Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

20/01/201810:50 SA(Xem: 6916)
Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 5
(Chiêm bái thạch động Kāḷasilā - Động Đá Đen của Ngài Moggallāna - Mục Kiền Liên)

Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió  

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

tung kinh trong dong MKL
Đoàn tụng kinh trong động Mục Kiền Liên

Tìm về thăm thạch động của ngài Moggallāna - Mục Kiền Liên, đoàn dừng lại nghỉ ngơi và độ thực phía sau một ngôi trường nhỏ. Toạ cụ bằng ni lông được trải ra đây đó. Đã gần giữa trưa nhưng sương mù vẫn còn bàng bạc. Chúng tôi cố tránh những gốc cây, tìm cho mình một khoảnh đất trống để ngồi, mong muốn chút nắng đầu ngày sẽ tô vàng cho làn da đang còn tím tái. Vài tốp học sinh hiếu kỳ, rủ nhau ra xem. Từng gương mặt ngây thơ, thân hình gầy gò run run trong những bộ áo quần mỏng manh, bạc thếch. Có mấy em mạnh dạn lân la đến gần các sư bắt chuyện. Vì không hiểu ngôn ngữ nhau nên câu chuyện đôi bên thường kết thúc trong những tiếng cười ngu ngơ, vui vẻ. Tựa như một bếp lửa cháy giữa trời đông, gương mặt ngây thơ và nụ cười hồn nhiên khe khẽ ấy cũng làm ấm lòng cho kẻ ruổi rong trên những con đường đầy sương và gió.

    Sau khi độ thực và nghỉ ngơi, một giờ chiều, đoàn lại chuẩn bị để tiếp tục lên đường. Chúng tôi điểm danh lại từng người thì thấy thiếu mười sáu vị. May mắn thay, sau một lúc đợi, các sư cũng đến kịp. Những bàn chân tuy đã phồng rộp, sưng tấy, bước đi nặng nề nhưng không vì thế mà làm giảm đi nét kiên địnhtín tâm hằn sâu trên những khuôn mặt. Các sư đã tới và cũng đã lỡ mất bữa cơm duy nhất trong ngày!

    Cánh đồng nối tiếp làng quê, làng quê liền kề đồi núi..., và cứ như vậy chúng tôi đi; những đôi chân như chưa bao giờ muốn ngừng lại, thế rồi ngọn núi Isigiri cũng dần hiện ra trước mắt. Xưa kia, Isigiri là một trong năm ngọn núi lớn bao quanh kinh thành của vua Bimbisāra như một bức tường thành tự nhiên vững chãi. Ngài Mục Kiền Liên đã tu tậpchứng đạo tại một hang động phía trên ngọn núi này.


    Đoàn dừng lại nghỉ ngơi giây lát rồi tiếp tục bộ hành leo núi. Trúc mọc xen kẽ với đá, khóm to, khóm nhỏ trải dài đến tới chân núi, rất đẹp. Nhìn xa xa lên phía trên, một vài tảng đá nhô ra tạo nên một cái đầu con voi sống động như thật. Mọi người bước nhanh, cố theo cho kịp vị trưởng đoàn. Đường lên núi chỉ toàn đá và đá. Đến gần đỉnh núi, rẽ vào một lối nhỏ khác, chúng tôi đã thấy được thạch động Kāḷasilā của Ngài. Trưởng đoàn ra hiệu cho mọi người tuỳ nghi tìm chỗ ngồi xuống, chờ những vị lên muộn. Lạ lùng thay là thạch động, nơi tu tập của vị Đại Đệ Tử được Đức Phật xưng tán là Đệ Nhất Thần Thông-phải chăng, do năng lực tu tập của Ngài vẫn còn dư sót lại ở chốn này, mà động đá lại ấm áp một cách kỳ diệu. Ngồi chừng mươi phút, sự an bình bao phủ toàn thân, thư xả một cách vô thức đưa chúng tôi nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ ngon của một hài nhi yên lành trong vòng tay mẹ. Chúng tôi choàng tỉnh bởi tiếng bước chân của những vị đến sau. Cùng nhau quỳ xuống, cả đoàn đảnh lễ và bắt đầu tụng một thời kinh dài. Âm thanh dội vào vách đá nghe vang vọng trầm hùng. Sau thời kinh chúng tôi ngồi thiền, khoảng hai mươi vị có sức khoẻ tốt được phân công xuống núi gánh bức tượng Đức phật bằng sa thạch nặng hai trăm rưỡi ký lên. Tôn trí tượng Đức Phật một nơi cao ráo giữa thạch động, một lần nữa chúng tôi nghiêm trang cúi đầu đảnh lễ.

   Từ giã thạch động Kāḷasilā, chúng tôi lại tiếp tục bộ hành qua những ngày sương trắng.

Lâm Nhược Vân
Ảnh: Gió

Thư Viện Hoa Sen

hang dong MKL
Bên trong hang động Mục Kiền Liên

tung kinh trong dong MKLtu gia Bo De Dao Trangtai hang dong tu tap cua ngai MucKienLiensu19su18

su-4
Quý Sư trong đoàn chụp hình chung với các trẻ em Ấn bên ngoài động Mục Kiền Liên

su-3ngoi thien ben trong dong MKL1

ngoi thien ben trong dong MKL
Vượt đường vượt núi đến đây mệt quá ngồi thiền mà ngủ lúc nào không hay
IMG_4593
Đường quanh co lên hang động Mục Kiền Liên

IMG_4587IMG_4586hang dong MKL

duoi chan nui hang dong tu tap cua ngai MucKienLien3
Hai chú chó tình nguyện đi theo đoàn từ Bồ Đề Đạo Tràng

doc duong9doc duong 58doc duong 57doc duong 55doc duong 50doc duong 46doc duong 37doc duong 35

doc duong 33
Bức ảnh đẹp làm sao! Chú chó từ Bồ Đề Đạo Tràng đang dẫn đoàn đến hang động tu tập của Ngài Mục Kiển Liên

cửa hang động nơi ngài mục Kiền Liên tu tập nhìn xuốngCửa vào hang động Mục Kiền Liên









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6946)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :