Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 7

26/01/20184:00 CH(Xem: 5985)
Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 7

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 7
(Thăm đại học Nālandā và ngôi làng của ngài Sāriputta - Xá Lợi Phất)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

(Từ Bồ Đề Đạo Tràng đến thành Vương Xá dài 80 Km và từ thành Vương Xá (Rajgir) đến Nalanda dài 12 km)


buddhist_pilgrimage_pap_revĐoàn rời thành Vương Xá với nụ cười hé nở trong tâm. Bên tai tôi còn vang vọng lời bài hát của một nhạc sĩ vô danh thuở nọ:(*)

"Hôm nay giữa đất trời thanh lương tú lệ
Tại kinh thành của đức vua hiền thiện, anh minh
Chuẩn bị hoa hương và lễ phẩm cung nghinh
Đức Giác Ngộ và một ngàn sa-môn thánh chúng
Đức Phật ấy có hào quang xán lạn
Có ba mươi hai quý tướng và tám mươi vẻ đẹp
Hãy hát lên, hãy tụng ca đạo lộ vô thượng của Người
Hãy hát lên, hãy tụng ca công đức sáng ngời
Trong tam giới không có ai bì được
Người đã giải thoát luân hồi sinh tử
Người đã lên đường với chân trần, gót bụi độ sinh
Người với bi mẫn, từ tâm giáo hoá chúng hữu tình.
Thật là duyên lành hy hữu
Chúng ta mới được làm đệ tử của Người
Thật là hạnh phúc làm sao
Khi chúng ta theo dấu chân của Đức Tự Tại
Bước theo con đường xuân thắm hoa hương
Bước theo con đường trí tuệtình thương
Vô cùng vinh quangvô cùng diệu vợi..." (*)

      Tôi thả hồn bồng bềnh theo những ruộng vàng hoa cải, nghe mùi hương dịu dàng lưu luyến trong tim. Như được tiếp thêm sức mạnh từ thiên nhiên êm ả, lòng tôi hỷ hoan. Chặng đường về Nalanda dẫu còn nhiều dặm vẫn cứ ngờ như trước mắt, tôi yêu quá nơi này nên chỉ muốn chặng đường cứ như thế hoài xa. Đường bờ ruộng bé quá, người sau nối chân người trước nên dẫu muốn dừng lại đôi chút nhưng chân tôi vẫn phải bước tiếp. Rồi xa dần, xa dần, chỉ còn hoa vàng nhạt nhoè bay trong nỗi vấn vương!

     Đoàn đến được vùng Nālandā vào một chiều hửng nắng. Nơi này cách không xa đại học Nālandā, chỉ chừng hai cây số. Vị trưởng đoàn ra hiệu hạ trại. "Quen tay hay việc " chúng tôi chỉ mất một lát là mọi thứ đã xong. Mọi người tuỳ nghi ngồi nghỉ. Sau nửa giờ, chúng tôi đắp lại y áo chỉnh tề rồi bộ hành về phía đại học Nālandā.

      Một thời danh tiếng vang xa, với hơn mười ngàn giáo sinh và hai ngàn giáo thọ, đại học Nālandā xưa giờ chỉ còn là những nền gạch xanh rêu giữa trời chiều hoang lạnh. Vài sư chợt ngồi xuống ôm từng viên gạch khóc rưng rưng. Tôi không hiểu vì sao các vị ấy lại khóc. Khóc cho một thời Phật Giáo huy hoàng đã phải tàn lụi trong binh đao, hay các vị ấy cảm thương bởi vì lòng gắn bó do đã từng sống tại nơi này trong tiền kiếp xa xưa? Lòng tôi hơi chùng xuống khi nghĩ đến bao nhiêu mưa máu của các tăng sĩ trẻ đã rơi, những ước nguyện thanh cao phải vội vùi chôn dưới chân của đội quân Hồi Giáo. Sự sụp đổ của đại học Nālandā như vết mực cuối cùng đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của Phật Giáo ngay chính trên quê hương mình. Nhưng tôi không buồn, cũng không khóc. Tôi tin tưởng và hiểu lời Đức Phật dạy "Vạn pháp là vô thường, có sinh tất phải diệt, diệt mất rồi sẽ lại hồi sinh". Như một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; như một ngày có hai buổi: Sáng, Tối - Tất cả chỉ là sự luân chuyển, đổi thay trong nhân quả của nghiệp và các định luật của trời đất. Hiện tại đây, một chồi non đại học Nālandā khác đang vươn mình cũng chính trên mảnh đất này. Và kia, những sa-môn đầu đà chân chính, họ chẳng phải là người tiếp nối cho những ước nguyện thanh cao bị chôn vùi nơi đây đó sao!

     Bỏ qua những suy nghĩ quẩn quanh trong đầu mình, tôi tách đoàn, rẽ vào lối đi khác. Tôi đến trước bảo tháp thờ ngài Xá Lợi Phất, không cầu nguyện hay van xin điều gì chỉ một mình ngồi đó rất lâu. Lòng tôi chợt ấm áp lạ thường như có ai đang dang vòng tay che chở. Dựa sát vào chân tháp tôi cảm thấy gần gũi và an bình như đang ngồi trong ngôi nhà của mẹ mình thuở bé. Tôi nhớ Ngài. Ừ! Tôi cũng nhớ mẹ tôi nhiều nữa! Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng chói. Thánh hạnh của Ngài đỏ thắm như chu sa. Ngài luôn quan tâm, dìu dắt và chỉ bày cho những tăng sĩ đến sau. Bằng thân giáo, bằng ngôn hành Ngài đã độ hoá cho cha và các em mình đều cùng hưởng hương vị của pháp mầu. Lúc tuổi đã già, biết thọ mạng của mình sắp hết, Ngài quỳ lạy dưới chân Đức Phật xin được về quê hương để nhập niết bàn. Lần trở về cuối cùng này, Ngài cũng đã tận tuỵ trợ duyên cho mẹ mình bằng nhiều cách, khiến cho thân mẫu từ bỏ tà kiến, nhẹ nhàng bước chân vào dòng thánh đạo. Ôi! Kỳ diệutrọn vẹn làm sao là cách hiếu đáp ân sinh thành của Vị huynh trưởng khả kính, một vị Đại Đệ Tử của Đức Phật. Kính mến Ngài chừng nào tôi lại tủi thẹn cho mình chừng đó "Một kiếp làm người đã mỏi, nói làm chi những chuyện cao xa". Bần thần, chợt nhớ ra rằng: Đã quá lâu rồi tôi chưa về thăm mẹ. Mùa xuân nữa đang về rồi, chắc chừ, mẹ vẫn tựa cửa đứng chờ trông!

    Sáng sớm hôm sau, đoàn chúng tôi ôm bát vào làng Nāḷāka (quê của ngài Xá Lợi Phất) để khuất thực. Tốp năm, tốp ba mấy đứa nhỏ ra cửa đứng nhìn (Lúc mới sang đây, tôi gặp cảnh này còn thấy ngộ ngộ, gặp nhiều thành ra quen lại thấy gần gũi). Đường làng sương sớm giăng giăng, xa xa phía trước, có thằng bé trai đang vật lộn với một con heo nhỏ, đứa bé gái bên cạnh thì cố giữ chặt đầu hai con dê vì sợ nó thấy chúng tôi nhiều người lại gần sẽ chạy mất. Đoàn được một người đàn ông trung niên thỉnh vào nhà để xin được đặt bát. Căn nhà nhỏ không đủ chỗ cho một trăm hai sáu vị tỳ khưu. Chúng tôi ngồi đầy sân, tràn ra cả hai bên đường vắng. Không lâu lắm, từng ly sữa nhỏ đã được mang ra. Người gia chủ tốt bụng đi tới mọi nơi, dâng lên từng người với nét mặt vô cùng tín tâmhoan hỷ. Tôi cầm ly sữa nhỏ nóng hổi trong đôi bàn tay đang lạnh. Nước màu nâu trong ly sóng sánh, phả khói nghi ngút. Tôi nghe trong đó có vị của sữa bò tươi, của trà, của gừng và cả mùi vị của tấm lòng thôn dã. Từ biệt và không quên chúc phúc cho vị gia chủ kính mến, đoàn lại ôm bát, dạo bước trên đường làng. Chúng tôi nhận thêm được ít bánh Chabati, khoai tây hầm và vài vắt cơm sữa truyền thống từ nhiều người dân. Sau khi Đạo Phật biến mất khỏi Ấn Độ, các truyền thống của Phật Giáo cũng bị lãng quên cho đến tận ngày nay, nên chúng tôi vô cũng hoan hỷ với chút ít vật thực nhận được từ những Phật Tử bản địa này.
    Gần trưa, đoàn quay lại nơi dựng trại để độ ngọ. Vật thực được đổ chung vào một cái xoong lớn rồi chia đều ra cho mỗi vị ( Đoàn quá nhiều người, những vị đi sau thường sẽ không nhận được gì). Tuỳ nghi, tìm cho mình một chỗ phù hợp, chúng tôi chắp tay quán tưởng về vật thực thọ dụng. Mọi người trầm lắng, độ thực một cách chậm rãi hơn mọi khi, như sợ sẽ bỏ sót điều gì!

 


(*)  Thiên chủ Đế Thích vì muốn trợ duyên cho Đức Phật độ hóa Đức Vua và dân chúng trong thành Vương Xá nên đã hóa thân thành một nhạc sĩ vô danh.
(*) Trích từ MCĐMVNN của MĐTTA.

Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió
Thư Viện Hoa Sen

lang ngai xa loi phat4
Đoàn vân tập nơi lăng ngài Xá Lợ Phất
lang ngai xa loi phat3
Lăng ngài Xá Lợi Phất
lang ngai xa loi phat-2
Lăng ngài Xá Lợi Phất
lang ngai xa loi phat2
Toàn cảnh Lăng ngài Xá Lợi Phất

lang ngai xa loi phatdocduonghoacai1docduong2docduong1

docduong
daihoc nalanda
Đường vào campus phế tích của Viện Đại Học Nalanda
daihoc nalanda11
Bờ tường một kiến trúc Viện Đại Học Nalanda

daihoc nalanda10

daihoc nalanda9
Bờ tường một kiến trúc Viện Đại Học Nalanda

daihoc nalanda8daihoc nalanda7daihoc nalanda6

daihoc nalanda4
Viện Đại Học Nalanda

daihoc nalanda3daihoc nalanda2

daihoc nalanda1
Bên trong một kiến trúc Viện Đại Học Nalanda


Bài đọc thêm:
Nalanda Trường Đại Học Đầu Tiên Của Phật Giáo (Nguyên Đăng)
Đại Học Na-lan-đà Đang Hồi Sinh Từ Đống Tro Tàn - Hoang Phong
Tôn Giả Xá Lợi Phất (Tinh Vân Pháp Sư | Cư sĩ Hạnh Cơ dịch)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6946)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :