các Tăng sĩ ở đây. Sự kiện này cũng được xem là điểm mốc đánh dấu sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, mặc dù Phật giáo đã thực sự suy yếu trước đó một vài thế kỷ. Từ năm 1915 (trong suốt thời gian từ 1915-1937, và sau đó từ 1974-1982), Nalanda chính thức được khai quật tổng thể dưới sự chỉ đạo của Hội Khảo cổ học Ấn Độ (Archaeological Survey of India), với sự tài trợ của Hội Royal Asiatic Society của Anh. Nhiều nền chùa tháp được tìm thấy, nhiều di tích liên quan được phát hiện. Toàn khu vực Nalanda ngày nay rộng vào khoảng 14 hecta. Tuy đã được khai quật nhiều, nhưng dựa theo ký sự của ngài Huyền Trang thì những gì được biết đến chỉ là một phần nhỏ so với tổng thể của Nalanda xưa.

Panā  là thủ phủ của bang Bihar, một trong những cố đô của Ấn Độ và cũng là một trong những địa điểm có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới.

Vaishali (Thành Tỳ-Xá-Ly) là một địa danh nổi tiếng, vì nó có nhiều sự kiện liên quan đến cuộc đời của Đức PhậtTăng đoàn như là nơi thành lập đoàn thể Tỳ Kheo Ni, là nơi kết tập kinh điển lần thứ hai, là nơi  Phật cư trú và hoạt động vào những năm cuối đời. Vaishali là thủ đô của Lichchhavis - người mà được tin tưởng là nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới (world's first republic).

Kushinagar (Câu Thi Na) là nơi Phật nhập Niết bàn giữa hai cây sa la (sa la song thọ). Câu Thi Na là kinh đô của tiểu quốc Malla, một thị tứ nhỏ và nghèo nàn so với các nước hưng thịnh thời bấy giờ, nhưng Đức Phật lại chọn nơi này làm nơi diệt độ với lý do liên quan đến tiền thân Ngài. Thời xa xưa, Câu Thi Na là kinh đô của Chuyển Luân Thánh Vương tên là Thiện Kiến, một trong những tiền thân của Phật, xưa cũng là một kinh đô hưng thịnh phú cường. Và cũng chính nơi đây, Ngài đã xả báo thân đến bảy lần. Ngày nay Kushinagar là một thị trấn nhỏ khoảng 18.000 dân, thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh.

Lumbini (Vườn Lâm Tỳ Ni) là nơi Phật đản sinh, ngày rằm tháng 4 âm lịch gọi là ngày Phật Đản cũng tức là sinh nhật của Phật. Lumbini ngày nay là quận Rupandehi thuộc nước Nepal nằm cách biên giới với Ấn Độ khoảng 36 km.

Kapilavastu (Thành Ca Tỳ La Vệ), nằm sát biên giới Nepal – Ấn Độ, tiểu quốc này rộng khoảng 320 kmnơi sinh sống của Thái tử Tất Đạt Đa trong suốt 19 năm đầu đời của Phật trong triều đình của vua cha Tịnh Phạn (Suddhodana). Sách Đại Đường Tây Vực Ký của Huyền Trang ghi “Nước này có một chu vi khoảng hơn 4000 dặm. Trong đó có trên 10 thành phố đều hoang phếđiêu tàn tột độ. Thủ đô cũng bị đất vùi lấp và đổ nát”. Sở dĩtình trạng đó vì ngay trong thời Đức Phật, Ca Tỳ La Vệ đã bị tàn phá, dòng họ Thích Ca bị tàn sát bởi thái tử Tỳ Lưu Ly (Virudhaka) con thứ của vua Ba Tư Nặc, em của thái tử Kỳ Đà (Jeta).

Shravasti (Thành Xá-vệ) là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị. Nơi đây có Tịnh Xá Kỳ Viêntrưởng lão Cấp Cô Độc đã mua của thái tử Kỳ Đà (Jeta) để làm nơi cư trú chính cho Đức Phật và các đệ tử. Về sau thái tử Kỳ Đà bị em là Tỳ Lưu Ly sát hại vì không ủng hộ cuộc tàn sát dòng họ Thích Ca. Phật đã trải qua 25 mùa an cư kiết hạ tại đây. Cách tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) khoảng 5 km có một vườn xoài, đó là khu Đông viên Lộc Mẫu giảng đường (Pubbārāma Migāramātupāsāda), do nữ thí chủ Tỳ Xá Khư (Visakha) cúng dường. Bà sống trên 120 tuổi, qua đời sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 60 năm. Trước cổng tịnh xá Kỳ Viên có một cây Bồ Đề cổ thụ đến nay vẫn còn, do tôn giả A Nan Đà (Ānanda) trồng, chiết cành từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo. Savatthi ngày nay cũng nằm sát biên giới Nepal- Ấn Độ,  thuộc quận Shravasti, bang Uttar Pradesh, cách Lucknow (thủ phủ của bang) 170km về phía bắc.

Varanasi (Ba La Nại) là một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar PradeshẤn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo.

Sarnath (Vườn Lộc Uyển) còn gọi là Lộc Dã (vườn nai) là nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như. Vườn Lộc Uyển nằm cách thành phố cổ Varanasi (Ba La Nại) khoảng 10 km. Varanasi trước đây là thủ phủ của bang Uttar Pradesh, nay thủ phủ dời về Lucknow. Tại đây có tháp Dharmarajika là một trong số những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng, vật liệu của tháp đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18.

Rajagaha (Thành Vương Xá), kinh đô của nước Ma Kiệt Đà, là nơi Tất Đạt Đa tầm sư học đạo lúc mới xuất gia, cũng là nơi Phật đến thuyết pháp đầu tiên theo lời hứa với vua Tần Bà Sa La (bimbisāra) sau khi thuyết pháp cho nhóm Kiều Trần Như, trong buổi ban  đầu sau thành đạo. Nơi đây có Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvana) do vua Tần Bà Sa La tặng. Đức  Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên tại đây. Nơi đây đã diễn ra cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất tại hang động Sattapanni. Gần thành này có núi Linh Thứu (Gijjhakuta), vườn xoài Jivaka. Đây cũng là nơi Phật hàng phục con voi hung hãn của vua A Xà Thế (ajātaśatru) mà Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) sử dụng định sát hại Phật.


buddhist_pilgrimage_pap_rev






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13431)
21/07/2013(Xem: 13418)
21/07/2013(Xem: 14508)
08/12/2010(Xem: 45454)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :