Hành Trình Về Nẻo Giác

27/01/20184:35 CH(Xem: 13820)
Hành Trình Về Nẻo Giác
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Thiện
HÀNH TRÌNH VỀ NẺO GIÁC 

Thích Đạt Ma Khế Định
Nhà xuất bản Tôn Giáo
Hành Trình Về Nẻo Giác
Mục Lục
1. Thiền – Con Đường Giải Thoát Tri Kiến
2. Vô Thường Con Đường Đưa Đến Tuệ Giác
3. Hãy Luôn Quán Niệm Về Cái Chết Trong Cuộc Sống Giữa Đời Thường
4. Làm Thế Nào Phát Khởi Bồ Đề Tâm
5. Nhẫn Là Chánh Hạnh Thành Phật
6. Giới Là Con Đường Duyên Thành Phật Đạo
7. Lời Thiền Trong Cuộc Sống
8. Năm Pháp Che Lấp Tự Tánh Bát Nhã
9. Thiền – Con Đường Của Sự Chứng Nghiệm
10. Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ Và Ở Đây
11. Thiền – Con Đường Vô Sở Trụ
12. Ngộ Là Huyết Mạch Của Thiền

LỜI PHI LỘ

Đức Thế Tônlòng bi mẫn thị hiện trong cõi Ta Bà cốt chỉ một điều duy nhất: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Phật tri kiến này chính là cái thấy của chính mình. Song để đến chỗ ngộ nhập Phật tri kiến đó thì không phải ngay một bước mà nhảy vào đất Như Lai như lời Thiền Sư Huyền Giác nói trong bài Chứng Đạo Ca, mà hành giả phải kinh qua lộ trình lột sạch hết mặt mày của bản ngã, để lồ lộ tánh uyên nguyên của tâm Phật.

Người xưa tuy ngay một lời đốn dứt vô minh song các Ngài đều phải trải qua con đường tiệm tiến, như Thiền Sư Trường Khánh dụng công hai mươi năm ngồi rách bảy cái bồ đoàn, Thiền Sư Tuyết Phong tham học ba lần lên Động Sơn, bốn lần lên Đầu Tử mới rõ việc của chính mình.


Do đó khi dụng công tu học, xét thấy lý tuy đốn ngộ, sự cần tiệm tu cho nên trong quá trình giảng dạy tại các Đạo Tràng, chúng tôi đã cố gắng trình bày kết hợp cả sự và lý để người học có thể hiểu và ứng dụng được phần nào những lời chư Phật, chư Tổ chỉ dạy trong đời sống tu tập hàng ngày.

Từ những bài giảng này, một số Phật tử khi nghe xong đã phát tâm ghi chép lại. Sau khi xem qua, chúng tôi thấy từng bài như những nấc thang đưa hành giả tiến thêm trên con đường trở về nẻo giác.

Vì muốn đem lại chút ít niềm vui cho những người có chủng duyên Phật đạo, chúng tôi mạo muội cho xuất bản tập sách này và lấy tựa đề là “Hành Trình Về Nẻo Giác”.Bằng tất cả tâm thành với lòng tôn kính vô biên, chúng con xin dâng lên cúng dường Hòa Thượng Tông Sư, Sư Phụ Thường ChiếuChư Tôn Đức trong Tông Môn, đã dày công nuôi dưỡng tái tạo pháp thân huệ mạng này.

Thật là:

Ân giáo dưỡng một đời nên tuệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.

Tập sách này viết ra từ băng giảng nên chắc chắn không sao tránh khỏi những điều sai sót. Kính mong các bậc cao minh niệm tình tha thứ và chỉ dạy cho chúng con để học hỏi thêm và hoàn thiện mình trên con đường trở về bổn xứ.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Thiện
Ngày đầu an cư kiết hạ Quý Tỵ (2013)
Kính ghi
Thích Đạt Ma Khế Định






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :